Nên ôn thi đại học như thế nào

Sau khi hoàn thành chương trình học tại các trường Trung học phổ thông, các bạn học sinh sẽ bước vào một kỳ thi quan trọng để quyết định tương lai của mình đó là kỳ thi vào đại học. Thông thường để thi đại học sẽ tổng quát kiến thức của suốt 3 năm học. Chính vì vậy kỳ thi này không giống những kỳ thi thông thường. Các bạn cần phải bỏ ra nhiều thời gian để có thể nắm được hết những kiến thức cơ bản. Tuy nhiên nếu học quá sớm, các bạn có thể quên mất đi một vài kiến thức cần thiết. Vậy nên bắt đầu ôn thi vào đại học từ thời gian nào?
 


 

Tiến trình ôn thi đại học hiệu quả

Để biết được mình nên bắt đầu ôn thi đại học từ lúc nào, trước tiên bạn hãy tìm hiểu về tiến trình ôn thi đại học hiệu quả. Việc ôn thi theo một tiến trình khoa học sẽ giúp bạn dễ dàng nắm vững các kiến thức cũng như các dạng bài tập có thể sẽ ra trong đề thi. Một tiến trình ôn thi đại học hiệu quả sẽ chia thành 3 giai đoạn cụ thể như sau:

► Giai đoạn 1 - Ôn luyện bao phủ tất cả các kiến thức cơ bản và trọng tâm đề thi đại học: Bạn cần phải bỏ ra một khoảng thời gian để có thể chắc chắn nắm được khoảng 70% kiến thức cơ bản. Đối với những bạn học sinh khá giỏi, chịu khó lắng nghe trên lớp thì không cần phải dành ra quá nhiều thời gian cho giai đoạn này. Tuy nhiên với những bạn còn đang mơ hồ không biết mình nên ôn từ đâu và ôn như thế nào thì chắc chắn sẽ cần một khoảng thời gian tương đối dài.

► Giai đoạn 2 - Vận dụng những kiến thức cơ bản đã ôn luyện để thực hành giải đề thi: Sau khi đã nắm được hết kiến thức cơ bản, bạn sẽ vận dụng và ghi nhớ chúng một cách khoa học hơn bằng cách giải đề. Bạn nên rèn luyện kỹ năng làm bài, nhận diện dạng bài,… Khi đã cảm thấy tự tin hơn vào khả năng giải đề của mình, bạn sẽ chuyển qua giai đoạn 3.

► Giai đoạn 3 - Tổng kết lại những kiến thức đã ôn để chuẩn bị bước vào kì thi: Sau khi nắm chắc được những kiến thức cơ bản đồng thời kỹ năng giải đề đã nhuần nhuyễn, bạn nên dành ra thời gian để hệ thống lại tất cả những kiến thức mình đã ôn luyện.
 


 

Nên bắt đầu ôn thi đại học từ khi nào?

Như vậy một tiến trình ôn thi đại học sẽ trải dài qua 3 giai đoạn. Mỗi một giai đoạn sẽ cần một khoảng thời gian nhất định và phụ thuộc vào năng lực cũng như khả năng ghi nhớ của từng bạn. Nếu những bạn học sinh khá giỏi, thời gian để thực hiện xong tiến trình ôn thi đại học hiệu quả chỉ khoảng 1 - 2 tháng. Tuy nhiên với những bạn học trung bình, phải mất 3 - 4 tháng để hoàn thành tiến trình ôn thi đại học. Vậy nên, bạn cần phải biết năng lực của mình đến đâu để dành ra một khoảng thời gian ôn thi hợp lý nhất. Bên cạnh đó, bạn hãy lưu ý một số vấn đề sau để có thể ôn thi hiệu quả nhất.

► Cần nắm chắc những kiến thức cơ bản ngay từ khi bắt đầu năm học mới để không mất nhiều thời gian ôn tập lại.

► Không nên chủ quan và nhảy cóc giai đoạn. Cần phải nắm chắc những kiến thức cơ bản để có thể luyện tập giải đề. Sau khi đã luyện tập giải đề nhuần nhuyễn và có thể nhận dạng bài tập thông thạo cần tổng kết lại những kiến thức mà mình đã nắm được một cách bài bản.

► Không nên ôn tổng hợp quá sớm khi chưa nắm chắc các kiến thức cơ bản cũng như cách giải các dạng bài tập vì sẽ dễ bị xáo trộn kiến thức.

Khi ôn thi nên đặt ra cho mình những mục tiêu cụ thể và khoanh vùng kiến thức một cách khôn ngoan, đúng chiến lược.

Với những chia sẻ vừa rồi, chắc hẳn bạn đã biết nên bắt đầu ôn thi đại học từ lúc nào là hợp lý. Dành ra một khoảng thời gian vừa đủ để ôn thi sẽ giúp bạn nắm được hết những kiến thức cần thiết mà không bị quên trước khi bước vào phòng thi để có thể hoàn thành bài làm và đạt được điểm số như mong đợi.

Những ai đã từng chạy xô với những lớp ôn thi đại học cấp tốc mới hiểu được cảm giác mệt mỏi như thế nào. Bạn chưa kịp học xong lớp ôn thi môn này đã lo nghĩ sang học ở lớp luyện thi khác. Khi học xong ở các lớp luyện thi, bạn đã cảm thấy rất mệt mỏi, về nhà là lăn ra ngủ một giấc đến hôm sau. Sách vở về nhà thậm chí cũng không kịp mở ra để ôn lại bài, rồi dần dần lượng bài tập về nhà chưa giải quyết cứ chất đống lên khiến bạn chán nản và dần dần bạn cảm thấy sợ, áp lực với môn học đó. Chưa kể đến việc một vài lần bị điểm kém làm bạn càng nản và sợ thêm. Việc học thêm chỉ giúp bạn thêm kiến thức trong một thời gian ngắn. Phần lớn bạn phụ thuộc vào thầy giáo dạy thêm mà bạn chẳng chịu tự chủ động động não nên kiến thức sẽ "bay" đi rất nhanh.
Nếu bạn tự học, bạn sẽ chủ động hơn trong việc tiếp cận kiến thức, bạn sẽ có xu hướng tìm tòi những thứ mình cần và những thứ mình thiếu để chủ động tìm kiếm bù đắp cho kiến thức của mình.Tự học giúp bạn có trạng thái "cay cú" khi không thể hiểu bài. Sau đó bạn tự thôi thúc bản thân tìm mọi “thủ đoạn” để hiểu bằng được vấn đề đó như: search mạng, gọi điện hỏi bạn, hỏi thầy… Việc tự học giúp bạn củng cố kiến thức dần dần và chắc chắn, giúp bạn nhớ hơn và hiểu rõ vấn đề hơn. Ngoài ra, bạn sẽ không bị áp lực bởi lượng kiến thức, lượng bài tập của mình và tâm lý cũng sẽ thoải mái hơn mà còn đảm bảo sức khỏe nữa.

Hãy rèn luyện thói quen tự học

- Các thầy luyện thi lão luyện cùng một số tân sinh viên từng đạt 27 điểm trong kỳ thi tuyển sinh đại học chia sẻ bí quyết ôn thi hiệu quả trong thời gian nước rút.

Trong một buổi giao lưu vui vẻ diễn ra ngày 6/3, có khá nhiều bất ngờ trong lời khuyên của các thầy và trong cách ôn thi của những thí sinh điểm cao.

Đi thi thử chẳng hiệu quả gì

Đây là nhận xét của thầy Lê Tiến Hà, TS vật lý, người thường xuyên được mời tham gia giảng dạy trong “Chương trình bổ trợ kiến thức Vật lý 12" trên truyền hình.

Thầy Lê Tiến Hà

Thầy Hà phân tích rằng thí sinh thường đi thi thử với hai mục đích. Thứ nhất là để xem kiến thức mình đến đâu, và thứ hai để rèn luyện tâm lý vững vàng hơn.

“Vấn đề đặt ra là liệu đi thi thử 2, 3 ngày như thế có hiệu quả không? Theo tôi, về mặt tích lũy kinh nghiệm là con số 0, vì khi đến một trung tâm nào đó để thi thử thì các em trong đầu vẫn biết chỉ là đang thi thử. Cũng như trong thể thao, một vận động viên khi tập luyện có khi thành tích rất cao vì tâm lý thoải mái nhưng tới khi thi thật lại không đạt được.

Hoặc một ví dụ khác là nếu bạn muốn đi học đúng giờ, bạn nghĩ là sẽ vặn đồng hồ nhanh lên 15 phút là sẽ không bao giờ bị muộn. Nhưng thực tế thường là bình thường bạn đi học vào 7 giờ kém 15, nhưng khi vặn đồng hồ nhanh lên bạn sẽ đi học vào 7 giờ, vì biết thừa là mình vẫn còn 15 phút nữa.

Tuy nhiên, nếu muốn thì cũng nên đi thi thử một lần cho biết, chứ không phải lấy mục đích rèn luyện tâm lý ra mà đi thi”.

Còn về việc thi thử xem sức học mình đến đâu, theo thầy Hà, cũng không để làm gì vì nếu kết quả tốt “chỉ được cái là tự sướng về mặt tư tưởng, kết quả kém lại lo lắng rằng 12 năm ăn học đến giờ vẫn lẹt đẹt”.

Lời khuyên của thầy Hà trong những tháng nước rút là “Với thời buổi công nghệ phẳng như bây giờ có nhiều thứ trợ giúp cho các em ngoài sách báo. Nhưng thứ ít hại mắt nhất là sách, mà các bạn lại chưa tận dụng được hết ưu thế của nó.

Làm bài trên một quyển sách hay trên một tờ giấy khác với làm trên máy tính như thế nào? “Thứ nhất…” - thầy Hà nói vui – “là ta có thể viết vẽ bậy thoải mái ra giấy. Không học gì nhanh bằng học cái bậy. Nhưng cái hay hơn nữa là các bạn có thể ghi trên giấy những ghi chú, và có thể quay ngược trở lại các bài đã làm, đọc ghi chú để xem mình đã tích lũy được gì khi làm các đề luyện thi”.

Cứ ăn chắc điểm dễ trước đã

Đây là lời khuyên chung của các thầy và của các sinh viên đã từng đạt điểm cao trong kỳ thi đại học những năm trước.

Từ trái sang: Phạm Quang Đạt, Đinh Thúy Vinh, Hoàng Minh Phương, Nguyễn Hữu Bảo Minh

Thầy Đặng Thành Nam, từng là thủ khoa trong kỳ thi Toán sinh viên toàn quốc 2012, cho biết nhiều bạn cho là đạt được 7, 8 điểm môn toán là không khó, và quan tâm đến việc làm sao để kiếm nốt 2 điểm còn lại. “Nhưng tôi cho rằng phải làm sao để chắc 7, 8 điểm trước đã. Với điểm cho bài khó, các bạn phải có cả quá trình học và luyện chứ không chỉ 4 tháng cuối cùng mà có được, trừ khi bạn rất giỏi”.

Theo thầy Nam, xu hướng cấu trúc đề thi của Bộ Giáo dục năm 2016 như công bố sẽ có 40% vận dụng kiến thức nâng cao, nên để chắc chắn đạt được 7 điểm thí sinh phải có kế hoạch chi tiết. “Hãy học có hệ thống từ dễ đến khó. Các bạn đạt 6 rồi thì cố lên mức 8, 8,5 điểm. Với những câu hỏi khó thì phải có cách tiếp cận đơn giản, tiếp cận phần dễ trước để lấy niềm tin”.

Đinh Thúy Vinh, sinh viên năm thứ nhất Trường ĐH Ngoại Thương, thi khối D được 25.5 điểm và có kết quả đạt tới 9 điểm Văn và 9 điểm Anh cũng có chung lời khuyên này: “Khi đọc đề thi các bạn cứ làm câu dễ trước, đừng lo lắng làm sao để được 9 điểm mà cứ lấy 8 điểm xong đã. Nếu cứ bị cuốn vào những câu khó sẽ thất bại một cách không đáng”.

Theo Thúy Vinh, các thí sinh hãy tự lập thời gian biểu chi tiết cho các ngày, để đến giờ đó, ngày đó không phải nghĩ mình sẽ học gì, học như thế nào. “Ví dụ bạn lên lịch thứ hai học lý trong 2 tiếng, trong đó thì 1,5 tiếng là làm bài tập, nửa tiếng còn lại là chép đáp án. Cứ thế mà thực hiện, chứ không học lan man. Còn hơn 100 ngày mới tới ngày thi, mỗi ngày các bạn học chăm chỉ, cố gắng thêm 0,1 nữa thì sẽ đạt được những kết quả rất bất ngờ”.

“Siêu thí sinh” tiết lộ bí quyết

Hoàng Minh Phương, sinh viên năm thứ hai, từng thi Khối A được 27 điểm, khối B được 27.5 điểm cũng khẳng định “Từ khóa của điểm cao chỉ là hai chữ “chăm chỉ””.

Những học sinh lớp 12 sắp bước vào kỳ thi quan trọng

Phương chia sẻ trước đây thường dành từ 1,5 – 2 tiếng buổi tối để làm các đề trắc nghiệm, đề luyện thi môn tự luận để tới cuối tuần, khi có nhiều thời gian hơn, ví dụ buổi sáng làm một đề toán, chiều làm một đề văn. “Sau 3, 4 tháng luyện đề thi liên tục như vậy các bạn có thể lên được 2, 3 điểm so với thời điểm hiện tại” – Phương khẳng định.

Nguyễn Hữu Bảo Minh, sinh viên năm thứ nhất, Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế Trường ĐH Ngoại Thương, thi Khối A được 27 điểm, thì chia sẻ về cách học khác lạ là quy các công thức thành thơ. “Ví dụ học vị trí của các hành tinh mình có câu: Thủy tinh [sao Thủy] cầm kiếm [sao Kim] phóng hỏa [sao Hỏa] đốt rừng [sao Mộc] đánh động thổ địa [sao Thổ] thiên vương [sao Thiên vương] ra đánh chạy về biển [sao Hải vương]”.

Thời gian ôn thi, Mình chỉ học khoảng 2, 3h buổi chiều, đến 6, 7h tối là thôi, “Không thể học tối được nữa, vì buổi tối trên kênh HBO có nhiều phim hay” – Minh vui vẻ cho biết và tiết lộ thêm có khi buổi tối vẫn dành thời gian để chơi games cùng bạn. “7 bạn trong nhóm chơi games của mình thi đều từ 27 điểm trở lên” – Minh hào hứng khoe.

Còn Phạm Quang Đạt, sinh viên năm thứ hai từng thi Khối A đạt 27.5 điểm với điểm 10 cho môn hóa lại kể về cách học hóa lạ lùng của mình. Là học sinh ôn thi học sinh giỏi quốc gia môn Toán nên hết năm lớp 11 Đạt vẫn không biết gì về hóa, thậm chí là rất ghét môn hóa, đến nỗi không thèm đọc sách.

“Giữa năm lớp 12 bố mẹ mình đến gặp cô giáo hóa bảo là nó học hóa dốt quá, không cho nó thi khối A làm gì. Mình đồng ý ngay vì ghét hóa mà không thích cả cô hóa nữa. Nhưng con giun xéo mãi cùng quằn, rồi mình lại quay ra học hóa để chứng minh không phải mình dốt mà chỉ là vì mình không thích học.

Tới khi thi đại học, ra khỏi phòng thi môn hóa mình biết mình vừa lập kỳ tích vì không làm sai câu nào. Trong khi đó, ở hai buổi thi môn toán và môn vật lý trước đó, là hai môn mà mình rất tự tin, thì kết quả lại không như mong đợi”.

Ngoài lời khuyên thí sinh quyết tâm học thì sẽ đạt kết quả tốt, Đạt còn nhắn nhủ rằng “Chỉ còn 4 tháng nữa, các bạn hãy tham gia các hoạt động tập thể của trường, lớp. Hãy tìm cho mình một nhóm bạn không chỉ để học chung mà còn để chơi chung. Cứ chơi để thoải mái tâm trí, bởi vì điểm số có thể cải tạo được, nhưng tâm lý cũng rất quan trọng”.

Ngân Anh

Video liên quan

Chủ Đề