ngành truyền thông media/ digital media là gì

Ngành truyền thông là gì? Nhiều người vẫn thường lầm tưởng truyền thông [communication] là làm báo [journalism], làm quảng cáo [advertising] hoặc làm PR [public relations]. Tất cả những nhận trên đều không đúng, đó chỉ mới là một phần của ngành truyền thông.

  • Lập kế hoạch marketing trong vòng 1 ngày, xem ngay!
  • Hãy tạo nên trải nghiệm thay vì cứ kể mãi câu chuyện trải nghiệm
  • Quy trình định vị thương hiệu
  • Truyền thông là gì?
  • Chiến lược truyền thông marketing hiệu quả

Cùng tìm hiểu bài viết sau để thấy được sự đa dạng đầy màu sắc của ngành truyền thông. Một số nhóm phổ biến của ngành được phân loại như sau:

1. Ngành truyền thông báo chí: [Journalism]

Đa số người Việt Nam vẫn lầm tưởng và đánh đồng ngành truyền thông cũng chính là ngành truyền thông báo chí. Tuy nhiên báo chí chỉ là một phần trong lĩnh vực này thôi vì đây cũng là nhánh có lịch sử phát triển lâu đời nhất trong ngành truyền thông. Báo chí lại chia ra báo in, báo hình, báo điện tử, báo phát thanh. Công việc chủ yếu có hai mảng: phóng viên [đi lấy tin, phỏng vấn, chụp ảnh, quay phim, ghi âm, viết bài, làm bài trên video, băng ghi âm…].

Ngành truyền thông báo chí

Ngành này [nếu là phóng viên thực thụ] đòi hỏi người làm việc phải có kiến thức nền tốt, nhanh nhạy, xông pha, không ngại ngần những chỗ khó những tranh đấu cho công bằng của xã hội và mang đến một cái nhìn rất rộng về xã hội xung quanh mình [vì lê lết gặp gỡ trò chuyện rất nhiều người trong vô số cảnh huống]. Ngành báo chí khác ngành truyền thông ở chỗ “Sự Thật” là tôn chỉ hàng đầu, truyền thông thì có thể vô tư sáng tạo bay bổng nhưng báo chí thì không … Chính vì thế, trên thế giới, ngành báo chí là một mảng rất riêng, tách hẳn với ngành truyền thông, nhiều trường còn ghi rõ là chỉ dạy ngành báo chí, ko dạy ngành truyền thông.

2. Ngành truyền thông thực hành: [Communication practice]

Nhóm ngành truyền thông thực hành chủ yếu học ra để đi làm, trong đây có nhiều nhóm nhỏ như sau: Public Relations [PR] – Corporate Communication – Non-profit Communication.
Ngành truyền thông PR là ngành gây rất nhiều băn khoăn cho người học vì khá khó phân biệt. Nếu phân biệt kĩ trong các đầu việc truyền thông thì đây là nhánh ngành chuyên làm việc với báo chí [khác với làm event, làm quảng cáo]. Tuy nhiên, rất nhiều lúc PR cũng được dùng để chỉ “làm truyền thông” nói chung, bao gồm tất cả. Mà dùng từ PR để chỉ “làm ngành truyền thông” cũng là một từ không hẳn đúng, đúng nhất có lẽ phải gọi là “marketing truyền thông” [marketing communication], “chiến lược truyền thông” [strategic communication], tức là làm việc thực hành, giúp cho các bên hiểu nhau thông qua các chiến lược, kế hoạch truyền thông.

Ngành truyền thông là gì và cơ hội việc làm thế nào?

Trong lĩnh vực này lại phân nhỏ ra là “ngành truyền thông kinh doanh” [corporate communication] và “ngành truyền thông phi lợi nhuận” [non-profit communication]. Hai mảng này có thể giống nhau về các bước làm việc [cũng đưa ra thông điệp, có hoạt động truyền đạt, có mục tiêu cần đạt được] nhưng bản chất và tinh thần trong từng bước cũng có sự khác biệt, ví dụ làm truyền thông cho thương hiệu X là muốn người tiêu dùng cảm thấy quen thuộc và muốn mua sản phẩm đó; trong khi làm truyền thông cho chống bạo hành trẻ em chẳng hạn, là muốn mọi người ý thức hơn và bảo vệ trẻ tốt hơn.
Corporate communication thì đã xuất hiện và phát triển khá mạnh ở Việt Nam, tuy nhiên, non-profit thì vẫn còn rất mới, ngành này không chỉ làm cho các NGO, các tổ chức bảo trợ xã hội mà còn mở rộng ra là cultural communication làm cho các tổ chức về văn hóa [đại sứ quán, trung tâm văn hóa các nước…], communication for public sector, làm cho nhà nước [truyền thông chính sách – cái này ở nước ngoài rất phát triển], tóm lại là cái gì không có mục tiêu thương mại là ở nhóm này, chủ yếu đánh vào thay đổi nhận định, ý thức, hơn là mua sắm tiêu dùng.

Ngành truyền thông là gì và cơ hội việc làm thế nào?

Đây là nhóm ngành truyền thông kiểu dùng máy ảnh, máy quay phim, máy tính để dựng nên các sản phẩm truyền thông. Nhiều trường dạy ngành này bạn có thể hình dung như thế này, học để làm ra một bộ phim [có thể là phim tài liệu dạng báo chí hoặc là phim truyện bình thường, MV ca nhạc, TVC quảng cáo…] hoặc làm ra các đồ họa inforgraphic…

Ngành truyền thông là gì và cơ hội việc làm thế nào?

Tóm lại là nếu nhóm 1 nhóm 2 như 2 mục trên làm Content Marketing thì đây là nhóm triển khai phần hình thức cho các nội dung đó, liên quan đến máy móc thông tin các loại và cũng rất cần sự bay bổng sáng tạo để tạo ra các sản phẩm nghệ thuật, thu hút. Những người học ngành này là tương lai của ngành truyền thông trong thời đại đa phương tiện vì ai cũng cần làm cho thông tin trở nên đa dạng trong hình thức thể hiện cả. Một số vị trí công việc trong ngành này như: Designer, Motion Graphic Designer,…

4. Ngành nghiên cứu truyền thông [Communication Studies]

Đây là ngành nghiên cứu nên khác với các nhóm trên, người làm lĩnh vực này không có động chân động tay làm sản phẩm, họ ngồi quan sát các hiện tượng cuộc sống đang diễn ra có liên quan đến truyền thông [ví dụ ủa sao người ta mê phim ảnh, nhạc Hàn Quốc quá vậy, ủa sao bây giờ ai cũng đọc tin trên FB thay vì trên báo chính thống, ủa sao chuyện chặt cây ở Hà Nội, dân họ dùng cách nào truyền thông phản đối mà riết Nhà nước cũng ngừng vụ chặt cây được hay vậy?…]
Sau đó thì họ phải đọc một đống sách đồ sộ trên thế giới, tùy theo từng ngành [báo chí, truyền thông văn hóa, truyền thông chiến lược, truyền thông phát triển, truyền thông sức khỏe, truyền thông thay đổi hành vi, truyền thông tâm lý, truyền thông nghệ thuật…] để tìm ra coi có những lý thuyết nào đã nói về vấn đề này, chuyện này đã xảy ra ở đâu rồi, tại sao nó xảy ra, xảy ra thì có ảnh hưởng gì tới con người. Tiếp theo là dùng cái kiến thức nền này chế ra những câu hỏi đi phỏng vấn những người tham gia vào quá trình truyền thông trực tiếp để tìm ra lý do thật sự, rồi đối chiếu lại lý thuyết coi có đúng ko, có gì cần thay đổi, chỉnh sửa cho thực tế và cả đám sách đó không?

Ngành truyền thông là gì và cơ hội việc làm thế nào?

Nghe có vẻ “ăn không ngồi rồi” nhưng thực tế làm rồi mới thấy chuyện xây dựng nền tảng cho truyền thông bằng nghiên cứu là vô cùng quan trọng. Bạn biết người ta hay đọc Facebook lấy tin tức, nhưng họ lấy những tin gì, lấy lúc nào và chia sẻ lại ra sao…, cái này không làm nghiên cứu, cứ phỏng đoán thì khi làm communication practice bạn sẽ rất dễ làm sai, làm kiểu phập phù hên xui. Cũng như làm báo, mà bạn không hiểu được thông tin này nằm dưới quyền kiểm soát của ai, thông tin dễ bị cái gì ảnh hưởng bóp méo thì làm sao bạn đấu tranh được cho những cái là Đúng. Cái nhà xây mà không có nền tảng thì ko bao giờ đứng vững hay xây lên cao được. Một minh chứng sống động nhất là các báo chí truyền thông trên thế giới [nơi tập trung các nghiên cứu truyền thông], thì thấy số lượng báo chí khổng lồ nhất đến từ Mỹ và Hàn Quốc, và hai nước này thật sự là các đế chế truyền thông hiện nay trên thế giới với tầm ảnh hưởng cực kì mạnh từ các sản phẩm văn hóa của họ. Các sản phẩm này và các nghiên cứu truyền thông là một quá trình “con gà cái trứng” rất thú vị, từ sản phẩm tình cờ hay ho phất lên mà có nghiên cứu, rồi từ nghiên cứu mà làm ra vạn vạn sản phẩm hay ho khác một cách bài bản, khoa học, có đo lường tính toán đầy đủ.

Vài dòng ngắn như vậy mong rằng có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về ngành truyền thông là gì, ngành truyền thông có những ngách nhỏ như thế nào và khả năng của bạn phù hợp với nghành nghề nào. Chúc các bạn tìm được công việc như ý và thỏa sức đam mê với ngành truyền thông.

Trong thời đại công nghệ số bùng nổ, Ngành truyền thông đã không còn xa lạ với những ai muốn thỏa sức đam mê và sáng tạo. Ngày nay, ngành truyền thông [Media and Communication] vẫn còn nóng hơn bao giờ hết với cơ hội việc làm rộng mở và mức lương đáng mơ ước. Để tối ưu hóa cơ hội việc làm, kỹ năng nghề nghiệp trong ngành này, nhiều bạn trẻ đã chọn du học ngành Truyền thông ở Mỹ vì nó mở ra nhiều cơ hội không chỉ về việc làm mà còn nhiều tiềm năng phát triển vượt trội trong tương lai. Bạn có biết vì sao du học ngành Media and Communication ở Mỹ lại có sức hút như vậy? Cùng MAAS đọc ngay bài viết này nhé.

Xem thêm:

>>> Top các ngành nghề đang cần ở Mỹ

>>> Du học dự bị quốc tế [foundation] – cầu nối đến ngôi trường mơ ước

1. Vì sao chọn học ngành media and communication tại Mỹ?

Mỹ được biết đến là một quốc gia tự do ngôn luận đi đôi với việc phát triển kinh tế hàng đầu thế giới. Hầu hết người Mỹ luôn đề cao tầm quan trọng của việc truyền bá thông tin, quảng cáo,… Chính vì vậy, việc ở Mỹ sở hữu nhiều thương hiệu nổi tiếng khắp thế giới không có gì đáng ngạc nhiên, và ngành Media and Communication tại Mỹ vẫn đang phát triển không ngừng trong thời đại công nghệ số ngày nay và luôn thuộc trong top các nghề đang cần thiết ở Mỹ

Là đất nước nổi tiếng với nền giáo dục phát triển nhất thế giới, sinh viên quốc tế khi lựa chọn du học Mỹ sẽ có nhiều lựa chọn vào học tại các trường đại học hàng đầu thế giới. Bằng cấp tại Mỹ được công nhận trên toàn thế giới, tạo ra cơ hội làm việc toàn cầu và tiềm năng phát triển sự nghiệp trong tương lai.

Ngành Truyền thông [Media and Communication]

Nếu bạn là một người kể chuyện tuyệt vời và có tính cách năng động thì ngành truyền thông tại Mỹ là một lựa chọn phù hợp. Bạn sẽ dành phần lớn thời gian để “nghiền ngẫm” các bài thuyết trình khác nhau ví dụ như các bài diễn văn và kịch bản. Cũng như các chiến lược đằng sau để giúp các diễn giả thể hiện được quan điểm của họ. Các khóa học truyền thông tại Mỹ mang lại cho bạn những kiến thức về truyền thông đa phương tiện cũng như kiến thức về web, quản lý mạng xã hội, quảng cáo, quan hệ công chúng và cả marketing.

2. Chương trình đào tạo ngành media and communication 

Sinh viên tốt nghiệp ngành Truyền thông ở Mỹ đều hoàn thành 4 nhóm môn học chính: Thiết kế truyền thông; Thẩm mỹ truyền thông; Văn hóa truyền thông và Lý thuyết truyền thông.

Bạn sẽ có thêm 2 lựa chọn nữa là: Thiết kế & Sản xuất hay Lý luận Phê bình.

– Những sinh viên chọn môn Thiết kế & Sản xuất sẽ chịu trách nhiệm tạo ra một dự án và trình bày thành quả của mình trong khu vực triển lãm của trường.

– Nhóm theo học Lý luận Phê bình sẽ tham gia nghiên cứu và viết luận văn. Chủ đề, hình thức và nội dung tùy thuộc vào sinh viên , miễn chủ đề đó thuộc lĩnh vực Truyền thông. Mỗi sinh viên được cung cấp một kế hoạch học tập riêng, với những môn học có thể hỗ trợ cho nghiên cứu của họ.

Những người tư vấn luận văn có thể là những giáo sư đến từ các khoa khác nhau như: Nghệ thuật, Triết học, Anh văn, Giao tiếp, Phim ảnh, Kịch và Âm nhạc. Đội ngũ giảng dạy trong khoa Nghệ thuật của trường cũng có những nhà nghiên cứu về Thiết kế đồ họa, Truyền thông kỹ thuật số [hoạt hình 2D – 3D, truyền hình kỹ thuật số, in 3D…], Nhiếp ảnh, Điêu khắc và những bộ môn Mỹ thuật khác.

3. Ngành truyền thông tại Mỹ học gì?

Chương trình học được thiết kế mang tính thực tiễn cao. Qua các môn học, sinh viên được thực hành lên ý tưởng cho quảng cáo, viết bài quảng cáo, viết thông cáo báo chí, tổ chức họp báo, làm phim quảng cáo… Ở học kỳ cuối, sinh viên được thỏa sức sáng tạo làm một chiến dịch truyền thông cho một đề tài tự chọn, sử dụng các phương tiện truyền thông đương đại để thực hiện. Ngoài ra, kỳ thực tập kéo dài 3 tháng [tương đương hai môn học] là cơ hội để bạn trẻ tiếp cận các vấn đề thực tế trong ngành, giúp hệ thống hóa và ứng dụng những gì đã học trong suốt chương trình.

ngành media and communication

Các sinh viên sẽ được phát triển các kỹ năng trong truyền thông doanh nghiệp, quảng cáo, viết, biên tập chuyên nghiệp và các lĩnh vực khác về quan hệ công chúng. Với chương trình học đa dạng, tạo điều kiện cho bạn khám phá nền công nghiệp truyền thông tại Mỹ và các nước trên thế giới, bạn sẽ trở nên tự tin hơn trong việc quản lý và phát triển chiến lược truyền thông đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng và yêu cầu doanh nghiệp.

Để học tốt ngành truyền thông, bạn cần phải cập nhật xu hướng, hay làm thế nào để “chạm” được vào các đối tượng khách hàng khác nhau khi viết quảng cáo chẳng hạn. Khi theo học ngành này, bạn sẽ phải viết rất nhiều bài luận nên hãy lưu ý khả năng viết và chăm chỉ đọc thật nhiều tài liệu khi có thời gian rảnh.

3. Sinh viên tốt nghiệp ngành Media and Communication làm nghề gì?

Truyền thông là một lĩnh vực nghiên cứu cực kỳ đa dạng và linh hoạt, trong đó một nền tảng về truyền thông có thể hỗ trợ doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực, từ quảng cáo đến nghệ thuật. Chính vì thế, sinh viên tốt nghiệp ngành Media and Communication được đánh giá cao nhờ vào kỹ năng phát triển thông điệp và truyền tải nó một cách hiệu quả. Sinh viên có thể làm việc trong các lĩnh vực như:

– Marketing và Quảng cáo: đóng vai trò là kênh truyền thông để thông báo, thuyết phục và gợi nhớ người tiêu dùng về sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu. Do đó, truyền thông trong Marketing và quảng cáo được sử dụng để củng cố, nhắc nhở người tiêu dùng về nhu cầu của họ và thuyết phục họ đưa ra quyết định sử dụng sản phẩm.

– Quan hệ công chúng: là một lựa chọn phổ biến khác cho sinh viên tốt nghiệp ngành Media and Communication. Mục tiêu chính của quan hệ công chúng là quản lý danh tiếng – của một người, một công ty hoặc một sản phẩm. Do đó, kỹ năng giao tiếp bằng lời nói và bằng văn bản cùng khả năng thuyết phục là rất quan trọng.

– Báo chí/ Truyền thông điện tử/ Phát thanh:  Kỹ năng giao tiếp rõ ràng và chính xác cùng kỹ năng viết tuyệt vời là cốt yếu của các lĩnh vực truyền thông và phát thanh truyền hình.

4. Triển vọng nghề nghiệp ngành media and communication 

Ngành truyền thông được dự đoán sẽ tăng 4% từ năm 2018 –  2028, mức tăng trưởng trung bình cho tất cả các ngành nghề, tạo ra khoảng 27.600 việc làm mới. Nhu cầu về truyền thông dự kiến sẽ nảy sinh do nhu cầu sản xuất, chỉnh sửa và lan truyền thông tin trên các nền tảng khác nhau. Mức lương hàng năm trung bình cho các ngành truyền thông là $57,530 cao hơn mức lương hàng năm trung bình cho tất cả các ngành nghề trong nền kinh tế.

5. Gợi ý một số trường đào tạo ngành Truyền thông tại Mỹ

a. Đại học Illinois ở Chicago

Nằm ở trung tâm của Chicago – một trong những thành phố lớn nhất trên thế giới. Đại học Illinois ở Chicago là trường đại học nghiên cứu công cộng duy nhất ở Chicago với 30.000 sinh viên, 15 khoa về các lĩnh vực. Riêng về ngành Truyền thông và Phương tiện truyền thông nằm trong TOP 50 trên thế giới và là một trong những thế mạnh đào tạo của trường.

Trường có liên kết tuyển dụng với những “gã khổng lồ” như Google, WGN News, National Public Radio, Steppenwolf Theatre… nên 100% các sinh viên sinh viên ngành truyền thông tham gia thực tập trong quá trình học.

– Học phí: 30.000 usd/năm

– Học bổng: Tối đa $12,000/ năm [duy trì 4 năm]

b. Đại học American

Nằm ngay tại Washington, D.C., Đại học American mang lại cho sinh viên những lợi thế của một môi trường học tập truyền thống kết hợp với khả năng tiếp cận với năng lượng, văn hoá và cơ hội của thủ đô Washington, D.C.

– Nằm trong top 100 trường top hàng đầu với vị trí 77

– #19 Best Colleges for Communication in American

– Học phí: $52.881

– Học bổng: tối đa $15.000 [cho năm đầu tiên]

c. Đại học OHIO

#52 – Best Colleges For Communications in America

Thành lập vào năm 1804,  là Đại học công lập đầu tiên tại bang Ohio, và nằm trong top 10 trường Đại học lâu đời nhất nước Mỹ. Sinh viên dễ dàng di chuyển đến những thành phố lớn cách Columbus – thủ phủ bang Ohio chỉ 1.5h lái xe, cách Cincinnati khoảng 3h lái xe, cách Washington DC khoảng 6h lái xe, cách Chicago khoảng 7.5h lái xe, và cách New York tầm 9h lái xe.

– Học phí 22.000 $ mỗi năm

– Học bổng lên tới 80% học phí

d. Đại học DEPAUL

#62 Best Colleges For Communications in America. Được thành lập vào năm 1898 tại trung tâm thành phố Chicago. Hạng 12 ngành Marketing tốt nhất [TFE Times, 2018]

Hơn 300 sinh viên ngành Báo chí và Truyền thông được học và thực hành trong thị trường truyền thông lớn thứ 3 tại Mỹ tại các công ty lớn như Tòa soạn Chicago Reader, các hãng thông tấn ABC, NBC, WTTW/Channel 11, SportsNet…

– Học phí: $40,814

– Học bổng: lên đến $23,000

e. South Florida University

#68 Best Colleges For Communications in America

Xếp hạng thứ 127 trường Đại học hàng đầu nước Mỹ [theo U.S News & World Report 2019]. Tọa lạc tại Tampa, thành phố xinh đẹp trên bờ Tây Florida 

– Học bổng cho học sinh nhập học trực tiếp: Từ $4.000 – $48.000 [tương đương $1.000 –$12.000 mỗi năm]: xét theo điểm trung bình cấp 3, điểm SAT

Kết

Du học ngành Media and Communication ở Mỹ luôn là xu hướng của các bạn du học sinh không chỉ tại Việt Nam mà còn trên thế giới. Tuy nhiên, bạn không nên chạy theo ngành “hot” mà nên chọn ngành phù hợp với khả năng và đam mê của mình. Chúc bạn sẽ thành công trên con đường mình đã chọn.

Sứ mệnh của MAAS là trở thành người bạn đồng hành của bạn trên con đường học thuật đầy khó khăn và thử thách. Nếu như bạn còn bối rối trong việc viết study plan, scholarship letter, proposal thì MAAS Assignment Service luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn. Với đội ngũ Writers chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm, chúng tôi tin rằng dịch vụ tại MAAS chắc chắn giúp bạn hoàn thành mọi thứ tốt hơn .Nếu bạn còn phân vân về dịch vụ của MAAS Assignment Service thì hãy bấm vào đây để xem chi tiết thông tin cách làm việc của chúng tôi. Tham khảo thêm feedback từ khách hàng đã đặt bài tại MAAS qua video bên dưới.

Email:

Hotline 1:  [+84]97 942 23 93

Hotline 2: [+84]89 851 15 88

Facebook:

//www.facebook.com/MAAS.Essayservice

//www.facebook.com/MAASwritingservice

Instagram:

//www.instagram.com/maas.assignment/ 

Twitter:

//twitter.com/MaasService

Google Map:

//g.page/MAASEDTECH?share

Video liên quan

Chủ Đề