Mua giấy khám bệnh ở đâu

Top 5 địa chỉ khám sức khỏe đi làm nhanh, rẻ, uy tín tại Hà Nội: Bệnh viện E, Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội, Phòng khám đa khoa quốc tế Thanh Chân, Phòng khám đa khoa Medelab

Khám sức khỏe đi làm ở đâu Hà Nội?. Với quá trình tìm hiểu thực tế và tổng hợp đánh giá chung từ khách hàng, ISOFHCARE sẽ chia sẻ cho bạn top 5 đơn vị thực hiện dịch vụ và những kinh nghiệm khám, xin giấy khám sức khỏe đi làm đi học nhanh, rẻ, uy tín tại Hà Nội.

1. Bệnh viện E

Khoa kiểm tra sức khỏe Bệnh viện E được thành lập phục vụ nhu cầu khám và kiểm tra sức khỏe của người dân thủ đô và các tỉnh lân cận. Với nhiệm vụ chính là tiếp nhận, khám chuyên khoa Nội, Cơ xương khớp, đặc biệt là kiểm tra sức khỏe: khám, cấp giấy chứng nhận sức khỏe phục vụ đi học, đi làm, xuất khẩu lao động, lái xe, Khám, cấp giấy chứng nhận SK cho người nước ngoài tại Việt Nam [Work Permit]…

Khám sức khỏe đi làm, đi học tại bệnh viện E

Bệnh viện E có quy trình khám sức khỏe nhanh chóng [khoảng 1h có kết quả], uy tín, thực hiện đúng, đủ các danh mục khám và mức giá khám sức khỏe phù hợp nên mỗi ngày khoa đều tiếp nhận đông người dân có nhu cầu tới khám. Khách hàng nên đặt lịch trước để được tiếp đón đúng hẹn, giảm thời gian chờ đợi.

- Địa chỉ: 89 Trần Cung, Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội

- Thời gian làm việc: 07h00 đến 16h30 thứ 2 đến thứ 6; Thứ 7 từ 7:00 - 12:00

- Tổng đài tư vấn và đặt lịch: 1900 638 367

1900 638 367

Giá khám sức khỏe đi làm tại Bệnh viện E

- Giá khám sức khỏe đi học, đi làm tại Bệnh viện E là: 180.000đ;

- Sao kết quả khám thành nhiều bản với phí 30.000đ/ bản;

* Lưu ý: Khách hàng cần chuẩn bị ảnh thẻ kích cỡ 4x6 [1 ảnh/1 tờ giấy khám sức khỏe] để dán vào Giấy khám sức khỏe.

Quy trình kiểm tra sức khỏe tại Bệnh viện E

- Đặt lịch hẹn qua tổng đài 1900638367, khách hàng sẽ nhận được tin nhắn đặt lịch thành công qua số điện thoại;

- Tới địa chỉ: Nhà E tầng 2, 89 Trần Cung, Nghĩa Tân, Cầu Giấy;

Quy trình kiểm tra sức khỏe tại Bệnh viện E

- Tới phòng 201 thực hiện tiếp đón, nhận phiếu khám [Cân đo, đo huyết áp];

- Thanh toán dịch vụ khám tại quầy thu ngân;

- Lấy máu xét nghiệm tại khu vực tầng 2 của khoa;

- Tới phòng khám thực hiện khám;

- Chờ kết quả và quay lại phòng khám ban đầu để bác sĩ trả kết quả, đánh giá sức khỏe;

- Quay lại phòng tiếp đón để nhân viên y tế đóng dấu và nhận kết quả.

2. Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội

Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội là một trong 38 bệnh viện tuyến trung ương của nước ta, với đội ngũ y bác sĩ giỏi, trang thiết bị hiện đại, cung cấp đầy đủ các dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa, bệnh viện đã trở thành địa chỉ y tế uy tín đối với người dân trên địa bàn thủ đô và các tỉnh lân cận. Bệnh viện thực hiện khám sức khỏe cho trẻ em và người lớn.

- Địa chỉ: Số 1 Tôn Thất Tùng, Phường Trung Tự, Quận Đống Đa, Hà Nội;

- Tổng đài đặt lịch: 19006422;

- Thời gian làm việc: Từ thứ 2 đến hết sáng thứ 7, từ 6h30 đến 16h30;

Khám cấp giấy chứng nhận sức khỏe tại Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội

Bệnh viện thường đông bệnh nhân tới khám, điều trị bệnh vào các ngày đầu tuần và cuối tuần, bạn có thể sắp xếp tới khám sức khỏe vào ngày giữa tuần hoặc đặt hẹn trước qua tổng đài để được tư vấn, hướng dẫn cụ thể.

Giá khám sức khỏe tại Đại Học Y Hà Nội

- Khám cấp giấy chứng nhận sức khỏe: 245.000đ

3. Phòng khám Đa khoa Quốc tế Thanh Chân

Phòng khám Quốc tế Thanh Chân có cung cấp dịch vụ khám sức khoẻ đi làm hoặc đi học, thực hiện khám và cấp giấy ngay sau khám. Phòng khám có không gian rộng rãi, cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại, đầy đủ, quy trình khám sức khỏe nhanh chóng, đặc biệt là đội ngũ y bác sĩ giàu chuyên môn luôn tận tình với mọi khách hàng, nhân viên y tế chỉ dẫn từ A đến Z.

Khám sức khỏe đi làm, đi học tại Phòng khám đa khoa Quốc tế Thanh Chân, Hà Nội

- Địa chỉ: Số 6, Nguyễn Thị Thập, Trung Hoà, Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội;

- Thời gian làm việc: Từ 07:30 - 17:00 từ Thứ 2 đến Chủ nhật;

- Tổng đài tư vấn và hẹn lịch khám: 1900 638 367;

Mọi người tới khám hoặc khám cấp giấy khám sức khỏe nên đặt lịch trước qua tổng đài ít nhất trước 1 ngày để được xác nhận lịch hẹn khám, được tiếp đón đúng hẹn, giảm thời gian xếp hàng, chờ đợi. Xem thêm review của khách hàng tại đây.

Giá khám sức khỏe đi làm tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Thanh Chân

Giá khám sức khỏe đi học, đi làm tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Thanh Chân là: 200.000đ/ lần khám;

*Lưu ý:

- Khách hàng lưu ý mang theo Chứng minh thư, chuẩn bị ảnh 3x4 mang theo khi đi khám [trường hợp khách hàng chưa có ảnh phòng khám sẽ hỗ trợ chụp ảnh thẻ lấy ngay với mức giá 20.000đ];

- Xuất trình căn cước công dân tại quầy lễ tân hoặc ảnh CMT để nhân viên xác nhận;

- Để thuận tiện trong quá trình thăm khám bạn không nên đeo kính áp tròng, mặc quần áo thoáng mát, thoải mái.

Quy trình kiểm tra sức khỏe tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Thanh Chân

- Đặt lịch hẹn qua tổng đài;

- Tới phòng khám theo địa chỉ và thời gian đã hẹn;

- Tới quầy lễ tân phòng khám để xác nhận lịch hẹn, xuất trình CMT, điền thông tin vào giấy khám bệnh;

- Nhân viên y tế sẽ chỉ dẫn đến các phòng để khám từng chuyên khoa [khám lâm sàng, khám mắt, đo chiều cao, cân nặng và huyết áp, khám tim mạch, tai mũi họng];

- Chờ kết quả, mang kết quả trở lại quầy lễ tân để đóng dấu và ra về;

4. Phòng khám đa khoa Medelab

Tận tình, chu đáo, quy trình nhanh gọn là những đánh giá chung của người bệnh khi đến khám tại phòng khám đa khoa Medelab. Khi đến khám người bệnh sẽ được nhân viên hướng dẫn tận nơi, chỉ dẫn tới từng phòng khám, khu vực thực hiện xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh,...bác sĩ tư vấn kỹ, giải đáp tất cả thắc mắc của người bệnh.

- Địa chỉ: 86 - 88 Nguyễn Lương Bằng, Phường Nam Đồng, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội

- Thời gian làm việc: Từ 07h30 đến 17h00 từ thứ 2 đến chủ nhật

- Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám: 1900638367

Khám cấp giấy chứng nhận sức khỏe tại Phòng khám đa khoa Medelab

Giá khám sức khỏe đi làm tại Phòng khám đa khoa Medelab

Khám cấp giấy Khám sức khoẻ tại Phòng khám Đa khoa MEDELAB: 200.000đ

Hy vọng với bài viết phía trên, ISOFHCARE đã cung cấp cho bạn đầy đủ các thông tin để lựa chọn cơ sở y tế phù hợp với nhu cầu khám sức khỏe đi làm, đi học của mình.

Mua bán giấy khám sức khỏe là hiện tượng xảy ra tràn lan trên mạng. Chỉ bằng một dòng trạng thái trên mạng xã hội hay lên google tìm kiếm sẽ dễ dàng mua được một tờ giấy khám sức khỏe để sử dụng vào mục đích của bản thân.

Vậy mua bán giấy khám sức khỏe có vi phạm pháp luật không? Mua bán giấy khám sức khỏe bị phạt như thế nào? Trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung hữu ích xoay quanh vấn đề này theo quy định hiện nay.

Khái niệm giấy khám sức khỏe?

Giấy khám sức khỏe là loại giấy tờ xác minh được tình trạng sức khỏe tổng quát do các bệnh viện, các y bác sĩ cấp của một bệnh nhân theo một mẫu chung nhất định. Sau khi đưa ra hết tình trạng của bệnh nhân, các bác sĩ sẽ phải đưa ra kết luận chung để bên bệnh nhân có thể nắm được tình trạng sức khỏe của mình.

Giấy khám sức khỏe chỉ có giá trị sử dụng khi có xác nhận của trưởng khoa hoặc của bác sĩ khám trực tiếp cho bệnh nhân. Theo quy định hiện nay, giấy khám sức khỏe có 02 loại: một loại là giấy A4 hai mặt, một loại là A3 gập đôi 04 mặt. Để có được loại giấy khám sức khỏe này, các bạn có thể đến bất cứ bệnh viện hoặc cơ sở y tế nào để khám sức khỏe.

Khi đi khám, cần đem theo ảnh để bên cơ sở y tế này có thể xác nhận cho bạn. Trong một số trường hợp, nếu muốn sử dụng giấy khám sức khỏe để xin việc làm, cần đọc kỹ yêu cầu của bên tuyển dụng về giấy khám sức khỏe cấp nào trở lên để bạn có thể chủ động tìm đến cơ sở khám bệnh đó để khám tổng quát sức khỏe và nhận giấy khám sức khỏe.

Quy định giấy khám sức khỏe xin việc

Thông thường, hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động của người lao động gồm các văn bản sau đây:

+ Phiếu đăng ký dự tuyển lao động;

+ Bản sao các văn bằng, chứng chỉ chứng minh trình độ chuyên môn kỹ thuật; trình độ ngoại ngữ, tin học theo yêu cầu của vị trí cần tuyển;

+ Giấy chứng nhận sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế;

+ Các giấy tờ cần thiết khác theo quy định của pháp luật.

Bộ luật lao động năm 2019 có một số quy định về giấy khám sức khỏe, cụ thể như sau:

Điều 145. Sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc

1. Khi sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc, người sử dụng lao động phải tuân theo quy định sau đây:

[…] c] Phải có giấy khám sức khỏe của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền xác nhận sức khỏe của người chưa đủ 15 tuổi phù hợp với công việc và tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất một lần trong 06 tháng;”

Điều 159. Sử dụng lao động là người khuyết tật

1. Người sử dụng lao động phải bảo đảm về điều kiện lao động, công cụ lao động, an toàn, vệ sinh lao động và tổ chức khám sức khỏe định kỳ phù hợp với người lao động là người khuyết tật.”

Về thời hạn của giấy khám sức khỏe, theo Thông tư số 14/2013/TT-BYT ngày 16/5/2013 của Bộ Y tế Hướng dẫn khám sức khỏe thì:

– Giấy khám sức khỏe có giá trị trong thời hạn 12 [mười hai] tháng kể từ ngày ký kết luận sức khỏe; Đối với khám sức khỏe cho người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì giá trị của Giấy khám sức khỏe theo quy định của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ mà người lao động Việt Nam đến làm việc;

– Đối với người có giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền của nước ngoài cấp thì giấy khám sức khỏe được sử dụng trong trường hợp Việt Nam và quốc gia hoặc vùng lãnh thổ cấp giấy khám sức khỏe có điều ước hoặc thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau và thời hạn sử dụng của giấy khám sức khỏe đó không quá 6 tháng kể từ ngày được cấp. Giấy khám sức khỏe phải được dịch sang tiếng Việt có chứng thực bản dịch.

Vậy mua bán giấy khám sức khỏe bị phạt như thế nào? mời quý độc giả cùng theo dõi nội dung này ở những mục tiếp sau đây.

Thứ nhất: Bán giấy khám sức khỏe bị phạt như thế nào?

– Xử phạt vi phạm hành chính:

Quy định tại khoản 1 Điều 46 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, như sau:

Điều 46. Vi phạm quy định về khám sức khỏe

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a] Cung cấp giấy khám sức khỏe khi không thực hiện việc khám đầy đủ các nội dung theo yêu cầu;

b] Phân loại sức khỏe không đúng với tình trạng sức khỏe của người yêu cầu khám sức khỏe.

Theo đó, nếu cơ sở khám chữa bệnh hoặc cá nhân nào cung cấp giấy khám sức khỏe cho người khác mà không thực hiện khám đầy đủ các nội dung theo yêu cầu, thì có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng như đã trình bày ở trên.

– Truy cứu trách nhiệm hình sự:

Căn cứ quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, cụ thể:

Điều 341. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức 
1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm. 
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm: 
a] Có tổ chức; 
b] Phạm tội 02 lần trở lên; 
c] Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác; 
d] Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng; 
đ] Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng; 
e] Tái phạm nguy hiểm. 
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: 
a] Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên; 
b] Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; 
c] Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên. 
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 54 – Bộ luật Hình sự năm 2015, cụ thể:

Điều 54. Quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng

1. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật này.

2. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể.

Thứ hai: Mua giấy khám sức khỏe bị phạt như thế nào?

Mua giấy khám sức khỏe giả trên thị trường có thể giúp chúng ta tiết kiệm được thời gian nhưng nếu mua giấy khám sức khỏe sẽ phải chịu những hệ lụy mà bạn không ngờ tới.

+ Do không đi khám sức khỏe nên không biết được tình trạng sức khỏe bản thân, trong trường hợp nộp hồ sơ xin việc hay tuyển dụng có thể dẫn đến người sử dụng lao động phân công công việc không phù hợp, dễ gây nên nguy cơ tai nạn lao động hoặc mắc các bệnh nghề nghiệp…

+ Đối với người sử dụng tài liệu giả [giấy khám sức khỏe] để thực hiện hành vi trái pháp luật có thể bị phạt từ 30.000.000 đến 60.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù tùy vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm.

Khung hình phạt cao nhất của tội này lên đến 07 năm tù giam đối với hành vi đã nêu ở trên.

Như vậy, mua bán giấy khám sức khỏe bị phạt như thế nào? Theo quy định nêu trên, không chỉ người bán, người mua mà ngay cả người sử dụng giấy khám sức khỏe giả đều có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; Tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức.

Video liên quan

Chủ Đề