Lá chẻ là gì

Trong thế giới quanh ta, có rất nhiều cá thể sống, cùng song hành với con người tồn tại và phát triển. Có những loài đem lại những điều xấu cho con người cụ thể như dịch bệnh nhưng bên cạnh đó cũng không ít những loài sinh vật đem lại lợi ích nhất định cho con người cụ thể chính là thực vật. Vậy cụ thể hơn đặc điểm chung của thực vật là gì?

Đặc điểm chung của thực vật

Ngoài tiêu đề, không thấy từ khoá chính xuất hiện trong thân bài? Mỗi loài đều có những đặc điểm chung nhất định, thực vật cũng có những đặc điểm chung. Thông qua mắt thường ta có thể nhìn thấy rõ qua những thực vật trong môi trường.

Chúng có 3 đặc điểm chung mà thông qua hình dáng và khả năng ta có thể nghĩ ra.  Đầu tiên,chúng có thể phản ứng lại với các kích thích từ bên ngoài nhưng hầu hết các phản ứng ấy rất chậm chạp.

Đặc điểm bên ngoài của chiếc lá

Thứ hai, do rễ của chúng cắm sâu vào lòng đất để hấp thụ các chất hữu cơ nên thực vật không có khả năng di chuyển. Nhưng đó chỉ là phần lớn, một số khác chúng vẫn có thể di chuyển được, theo như mình được biết thì ở Trung Quốc và Nam châu Mỹ có một loài cây tên Socratea Exorrhiza chúng có khả năng di chuyển từ nơi có bóng râm ra chỗ có ánh sáng.

Cuối cùng, chúng có khả năng tự nuôi dưỡng bản thân bằng những điều kiện tự nhiên đó chính là khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ từ môi trường. Khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ môi trường bên ngoài có lẽ cần một bộ phận rất quan trọng ấy chính là chiếc lá.

Đặc điểm bên ngoài của lá

Một chiếc lá được coi là trọn vẹn khi chúng có đủ 3 bộ phận bao gồm: cuống lá, gân lá, phiến lá. Mỗi bộ phận của chúng lại được chia thành các dạng hình thù khác nhau và mỗi công dụng riêng biệt để chúng thay đổi cho phù hợp với địa hình.

Đặc điểm bên ngoài của lá ảnh hưởng đến chức năng và vai trò của lá một cách sâu sắc. Kiểu lá, hình thái lá ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ các tia sáng mặt trời nhiều hay ít. Vỏ lá và họa tiết gân lá ảnh hưởng đến con đường vận chuyển các hợp chất hữu cơ – là sản phẩm của quá trình quang hợp, xuống phần thân và rễ. Để hiểu rõ hơn về các đặc điểm bên ngoài của lá, chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu!

Các loại cơ bản

  • Lycophytes có lá microphyll.
  • Dương xỉ có lá kim thường có hình kim  hoặc hình thang
  • Lá cây hạt kín [thực vật có hoa]: dạng chuẩn bao gồm cuống, cuống lá và phiến mỏng.

Vỏ lá

  • Hầu hết các loại được tìm thấy trong các loại cỏ.
  • Các loại lá chuyên dụng khác [như lá của Nepenthes]
Nepenthes hay còn gọi là cây nắp ấm

Họa tiết gân lá

  • Luân phiên: lá theo hướng xen kẽ dọc theo thân.
  • Đối diện: hai cấu trúc, một cấu trúc ở mỗi phía đối diện của thân cây, thường là lá, cành hoặc các phần hoa.
  • Xoắn ốc: ba hoặc nhiều lá đính kèm tại mỗi điểm hoặc nút trên thân cây.
  • Lá tạo thành một mô hình xoắn ốc tập trung quanh thân cây, với [tùy thuộc vào loài] cùng một góc phân kỳ. Có sự đều đặn ở các góc này và chúng tuân theo các số trong một chuỗi Fibonacci. Điều này có xu hướng tạo cơ hội tốt nhất cho những chiếc lá bắt sáng.

Gân lá được chia làm 3 loại khác nhau:

  • Gân lá hình mạng: lá gai, lá mai,…
  • Gân lá song song: lá tre, trúc, lúa, ngô, rẻ quạt, trường sinh,…
  • Gân lá hình cung:  lá rau muống, lá địa liền,…
  • Gân lá hình lông chim: Đa số có ở các loài thực vật bậc cao.
  • Gân lá vấn hợp:  lá ổi, lá các loài trâm,…

Tác dụng chính của gân lá: chuyền chất dinh dưỡng.

Bộ phận của phiến lá

Hai dạng cơ bản của lá có thể được mô tả khi xem xét cách chia phiến lá [phiến mỏng].

Là phần rộng nhất của lá giúp lá nhận được nhiều ánh sáng.

Phiến lá có 2 mặt, mặt trên gọi là bụng, mặt dưới gọi là lưng. Lá thường có màu xanh lục nhờ vào chất diệp lục, đôi khi lá có màu sắc khác do diệp lục bị che khuất bởi sắc tố khác. Mép phiến lá là một đặc điểm để phân biệt các loại lá:

+ Có loại lá mép nguyên như lá bàng

+ Có loại lá mép răng cưa nhọn như lá cây hoa hồng

+ Có loại lá xẻ không quá 1/4 phiến lá

+ Có loại lá chẻ, vết chẻ bằng 1/4 phiến lá

+ Có loại lá khía, vết khía quá 1/4 phiến lá hoặc sát gân lá chính

Một chiếc lá đơn giản có một phiến lá không phân chia. Tuy nhiên, hình dạng lá có thể được hình thành của thùy, nhưng khoảng cách giữa các thùy không đến được tĩnh mạch chính.

Một lá kép có một phiến được phân chia hoàn toàn, mỗi lá của phiến được phân tách dọc theo một tĩnh mạch chính hoặc phụ. Bởi vì mỗi tờ rơi có thể là một chiếc lá đơn giản, điều quan trọng là phải nhận ra nơi cuống lá xảy ra để xác định một lá kép. Lá hợp chất là một đặc điểm của một số họ thực vật bậc cao, chẳng hạn như họ Fabaceae. Tĩnh mạch giữa của một lá kép hoặc một lá, khi nó có mặt, được gọi là một cuống.

Hãy chỉ ra phiến lá của loại lá này :]]

Về cuống lá: chúng được phân chia thành 2 loại cuống lá cho lá đơn và cho lá kép.

Đối với lá đơn, cuống lá là phần nằm ngay dưới nách chồi, mỗi cuống chỉ mang một phiến lá, cuống lá và phiến là cùng rụng một lúc. Mặt khác, cuống lá của lá kép cũng nằm dưới chồi nách nhưng nó có cuống chính và cuống phụ, cuống trình phân nhánh ra thành những cuống phụ.

Dù có phân chia thành nhiều lại cuống khác nhau thì chúng chỉ có một chức năng duy nhất chính là khả năng nâng đỡ phiến lá và dẫn truyền chất dinh dưỡng giữa thân cây và phiến lá. Đôi khi cuống lá còn đóng vai trò quang hợp đối với trường hợp cuống dạng lá.

Ở một số loài cây keo, như cây Koa [cây keo], cuống lá được mở rộng hoặc mở rộng và hoạt động giống như phiến lá; chúng được gọi là phyllodes. Có thể có hoặc không có lá pinnate bình thường ở đầu phyllode.

 Vai trò của lá

Lá của cây có nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau, và chúng rất quan trọng đối với sự tồn tại của cây vì chúng đóng một trong những chức năng quan trọng nhất. Hầu hết các nhà máy có khả năng tự làm thức ăn nhưng sẽ không thể làm điều này nếu không có lá. Thực phẩm được sản xuất trong một nhà máy bằng một quá trình đơn giản gọi là quang hợp. Quá trình này thu thập năng lượng từ ánh sáng và chuyển đổi nó thành năng lượng hóa học. Năng lượng tương tự này sau đó được lưu trữ trong các liên kết của đường và nó là đường giúp cây sống và phát triển.

Như vậy, qua bài viết trên ta cũng đã phần nào nắm rõ được phần nào nắm rõ được đặc điểm bên ngoài của lá. Từ đó, ta cũng nhận biết được tầm quan trọng của cây xanh đối với đời sống của con người. Hy vọng rằng bài viết này bổ ích đối với bạn.

Công dụng của lá
Catnip – Cỏ bạc hà mèo
Chiếc lá mùa đông [Lưới tình – 情网] – Hợp Âm Việt

Was this article helpful?

Like 0 Dislike 1

Lá chè là lá đơn, nguyên gồm một phiến lá và một cuống lá. Mép lá thường có răng cưa; hình dạng, số lượng và mật độ răng cưa ở mép lá thay đổi tùy giống [là một chỉ tiêu nhận diện giống]. Gân lá thường nổi rõ, các gân chính thường không phát triển hết ra tới mép lá mà nối lại với nhau ở gần mép lá. Số đôi gân chính trên lá chè là chỉ tiêu phân biệt các thứ, giống chè.

Lá chè mọc cách, mỗi lóng mang một lá, tùy theo lóng dài hay ngắn mà lá phân bố thưa hay dày. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng lóng chè dài, lá to là biểu hiện cho thứ chè có năng suất cao. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng kết luận trên là chưa chặc chẽ: năng suất của cây trồng không chỉ phụ thuộc vào kích thước lá, mà thế lá, hiệu suất quang hợp của cây cũng đóng vai trò quan trọng

Hình dạng và kích thước lá biến động rất lớn tùy giống, tuổi cây, loại lá, vị trí lá và điều kiện ngoại cảnh. Dựa vào hình dạng, cấu trúc và chức năng của các loại lá, người ta chia ra ba loại lá: lá vẩy ốc, lá cá và lá thật.

Hình dạng và kích thước của các lá trên một cành chè

Lá vảy ốc

Lá vảy ốc có dạng vảy rất nhỏ, màu nâu, cứng. Lá vảy ốc là bộ phận bảo vệ điểm sinh trưởng của mầm khi mầm ở trạng thái ngủ. Số lượng lá vảy ốc bao quanh mỗi mầm thay đổi tùy loại mầm, tùy mùa: mùa hè, thường mầm được bảo vệ bởi 1 – 2 lá vảy ốc, nhưng trong mùa đông, mầm thường được bảo vệ bởi 2 – 4 lá vảy ốc. Số lá vảy ốc bảo vệ mầm ngủ nhiều hơn so với mầm đỉnh hay mầm nách. Khi mầm phát động, hình thành búp lá vảy ốc thường rụng.

Hình dạng và vị trí một số loại lá trên cành chè

Lá cá

Lá cá là lá thật phát triển không hoàn toàn. Lá cá có rất nhiều dạng [dị hình hoặc hơi tròn, không có hoặc có rất ít răng cưa ở mép lá, kích thước thường nhỏ hơn lá thật]. Quan sát hình thái giải phẩu, người ta thấy lá cá có lớp tế bào mô dậu và mô khuyết ít hơn lá thật, số lượng lục lạp ở lá cá ít hơn và cấu trúc lục lạp cũng nhỏ hơn. Lá cá tồn tại như lá bình thường, nó có khả năng tích lũy glucid như lá bình thường, còn hàm lượng tannin thì thấp hơn lá bình thường 1 – 2%, tức phẩm chất thấp hơn.

Một số hình dạng khác nhau của lá cá

Lá thật

Từ trên xuống, lá thật gồm:

+ Lớp biểu bì trên: là một lớp gồm những tế bào nhỏ, dày và cứng, có chức năng bảo vệ lá.

+ Lớp mô dậu: gồm 1 – 3 lớp tế bào chứa nhiều diệp lục xếp đều nhau, thẳng góc với lớp biểu bì trên.

+ Lớp mô khuyết: chiếm phần lớn kích thước của bề dày lá, gồm các tế bào xếp không đều nhau, tạo các khoảng hở. Trong tế bào mô khuyết có nhiều thạch bào và tinh thể oxalat canxi [khoảng 0,5%].

+ Lớp biểu bì dưới: là lớp tế bào lớn, vách mỏng, dự trử nước.

+ Ngoài ra, lông tơ che phủ các lổ khí để giảm bớt sự thoát hơi nước, bảo vệ lá. Lổ khí có kích thước to hay nhỏ, phân bố thưa hay mau tùy giống. Trong lá chè còn có hệ thống gân lá và các thể cứng, phân nhánh làm cho lá cứng.

Các nghiên cứu cho thấy có sự tương quan giữa tính chống chịu của cây chè với hình dạng, cấu tạo của lá:

– Các thứ chè có lá nhỏ, dày, màu xanh đậm, phiến phẳng, tỉ lệ mô dậu/mô khuyết càng lớn thì có khả năng chống chịu càng cao với điều kiện ngoại cảnh.

– Ngược lại, các thứ chè có lá lớn, phiến lá to, mỏng, gợn sóng, màu xanh nhạt, tỉ lệ mô dậu/mô khuyết nhỏ có tính chống chịu kém hơn.

Hình thái giải phẫu lá chè chụp dưới kính hiển vi

Hình thái giải phẫu lá và sản lượng chè

Cấu trúc lớp tế bào mô dậu của lá chè chụp dưới kính hiển vi

Pochet và Flemal [1982] đưa ra tương quan giữa chỉ số lá V và sản lượng của cây chè. Chỉ số lá V là một thông số phản ánh cấu trúc tương đối của lớp tế bào mô dậu của lá.

Ở lá già, số tế bào mô dậu có xu hướng giảm xuống, nhưng độ dày của lớp tế bào này lại tăng lên đáng kể. Từ dưới tôm, tổng chiều dày của lớp mô dậu tăng lên và ổn định ở lá thứ sáu, nhưng từ lá thứ tư, chỉ số lá V có xu hướng ổn định.

Willson và Clifford [1992] cho rằng sự sắp xếp các tế bào trong lá là chỉ tiêu quan trọng để phân loại. Với các chè Trung Quốc lai, lớp tế bào mô dậu thường có hai, đôi khi là ba lớp tế bào, trong khi chè assam và shan thường chỉ có  một hiếm khi có hai lớp.

Chỉ số là V đặc trưng cho từng dòng chè và dường như không bị ảnh hưởng bởi các đặc tính của khu đất canh tác và điều kiện khí hậu của vùng.

Nhìn chung cường độ ánh sáng có tác động rất có ý nghĩa [99%] lên chỉ số lá V. Ngoài ra, V cũng nhạy cảm với độ cao.

* Một số các đặc điểm khác của lá chè: các đặc điểm ngoại hình của đầu lá, gốc lá thay đổi tùy giống và là các đặc trưng để nhận diện giống. Bề mặt phiến lá có thể phẳng, láng, bóng, mờ, lồi lõm… Các thứ chè có phiến lá bóng, lồi lõm thường có năng suất cao.

Thế lá thay đổi tùy giống, điều kiện ngoại cảnh. Các thế lá thường gặp lá thế lá úp, lá nghiêng, lá ngang và lá rũ, trong đó thế lá nằm ngang và rũ là biểu hiện của giống chè cho năng suất cao.

Tùy vào tuổi lá, người ta chia lá chè ra làm ba loại: lá non, lá bánh tẻ và lá già. Tuổi thọ trung bình của lá là 1 năm.

Tôm chè là lá non chưa xòe ra. Tôm chè thuộc kiểu cuốn trong.

Dựa vào kích thước phiến lá, người ta chia lá chè ra các loại: lá to, lá trung bình và lá nhỏ.

Phân loại lá theo kích thước phiến lá

Người ta phân loại hình dáng phiến lá chè dựa trên tỉ lệ R = chiều dài/chiều rộng

Phân loại hình dáng phiến lá dựa theo tỷ lệ R

Màu sắc của lá thay đổi tùy giống, tuổi cây, tuối lá, điều kiện dinh dưỡng, điều kiện ngoại cảnh. Lá có thể có màu xanh đậm, nhạt, xanh vàng, thậm chí màu tím…

Video liên quan

Chủ Đề