Nghệ thuật tả Chị em Thúy Kiều và Kiều Nguyệt Nga khác nhau như thế nào

Nghệ thuật miêu tả nhân vật trong Truyện Kiều

  • Dàn ý Nghệ thuật miêu tả nhân vật trong Truyện Kiều
  • Nghệ thuật miêu tả nhân vật trong Truyện Kiều - Mẫu 1
  • Nghệ thuật miêu tả nhân vật trong Truyện Kiều - Mẫu 2
  • Nghệ thuật miêu tả nhân vật trong Truyện Kiều - Mẫu 3
  • Nghệ thuật miêu tả nhân vật trong Truyện Kiều - Mẫu 4

Dàn ý Nghệ thuật miêu tả nhân vật trong Truyện Kiều

1. Mở bài:

2. Thân bài:

a, Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật:

* Thủ pháp ước lệ tượng trưng: Đây là thủ pháp miêu tả được sử dụng trong văn học Trung đại, lấy vẻ đẹp thiên nhiên tả vẻ đẹp con người. Thiên nhiên là trung tâm, là chuẩn mực của cái đẹp.

- Trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”: Giới thiệu chị em Thúy Kiều: “đầu lòng hai ả tố nga”, “mai cốt cách tuyết tinh thần” – mĩ từ ca ngợi 2 cô gái đẹp người đẹp nết.

- Trong đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều”, tác giả dùng hình ảnh hoa để tả Kiều: “lệ hoa mấy hàng”, “Nét buồn như cúc điệu gầy như mai”, vừa tả người đẹp, vừa thể hiện nỗi tủi nhục khi phải bán mình chuộc cha.

- Trong đoạn trích Cảnh ngày xuân”: Tả nam thanh nữ tú đi hội đạp thanh là “yến anh”, “tài tử”, “giai nhân”, vẻ đẹp của con người hòa với cảnh sắc thiên nhiên, khiến thiên nhiên thêm sinh động.

⇒ Nhận xét:

- Về ngôn ngữ: tác giả sử dụng ngôn từ trang trọng, mĩ miều, hình ảnh tươi đẹp, trong sáng.

- Hình ảnh: lựa chọn những hình ảnh đẹp trong tự nhiên.

- Qua miêu tả thấy được tuyến nhân vật chính diện, cho thấy tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với nhân vật.

* Thủ pháp tả thực: tả Mã Giám Sinh

- Giới thiệu nhân vật: “Hỏi tên, rằng: Mã Giám Sinh/ Hỏi quê, rằng: Huyện Lâm Thanh cũng gần”.

- Ngoại hình, tuổi tác: “Quá niên trạc ngoại tứ tuần/ Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao”.

- Cho thấy phẩm chất con người qua một chuỗi hành động:

⇒ Nhận xét:

- Tác giả sử dụng ngôn từ tả thực, chỉ dùng 2 câu để tả ngoại hình nhân vật, còn lại tả hành động để cho thấy bản chất con người nhân vật Mã Giám Sinh; sử dụng nhiều tính từ như “lao xao”, “sỗ sàng”, đặc biệt động từ “tót” cho thấy một hành động vô phép tắc, dáng ngồi xấu xí.

- Qua miêu tả thấy được nhân vật phản diện, thể hiện sự khinh ghét của tác giả

b, Nghệ thuật miêu nội tâm nhân vật: qua đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích

* Thủ pháp tả cảnh ngụ tình

- Cảnh vật được nhìn qua con mắt của kẻ đang đau buồn như Thúy Kiều tràn ngập 1 màu ảm đạm, u ám, cô liêu: 8 câu thơ cuối bài, cảnh vật được nhìn bằng sự cô đơn, sợ hãi của Kiều, tác giả miêu tả tâm trạng Kiều thông qua những hình ảnh thiên nhiên như thuyền, cánh hoa trôi trên dòng nước, gió thét, sóng gào.

* Thủ pháp độc thoại nội tâm

- Tác giả tả tâm trạng nhớ thương của Kiều với Kim Trọng, với cha mẹ thông qua 8 câu độc thoại nội tâm của Kiều, từ nhớ thương người yêu đến thương xót cho phẩm hạnh, cho mối tình của hai người; từ lo lắng cho cha mẹ đến xót xa đau buồn nghĩ mình khó quay về gặp cha mẹ nữa.

c, Nhận xét về nghệ thuật miêu tả nhân vật:

- Dùng cách gián tiếp để miêu tả nhân vật chính diện: dùng thiên nhiên tả vẻ đẹp, dùng thiên nhiên tả nội tâm; giọng thơ nhẹ nhàng, trang trọng, ưu ái, thương xót.

- Dùng cách trực tiếp để tả nhân vật phản diện: tả trực tiếp ngoại hình, tính cách, hành động, không sử dụng hình ảnh thiên nhiên trong miêu tả; giọng thơ thể hiện thái độ tức giận, khinh ghét.

- Qua miêu tả dự đoán trước số phận nhân vật.

3. Kết bài:

Phân tích Thúy Kiều trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều

Dàn ý phân tích nhân vật Thúy Kiều

a] Mở bài

- Giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm, đoạn trích:

- Giới thiệu khái quát nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích : Truyện đã khắc họa thành công hình tượng nhân vật Thúy Kiều, thể hiện tài năng miêu tả chân dung nhân vật bậc thầy của Nguyễn Du.

b] Thân bài

* Vẻ đẹp của Thúy Kiều

- Câu thơ đầu khái quát tài sắc của Thuý Kiều: “càng sắc sảo, mặn mà”

-> Vẻ đẹp trưởng thành, tinh anh, thông tuệ, có tài có sắc.

- "thu thủy, xuân sơn" : lối ước lệ tượng trưng đặc tả đôi mắt trong sáng, long lanh của Kiều.

- “mây thua nước tóc”, “liễu hờn kém xanh”

-> Thúy Kiều là người con gái có vẻ đẹp tuyệt sắc giai nhân khiến thiên nhiên cũng phải ganh tị. Nhan sắc của Kiều đã vượt ra ngoài khuôn khổ của quy luật tự nhiên, ngoài trí tưởng tượng.

* Trí tuệ và tài hoa của Thúy Kiều

- Thúy Kiều vừa có sắc vừa có tài năng:

"thông minh vốn sẵn tính trời"

-> Thúy Kiều đẹp toàn diện cả sắc, tài, tình, đẹp “nghiêng nước nghiêng thành”

* Tài sắc của Kiều dự cảm về số phận đầy sóng gió

- Miêu tả Thuý Kiều, tác giả dùng những từ chỉ mức độ: ghen, hờn -> thiên nhiên phải ghen tị, hờn giận trước vẻ đẹp và tài năng, tâm hồn của Thúy Kiều, từ đó báo hiệu một cuộc đời nhiều gian nan, sóng gió.

-> Nhan sắc và sự tài hoa của Thúy Kiều báo hiệu cho một dự cảm không lành, một số phận éo le, bất hạnh.

=> Số phận chung của người phụ nữ xưa phải chịu những tủi cực, khó khăn, sự bất công của xã hội. Cuộc đời của họ như tấm lụa đào phất phơ giữa chợ, như thân bèo trôi nổi vô định không biết trôi dạt về đâu.

* Đánh giá nghệ thuật

Các biện pháp so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, đối xứng, liệt kê...

c] Kết bài

- Nêu cảm nhận về nhân vật Thúy Kiều:

Điểm giống và khác nhau giữa hai nhân vật Thúy Vân và Thúy Kiều

Trang trước Trang sau

Đề bài: Qua đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”, hai nhân vật Thúy Vân và Thúy Kiều có những điểm nào giống và khác nhau?

Trả lời:

Quảng cáo

- Giống nhau: Mai cốt cách, tuyết tinh thần, Phong lưu rất mực hồng quần/ Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê, Tường đông ong bướm đi về mặc ai.

- Khác nhau:

 • Thúy Vân: trang trọng khác vời, Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang, Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da…

 • Thúy Kiều: sắc sảo mặn mà/ So bề tài sắc lại là phần hơn - Làn thu thủy nét xuân sơn/ Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.

- Quan niệm của tác giả Nguyễn Du về mối quan hệ giữa nhan sắc, tài năng và số phận.

 • Vẻ đẹp sắc sảo, lôi cuốn, tài năng hơn người → bị đố kị, ghen ghét, số phận long đong.

- Quan niệm này xuất phát từ cơ sở tâm lí - xã hội cụ thể.

Quảng cáo

Xem thêm các câu hỏi về các tác phẩm Ngữ văn lớp 9 ôn thi vào lớp 10 hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube Tôi

Trang trước Trang sau

Soạn bài: Chị em Thúy Kiều - trích Truyện Kiều[trong 10 phút]

Tóm tắt Chị em Thúy Kiều

Hướng dẫn Soạn bài

Câu 1

- 4 câu đầu: Giới thiệu khái quát về chị em Kiều- Vân

- 4 câu tiếp: Hình ảnh và vẻ đẹp của Thúy Vân

- 16 câu còn lại : Hình ảnh nàng Kiều thể hiện qua vẻ đẹp và tài năng

Trình tự miêu tả nhân vật của tác giả: Miêu tả từ khái quát đến cụ thể

Câu 2

- Khi miêu tả vẻ đẹp Thúy Vân, tác giả sử dụng các hình ảnh ước lệ sau:

+ Trăng: khuôn mặt tròn đầy tựa vầng trăng

+ Hoa: nụ cười xinh đẹp, tươi tắn tựa trăng

+ Mây: Mái tóc dài mượt mà hơn cả áng mấy

+Tuyết: Làn da trắng trẻo, mịn màng hơn tuyết

=> Vân có vẻ đẹp phúc hậu, đoan trang, hòa hợp với thiên nhiên, tính cách hiền dịu, nết na, những lời nói thốt ra ngọc ngà, êm đềm -> vẻ đẹp ấy báo hiệu một tương lai êm đềm, bình yên, ít sóng gió, trắc trở.

Câu 3

Vẻ đẹp Thúy Kiều so với Thúy Vân:

- Giống nhau:

+ Sử dụng các hình ảnh thiên nhiên mang tính ước lệ và làm chuẩn mực để miêu tả vẻ đẹp

+ Cả hai chị em đều mang vẻ đẹp hết sức hoàn mỹ, đáng được trân trọng, ngợi ca

Khác nhau :

+ Kiều sắc sảo, mặn mà hơn

+ Sắc đẹp:

Đôi mắt tựa nước mùa thu có nét buồn nhưng dịụ dàng, êm đềm

Nét ngài mảnh mai, thanh tao tựa núi

- Thiên nhiên cũng phải hờn ghen trước dung nhan của nàng

=> Báo hiệu một cuộc đời trắc trở, nhiều sóng gió.

Câu 4

Ngoài nhan sắc, tác giả còn nhấn mạnh về tài năng của Kiều:

+ Đạt mức phi thường: giỏi cả cầm, kì, thi, họa

Tài đàn hát và khả năng tự sáng tác vượt bậc.

Ở nàng có cả tài, sắc vẹn tròn, dung nhan hơn hoa, tài năng thiên phú

Câu 5

Theo em, đó là ý kiến đúng.

Vì trong xã hội, thường những gì hòa hơn và hài hòa với bản thân sẽ giúp ta trở nên tốt đẹp hơn, “thua” và”nhường” thể hiện sự chấp nhận phần thiệt, phần yếu hơn về mình mà không ích kỷ, hẹp hòi. Những gì mà gặp phải sự ghen ghét, đố kỵ thì thường gây nên những sự giành dật, phá phách, báo trước sự sóng gió, bất trắc.

Câu 6

Trong hai bức chân dung của Vân và Kiều thì bức chân dung của Thúy Kiều nổi bật hơn. Bởi:

+ Tác giả dành số lượng câu thơ để đặc tả Thúy Kiều nhiều hơn

+ Vân chỉ miêu tả về tính cách, vẻ đẹp còn Kiều được miêu tả cả về tính cách, vẻ đẹp ngoại hình và tài năng

+ Miêu tả Thúy Vân làm đòn bẩy để nâng giá trị vẻ đẹp của Thúy Kiều

Video liên quan

Chủ Đề