Nghiên cứu kháng sinh dự phòng trong mổ lấy thai

22/11/2019

DS. Nguyễn Thị Thúy Anh [lược dịch]

K. Dược

Mổ lấy thai là phẫu thuật lớn thường gặp nhất được thực hiện. Nguy cơ các biến chứng như nhiễm trùng vết mổ và viêm nội mạc tử cung tăng gấp 5 đến 10 lần so với sinh đường âm đạo.[1] Việc sử dụng cefazolin quanh phẫu thuật được khuyến cáo nhằm làm giảm nguy cơ này, nếu nhiễm trùng xảy ra làm tăng gánh nặng bệnh lý cho người mẹ và tăng chi phí chăm sóc y tế.

Mổ lấy thai không chủ động [chẳng hạn như mổ lấy thai được thực hiện trong khi chuyển dạ, hoặc sau khi màng ối vỡ hoặc để cấp cứu người mẹ hoặc thai nhi] là vấn đề được quan tâm. Nhiễm khuẩn sau phẫu thuật xảy ra với tỷ lệ lên đến 12% các trường hợp mặc dù có biện pháp dự phòng thường quy.[2,3] Các nghiên cứu trước đây cho thấy tỷ lệ viêm nội mạc tử cung sau sinh cao hơn đối với những người nhiễm Ureaplasma urealyticum ở đường sinh dục hoặc bào thai,[4-9]  và các nghiên cứu đơn trung tâm chứng tỏ liều duy nhất azithromycin đường tĩnh mạch bổ sung vào kháng sinh dự phòng thường quy có thể giảm nguy cơ nhiễm trùng sau phẫu thuật.[10] Một giả thuyết cho sự kết hợp với azithromycin là mở rộng phổ kháng khuẩn trên các chủng Ureaplasma; tuy nhiên, vai trò của Ureaplasma trong cơ chế bệnh sinh của viêm nội mạc tử cung còn nhiều tranh cãi.

Nhằm mở rộng các kết quả này cũng như đánh giá lợi ích và tính an toàn của azithromycin kết hợp với kháng sinh dự phòng thường quy, Tita và cộng sự [11] đã thực hiện nghiên cứu ở 14 bệnh viện tại Hoa Kỳ với cỡ mẫu là 2013 thai phụ được chỉ định mổ lấy thai khi vào chuyển dạ hoặc sau khi ối vỡ, các thai phụ được chia ngẫu nhiên thành hai nhóm, một nhóm được cho sử dụng liều duy nhất 500 mg azithromycin đường tĩnh mạch [n=1019] kết hợp với kháng sinh dự phòng trước phẫu thuật, một nhóm dùng giả dược [n=994] kết hợp với kháng sinh dự phòng.  Nghiên cứu loại trừ  các thai phụ mổ chủ động.

Tỷ lệ các biến chứng nguyên phát [viêm nội mạc tử cung, nhiễm khuẩn vết mổ, hoặc các nhiễm khuẩn khác trong vòng 6 tuần sau mổ lấy thai] ở nhóm có dùng azithromycin giảm gần một nửa so với nhóm dùng giả dược [6.1% vs 12.0%, P

Chủ Đề