Nếu và phần tích những yếu tố chính của công nghệ phần mềm

Rabiloo

22-10-2021 10-11-2021

Quản lý chất lượng phần mềm là việc giám sát tất cả quá trình từ khi bắt đầu khởi động dự án, đến khâu kiểm thử phần mềm. Quy trình này bao gồm:

  • Theo dõi hiệu quả công việc của nhóm phát triển. 
  • Kiểm tra chất lượng sản phẩm là bước cuối nhưng rất quan trọng trước khi bạn bàn giao cho khách hàng.  

Công việc trên được xem là nhiệm vụ chính của người quản lý dự án phần mềm.

2. Các yếu tố cơ bản để quản lý chất lượng của 1 dự án phần mềm

Để đảm bảo chất lượng dự án, nhà quản lý cần quan tâm tới những yếu tố sau:

  • Các tiêu chuẩn [Standards]

  • Lập kế hoạch [Planning]

  • Xem xét, xem lại [Reviewing]

  • Kiểm tra [Testing]

  • Phân tích lỗi [Defect analysis]

  • Quản lý cấu hình [Configuration Management]

  • Bảo mật [Security]

  • Quản lý rủi ro [Risk Management]

  • Bảo trì phần mềm [Maintenance]

2.1 Các tiêu chuẩn

Các tiêu chuẩn có thể bao gồm tất cả khía cạnh của một chu kỳ phát triển phần mềm. Bất kể tiêu chuẩn xuất phát từ từ nội bộ công ty hay từ bên ngoài, đều phải có một số đặc điểm sau: 

  • Tính cần thiết

  • Tính khả thi

  • Tính đo lường được

2.2 Lập kế hoạch

Kế hoạch cho một dự án phần mềm thường bao gồm những điểm chính như sau:

  • Ước lượng phạm vi, độ phức tạp của dự án và khối lượng công việc phải làm

  • Xác định nhân lực, chi phí và thời gian

  • Xác định các phương pháp, cách tiếp cận để thực thi dự án

  • Lập kế hoạch làm việc chi tiết cho dự án

  • Lên kế hoạch phối hợp và hỗ trợ hoàn thành dự án

2.3 Xem xét và xem lại

Mục đích của việc xem xét và xem lại là để cung cấp thông tin một cách trực quan về tình trạng của các hoạt động xảy ra trong suốt quá trình sản xuất và phát triển dự án phần mềm.

Mục tiêu chính của việc xem xét lại là tìm ra lỗi của dự án. Đây là điểm bạn cần lưu ý để đảm bảo việc xem xét mang lại hiệu quả cao. 

Một trong những lý do khiến cho rất nhiều cuộc xem xét không mang lại hiệu quả như mong muốn đó là vì chúng đi quá sâu vào việc thảo luận các giải pháp để sửa lỗi. 

Một khi tìm thấy lỗi chúng ta nên giao cho một hoặc một nhóm người phân tích, giải quyết. Việc xem xét chỉ nên tập trung vào việc chỉ ra các sai sót trong lúc làm phát triển dự án.

2.4 Kiểm tra lỗi [Testing]

Kiểm tra lỗi [testing] là một hoạt động đặc biệt quan trọng trong quá trình sản xuất phần mềm. Mục đích của hoạt động testing là chứng minh rằng các yêu cầu của khách hàng đối với phần mềm đã được thỏa mãn. 

Hoạt động kiểm tra phần mềm bao gồm những bước sau: 

  • Lập kế hoạch test

  • Thiết kế testcase

  • Test dựa trên testcase 

  • Báo cáo và kiểm tra kết quả

Trong đó thiết kế test case là bước quan trọng nhất, nên được triển khai từ giai đoạn nhận và phát triển yêu cầu dự án. Một dự án phần mềm không thể coi là hoàn chỉnh nếu như nó không được kiểm tra lỗi [Testing]. 

Nếu yêu cầu thay đổi xuyên suốt dự án thì kế hoạch kiểm tra cũng phải thay đổi theo.

Có thể bạn quan tâm: Nguyên nhân gây ra lỗi và giải pháp quản lý chất lượng phần mềm

2.5 Phân tích lỗi

Phân tích lỗi được thực hiện trên tất cả lỗi được tìm thấy sau quá trình kiểm tra lỗi [testing]. Mục đích của giai đoạn này  là nhằm tìm hiểu những nguyên nhân và xu hướng gây ra lỗi. Từ đó, định hướng cho việc sửa chữa các lỗi đã phát hiện cũng như phòng ngừa và triệt tiêu những khả năng có thể xảy ra lỗi trong tương lai. 

Sâu xa hơn, phân tích lỗi cho ta thấy được những điểm yếu cần cải tiến của quy trình phát triển phần mềm. Phân tích lỗi là tiền đề cho việc giảm sự xuất hiện lỗi có thể xay ra trong tương lai.

2.6 Quản lý cấu hình

Mục đích của việc quản lý cấu hình là thiết lập, đảm bảo tính toàn vẹn của các sản phẩm trung gian và các sản phẩm sau cùng của dự án phần mềm. Hoạt động này diễn ra xuyên suốt trong chu kỳ sống của dự án đó.

2.7 Bảo mật

Bảo mật là một quá trình liên tục kiểm tra và xử lý các vấn đề bảo mật của hệ thống. Mục đích của bảo mật là để duy trì ba đặc tính toàn vẹn, bảo mật và sẵn sàng của hệ thống.

2.8 Quản lý rủi ro

Quy trình cơ bản của quản lý rủi ro bao gồm 4 bước:

  • Nhận biết các rủi ro

  • Khảo sát mức tác động nếu có rủi ro xảy ra

  • Xác định các giải pháp để đối phó

  • Giám sát các rủi ro và thực thi các giải pháp đối phó khi có rủi ro

2.9 Bảo trì phần mềm

Bảo trì phần mềm bao gồm hai công việc chính: 

  • Sửa chữa các lỗi chưa được phát hiện trong giai đoạn phát triển 

  • Kiểm tra, nâng cấp phần mềm theo yêu cầu phát sinh hoặc yêu cầu bị hiểu sau trong giai đoạn phát triển.

Kết luận

Mục tiêu sau cùng của việc quản lý dự án công nghệ thông tin là đảm bảo chất lượng dự án. Một hệ thống quản lý chất lượng phần mềm không chỉ có quy trình mà còn là sự kết hợp gắn bó của rất nhiều yếu tố khác nhau. Hy vọng bài viết đã cung cấp những tri thức hữu ích cho những nhà quản lý dự án. 

Trong quá trình quản lý dự án, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào đừng ngần ngại hãy liên hệ chúng tôi. Với kinh nghiệm nhiều năm làm việc với nhiều công ty trên thế giới: Nhật Bản, Mỹ, Pháp.. Rabiloo chúng tôi luôn mong muốn đem đến cho bạn những sản phẩm công nghệ chất lượng cao!

Công nghệ phần mềm trở thành khái niệm phổ biến trong thời đại công nghệ bùng nổ mạnh như vũ bão hiện nay. Nhiều bạn trẻ cũng lựa chọn học ngành công nghệ thông tin bởi đam mê và mong muốn có được mức lương hàng mơ ước trong tương lai. Vậy thực sự ngành đó là gì? Có nên học không? Học có khó không? Ra trường sẽ làm gì? Tất cả băn khoăn trên sẽ được giải đáp ngay trong bài viết của chúng tôi dưới đây.

Công nghệ phần mềm là gì?

Công nghệ phần mềm [hay còn được gọi kỹ thuật phần mềm]. Đó là những khái niệm trong ngành công nghệ thông tin, có sự liên quan mật thiết tới các khía cạnh của quá trình sản xuất phần mềm. Công nghệ được áp dụng một cách có hệ thống cho sự phát triển, sử dụng cũng như để bảo trì các phần mềm hệ thống.

Tìm hiểu về công nghệ phần mềm

Công nghệ phần mềm được xem là một bộ phận của quy trình công nghệ hệ thống, có liên quan tới sự phát triển của các ứng dụng, hạ tầng, cơ sở dữ liệu và điều khiển hệ thống. Các kỹ sư phần mềm luôn phải tuân thủ quy định của hệ thống, tổ chức trong công việc cũng như khi sử dụng kỹ thuật, công cụ phù hợp với từng vấn đề, tài nguyên sẵn có.

Khác với khoa học máy tính, công nghệ phần mềm không chỉ đề cập tới lý thuyết và các vấn đề cơ bản, mà nó còn tập trung vào hoạt động xây dựng chế tạo ra các sản phẩm phần mềm hệ thống hay phần mềm ứng dụng hữu ích với con người. Sự phát triển mạnh mẽ của ngành kỹ thuật phần mềm đã vượt xa hơn hẳn những lý thuyết khoa học máy tính tích góp nhỏ giọt.

Sự khác nhau giữa công nghệ phần mềm & công nghệ hệ thống

Một điều dễ nhầm lẫn nữa là công nghệ phần mềm và công nghệ hệ thống. Trên thực tế, công nghệ hệ thống [kỹ nghệ hệ thống] lại liên quan tất cả khía cạnh của quá trình phát triển hệ thống dựa trên máy tính bao gồm: từ phần cứng, phần mềm, công nghệ xử lý,…

Có thể thấy, công nghệ phần mềm chỉ là một phần của công nghệ hệ thống, có liên quan tới việc phát triển hạ tầng phần mềm [software infrastructure], điều khiển, ứng dụng và các cơ sở dữ liệu hệ trong hệ thống.

Kỹ sư phần mềm sẽ là người tạo ra những phần mềm, chương trình hoặc ứng dụng phần mềm. Còn kỹ sư hệ thống phải thực hiện công việc đặc tả hệ thống, thiết kế kiến trúc hệ thống, tích hợp và triển khai.

Có nên học công nghệ phần mềm?

Xã hội phát triển, kỹ thuật phần mềm trở thành một nghề hot được yêu thích hơn cả. Chạy theo thời gian, các công nghệ ứng dụng công nghệ thông tin ngày càng phổ biến, kéo theo đó nhu cầu về việc làm, thu nhập và cánh cửa tương lai rộng mở với người học kỹ thuật phần mềm chỉ tăng chứ không giảm. Đó cũng là lý do khiến cho nhiều người yêu thích và lựa chọn ngành học kỹ thuật phần mềm/ứng dụng phần mềm.

Cơ hội việc làm

Công nghệ phần mềm là 1 trong 5 ngành hot nhất hiện nay. Với tính ứng dụng cao, nhu cầu thị trường lớn và không có dấu hiệu hạ nhiệt. Hầu hết cuộc sống thực tế xoay quanh chúng ta đều vẫn đang bị chi phối bởi các phần mềm, điển hình như: các phần mềm ứng dụng trên máy tính, điện thoại [word, excel, phần mềm quản lý công việc, quản lý trường học,…phần mềm thiết kế, phần mềm chụp- chỉnh sửa ảnh, mạng xã hội,…].

Việc theo học, phát triển với công việc trong ngành công nghệ sẽ mở ra tương lai tươi sáng, tiềm năng dồi dào.

Mức lương tiềm năng

Các kỹ sư phần mềm có mức thu nhập khá cao

Ngành công nghệ phần mềm được ứng dụng ở mọi lĩnh vực, khía cạnh trong cuộc sống. Bạn dễ dàng tìm được công việc ở bất kỳ lĩnh vực nào. Và nếu bạn là một lập trình viên giỏi, cơ hội việc làm và thăng tiến không giới hạn. Không chỉ trong nước mà còn có cơ hội sang quốc gia khác học tập, làm việc. Thậm chí, bạn không cần phải làm thuê, tự lập nhóm, làm freelancer hoặc thành lập công ty phần mềm riêng như Matt Long [CEO của Groove Technology – App and Software Development Company] nếu bạn có đủ năng lực.

Mức lương ngành công nghệ phần mềm cũng cực kỳ hấp dẫn, từ 8 – 50 triệu, thậm chí hơn tùy vào khả năng kinh nghiệm, cách thức làm việc. Do đó, bạn sẽ không cần lo lắng về cơ hội việc làm với thu nhập khi lựa chọn theo học ngành công nghệ phần mềm.

Học kỹ thuật phần mềm có gặp nhiều khó khăn không?

Ngành kỹ thuật phần mềm đào tạo những kiến thức liên quan tới quy trình phát triển phần mềm chuyên nghiệp, tạo ra sản phẩm phần mềm chất lượng cao, đáp ứng tốt nhu cầu nghiệp vụ cụ thể trong nền sản xuất của xã hội.

Kỹ sư phần mềm sẽ thực hiện mô tả, lập trình để máy tính từng bước thay thế con người trong điều khiển thiết bị phần cứng, tự động hóa các quy trình, thao tác con người trong công việc, hoạt động, giải trí. Với sự hỗ trợ của phần mềm, con người được giải phóng khỏi công việc thủ công, tốn thời gian và nhàm chán, tối ưu sai sót, tối đa hiệu quả.

Khi học, học viên sẽ được trang bị đầy đủ các kiến thức chuyên sâu về ngành công nghệ phần mềm. Bao gồm: quy trình phát triển phần mềm, ứng dụng phần mềm, hỗ trợ phát triển phần mềm khác. Cùng với đó, sinh viên cũng được trau dồi kỹ năng: thu thập, phân tích, thiết kế, lập trình, kiểm thử, vận hành, bảo trì các phần mềm đúng chuẩn.

Thuật ngữ thì có vẻ khó hiểu, nhưng khi tiến hành học tập, bạn sẽ thấy chúng không khó như bạn tưởng. Vẫn biết rằng, mỗi ngành học sẽ có những khó khăn khác nhau, và suy nghĩ, trải nghiệm của từng người trong việc học cũng có sự khác biệt.

Người học không ngừng học tập, cố gắng để chinh phục những mục tiêu cao hơn thì khó khăn mấy cũng khó thể vượt qua. Và việc học không còn quá khó khăn, bạn nên trang bị tốt cho mình:

  • Thường xuyên trau dồi kiến thức chuyên ngành vững vàng.
  • Chuẩn bị vốn ngoại ngữ tốt.
  • Thường xuyên thực hành để nhớ lâu, có kinh nghiệm thực tế tốt hơn.

Kỹ sư phần mềm ra trường làm gì?

Cơ hội việc làm rất rộng mở đối với các kỹ sư phần mềm

Với những người chưa học, hết vẫn còn băn khoăn công việc của mình sau này. Bạn sẽ có rất nhiều lựa chọn vị trí việc làm khác nhau và có khả năng làm trong các khu công nghệ phần mềm. Dưới đây là một số công việc bạn có thể làm khi theo học chuyên ngành về công nghệ thông tin này:

  • Lập trình viên: Nghề phổ biến nhất hiện nay. Bạn có thể lập trình với nhiều ngôn ngữ theo học khác nhau như: .NET, Java, Kolin, PHP, Ruby,… Bạn cũng có thể thử sức với các vị trí như: frond – end, back end, engineering,…
  • UX designer: Vị trí này được nhiều người học xong ưa chuộng. UX designer hiểu được những thứ người dùng sử dụng, mô tả phần mềm tạo ra sẽ có sự tham gia của thành phần nào, tiếp cận ra sao. Ngoài ra, họ cũng sẽ mô tả được về giao diện, màn hình,… Người làm vị trí này thường có tính kiên nhẫn, tỉ mỉ, khả năng tưởng tượng phong phú.
  • Kỹ sư thiết kế phần mềm: Việc thiết kế luôn đòi hỏi hiểu biết chuyên sâu về lập trình, product development, server. Do đó, thường công việc này sẽ được kiểm nghiệm bởi CTO hoặc Tech Lead. Ngoài ra, để làm công việc này, người học cần có khả năng giải quyết vấn đề ngắn – dài hạn, có trí tưởng tượng phong phú, hình dung tốt, giải quyết linh hoạt và nhanh nhạy với từng vấn đề.
  • Business Analysis: Là vị trí trung quan cầu nối giữa sale, marketing, CEO,… với các kỹ thuật viên. Như vậy, đòi hỏi người ở vị trí này phải hiểu được hai thứ tiếng: kỹ thuật – phi kỹ thuật. Họ cần biết mô tả được team dưới ngôn ngữ kỹ thuật, nghĩ ra hướng đi cho dự án, biết phân tích, đánh giá nhu cầu của các thành phần liên quan.
  • Các vị trí khác: Một số vị trí công việc khác bạn có thể làm sau khi học công nghệ phần mềm như: quản lý dự án, làm về tin học ứng dụng, tester, quản trị hệ thống, kỹ sư dữ liệu, product manager,…

Ngành công nghệ phần mềm không những hạ nhiệt mà ngày một rầm rộ, sầm uất hơn. Nếu bạn không chạy theo xu hướng, khó mà đứng vững được. Bởi vậy, nếu có đam mê, định hướng nghề nghiệp rõ ràng, hãy theo học chăm chỉ. Bạn sẽ nhanh chóng có thành công đối với ngành học này.

Video liên quan

Chủ Đề