Một số loại thuốc dùng trong Chăn nuôi

Hiện nay ngành chăn nuôi đang chuyển dần theo phương thức chăn nuôi tập trung. Xu hướng này đã và đang ô nhiễm môi trường, làm chi diễn biến dịch bệnh trên đàn vật nuôi ngày càng phức tạp và khó kiểm soát. Vì vậy, kháng sinh là loại thuốc thú y quan trọng không thể thiếu trong chăn nuôi tập trung. Tuy nhiên, nhiều cơ sở đã sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi một cách thiếu trách nhiệm gây ảnh hưởng không nhỏ đến an toàn thực phẩm và sức khỏe con người.

1. Tình hình quản lý việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi

Theo thống kê, có 75% kháng sinh trong chăn nuôi được nhập khẩu từ Trung Quốc. Tuy nhiên chúng không được quản lý chặt chẽ trong tiêu thụ. Do đó, nhiều loại kháng sinh cấm hoặc hạn chế sử dụng vẫn được nhập khẩu và buôn bán tự do. Tình trạng kháng thuốc kháng sinh đang trở thành vấn đề quan ngại hàng đầu của Tổ chức Y tế thế giới [WHO], trong đó Việt Nam được xếp vào “một trong những nước có tỷ kệ kháng kháng sinh cao nhất trên thế giới”.

Người dân sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi tràn lan

Ở nước ta, vấn đề sử dụng quá liều hoặc lạm dụng thuốc kháng sinh ở các trang trại gia cầm và lợn còn tệ hơn do thực trạng thực thi pháp luật và giám sát sử dụng thuốc còn hạn chế. Đồng thời nhu cầu đạm động vật ngày càng tăng, Việt Nam hiện là một trong ba nước trong khu vực được dự đoán có tỷ lệ sử dụng thuốc kháng sinh ở động vật nuôi tăng cao nhất trong giai đoạn 2010 – 2030.

2. Thực trạng sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi

Theo khảo sát của Cục Chăn nuôi [Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn], năm 2017 vừa qua, tình trạng người chăn nuôi ở Vĩnh Phúc, Thái Nguyên sử dụng thuốc kháng sinh vẫn diễn ra thường xuyên tần suất từ 1 – 3 lần/tháng. Ngoài ra, người chăn nuôi còn sử dụng vắc – xin cho gia cầm quá liều lượng từ 1,5 – 2 lần so với khuyến cáo.

Tình trạng sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi hiện nay

Theo khảo sát của Viện Sức khỏe môi trường và phát triển bền vững, khoảng 50% số hộ cho biết họ sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi từ lời khuyên cán bộ, bác sỹ thú y, người bán thuốc thú y; số còn lại sử dụng thuốc kháng sinh dựa trên kinh nghiệm. Các loại kháng sinh được nhiều cơ sở chăn nuôi sử dụng là: Amoxicillin, Tylosin, Tetracyclin, Lincomycin, Gentamycin, Tylosine, Enrofloxacin, Neomycin.

3. Tác hại của việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi

Mỗi năm, 50.000 người tại Mỹ và châu Âu chết do kháng thuốc kháng sinh. Ngày tại Thái Lan mỗi ngày có đến 100 người chết do kháng kháng sinh. Một trong những nguyên nhân gốc rễ của vấn đề này là sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi tràn lan.

Vì lợi nhuận, không ít trang trại đã không ngần ngại sử dụng một lượng lớn thuốc kháng sinh cấm. Họ trộn thẳng vào thức ăn mà không cần quan tâm tới sức khỏe người tiêu dùng.

Tác hại của việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi

Hậu quả là tồn dư thuốc trong sản phẩm thịt. Con người sử dụng thực phẩm này làm ảnh hưởng gan, thận cùng nhiều bất lợi khác cho cơ thể. Trong đó ảnh hưởng nghiêm trọng trong việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi đó là tình trạng kháng thuốc kháng sinh. Khi thuốc cũ không có tác dụng, thuốc mới chưa có, vi khuẩn gây bệnh có nguy cơ trở thành đại dịch. “Khi thuốc kháng sinh không còn tác dụng thì chỉ một vết cắt nhỏ cũng có thể tử vong” – Bác sỹ Lokky Wai, đại diện WHO tại Việt Nam khuyến cáo.

Hậu quả khó lường như vậy. Tuy nhiên, bằng mắt thường người tiêu dùng không thể nhận biết được thực phẩm có tồn dư kháng sinh. Cuộc đấu tranh chống sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi vẫn hết sức phức tạp.

4. Hướng giải quyết vấn đề lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi

Để cải thiện chất lượng thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, cũng như tránh được tình trạng kháng kháng sinh cho người thì trước hết phải bắt đầu từ người chăn nuôi. Cần phải tuyên truyền, giáo dục cho họ: mặt lợi của kháng sinh; mặt hại của việc dùng kháng sinh không đúng loại, liều lượng, thời gian.

Từ thực trạng kháng kháng sinh trong chăn nuôi ở Việt Nam, Bộ NN – PTNN đã ban hành “Kế hoạch hành động quốc gia về quản ly sử dụng kháng sinh và phòng chống kháng kháng sinh trong sản xuất, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2017 – 2020”. Theo kế hoạch này, Bộ NN – PTNN đã đưa ra nhiều giải pháp, nội dung thực hiện. Trong đó nhiệm vụ trọng tâm là nâng cao nhận thức về sử dụng kháng sinh; nguy cơ hình thành kháng kháng sinh; giám sát sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi và tồn dư kháng sinh trong thực phẩm … Dần hạn chế sử dụng, tiến tới cấm sử dụng kháng sinh để kích thích tăng trưởng trong chăn nuôi.

DS Nguyễn Gia Hân

Việc sử dụng thuốc sát trùng, tiêu độc trong chăn nuôi là vô cùng cần thiết. Bên cạnh quy trình sử dụng vaccine, người chăn nuôi cần quan tâm đến đảm bảo hàng rào an toàn sinh học, tạo môi trường sạch bệnh cho đàn vật nuôi của mình. Dưới đây là một số loại thuốc sát trùng thường dùng trong chăn nuôi

  1. Cồn i-ốt
  2. Cồn trắng
  3. Thuốc tím
  4. Xanh methylen
  5. Vôi bột
  6. Cloramin B

Nào, cùng bắt đâu tìm hiểu kĩ hơn nhé!

Liên hệ Tập đoàn Invet qua kênh Facebook hoặc nhắn tin Zalo để được tư vấn nhanh nhất

1. Cồn i-ốt

Cồn i ốt là dung dịch thuốc sát trùng dùng nhiều trong thú y để sát trùng vết thương, vết mổ và điều trị bệnh viêm tử cung, viêm vú ở nồng độ. Dung dịch được pha iốt trong cồn 900 ở nồng độ khác nhau từ 0,1 – 10% tùy theo mục đích sử dụng.

Liên hệ Tập đoàn Invet qua kênh Facebook hoặc nhắn tin Zalo để được tư vấn nhanh nhất

– Ứng dụng: Sát trùng trong ngoại khoa: Nơi tiêm, nơi phẫu thuật, các vết thương bị nhiễm trùng, các vết loét, mụn, nhọt, băng rốn cho gia súc non, diệt các tổ chức nấm da, hắc lào… Cồn iốt dùng điều trị bệnh gia súc: Viêm tử cung, âm đạo.

– Cách sử dụng: Chà xát thuốc lên da gia súc: Dùng cồn Iod 5%; Thụt rửa bộ phận bị bệnh: Dùng Lugol 1% để thụt, rửa trong trường hợp viêm tử cung, âm đạo.

– Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời, tránh nguồn nhiệt, nơi ẩm ướt và hóa chất độc hại.

2. Cồn trắng

Cồn trắng có màu trắng, trong, hòa tan trong nước, dễ bay hơi ở điều kiện thường. Tác dụng: Phá hủy men hoặc những chất cần thiết để sinh trưởng của tế bào vi khuẩn, từ đó làm vi khuẩn chết.

Liên hệ Tập đoàn Invet qua kênh Facebook hoặc nhắn tin Zalo để được tư vấn nhanh nhất

– Ứng dụng: Sát trùng trong ngoại khoa: Nơi tiêm, nơi phẫu thuật, các vết thương bị nhiễm trùng, các vết loét, mụn, nhọt… Sát trùng tay trước khi phẫu thuật. Kích thích toàn thân chống cảm lạnh, tăng sức đề kháng. Sát trùng dụng thú y như panh, dao, kéo, kim… dùng để phẫu thuật gia súc.

– Cách sử dụng: Chà xát thuốc lên da, vết thương, thường dùng cồn 70; ngâm sát trùng dụng cụ thú y trong chậu thủy tinh.

– Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời, tránh nguồn nhiệt, nơi ẩm ướt và hóa chất độc hại.

3. Thuốc tím

Thuốc tím có dạng kết tinh lăng trụ ánh kim loại, màu đen lục, dễ tan trong nước. Có tính ăn da, làm han gỉ kim loại, làm thủng vải. Đây là loại thuốc sát trùng có tác dụng diệt khuẩn  mạnh, tẩy uế, tạo màng phủ ngăn cách. Phá hủy các chất hữu cơ [máu, mủ…] làm mất mùi hôi thối và se da. Dung dịch đậm đặc có thể gây cháy các tổ chức hữu cơ bề mặt, gây đau, đồng thời tác dụng cầm máu.

Liên hệ Tập đoàn Invet qua kênh Facebook hoặc nhắn tin Zalo để được tư vấn nhanh nhất

– Ứng dụng: Điều trị vết thương trong ngoại khoa: Ổ apce, vết thương bị nhiễm trùng hôi thối, lở loét, hoại tử… Điều trị viêm tử cung, viêm vú ở trâu, bò, lợn. Tẩy uế chuồng trại, thiết bị, dụng cụ. Hun khói xông hơi với formol  để  diệt nấm mốc trong máy ấp gà.

– Cách sử dụng: Rửa vết mổ, vết thương với dung dịch thuốc tím 1%, hoại tử hôi thối trước khi xử lý, cắt bỏ tổ chức… Khử nọc độc của rắn bằng cách tiêm  dung dịch 1% xung quanh vết rắn cắn và tiêm vào tĩnh mạch [ở ngựa với liều 500 ml]. Thụt rửa bộ phận bị bệnh: Dùng dung dịch thuốc tím 1% để thụt rửa tử cung, âm đạo trong trường hợp bị viêm nhiễm hoặc bảo lưu thai. Xông khử trùng: Dùng  dung dịch: thuốc tím [20 g] + formol [30 ml] + nước [20 ml] để xông khử trùng buồng cấy vi khuẩn, buồng ấp trứng.

– Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời, tránh nguồn nhiệt, nơi ẩm ướt và hóa chất độc hại.

4. Xanh methylen

Thuốc dạng bột kết tinh, màu xanh, dễ hút ẩm, rất ít độc. Dễ tan trong nước hoặc cồn.

Liên hệ Tập đoàn Invet qua kênh Facebook hoặc nhắn tin Zalo để được tư vấn nhanh nhất

– Ứng dụng: Sát trùng ngoại khoa: Dùng dung dịch 1% bôi vào vết thương nhiễm trùng hoặc các mụn đậu [bệnh đậu mùa], các nốt viêm loét ở mồm, chân [bệnh lở mồm long móng]; Điều trị trúng độc sắn ở gia súc.

– Cách sử dụng: Chà xát hoặc bôi thuốc lên da, vết thương nhiễm trùng, các mụn đậu, tổ chức da bị viêm loét… Tiêm tĩnh mạch chậm hoặc dưới da với dung dịch 1% trong trường hợp gia súc bị ngộ độc sắn: Trâu, bò: 1 – 1,5 g; Ngựa: 1 g; Dê, cừu: 0,5 – 0,6 g; Lợn: 0,2 – 0,4 g; Chó: 0,1 – 0,2 g.

5. Vôi bột

Tác dụng: Có tính chất sát trùng mạnh, diệt các cầu khuẩn sinh mủ, các liên cầu khuẩn, E.coli, trực khuẩn đóng dấu lợn, tụ huyết trùng, phó thương hàn…

Liên hệ Tập đoàn Invet qua kênh Facebook hoặc nhắn tin Zalo để được tư vấn nhanh nhất

– Ứng dụng: Tiêu độc chuồng trại, môi trường chăn nuôi: Dùng vôi bột để trước cửa ra, vào của các ô chuồng chăn nuôi, rắc trên nền chuồng, sân chơi, cống rãnh, dùng dung dịch để quét tường chuồng, ô chuồng, xung quanh bờ tường toàn khu vực chăn nuôi … Tiêu hủy xác chết động vật mắc bệnh truyền nhiễm: Rắc trên xác súc vật chết khi chôn…

Trường hợp gia súc bị bệnh bại liệt trước và sau khi đẻ do thiếu khoáng, có thể bổ sung nước vôi trong vào thức ăn hoặc nước uống để điều trị bệnh có kết quả tốt.

– Cách sử dụng:

Rắc nền chuồng, đường đi, cống rãnh, cổng ra, vào chuồng chăn nuôi; rắc trên nền đất và trên đệm lót chuồng, chất độn chuồng [rắc trên đất trước khi đưa chất độn chuồng vào] với tỷ lệ trung bình 100 g/m2. Chuồng lợn: 150 – 200 g/m3; Chuồng trâu, bò: 100 – 150 g/m3; Chuồng gà: 20 – 25 g/m3, 2 lần trong tuần.

Quét hoặc phun vôi: Dùng nước vôi 5% hoặc 20% quét tường chuồng, nền chuồng, máng ăn, dụng cụ chăn nuôi…

– Bảo quản: Tại kho, khô ráo, tránh ẩm.

6. Cloramin B

Dạng bột, màu trắng hay hơi trắng ngà, có mùi “clo” nhẹ, dễ tan trong nước.

Liên hệ Tập đoàn Invet qua kênh Facebook hoặc nhắn tin Zalo để được tư vấn nhanh nhất

– Tác dụng: Sát trùng, tiêu độc, diệt hầu hết các loại vi khuẩn hiếu khí, yếm khí, nấm mốc và siêu vi khuẩn. Tiêu độc chuồng trại, dụng cụ và môi trường chăn nuôi, rửa bầu vú bò sữa,  khử trùng tay, khử trùng nước, tóc, lông, vải, quần, áo… Tiêu độc, tẩy uế chuồng trại thường xuyên hoặc những vùng xẩy ra ổ dịch các bệnh do vi khuẩn hoặc siêu vi khuẩn gây nên. Tiêu hủy xác chết động vật, tiêu độc môi trường.

Khử trùng nguồn nước uống, trung hòa các chất độc hóa học, khử mùi hôi thối trong nước. Chữa bệnh đen mang cá và thối đuôi tôm và bệnh nấm; bệnh đốm đỏ trên da, mang đuôi cá; các bệnh ngoài da tôm, cá…; sát trùng các vết thương chân, miệng do bệnh lở mồm, long móng.

– Cách sử dụng: Sát trùng chuồng trại dùng nồng độ 0,3 – 0,5% [3 – 5 g pha với 1 lít nước]. Phun đều lên bề mặt chuồng trại, tường, vách… Cứ 250 lít dung dịch này phun cho 1.000 m2 diện tích chuồng trại. Sau khi phun để từ 3 – 5 giờ rồi rửa kỹ bằng nước sạch.

Với những nơi đang có mầm mống bệnh truyền nhiễm [những ổ dịch] hoặc diệt nấm thì dùng liều 10 – 50 g/lít nước để pha [ dung dịch 5%]. Với những bệnh tạo nha bào dùng 50g/1lít nước [dung dịch 5%]. Với siêu vi khuẩn dùng 30 – 50 g/1 lít nước [dung dịch 3 – 5%]. Sát khuẩn ngoại khoa, phẫu thuật, vết thương lở mồm, long móng dùng 1,0 – 5,0 g/1 lít nước [dung dịch 0,1 – 5,0%]. Rửa bầu vú bò sữa dùng 0,5 – 1,0g/1lit nước [dung dịch 0,05 – 0,1%]. Khử trùng nguồn nước uống: Pha 3g với 1 m3 nước. Để ngâm 24 giờ sau mới dùng nước này cho gia súc, gia cầm uống. Mỗi tuần xử lý một lần. Chữa bệnh cho tôm, cá: Dùng 5 g thuốc cho 1 m3 nước, tắm cho tôm hoặc cá từ 1 – 2 giờ; dùng liên tục 2 – 4 ngày.

– Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời, tránh nguồn nhiệt, nơi ẩm ướt và hóa chất độc hại.

Liên hệ Tập đoàn Invet qua kênh Facebook hoặc nhắn tin Zalo để được tư vấn nhanh nhất

ĐẶC BIỆT: THUỐC SÁT TRÙNG BẢO VỆ ĐÀN HEO NHÀ BẠN 

Theo Thông tin Khuyến nông Việt Nam

Video liên quan

Chủ Đề