Một số bài văn nghị luận văn học

Trong chương trình văn THPT, cùng với nội dung phân tích tác phẩm văn học, nội dung nghị luận và bình giảng chiếm một vị trí đáng kể.

Hiện nay, bên cạnh các yêu cầu về phân tích tác phẩm văn học thì các đề thi đều có nội dung nghị luận hoặc bình giảng một tác phẩm văn học hay một vấn đề trong văn học. Trong những năm gần đây, nội dung đề thi THPT Quốc gia [2 trong 1] luôn có liên quan đến vấn đề bình giảng và nghị luận văn học.

Để đáp ứng yêu cầu nâng cao kĩ năng nghị luận và bình giảng một tác phẩm văn học cho các em học sinh, giúp các em có thể đáp ứng được yêu cầu của chương trình học cũng như giải quyết tốt các yêu cầu trong các đề thi, chúng tôi tổng hợp các bài văn nghị luận. Đây là tài liệu bổ ích cho các em học sinh trong học tập và ôn thi THPT Quốc gia [2 trong 1] và bồi dưỡng học sinh giỏi.

Nội dung các tác phẩm văn học được chúng tôi chọn đưa vào tài liệu nằm trong chương trình cải cách mới nhất cua Bộ Giáo dục và Đào tạo. Với những tác phẩm trọng tâm, thường được sử dụng để ra đề trong các kì thi THPT Quốc gia [2 trong 1] thì chúng tôi đi sâu vào để giúp các em có thể thích ứng với mọi kiểu đề thi.

Các thao tác cơ bản trong việc làm văn đã được chúng tôi vận dụng ở những mức độ khác nhau nhằm hướng tới khả năng của nhiều đối tượng học sinh.

Đây là tài liệu rất bổ ích cho các em trong việc học tập và rèn luyện khả năng viết văn cũng như cảm nhận về các tác phẩm thơ văn. Hi vọng tài liệu này sẽ góp phần nâng cao kết quả học tập của các em.

1. Có ý kiến cho rằng con người nhất là giới trẻ hiện nay có nhiều cơ hội nhưng cũng có không ít thách thức. Em thấy ý kiến này như thế nào?

2. Có người cho rằng kẻ xu nịnh còn đáng sợ hơn là kẻ thù của chúng ta. Em hãy trình bày ý kiến của mình về vấn đề trên.

3. Quan niệm của em về thói quen nói dối.

4. Trình bày ý kiến về câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách.

5. Ý kiến của em về giá trị của sách qua câu nói của nhà văn Mác-xim Go-rơ-ki: Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới.

6. Bình luận câu nói của Hồ Chí Minh: Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trẽn mặt trận ấy.

7. Quan niệm về tinh thần đoàn kết qua câu nói của Bác Hồ: Đoàn kết là sức mạnh vô địch.

8. Hãy chọn vài ca dao dân ca Việt Nam đã đọc để chứng minh ý kiến của Bác Hồ: Những sáng tác ấy là những viên ngọc quý.

9. Nhà vãn Nguyễn Bá Học có viết: Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông. Em hiểu câu nói đó như thế nào?

10. Trình bày quan niệm về nội dung của câu ngạn ngữ phương Tây: Không có nghề nào hèn cả, chỉ có những kẻ hèn mà thôi.

11. Trình bày quan niệm của em về câu nói: Thơ ca dân gian bay trên đôi cánh vẩn điệu, còn truyện dân gian du hành trển cỗ xe tình tiết.

12. Có ý kiến cho rằng hành động trả thù của Tấm trong truyện Tấm Cám là quá đáng và làm mất đi tính hiền lành, nét dịu dàng của cô Tấm. Qua câu chuyện, em hãy bày tỏ ý kiến của mình.

13. Nói về lòng yêu nước, nhà văn l-li-a Ê-ren-bua nói: Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Von-ga, con sông Von-ga đi ra biển. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc. Em hiểu câu nói trên như thế nào? Liên hệ bản thân, em hãy phát biểu những suy nghĩ của mình về lòng yêu quê hương, đất nước.

14. Trong lời di chúc, Bác Hồ viết: Tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đôi, cho các cháu thanh niên và nhi đồng. Dựa vào những tác phẩm đã học, đã đọc cũng như các mẩu chuyện sinh động trong thực tế, em hãy chứng minh rằng Bác Hồ đã dành cho toàn dân ta, đặc biệt là cho thiếu niên nhi đồng một tình thương yêu thương bao la, sâu nặng.

15. Nhà văn phải là người sống sâu với cuộc đời do đó hết sức nhạy cảm với vấn đề xã hội và những vấn đề ấy thôi thúc khiến nhà vẫn biến chúng thành cảm hứng. Tuy nhiên để có những tác phẩm lớn người viết cần phải có những tư tưởng, quan niệm và phải có năng khiếu nghệ thuật, đó là sự tưởng tượng và những kĩ năng sáng tạo. Ý kiến của em về vấn đề trên.

16. Dùng ba bài thơ tự chọn của Lí Bạch, Đỗ Phủ và Bạch Cư Dị [mỗi tác giả một bài] để phân tích và chứng minh nhận định: Đặc trưng của Đường thi là hàm súc, nối ít gợi nhiều, trong thơ có nhạc và có họa.

17. Lê Quý Đôn cho rằng: Thơ phát khởi từ trong lòng người ta, còn Ngô Thì Nhậm thì nhấn mạnh: Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần. Từ ý kiến trên, hãy nêu vai trò của tình cảm trong thơ.

18. Văn chương có loại đáng thờ và không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyển chú ở con người [Nguyễn Văn Siêu, 1799 1872]. Hãy giải thích và bình luận ý kiến trên.

19. Qua những bài thơ của Hồ Xuân Hương, chứng minh nhận định: Thơ Xuân Hương bộc lộ rõ con người Xuân Hương, tự tin, đa tài, đa tình nhưng éo le, hẩm hiu đường duyên phận. Nữ sĩ tha thiết cảm thông, bênh vực cảnh bảy nổi ba chìm của khách má hồng và lẽn tiếng giễu cợt những kẻ tẩm thường, kém cỏi về tài và đức [đặc biệt là nam giới].

20. Có ý kiến cho rằng Văn học chân chính có khả năng nhân đạo hóa con người. Qua các tác phẩm vãn học đã học, hãy chứng minh ý kiến trên.

21. Thơ văn từ nửa sau thế kỉ XVIII dến đẩu thế kỉ XIX chan chứa tấm lòng nhân đạo với nội dung đòi quyền sống cho con người, trước hết là quyền sống của người phụ nữ. Đồng thời nó biểu dương những giá trị nhân bản mới. Phân tích và chứng minh nhận định trên.

22. Có ý kiến cho rằng Ca dao Việt Nam là một kho mỹ từ pháp. Qua một số bài ca dao, em hãy chứng minh ý kiến trên.

23. Nói về ca dao hài hước, châm biếm, có ý kiến cho rằng: Cùng với truyện cười, về sinh hoạt, những bài ca dao hài hước, châm biếm đã thể hiện tập trung các nét đặc trưng của nghệ thuật trào lộng Việt Nam nhằm tạo ra tiếng cười giải trí và phê phán những thói hư tật xấu, những hạng người dáng cười trong xã hội. Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

24. Hình ảnh con cò là hình ảnh trung tâm trong một số bài ca dao quen thuộc đầy xúc động. Hãy chứng tỏ hình ảnh con cò chính là hóa thân đầy bất hạnh của người phụ nữ xưa.

25. Trình bày những nguyên nhân làm xuất hiện các câu hát than thân trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, qua đó làm rõ nội dung bài ca dao: Thân em như trái bẩn trôi Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.

26. Qua ca dao, người bình dân Việt Nam đã thể hiện được những tình cảm thiết tha và cao quý của mình. Lấy dẫn chứng là những bài ca dao đã được học, em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên.

27. Có người nhận xét: Truyện cổ tích là những giấc mơ đẹp. Em hãy giải thích nhận xét trên và dùng truyện Chử Đồng Tử để chứng minh.

28. Về truyện Chử Đồng Tử, có ý kiến cho rằng: Cuộc hôn nhân Tiên Dung Chử Đồng Tử là cuộc hôn nhân đẹp của những con người có những phẩm chất cao quý, mơ ước sống cuộc đời tự do phóng khoáng giữa nhân dân, giữa đất trời. Trình bày ý kiến về nhận xét trên.

29. Hãy dùng vài chi tiết trong các đoạn trích đã học của sử thi Ấn Độ [Ramayana] và sử thi Hi Lạp [ôđixê] để chứng minh rằng: Tâm lí sử thi trong suốt và có tính cực đoan.

30. Qua một số bài thơ của Nguyễn Trãi mà em được học, hãy chứng minh nhà thơ có tình yêu thiên nhiên sâu sắc.

31. Khóc Tiểu Thanh nhưng thật ra Nguyễn Du đã làm điếu văn trước cho mình, ông cảm thấy cô đơn, trơ trọi trên thế gian, cảm thấy như phận mình cũng chính là phận đời của Tiểu Thanh và ngược lại. Hơn nữa bài điếu văn này chính là thái độ của Nguyễn Du đối với chế độ phong kiến lúc bấy giờ: lên án cái xã hội thối nát đã chà đạp lên quyền sống, quyền được hạnh phúc, được yêu thương của con người Giá trị nhân đạo và hiện thực vì vậy càng thêm sâu. Phân tích ngắn gọn bài Đọc Tiểu Thanh kí để làm sáng tỏ nhận định trên.

32. Trong Tỳ bà hành, Bạch Cư Dị đã miêu tả nốt lặng của tiếng đàn rất hay. Qua bài thơ, hãy phân tích để chứng minh điều đó.

33. Nhận xét về tác phẩm Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu, có ý kiến cho rằng: Giá trị của bài phú là ở chỗ không chỉ làm sống dậy hào khí chiến thắng của trận Bạch Đằng mà còn làm sáng lên những chân lí muôn đời của dân tộc. Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

34. Có ý kiến cho rằng, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi là một thiên cổ hùng văn. Qua việc phân tích tác phẩm, hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

35. Viết về tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn, có ý kiến cho rằng: Chinh phụ ngâm khúc phản ánh một vấn để nóng hổi của thời đại của nhân dân. Tác phẩm là lời than thở triền miên da diết của người phụ nữ có chồng ra trận. Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

36. Có ý kiến cho rằng Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ đặc sắc của làng cảnh Việt Nam. Hãy chứng minh điều đó qua việc phân tích chùm thơ về mùa thu của ông.

37. Có ý kiến cho rằng, cảnh thu và tình thu trong hai bài thơ Thu vịnh của Nguyễn Khuyến và Đây mùa thu tới của Xuân Diệu có nét giống nhau. Qua hai bài thơ trên hãy trình bày suy nghĩ của em.

38. Đánh giá giá trị các tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu trong những năm thực dân Pháp xâm lược Nam Bộ, có ý kiến khẳng định: Sáng tác của ông sống dậy và hướng tới chúng ta như những bài ca yêu nước. Qua bài thơ Chạy giặc của Nguyễn Đình Chiểu hãy chứng minh ý kiến trên.

39. Chứng minh tính hiện thực, tính chiến đấu và trữ tình trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.

40. Trong bài Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu, có một tượng đài nghệ thuật mang tính chất bi tráng về người nông dân yêu nước, chống ngoại xâm. Anh [chị] hãy phân tích bài văn tế để làm rõ vẻ đẹp hiếm có của hình tượng nghệ thuật đó.

41. Giải thích đặc điểm của ngôn ngữ văn học.

42. Truyện ngắn Hai đứa trẻ là một tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Thạch Lam. Anh chị hãy chứng minh nhận định trên.

43. Đối với tôi văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên; trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có thể có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn. Giải thích và bình luận ý kiến trên của Thạch Lam [1910-1942].

44. Tính dân tộc biểu hiện trong tác phẩm văn học ở những phương diện nào? Liên hệ với thực tế văn học.

45. Trong một bài bút chiến với nhóm Tự lực văn đoàn, Vũ Trọng Phụng viết: Các ông muốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết. Tôi và các nhà văn cùng chí hướng như tôi muốn tiểu thuyết là sự thực ở đời. [Báo Tương lai số 9, ngày 25 3 1937]. Hãy giải thích và bình luận ý kiến trên.

46. Xuân Tóc Đỏ là một nhận vật điển hình cho cái xã hội thượng lưu ở nước ta trước Cách mạng tháng Tám. Qua nhân vật này trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

47. Thế nào là một nhân vật điển hình trong văn học? Hãy làm sáng tỏ tính điển hình của nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao.

48. Trong truyện ngắn Đời thừa, Nam Cao viết: Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có. Hãy bình luận ý kiến trên và phân tích một số tác phẩm của Nam Cao để làm sáng tỏ quan điểm nghệ thuật đó.

49. Nhận định về sự nghiệp và văn chương của Phan Bội Châu, một nhà phê bình văn học viết: Con người viết văn, con người làm thơ trong phan Bội Châu nhất trí với con người chính trị. Ngòi bút Phan Bội Châu sáng ngời chủ nghĩa yêu nước, lí tưởng anh hùng. Hãy giải thích và chứng minh nhận định trên.

50. Chứng minh phong cách viết văn riêng của Xuân Diệu qua những bài thơ: Vội vàng, Đây mùa thu tới, Ngói mới, Biển.

51. Bài thơ Đây mùa thu tới của Xuân Diệu mang một âm điệu buồn man mác. Qua những chi tiết trong bài thơ, hãy làm rõ nhận định trên.

52. Hình tượng rặng liễu mùa thu trong bài thơ Đây mùa thu tới biểu hiện một nét rất mới trong quan niệm thẩm mĩ của mới Xuân Diệu. Anh [chị] hãy làm sáng tỏ ý kiến trên bằng quan niệm của mình.

53. Thơ lãng mạn 1930 1945 thường thấm đượm nỗi buồn. Hãy giải thích vì sao như vậy và chứng minh qua các bài thơ Tràng giang [Huy Cận], Đây mùa thu tới [Xuân Diệu], Đây thôn Vĩ Dạ [Hàn Mạc Tử], Tống biệt hành [Thâm Tâm]; nêu rõ những nét riêng và nét chung trong những bài thơ đó.

54. Chứng minh giá trị tư tưởng và nghệ thuật của thơ lãng mạn qua một số tác phẩm của Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử thời kì 1930 1945.

55. Tràng giang của Huy Cận là bài thơ mang vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại. Qua bài thơ Tràng giang, hãy làm sáng tỏ nhận xét trên.

56. Có ý kiến cho rằng, bài thơ Tràng giang của Huy Cận đã tiếp nối mạch thi cảm truyền thống với sự cách tân đích thực. Qua bài thơ, em hãy chứng minh ý kiến trên.

57. Giải thích và chứng minh hai trạng thái cảm xúc của thi nhân qua hai bài thơ Đây mùa thu tới của Xuân Diệu và Đất nước của Nguyễn Đình Thi.

58. Trong chuỗi ngày bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giam cầm, Bác Hồ cảm thấy đau khổ vô hạn vì mất tự do. Vậy mà có lúc Bác lại tự nhận là Khách tự do, Khách tiên, có thể giải thích điều đó như thế nào?

59. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà thơ lớn, nhưng trong Nhật kí trong tù, Người lại viết: Ngâm thơ ta vốn không ham Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây Ngày dài ngâm ngợi cho khuây Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do. Hãy giải thích những câu thơ trên của Bác Hồ.

60. Thiên nhiên trong Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh vô cùng phong phú. Qua tập thơ, em hãy chứng minh nhận xét trên.

61. Trong Nhật kí trong tù, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện tính nhân đạo sâu sắc. Em hãy chứng minh nhận xét trên.

62. Đọc Nhật kí trong tù của Hồ Chủ tịch, nhà thơ Hoàng Trung Thông viết: Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp Ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh Vần thơ của Bác vần thơ thép Mà vẫn mênh mông bát ngát tình. Em hiểu bốn câu thơ trên như thế nào? Chọn và phân tích những câu thơ tiêu biểu trong Nhật kí trong tù để làm sáng tỏ ý thơ trên.

63. Viết về Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh, nhà phê bình Hoài Thanh có nhận xét: Tập Nhật kí trong tù là một tiếng nói chứa chan tình nhân đạo. Hãy chứng minh ý kiến trên.

64. Trong bài thơ Giải đi sớm của Hồ Chí Minh, hình ảnh người tù bị giải đi sớm đã hóa thành nhà thơ đi dưới bầu trời hồng rực rỡ với hồn thơ đang chín ở trong lòng. Qua bài thơ, hãy làm rõ hình ảnh trên.

65. Bài thơ Giải đi sớm trong tập Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh hòa hợp tuyệt diệu giữa bút pháp tượng trưng và bút pháp tả thực. Hãy chứng minh nhận định trên.

66. Mạch cảm xúc chính trong bài thơ Nhớ đồng của Tố Hữu bắt nguồn từ tiếng hò thân thuộc. Mạch cảm xúc ấy được thể hiện như thế nào trong bài thơ?

67. Thơ Nhật kí trong tù đậm đà màu sắc cổ điển, mà vẫn thể hiện sáng ngời tinh thần thời đại. Hãy giải thích vì sao như vậy và phân tích bài thơ Mới ra tù, tập leo núi của Bác để làm sáng tỏ hai vẻ đẹp đó.

68. Hãy phân tích và chứng minh: Tuyên ngôn Độc lập là áng văn chương mẫu mực của thời đại.

69. Phân tích bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh để làm rõ nhận định sau: Đây là một tác phẩm nổi tiếng nối tiếp tự nhiên các áng thiên cổ hùng văn trong quá khứ và có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất chính luận với chất văn chương mang tư tưởng lớn lao của thời đại mới.

70. Nhận định về phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu, SGK Văn học 12, Tập một, NXB Giáo dục viết: thơ Tố Hữu tiểu biểu cho khuynh hướng thơ trữ tình chính trị. Anh [chị] hãy bình luận ý kiến trên.

71. Bài thơ Tâm tư trong tù hay chính là một khúc ca tâm trạng của người thanh niên trẻ một cánh chim tự do bị giam cầm khát khao được sổ lồng tung cánh. Qua phân tích bài Tâm tư trong tù hãy làm rõ nhận định trên.

72. Hãy phân tích biểu hiện cụ thể tâm trạng, cảm xúc của chủ thể trữ tình trên từng chặng đường đi đày trong bài thơ Tiếng hát đi đày của Tố Hữu. Qua đó, cảm nhận được gì về đời sống tâm hồn, tình cảm về ý chí, tinh thần của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh đi đày.

73. Tình cảm đất nước quê hương thể hiện trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu.

74. Có người nói, cảm hứng chủ đạo của bài thơ Tây Tiến là nỗi nhớ da diết của Quang Dũng về Tây Tiến. Hãy bình giảng đoạn thơ sau để làm sáng tỏ ý kiến trên: Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.

75. Máu thịt và linh hồn của văn học là hình tượng nghệ thuật được xây dựng bằng ngôn từ. Anh [chị] hãy bình luận ý kiến trên. Từ đó, phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng để làm rõ những đặc sắc về nghệ thuật ngôn từ trong tác phẩm này.

76. Chứng minh tình yêu quê hương đất nước của các tác giả trong ba bài thơ Bên kia sông Đuống [Hoàng Cầm], Việt Bắc [Tố Hữu] và Đất nước [Nguyễn Đình Thi].

77. Trong truyện ngắn Trăng sáng [1943] nhà văn Nam Cao viết: Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối; nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp sống lầm than. Hãy giải thích và bình luận ý kiến trên.

78. Đôi mắt của Nam Cao được coi như là bản Tuyên ngôn nghệ thuật của thế hệ chúng tôi, hồi ấy [Tô Hoài]. Phân tích tác phẩm để làm sáng tỏ nhận định trên.

79. Nhà văn Tô Hoài coi Đôi mắt là một tuyên ngôn nghệ thuật của một thế hệ nhà văn như Nam Cao, Tô Hoài Hãy trình bày nội dung của tuyên ngôn nghệ thuật ấy trong truyện ngắn Đôi mắt của Nam Cao.

80. Phần hai trong bài thơ Đất nước tập trung vào một ý lớn: Đất nước từ trong đau thương căm hờn đứng lên ngời sáng. Hãy làm sáng tỏ ý trên.

81. Nhà văn Kim Lân có lần đã kể lại tác phẩm Vợ nhặt của ông thực ra là một chương đã được viết lại của truyện dài Xóm ngụ cư. Ý của truyện là Trong sự túng đối quay quắt, trong bất cứ hoàn cảnh khốn khổ nào, người dân ngụ cư vẫn khao khát vươn lên trên cái chết, cái ảm đạm để mà vui, mà hi vọng. Hãy làm rõ ý kiến trên thông qua việc phân tích truyện ngắn Vợ nhặt.

82. Chứng minh tính nhân đạo trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân.

83. Một trong những sáng tạo đặc sắc của nhà văn Kim Lân trong truyện ngắn Vợ nhặt là đã xây dựng được một tình huống truyện độc đáo và hấp dẫn. Hãy phân tích truyện ngắn vợ nhặt để chứng minh ý kiến trên.

84. Bình giảng bài ca dao:

Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát

Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông

Thân em như chẹn lúa đòng đòng

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.

85. Bình giảng bài ca dao Bài ca chàng thợ mộc.

86. Bình giảng hai câu ca dao:

Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ, ruột đau chín chiều.

87. Bình giảng ca dao:

Sông sâu cá lội biệt tăm

Chín tháng cũng đợi, mười năm cũng chờ

Chờ anh chờ ngẩn chờ ngơ

Chờ hết mùa mận, mùa mơ, mùa đào

Chờ anh cho tuổi em cao

Cho duyên em muộn, má đào em phai.

88. Bình giảng bài ca dao Trèo lên cây bưởi hái hoa.

89. Bình giảng bài thơ Tỏ lòng [Thuật hoài] của Phạm Ngũ Lão để làm nổi bật cảm hứng yêu nước anh hùng của bài thơ.

90. Bình giảng bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi.

91. Bình giảng bài Bạch Đằng hải khẩu [Cửa biển Bạch Đằng] của Nguyễn Trãi.

92. Bình giảng bài thơ cảm hoài của Đặng Dung.

93. Bình giảng hai câu thơ thực trong bài Đọc Tiểu Thanh kí: Chi phấn hữu thần liên tử hậu Văn chương vô mệnh lụy phần dư.

94. Bình giảng đoạn trích Nỗi nhớ nhung sầu muộn của người chinh phụ [trích bản dịch Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm].

95. Bình giảng hai dòng thơ trong đoạn Trao duyên mà anh chị thích nhất.

96. Bình giảng trích đoạn Nỗi lòng tê tái trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du.

97. Bình giảng bài thơ Tự tình [bài II] của Hổ Xuân Hương.

98. Bình giảng bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương.

99. Bình giảng bài thơ Câu cá mùa thu [Thu điếu] của Nguyễn Khuyến.

100. Bình giảng hai dòng thơ cuối trong bài Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến: Tuổi già hạt lệ như sương Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan!

101. Bình giảng bài thơ Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ.

102. Bình giảng bài thơ Hương Sơn phong cảnh ca của Chu Mạnh Trinh.

103. Bình giảng về đoạn văn trong Chữ người tử tù của Nguyên Tuân: Tiếng trống canh thành phủ gần đấy đã bắt đẩu thu không. Trên bốn chòi canh, ngục tốt cũng bắt đẩu điểm vào cái quạnh quẽ của trời tối mịt, những tiếng kẻng và mõ đều đặn thưa thớt dội chó sủa ma, tiếng trống thành phủ, tiếng kiểng mõ canh nổi lên nhiều nhiều. Bấy nhiêu âm thanh phức tạp bay cao lăn lên khỏi mặt đất, nâng đỡ lấy một ngôi sao chính vị muốn từ biệt vũ trụ.

104. Bình giảng đoạn văn tả cảnh Huấn Cao cho chữ trong nhà giam trong truyện ngắn Chữ người tử tù [Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng tiếng mõ trẽn vọng canh Kẻ ngu muội này xin bái lĩnh]. Vì sao tác giả coi đó là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có?

105. Bình giảng bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu.

106. Bình giảng bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu.

107. Bình giảng bài Thơ duyên của Xuân Diệu

108. Bình giảng đoạn thơ sau đây trong bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử: Sao anh không về chơi thôn Vĩ? Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

109. Bình giảng bốn câu kết trong bài thơ Tràng giang của Huy Cận: Lớp lớp mây cao đùn núi bạc Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa Lòng quê dợn dợn vời con nước Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

110. Bình giảng bài thơ Tràng giang của Huy Cận.

111. Bình giảng bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính.

112. Bình giảng bài thơ Chiều tối trong Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh.

113. Bình giảng bài thơ Lai Tân trong Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh.

114. Bình giảng Bài phát biểu đọc trước mộ Mác của Ăng-ghen.

115. Bình giảng bài thơ Báo tiệp [Tin thắng trận] của Hồ Chí Minh.

116. Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của Tố Hữu: Ta về, mình có nhớ ta Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.

117. Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến của Quang Dũng: Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.

118. Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến của Quang Dũng: Sông mã xa rồi Tây Tiến ơi! Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.

119. Bình giảng ba câu thơ sau trong bài Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm: Sông Đuống trôi đi Một dòng lấp lánh Nằm nghiêng nghiêng trong kháng trường kỳ

120. Bình giảng đoạn thơ sau trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi: Mùa thu nay khác rồi Những buổi ngày xưa vọng nói về.

121. Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Đất nước của Nguyên Đình Thi: Sáng mắt trong như sáng nằm xưa Những buổi ngày xưa vọng nói về.

122. Bình giảng một đoạn trong bài thơ Đất nước của Nguyên Đình Thi.

123. Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Đất nước của Nguyên Đình Thi: Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội Những phố dài xao xấc hơi may Người ra đi đẩu không ngoảnh lại Sau lưng thềm nắng lắ rơi đầy.

124. Bình giảng đoạn thơ sau đây trong bài Đất nước [trích trường ca Mặt đường khát vọng] của Nguyễn Khoa Điềm: Trong anh và em hôm nay Làm nên Đất Nước muôn đời.

125. Bình giảng bốn câu thơ sau trong trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điểm: Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình Làm nên Đất Nước muôn đời.

126. Bình giảng đoạn thơ: Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương trong bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên.

127. Bình giảng khổ thơ đề từ để từ đó phân tích bài thơ Tiếng hát con tàu.

128. Hãy dựa vào nội dung bài thơ Tiếng hát con tàu để giải thích ý nghĩa nhan đề của bài thơ. Bình giảng khổ thơ được lấy làm đề từ: Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc Khi lòng ta đã hóa những con tàu Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát Tâm hồn ta là Tây Bắc, chứ còn đâu.

129. Bình giảng đoạn văn sau đây trích trong bút kí Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân: Thuyền tôi trôi trên sông Đà. cảnh ven sông ở đây lặng lờ. Hình như từ đời Lí đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng lờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịch không một bóng người, cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích ngày xưa. Chao ôi, thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp lẽ của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Phọ Yến Bái Lai Châu. Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương, chăm chăm nhìn tôi lừ đừ trôi trển một mũi đỏ. Hươu vểnh tai, nhìn tôi không chớp mắt mà như hỏi mình bằng cái tiếng nói riêng của con vật lành: Hỡi ông khách sông Đà, có phải ông cũng vừa nghe thấy một tiếng còi sương? Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi. Tiếng cá đập nước sông đuổi mất đàn hươu vụt biến. Thuyền tôi trôi trên dải sông Đà bọt nước lênh bênh bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình của một người tình nhân chưa quen biết [Tản Đà]. Dòng sông quãng này lững lờ như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi để lại trển thượng nguồn Tây Bắc. Và con sông như đang lắng nghe những giọng nói êm êm của người xuôi, và con sông đang trôi những con đò mình nở chạy buồm vải nó khác hẳn những con đò đuôi én thắt mình dây cổ điển trên dòng trên.

130. Bình giảng bài thơ Đò Lèn của Nguyễn Duy.

131. Bình giảng một vài bài thơ của Xuân Quỳnh mà mình yêu thích.

Video liên quan

Chủ Đề