Nghị định 22 2023 quyền tác giả

* Cơ quan ban hành: Quốc hội

* Ngày ban hành:16/6/2022

* Ngày có hiệu lực:01/01/2023

* Nội dung chính:

Ngày 16/6/2022, Quốc hội đã thông qua Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi tại kỳ họp thứ 3, khóa XV. Theo đó, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 quy định về tác giả, đồng tác giả như sau:

- Tác giả là người trực tiếp sáng tạo tác phẩm.

Trường hợp có từ hai người trở lên cùng trực tiếp sáng tạo tác phẩm với chủ ý là sự đóng góp của họ được kết hợp thành một tổng thể hoàn chỉnh thì những người đó là các đồng tác giả.

[Hiện hành, tại Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định đồng tác giả là những tác giả cùng trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học].

- Người hỗ trợ, góp ý kiến hoặc cung cấp tư liệu cho người khác sáng tạo tác phẩm không phải là tác giả, đồng tác giả.

- Việc thực hiện quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm có đồng tác giả phải có sự thỏa thuận của các đồng tác giả, trừ trường hợp tác phẩm có phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập mà không làm phương hại đến phần của các đồng tác giả khác hoặc luật khác có quy định khác.

Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 có hiệu lực từ ngày 01/01/2023.

* Trách nhiệm thực hiện của địa phương:

- Trách nhiệm xây dựng thể chế: 

+ Ban hành văn bản mới: Không.

+ Bãi bỏ văn bản địa phương đã ban hành: Không.

- Trách nhiệm khác: Không

- Cơ quan tham mưu: Không.​


Văn học nghệ thuật dân gian là các tác phẩm được sáng tác truyền miệng do nhân dân sáng tác, được nhân dân sử dụng, tiếp nhận, lưu truyền. Câu hỏi đặt ra là quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian được bảo hộ như thế nào?

Văn học dân gian Việt Nam còn được gọi là văn chương bình dân, văn học đại chúng, văn chương truyền khẩu, văn nghệ dân gian, sáng tác dân gian. Dưới góc nhìn văn học, các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là các sáng tác tập thể và được truyền miệng bởi những người dân lao động. Theo khoản 1 Điều 23 Luật Sở hữu Trí tuệ 2005 [Sửa đổi bổ sung năm 2009 và năm 2019] và khoản 1, 2 Điều 18 Nghị định 22/2018/NĐ-CP, tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là sáng tạo tập thể trên nền tảng truyền thống của một nhóm hoặc các cá nhân nhằm phản ánh khát vọng của cộng đồng, thể hiện tương xứng đặc điểm văn hoá và xã hội của họ, các tiêu chuẩn và giá trị được lưu truyền bằng cách mô phỏng hoặc bằng cách khác. Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian bao gồm:

  • Truyện, thơ, câu đố [các loại hình nghệ thuật ngôn từ];
  • Điệu hát, làn điệu âm nhạc [chèo, tuồng, cải lương, múa rối, điệu hát, làn điệu âm nhạc];
  • Điệu múa, vở diễn, nghi lễ và các trò chơi [điệu múa, vở diễn, trò chơi dân gian, hội làng, các hình thức nghi lễ dân gian];
  • Sản phẩm nghệ thuật đồ hoạ, hội hoạ, điêu khắc, nhạc cụ, hình mẫu kiến trúc và các loại hình nghệ thuật khác được thể hiện dưới bất kỳ hình thức vật chất nào.

2. Bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học dân gian

Thực tế, chủ sở hữu quyền tác giả của các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là toàn thể cộng đồng. Quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là quyền của cộng đồng [làng, xã, thôn, bản,… ], các cá nhân, tập thể nghiên cứu, sưu tầm đối với các sản phẩm trí tuệ mà họ tạo ra. Theo quy định tại khoản 3 Điều 18 Nghị định 22/2018/NĐ-CP thì các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 23 của Luật sở hữu trí tuệ được bảo hộ không phụ thuộc vào việc định hình. Định hình ở đây được coi là sự biểu hiện bằng chữ viết, các ký tự khác, đường nét, hình khối, bố cục, màu sắc, âm thanh, hình ảnh hoặc sự tái hiện âm thanh, hình ảnh dưới dạng vật chất nhất định để từ đó có thể nhận biết, sao chép hoặc truyền đạt [khoản Điều 3 Nghị định 22/2018/NĐ – CP].

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 23 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì các tổ chức, cá nhân khi sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian phải dẫn chiếu xuất xứ của loại hình tác phẩm đó và bảo đảm giữ gìn giá trị đích thực của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian.

Đồng thời, theo quy định tại khoản 4, 5 Điều 18 Nghị định 22/2018/NĐ-CP thì việc sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật sở hữu trí tuệ bao gồm các hoạt động sưu tầm, nghiên cứu, biểu diễn, giới thiệu giá trị đích thực của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian.

Dẫn chiếu xuất xứ loại hình tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật sở hữu trí tuệ là việc chỉ ra nguồn gốc, địa danh của cộng đồng cư dân nơi tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian được hình thành.

Xem thêm:

  • ĐỀ XUẤT MIỄN GIẢM HÀNG LOẠT LOẠI THUẾ, PHÍ, LỆ PHÍ CHO DOANH NGHIỆP DO ẢNH HƯỞNG CỦA DỊCH COVID 19
  • THỦ TỤC XIN GIA HẠN GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG
  • THỦ TỤC THAY ĐỔI TÊN DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MỚI NHẤT TẠI VĨNH PHÚC
  • DỊCH VỤ HỖ TRỢ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
  • Thủ tục gia hạn văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Chủ Đề