Mức phạt nồng độ cồn lái xe ô tô

Luật Giao thông đường bộ nghiêm cấm hành vi điều khiển xe mà trong máu hoặc trong hơi thở có nồng độ cồn. Sau đây là mức phạt nồng độ cồn khi lái xe năm 2022.

Mức phạt nồng độ cồn khi lái xe năm 2022 [Ảnh minh họa]

Mức phạt đối với người đang điều khiển các loại xe trên đường mà trong hơi thở hoặc trong máu có nồng độ cồn như sau:

- Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô:

+ Nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.

+  Nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng

+ Nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

- Đối với người điều khiển xe máy, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy:

+ Nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

+  Nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng;

+ Nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.

- Đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy [kể cả xe đạp điện], người điều khiển xe thô sơ khác:

+ Nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng.

+  Nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng;

+ Nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

- Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng:

+ Nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

+  Nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng;

+ Nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng.

Căn cứ pháp lý: Nghị định 100/2019/NĐ-CP [được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP].

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:

Mục lục

  • 1 Mức phạt nồng độ cồn ô tô 2022
  • 2 Những lưu ý trước và trong khi thổi nồng độ cồn
  • 3 Có nên tự trang bị máy đo nồng độ cồn trong hơi thở?

Mức phạt nồng độ cồn ô tô mới nhất năm 2022, theo nghị định 100/2019/NĐ-CP với người điều khiển xe ô tô có nồng độ cồn vượt quá 0,4 mg/1 lít khí thở, mức phạt cao nhất sẽ bị phạt tiền từ 30 – 40 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 – 24 tháng.

Nghị định 100 về nồng độ cồn xe máy và ô tô
Mức Nồng độ cồn vi phạm ô tô Mức phạt tiền năm 2022 Tước bằng lái xe
Mức 1 Nồng độ cồn hơi thở chưa vượt quá 0.25mg/1lit khí thở hoặc 50mg/100ml máu Phạt 6-8 triệu đồng Tước bằng lái từ 10-12 tháng
Mức 2 Nồng độ cồn hơi thở vượt quá 0.25mg/1lit đến 0.4mg/lit khí thở hoặc 50mg đến 80mg/100ml máu Phạt 16-18 triệu đồng Tước bằng lái từ 16-18 tháng
Mức 3 Nồng độ cồn hơi thở vượt quá 0.4mg/lit khí thở hoặc vượt quá 80 mg/100 ml máu Phạt 30-40 triệu đồng Tước bằng lái từ 22-24 tháng

Đồng thời có thể bị giữ xe ô tô tới 7 ngày, trường hợp không chấp hành thổi nồng độ cồn sẽ bị phạt ở mức 3.

Những lưu ý trước và trong khi thổi nồng độ cồn

Máy đo nồng độ cồn của Cảnh sát giao thông có độ chính xác cao, sử dụng công nghệ cảm biến Fuel Cell và cảm biến áp suất, nên việc qua mặt được máy đo nồng độ cồn là không thể.

Nhưng cần chú ý các điểm sau để tránh làm kết quả đo sai lệch, và thường là sai lệch cao hơn thực tế

  • Súc miệng và cổ họng thật sạch với nước lọc, không sử dụng nước súc miệng có cồn hoặc nước xịt thơm miệng chứa cồn
  • Không nín thở lâu trước khi thổi, nó sẽ làm nồng độ cồn bão hòa cao hơn khi ở lâu trong phổi
  • Hít vào thở ra nhanh và sâu từ 3-5 lần để đẩy toàn bộ lượng khí bão hòa cồn ra bên ngoài
  • Hít hơi dài và sâu rồi nhanh chóng thổi vào máy đo nồng độ cồn, lượng không khí ở trong phổi càng ngắn thì nồng độ cồn bão hòa càng thấp
  • Trong khi thổi chú ý không được ợ hơi, khí trong dạ dày nồng độ cồn sẽ cao hơn trong hơi thở, nên xin thổi lại nếu trong lúc thổi ợ hơi
Hít sâu và nhanh chóng thổi vào máy đo

Có nên tự trang bị máy đo nồng độ cồn trong hơi thở?

Đã uống rượu bia thì không lái xe, nhưng trong một số trường hợp uống rượu bia từ tối hôm trước, ngày hôm sau có nên lái xe hay không?

Theo ý kiến của ông Khuất Việt Hùng, Phó chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia “Mỗi người khi lái xe tự bản thân kiểm soát nồng độ cồn trong hơi thở, thì đấy là một sự chủ động rất tích cực và có ý thức chấp hành luật giao thông tốt”

Cùng tham khảo video phóng sự của Quốc phòng Việt Nam QPVN về vấn đề, có nên sử dụng máy đo nồng độ cồn

Tham khảo thêm bài viết: Nguyên lý hoạt động máy đo nồng độ cồn, Máy đo loại nào tốt?

Chủ Đề