Mua bò vỗ béo ở đâu

Làm giàu từ vỗ béo bò gầy trơ xương

Thăm mô hình vỗ béo bò của gia đình anh Trương Văn Thơ ở tổ dân phố 3, thị trấn Đức Phổ [Đức Phổ], tận mắt chứng kiến sự chăm sóc tận tụy của anh, mới hiểu con bò bây giờ đã thực sự trở thành thứ tài sản quý giá với người nông dân. Dẫn đến chú bò đực “da bọc xương" vừa mua về để vỗ béo, anh Thơ tự tin nói như đinh đóng cột: “Coi nó ốm vậy vậy chứ chỉ cần 3 tháng sẽ kiếm trên 9 triệu đồng. Con vật cũng như con người, mình chăm nó thì nó mang lại lợi ích cho mình thôi".

Cái lý của người nông dân này giản đơn mà hiệu quả, bởi thực tiễn đã chứng minh nhờ nó mà gia đình anh Thơ đã thoát nghèo và vươn lên thành hộ khá giả, cuộc sống hết sức nhàn nhã như thế. Nuôi bò là nghề truyền thống của gia đình anh Thơ, thế nhưng về sau này, nhận thấy nuôi bò theo cách truyền thống phải mất nhiều thời gian mà hiệu quả chẳng là bao nên khi được Trung tâm Khuyến nông huyện Đức Phổ mời dự lớp tập huấn 5 năm trước, thấy có lý, anh liền mạnh dạn vay vốn chuyển sang chăn nuôi theo kiểu mới.

Theo nhẩm tính của anh Thơ, bò cái nuôi 18 tháng mới đẻ được con bê con, nuôi thêm 6 tháng nữa mới có được con nghé xuất chuồng. Trong thời điểm hiện nay, 1 con nghé 6 đến 8 tháng tuổi có giá từ 12 đến 18 triệu đồng, sau khi trừ chi phí thức ăn, công chăm sóc thì thu nhập giỏi lắm được 1 triệu đồng/con/tháng. Hơn nữa, bò mẹ đẻ 6 đến 7 lứa già cỗi bán chẳng được bao nhiêu. Trong khi đó, nuôi bò vỗ béo, từ khi nhập đến khi xuất chuồng chỉ trong vòng 3 tháng, người nuôi có chắc khoản lãi hơn 3 triệu đồng/con.

Để kiểm chứng con số “khủng" mà anh Thơ khoe là thật, chúng tôi tìm đến mô hình nuôi bò vỗ béo của anh Trương Văn Sang ở thôn Hiếu Văn, xã Phổ Hòa [Đức Phổ]. Một lần nữa, anh Sang khẳng định, nếu nông dân chịu khó chăm sóc thì không có gì lãi bằng nghề “mua xương bán thịt".

Làm thế nào để chỉ trong vòng ba tháng mà một con bò "da bọc xương", khi mua với giá từ 17 đến 25 triệu đồng biến thành con bò “ú nu ú núc" có giá bán đến tận 40 đến 50 triệu đồng? Anh Sang nói, để nuôi bò theo mô hình này phải có đất để trồng cỏ tươi, ít nhất một con phải trồng được nửa sào cỏ. Khi chọn bò phải có độ dày, độ sâu.

Những con bò được chọn phải là bò lai Zebu, Zetman ốm, bộ xương to, vai rộng, bản lưng lớn… “May mắn chọn được mấy con bò này thì chẳng mấy chốc chúng mập ú lên, đến lúc bán lấy tiền rồi mà tiếc không muốn bán, chứ nghé mụn [múp] nuôi đến chết cũng chẳng mập lên thêm bao nhiêu" - vợ anh Sang chen vào.

Việc đầu tiên sau khi mua về, người nuôi xổ sán, tiêm phòng và chích thuốc bổ để bò chuẩn bị vào quy trình vỗ béo. Anh Thơ dí dỏm: “Bò vỗ béo sống như môi trường quân đội. Nghề này đòi hỏi người nuôi không chỉ biết chọn bò mà phải có niềm đam mê thật sự. Chúng ăn uống có giờ có giấc, nếu cho ăn tùy tiện chúng sẽ rất lâu lớn".

Sáng sớm cho chúng ăn bữa “điểm tâm" là cỏ, đúng 10 giờ trưa và 5 giờ chiều cho ăn thức ăn tinh, đến 10 giờ đêm lại cho chúng ăn cỏ trước khi ngủ. Công thức là 4 - 5 kg thức ăn tinh/con/ngày, 1 con ăn từ 15 - 20 kg cỏ/ngày.

Ngoài thức ăn tinh công nghiệp, các hộ nuôi còn trộn thêm thức ăn hỗn hợp như: bắp, mì, phôi đậu nành, bánh dầu… Ăn xong, cho chúng uống 1 ít nước muối pha loãng để giúp tiêu hóa nhanh. Không được tắm cho bò trong thời gian từ 11 giờ đến 13 giờ chiều, vì lúc này lỗ chân lông giãn nở, bò dễ bị ốm.

Đặc biệt trong khẩu phần ăn của bò, người nuôi còn phối trộn thêm urê để tăng thêm chất lượng thức ăn cho chúng, nhằm góp phần tăng hiệu quả trong chăn nuôi. Tại sao bò là loài gia súc ăn cỏ, động vật nhai lại, nhưng lại sử dụng được urê trong khẩu phần?

Urê là 1 chất chứa nitơ. Loại nitơ này bò có thể tổng hợp thành chất tiêu hóa được do dạ dày của động vật nhai lại có cấu tạo 4 ngăn: đó là dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách và dạ múi khế. Chính vi sinh vật trong dạ cỏ sẽ biến đổi chất nitơ này thành protein có giá trị cho vật chủ.

Chính đặc điểm này tạo ra sự khác biệt chính giữa 2 loại động vật nhai lại và động vật dạ dày đơn. Điều này lý giải tại sao gia súc có dạ dày đơn như heo thì sẽ không sử dụng được urê trong khẩu phần.

Anh Thơ cho hay, năm nào anh cũng kiếm được hơn 100 triệu đồng nhờ nghề “mua xương bán thịt này". Năm ngoái, anh bán bốn đợt, mỗi đợt 6 con, trừ chi phí anh thu lãi hơn 130 triệu đồng. Năm nay, anh mới xuất bán lứa thứ nhất 6 con, kiếm được tới 40 triệu đồng, dự kiến 1 tháng nữa anh sẽ xuất bán lứa thứ hai. Với bao người nông dân chân lấm tay bùn, món lãi ấy quả là con số ước mơ.

Tiếng lành đồn xa, từ 1 vài hộ ban đầu, nghề vỗ béo bò bây giờ đã thực sự trở thành nghề hái ra tiền cho nhiều nông dân. Chính vì thế, anh Nguyễn Thành Lưu - Phó trưởng Trạm Khuyến nông Đức Phổ mới ví von “nuôi 6 con bò vỗ béo bằng nông dân làm 10 hécta lúa" cũng chẳng có gì là sai.

Nghề vỗ béo bò đã mang lại thu nhập đáng kể cho người dân. Nhờ được hướng dẫn về kỹ thuật, phương pháp chăn nuôi của ngành khuyến nông mà hiệu quả từ việc chăn nuôi bò vỗ béo khá cao, ngày càng thu hút khá đông các hộ tham gia.

Ông Ngô Hữu Hạ - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh cho rằng, trong khi việc chăn nuôi heo, gia cầm gặp khó khăn do giá cả bấp bênh thì nghề vỗ béo bò đang thu hút sự tham gia đông đảo của người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh. Hiện nay, đầu ra của bò thịt khá mạnh nên bà con không phải lo lắng về đầu ra của sản phẩm.

Theo Ái Kiều/ baoquangngai.vn

TRUNG TÂM CHẾ PHẨM SINH HỌC

32/83 Bùi Đình Túy, Phường 12, Quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh

0934 521 403 | 0933 293 445 | 0976 543 435

Thứ tư, 23/12/2020 - 07:40 AM

Trên diện tích 8 sào đất nông nghiệp [500m/sào], trước đây ông Trần Như [69 tuổi] ở xóm 1, thôn An Thường 2, xã Ân Thạnh [huyện Hoài Ân, Bình Định] trồng cây keo. Cách đây vài năm, chính quyền huyện Hoài Ân nhận thấy sự bất cập của cây keo đứng trên đất nông nghiệp. Bởi, cây keo đã không mang lại hiệu quả kinh tế, lại còn làm đất nhanh thoái hóa, nên đã kiên quyết phá bỏ cây keo trên đất nông nghiệp. Sau đó, UBND huyện ban hành chính sách khuyến khích nông dân chuyển sang trồng cây ăn trái hoặc chăn nuôi.

Ông Như đầu tư 1,4 tỷ đồng để xây dựng trang trại nuôi bò. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Đồng thuận theo định hướng của chính quyền huyện, ông Như phá bỏ hết cây keo trên 8 sào đất vườn nhà, xây dựng 3 dãy chuồng để chăn nuôi bò vỗ béo. Con trai ông Như, anh Trần Văn Hướng [40 tuổi] là chủ công trong công cuộc chăn nuôi của gia đình. Anh Hướng xây dựng khắp nơi trên địa bàn tỉnh Bình Định nhiều vệ tinh thu mua bò, đó là những “lái bò”.

Những “lái bò” thường xuyên nắm bắt thông tin những hộ chăn nuôi tại địa phương có nhu cầu bán bò và tìm đến làm giá, sau đó gọi điện thông báo cho anh Hướng đến mua và được anh trả 1 khoản tiền “cò”. Anh Hướng mua tất từ bò cỏ đến bò lai để vỗ béo, con mua ít tiền nhất cũng 20 triệu đồng, con nhiều đến 30-40 triệu. Qua 2 năm, trong trang trại của ông Như đã có 110 con bò.

110 con bò ông Như đang nuôi theo hướng vỗ béo. Ảnh: Vũ Đình Thung.

“Sau khi phá 8 sào keo, tôi dành 1.000m2 vừa đầu tư 1,4 tỷ đồng để xây dựng 3 dãy chuồng để nuôi bò và một ít diện tích khác làm kho chứa rơm, số diện tích còn lại tôi trồng cỏ để làm thức ăn cho bò. Vừa đất của gia đình vừa đất thuê, tôi đang trồng 20 sào cỏ. Cỏ chỉ để bổ sung thức ăn thô xanh cho bò, bò chủ yếu ăn rơm và ăn dặm cám công nghiệp. Vụ đông xuân năm nay tôi mua 100 triệu tiền rơm mà vẫn không đủ cho chúng ăn. Tôi mới mua thêm 20 xe, mất thêm gần 30 triệu nữa mới đủ cho chúng ăn đến vụ đông xuân năm sau”, ông Như cho hay.

Ông Như kể công cuộc chuyển đổi từ trồng keo sang trồng cỏ nuôi bò của gia đình. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Trong số những con bò mua về, ông Như lựa chọn những con cái có vóc dáng khỏe mạnh, xương chậu to làm bò cái nền rồi lai tạo ra bê con có nhiều máu ngoại để nuôi thành bò thịt. Hiện ông Như sở hữu được 10 bò cái nền “như ý” và có 1 con vừa sinh ra 1 bê con to khỏe. Về dịch bệnh trên đàn bò, ông Như không phải lo bởi con rể ông đang làm việc tại Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện, sẵn sàng can thiệp nếu trang trại bò có sự cố.

Khu đất ông Như trồng cỏ nằm cạnh bên trang trại bò. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Con trai ông Như, anh Nguyễn Văn Hướng thì có lò mổ bò bên thị trấn Tăng Bạt Hổ hoạt động đã mấy năm nay, mỗi đêm mổ 1-2 con bò cung ứng cho người tiêu dùng trong huyện. Trong số bò đang nuôi, những con đã vỗ béo “đủ thịt” sẽ được anh Hướng lần lượt cho vào lò mổ mỗi ngày. “Hiện gia đình tôi thuê 4 nhân công thường xuyên làm việc tại trang trại với những công việc dọn chuồng, tắm bò, cắt cỏ cho bò ăn với mức lương 6,5 triệu đồng/người/tháng”, ông Như cho biết.

Những con bò vỗ béo đã “đủ thịt” được anh Hướng lần lượt cho vào lò mổ hằng ngày. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Theo ông Nguyễn Thanh Vương, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Hoài Ân, mô hình nuôi bò vỗ béo chất lượng cao tại địa phương được hỗ trợ từ năm 2017 đến nay, tập trung vào giống bò BBB và Red Angus.

“Hoài Ân hiện có tổng đàn bò hơn 2.300 con; trong đó, trên 80% tổng đàn là bò lai chất lượng cao. Nhu cầu về chăn nuôi bò hiện nay cũng đang phát triển mạnh. Nhiều hộ nông dân đã đầu tư tiền tỉ để nuôi bò, một số hộ chăn nuôi bò cái để phối tinh bò lai, con giống xuất chuồng cung ứng cho người nuôi vỗ béo bò thịt với giá từ 20-25 triệu đồng/con giống, cao hơn gấp 5-7 lần so với nuôi giống bò thường”, ông Vương cho biết.

“Chăn nuôi bò còn có lợi là toàn bộ chất thải đều được thu hồi làm phân bón, không phải tốn chi phí xây dựng hệ thống xử lý mà môi trường luôn được đảm bảo, nhất là trong bối cảnh Hoài Ân đang phát triển mạnh trồng cây ăn quả, rất cần nguồn phân hữu cơ”, ông Nguyễn Hữu Khúc, Chủ tịch UBND huyện Hoài Ân.

Video liên quan

Chủ Đề