Nghịch lý trong phát triển khoa học công nghệ gắn với sản xuất

- Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy cho biết, gần đây Ngân hàng Thế giới đưa ra một quan sát gọi là “Nghịch lý của đổi mới sáng tạo”. Theo đó, những nước đi sau kỳ vọng thừa hưởng, du nhập, bắt chước công nghệ từ các nước tiên tiến để nhanh chóng bắt kịp, tiến cùng, nhưng thực tế đa số lại không thực hiện được, hoặc thực hiện rất khiêm tốn.

Thứ trưởng Bùi Duy Tân cho biết, đổi mới sáng tạo theo kiểu bắt chước không là “đương nhiên”, đòi hỏi nền tảng tri thức cần thiết cho hoạt động này

Nghịch lý của đổi mới sáng tạo

Nghịch lý Ngân hàng Thế giới chỉ ra cho thấy, đổi mới sáng tạo kể cả theo nghĩa rộng hay theo kiểu bắt chước cũng không là “đương nhiên”, mà đòi hỏi mức độ nhất định năng lực hấp thụ công nghệ, hấp thụ tri thức, năng lực quản lý và tổ chức, đòi hỏi doanh nghiệp, các tổ chức hỗ trợ đổi mới sáng tạo ở quốc gia đó phải tích lũy được nền tảng tri thức cần thiết cho đổi mới sáng tạo. Nếu năng lực quản lý sản xuất còn hạn chế, rất khó để doanh nghiệp thực hiện các đổi mới sáng tạo quan trọng. Do vậy, tùy từng giai đoạn phát triển khác nhau các quốc gia sẽ có chính sách đổi mới sáng tạo phù hợp.

Nhìn từ khía cạnh chính sách, hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia sẽ cung cấp đầu vào tri thức cho quá trình đổi mới [qua R&D, xây dựng năng lực]; tạo cầu cho đổi mới sáng tạo [hình thành thị trường sản phẩm mới, tạo ra yêu cầu mới về chất lượng]; hình thành các thành phần của hệ thống đổi mới [hình thành, thay đổi các tổ chức trực tiếp tham gia đổi mới sáng tạo; thúc đẩy học tập lẫn nhau, xây dựng mạng lưới và liên kết tri thức; tạo ra và hình thành các thể chế]; hỗ trợ các công ty đang đổi mới sáng tạo, thông qua việc ươm tạo, cung cấp tài chính và tư vấn [ươm tạo, cung cấp tài chính, cung cấp dịch vụ tư vấn].

Tại Việt Nam, hệ thống đổi mới sáng tạo đang hình thành, trong đó, một số thực thể, thể chế và liên kết đã xuất hiện và hoạt động nhưng còn thiếu vắng nhiều thể chế, thực thể và liên kết khác.

Quan sát của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, hiện nay, Việt Nam có khoảng 60 trung tâm đổi mới sáng tạo hoặc vườn ươm ý tưởng sáng tạo rải rác khắp cả nước. Hoạt động đổi mới sáng tạo còn chưa có sự gắn kết với việc đưa các ý tưởng, thành quả vào thực tiễn, hay nói cách khác là thương mại hóa… Cùng với đó, nếu như các nước như Mỹ, Anh, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc… đã đi trước và dành nguồn lực rất lớn cho đổi mới, sáng tạo hàng năm, thì tại Việt Nam, tỷ lệ chi cho khoa học công nghệ [cả khu vực Nhà nước và tư nhân] rất thấp, chỉ khoảng 0,44% GDP. “Năm 2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 94/2020/NĐ-CP quy định những cơ chế ưu đãi đặc biệt cho Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia, nhưng đầu tư cho khoa học công nghệ, trong đó có hoạt động đổi mới sáng tạo cần được đẩy mạnh hơn nữa, từ nguồn ngân sách của Chính phủ, từ nguồn xã hội hóa hoặc từ các nguồn hỗ trợ khác, để thực thi được mục tiêu đã định”, lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư chia sẻ.

Vượt qua nghịch lý của đổi mới sáng tạo, cách nào?

Từ năm 2007 đến nay, mỗi năm Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới [WIPO], Viện Quản trị Kinh doanh châu Âu [INSEAD], Đại học Cornell [Hoa Kỳ] đều phối hợp xây dựng và xuất bản báo cáo Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu [GII]. GII của Việt Nam mấy năm gần đầy liên tục tăng và Việt Nam đã sử dụng bộ chỉ số GII như một công cụ đo lường và đánh giá hiệu quả hoạt động đổi mới sáng tạo của quốc gia. Việt Nam được xem là hình mẫu của các nước đang phát triển khác trong việc thiết lập đổi mới sáng tạo như một ưu tiên quốc gia.

Tại Bộ Khoa học và Công nghệ, từ đầu năm 2000, Bộ đã có sự chuyển hướng nhằm vào đối tượng doanh nghiệp, địa phương và thúc đẩy thương mại hóa các kết quả nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới. Tuy nhiên, trong bối cảnh mới, cần ưu tiên phát triển năng lực bắt kịp trình độ công nghệ cao nhất [đường biên công nghệ] thông qua tiếp nhận, phổ biến công nghệ tiên tiến từ nước ngoài hoặc các công ty đa quốc gia, thay vì cố gắng thúc ép tạo ra công nghệ mới thông qua hoạt động sáng chế; có thiên kiến trong phân bổ nguồn lực dành cho các chương trình nghiên cứu và triển khai với mục tiêu tạo ra công nghệ mới; cần có một loạt yếu tố bổ trợ để các dự án đổi mới sáng tạo thành công; tăng cường bảo hộ sở hữu trí tuệ và phát triển tài sản trí tuệ; tăng cường sự điều phối và xây dựng thể chế của chính sách đổi mới sáng tạo.

Chỉ số GII của Việt Nam cải thiện qua từng năm, nhưng Việt Nam vẫn cần cơ chế thúc đẩy thực chất hoạt động đổi mới sáng tạo

Để tháo gỡ các điểm yếu của hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia tại Việt Nam, góc nhìn từ Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng, cần khắc phục các điểm nghẽn trong môi trường kinh doanh, gồm cả các quy định hạn chế không cần thiết, giới hạn cạnh tranh, can thiệp kinh tế, hạn chế về đổi mới sáng tạo và tài chính cho khởi nghiệp; nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp, trước hết thông qua tiếp nhận, ứng dụng công nghệ sau đó tiến tới tạo ra công nghệ; cải thiện số lượng, chất lượng và sự phù hợp của lực lượng lao động; nâng cao chất lượng và sự phù hợp của hoạt động R&D và tạo ra tri thức…

Tại Hội nghị về quản lý Nhà nước về đổi mới sáng tạo cuối tuần qua, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho rằng, cần bổ sung rõ hơn chức năng quản lý nhà nước của các đơn vị về đổi mới sáng tạo; đề xuất giải pháp tăng cường đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp; nâng cao vai trò, vị trí của Bộ liên quan đến quản lý nhà nước về vấn đề này./.

TP - Hiện nay, phần lớn các nhóm nghiên cứu trong các trường ĐH đều hình thành một cách tự phát, theo nhu cầu nghiên cứu của các nhà khoa học. Nguyên nhân sâu sa nhất chính là thiếu một cơ chế chính sách đào tạo và đầu tư có trọng tâm trong nghiên cứu khoa học ở cấp quốc gia.  

GS. Tạ Thành Văn, hiệu trưởng trường ĐH Y Hà Nội cho biết: Trường ĐH Y Hà Nội hiện có khoảng 10 nhóm nghiên cứu. Phần lớn nhóm nghiên cứu ở trong trường đều hình thành một cách tự phát theo định hướng của các thầy cô trong nhóm. Các nhóm này chưa thực sự nằm trong quy hoạch tổng thể của trường vì không có kinh phí để thực thi chiến lược phát triển khoa học và công nghệ mà nhà trường đã đề ra.

Như vậy, các nhóm nghiên cứu hình thành một cách tự phát dựa trên niềm đam mê của thầy cô trưởng các nhóm. Phần lớn các thầy cô này được trường cử đi đào tạo bài bản ở nước ngoài theo định hướng ưu tiên phát triển của nhà trường trong từng giai đoạn phát triển. Khi các thầy cô này trở về trường chỉ có thể tạo điều kiện môi trường làm việc tối đa cho các nhóm hoạt động. Đồng thời, sẵn sàng đầu tư trang thiết bị cho những nhóm hoạt động hiệu quả. Còn có kinh phí hay không, có bao nhiêu thì lại phụ thuộc vào năng lực của từng nhóm.

Về chiến lược phát triển khoa học và công nghệ ở Việt Nam, đầu tư về khoa học công nghệ của Việt Nam còn khiêm tốn so với các nước khác. Song, ở đâu đó và lúc nào đó chúng ta vẫn không dùng hết tiền dành cho khoa học và công nghệ, trong khi các nhà khoa học Việt Nam lại không thiếu ý tưởng nhưng lại “khát” kinh phí. Đó là một nghịch lý đang tồn tại ở nước ta. Mấu chốt là mỗi bộ ngành, mỗi cơ sở khoa học và công nghệ đều có chiến lược phát triển khoa học và công nghệ rất hay, tầm cơ thế giới song lại thiếu tính thực tiễn và khả thi.

Điều này giống như chúng ta có trong tay bản thiết kế lâu đài rất đẹp nhưng lại không có đủ kinh phí đầu tư và không đủ năng lực thi công. Điều này dẫn đến việc đầu tư dàn trải, chắp và, không trọng tâm, trọng điểm dẫn đến lãng phí nguồn lực. Thêm vào đó, ở Việt Nam, chúng ta không coi trường đại học là cái nôi của khoa học và công nghệ và kết quả là nhiều viện nghiên cứu đã được thành lập trong quá khứ, không gắn kết đào tạo và nghiên cứu khoa học nên càng đưa đến thất thoát và lãng phí.

Vậy giải pháp nào để tháo gỡ những khó khăn, rào cản để các nhóm nghiên cứu phát huy khả năng? Cần đầu tư có trọng tâm trọng điểm, đặc biệt ưu tiên các nhóm khoa học mạnh nằm trong ưu tiên phát triển của ngành và quốc gia; Phải coi trường ĐH là cái nôi của khoa học công nghệ. Nhà nước phải đầu tư để phát triển. Trường ĐH, nơi có đội ngũ giảng viên nghiên cứu rất mạnh nhưng chỉ dạy chay.

Ngân sách nhà nước để đào tạo 1 tiến sĩ của Việt Nam mới chỉ bằng 1 sinh viên ĐH. Thế thì làm sao để thúc đẩy nền khoa học nước nhà. Một đề tài Nafosted là 1,5 tỷ và yêu cầu 2 bài báo khoa học, tương đương 600-700 triệu/bài báo khoa học. Nhưng trong đào tạo tiến sĩ, Bộ cũng quy định nghiên cứu sinh phải có hai bài báo khoa học mà kinh phí đào tạo chỉ bằng kinh phí đào tạo 1 sinh viên đại học.  Đây là thực tiễn và là nghịch lý của Việt Nam.

Có thể thấy chưa nước nào đào tạo tiến sĩ giống Việt Nam. Trong khi các nước, nghiên cứu sinh được cấp học bổng và kinh phí để làm luận án tiến sĩ còn ở Việt Nam thì nghiên cứu sinh phải tự bỏ tiền ra làm đề tài luận án.

Chỉ dưới 10% số đề tài của nghiên cứu sinh được hỗ trợ bởi các đề tài khoa học [cấp nhà nước, cấp bộ hoặc từ đề tài hợp tác quốc tế]. Chính vì vậy, chất lượng không được như mong muốn cũng là điều dễ hiểu. Việc đào tạo nghiên cứu sinh, các nhà khoa học tương lại của đất nước nếu được đầu tư bài bản, chắc chắn các trường ĐH Việt Nam và nền khoa học của đất nước sẽ khác hiện nay.

Hiệu trưởng bị tố bóp cổ học sinh

Học sinh bị tát ứa máu tai: Giám đốc sở GD&ĐT Quảng Bình nói...sốc

Bí ẩn suối cá thần Cẩm Lương nhiều điều chưa thể lý giải

GS Hồ Ngọc Đại nói gì về việc tìm triết lý cho giáo dục Việt Nam

Trường đại học ở Việt Nam: Chưa chú trọng nghiên cứu, vì sao?

Thừa thiếu biên chế giáo dục, địa phương phải làm gì?

NGHIÊM HUÊ [ghi]

Video liên quan

Chủ Đề