Một doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận bằng cách sản xuất mức sản lượng tại đó chi phí cận biên bằng

Kết quả

Các điền kiện tối đa hóa lợi nhuận:

Điều kiện cần: để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp phải lựa chọn mức sản lượng sao cho ở đơn vị sản phẩm cuối cùng, doanh thu biên vàchi phí biên của nó là bằngnhau:

MR = MC

Trong ngắn hạn, điều kiện này có nghĩa là doanh thu biên của đơn vị sản phẩm cuối cùng mà doanh nghiệp lựa chọn phải bằng chi phí biênngắn hạn của nó:

MR = SMC

Còn trong dài hạn, điều kiện này thể hiện ra là: trong trường hợp doanh nghiệp có thể thay đổi được tất cả các yếu tố đầu vào, mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận sẽ là mức sản lượng mà tại đơn vị sản phẩm cuối cùng, doanh thu biên mà doanh nghiệp thu thêm được bằng với chiphí biên dài hạn tại đó:

MR = LMC

Để chứng minh điều kiện trên, sự phân biệt ngắn hạn và dài hạn ở đây là không cần thiết. Giả sử doanh nghiệp đang sản xuất một loại hàng hóa tại một mức sản lượng q nào đó. Tại mức sản lượng này, doanh nghiệp thu được một mức lợi nhuận [đương nhiên là lợi nhuận kinh tế] nhất định. Nó đang cân nhắc xem có nên sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm nữa hay không? Để sản xuất thêm đơn vị sản phẩm này, chi phí mànó phải bỏ ra thêm là chi phí biên MC[q+1]; còn lợi ích mà nó thu thêmđược chính là doanh thu biên MR[q+1]. Nếu đại lượng thứ nhất còn nhỏhơn đại lượng thứ hai, việc sản xuất thêm đơn vị sản phẩm trên là có lợiđối với doanh nghiệp vì nó có thêm lợi nhuận. Nói cách khác, sản phẩm trên làm gia tăng quỹ lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu trước đó, lợi nhuận của doanh nghiệp là dương, việc sản xuất thêm làm tăng thực sự mức lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu mức lợi nhuận trước đó của doanh nghiệp là âm [doanh nghiệp đang thua lỗ], nhờ việc sản xuất thêm, mức thua lỗ của doanh nghiệp sẽ giảm xuống. Về mặt đại số, cả hai trường hợp đều biểu hiện sự gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Điều này cho thấy, khi theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp phải sản xuất thêm đơn vị sản phẩm thứ [q+1] này. Bằng lập luận tương tự như vậy, ta chứng minh được rằng: doanh nghiệp cũng sẽ phải sản xuất thêm đơn vị sản phẩm tiếp theo - đơn vị thứ [q+2] - nếu như chi phí biên của đơn vị sản phẩm này vẫn nhỏ hơn doanh thu biên của nó. Tổng quát hơn, ta có thể khẳng định: chừng nào mà chi phí biên tại đơn vị sản phẩm cuối cùng của một mức sản lượng còn nhỏ hơn doanh thu biên tại đó, để tối đa hóa lợi nhuận, chừng đó doanh nghiệp còn phải gia tăng sản lượng.

Cũng theo một lô gic tương tự, có thể thấy, chừng nào mà chi phí biên tại đơn vị sản phẩm cuối cùng của một mức sản lượng lớn hơn doanh thu biên tại đó, thì việc sản xuất đơn vị sản phẩm cuối cùng trên sẽ làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Muốn tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp phải cắt giảm sản lượng.

Hai nhận xét trên kết hợp lại với nhau cho thấy, doanh nghiệp chỉ có mức sản lượng tối ưu khi theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận nếu tại đơn vị sản phẩm cuối cùng, chi phi biên và doanh thu biên là bằng nhau.

Cần lưu ý rằng, theo cách mà chúng ta chứng minh nói trên, mức sản lượng q*, mà tại đó doanh thu biên MR bằng chi phí biên MC, chỉ là mức sản lượng tối ưu [sản lượng cho phép doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận] khi mà ở mức sản lượng q nhỏ hơn [q < q*] chi phí biên còn nhỏ hơn doanh thu biên, đồng thời, tại mức sản lượng q lớn hơn [q > q*] thì chi phí biên lại vượt quá doanh thu biên. Trong trường hợp ngược lại, nếutại các mức sản lượng nhỏ hơn q*, chi phí biên lại lớn hơn doanh thubiên, đồng thời tại các mức sản lượng lớn hơn q*, chi phí biên lại nhỏ hơn doanh thu biên, thì dù tại q*, doanh thu biên bằng chi phí biên, mức sản lượng này không phải là mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận. Trái lại, đó chính là mức sản lượng tối thiểu hóa lợi nhuận của doanh nghiệp.

Điều kiện biên [doanh thu biên bằng chi phí biên] nói trên chỉ mới là điều kiện cần. Nó chỉ ra mức sản lượng có thể đem lại cho doanh nghiệp khoản lợi nhuận lớn nhất, hiểu theo nghĩa đại số. Trong trường hợp lợi nhuận của doanh nghiệp là luôn luôn âm, mức lợi nhuận tối đa cần được hiểu một cách thực tế là mức lỗ tối thiểu hay mức thua lỗ thấp nhất. Nếu điều này xảy ra, việc doanh nghiệp có nên sản xuất ở mức sản lượng q* "tối ưu" theo điều kiện biên nói trên hay không sẽ tùy thuộc vào cân nhắc, so sánh của nó với trường hợp nó không sản xuất một đơn vị sản phẩm nào.

Điều kiện bổ sung

- Ngắn hạn: Về ngắn hạn, dù không sản xuất gì, doanh nghiệp vẫn phải gánh chịu khoản chi phí cố định. Điều đó cũng có nghĩa là, nếu đóng cửa không sản xuất một đơn vị sản lượng nào, doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu một khoản lỗ tương đương với chi phí cố định [π= -SFC]. Nếu việc sản xuất tại mức sản lượng q* nói ở trên có khả năng đem lại cho doanh nghiệp hoặc một khoản lãi thực sự hoặc một khoản lỗ thấp hơn, thì đối với doanh nghiệp, sản xuất là có lợi hơn so với đóng cửa. Nói cách khác, trong ngắn hạn, doanh nghiệp chỉ nên sản xuất khi tổng doanh thu ít nhất cũng bù đắp được toàn bộ các khoản chi phí biến đổi, tức là TR phải lớn hơn hoặc bằng SVC [TR SVC]. Điều này tương đương với điều kiện mức giá P phải lớn hơn hoặc bằng chi phí biến đổi bình quân SAVC [PSAVC]. Trong trường hợp ngược lại [TR < SVC hay P < SAVC], doanh nghiệp nên đóng cửa. Chính vì điều kiện này mà mức giá P = SAVC được gọi là điểm đóng cửa.

- Dài hạn: Trong dài hạn, doanh nghiệp không bị gánh chịu nhữngkhoản chi phí cố định. Nếu nó quyết định không sản xuất gì [trong dài hạn, điều đó cũng có nghĩa là doanh nghiệp không tham gia vào ngành],nó sẽ không phải chịu một khoản thua lỗ nào. Vì thế, điều kiện để nó cóthể tham gia vào một ngành sản xuất là ít nhất không bị thua lỗ [nên nhớ rằng khi doanh nghiệp chỉ có lợi nhuận kinh tế bằng 0, nó vẫn hoàn toàn có thể hài lòng]. Nói cách khác, doanh nghiệp chỉ tham gia vào ngành nếu tổng doanh thu mà nó dự kiến trong dài hạn lớn hơn hoặc bằng tổng chi phí dài hạn [TR LTC] hay diễn đạt một cách tương đương: mức giá P phải lớn hơn hoặc bằng chi phí bình quân dài hạn [PLATC]. Trong trường hợp ngược lại, nếu TR < LTC hay P < LATC, doanh nghiệp sẽ rút lui khỏi ngành.

Có thể tóm tắt điều kiện tối đa hóa lợi nhuận trong việc lựa chọnsản lượng đối với một doanh nghiệp tổng quát như sau:

Về ngắn hạn, thứ nhất,doanh nghiệp phải chọn mức sản lượng q* nếu như tại đó MR = SMC; thứ hai, doanh nghiệp chỉ nên sản xuất tạimức sản lượng này nếu như tại đó, P SAVC.

Về dài hạn, thứ nhất, doanh nghiệp phải lựa chọn mức sản lượng q* nếu như tại đó MR = LMC; thứ hai, sản lượng q* này chỉ đáng đượclựa chọn để sản xuất nếu như tại đó P LATC.

Nguồn: PGS.TS. Phí Mạnh Hồng [Quantri.vn biên tập và hệ thống hóa]

Video liên quan

Chủ Đề