Nghiên cứu khoa học về công tác xã hội

Full PDF PackageDownload Full PDF Package

This Paper

A short summary of this paper

37 Full PDFs related to this paper

Download

PDF Pack

Nghiên cứu khoa học [NCKH] dường như là một lĩnh vực mà tất cả sinh viên đều e ngại, đặc biệt với sinh viên ngành CTXH. Nhiều người nghĩ rằng, CTXH là một nghề thực hành nên NCKH không phải là lĩnh vực cần phải được chú trọng. Nhưng thông qua hoạt động NCKH, sinh viên ngành CTXH nhận thấy tầm quan trọng và mối quan hệ giữa nghiên cứu và thực hành. Để thực hành tốt cần phải dựa vào bằng chứng nghiên cứu. Và ngược lại, trong quá trình thực hành, nhân viên CTXH sẽ phát hiện ra các vấn đề mới cần nghiên cứu và chứng minh. Đó là lý do tại sao mà nhóm sinh viên CTXH, Khoa KHXH&NV đã tích cực tham gia trong hoạt động NCKHSV trong năm học 2018 – 2019 với đề tài: Tác động của nhóm đồng đẳng đối với vấn đề sức khoẻ ở người sống chung với HIV tại Thành phố Hồ Chí Minh do ThS. Nguyễn Thị Phương Linh hướng dẫn, nhóm sinh viên thực hiện gồm:

- Huỳnh Bích Du – MSSV: 31604008 – Lớp: 16030401

- Đoàn Hồng Sơn – MSSV: 31604043 – Lớp: 16030401

- Lê Thị Anh Thư – MSSV: 31604054 – Lớp: 16030401

Để thực hiện được đề tài này, nhóm sinh viên trên đã trải qua học phần thực hành CTXH nhóm tại Mạng lưới người sống chung với HIV Việt Nam [VNP+], đã được cộng tác và làm việc cùng với các nhóm đồng đẳng đã và đang hỗ trợ người có H trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó, nhóm sinh viên có mong muốn tìm hiểu và phân tích những ảnh hưởng của nhóm đồng đẳng cũng như vai trò của nhân viên CTXH trong hoạt động nhóm này.

Kết quả của buổi nghiệm thu đề tài NCKHSV cấp Trường với lĩnh vực Khoa học Xã hội, Khoa KHXH&NV có: 02 đề tài đạt giải nhất [01 đề tài của nhóm sinh viên ngành CTXH; 01 đề tài của nhóm sinh viên ngành XHH]; 02 đề tài đạt giải nhì [02 đề tài của nhóm sinh viên ngành XHH]. Và 04 đề tài đạt giải cấp Trường đều được Hội đồng nghiệm thu cấp Trường chọn dự thi Vòng bán kết cuộc thi NCKHSV Eureka lần thứ XXI 2019 lĩnh vực Xã hội nhân văn cấp Thành.

Mặc dù đây chỉ là những bước tiến rất nhỏ trong phong trào nghiên cứu khoa học nhưng đã thể hiện được tinh thần tích cực học hỏi của sinh viên ngành CTXH, Khoa KHXH&NV. Hy vọng rằng đây là “tấm gương sáng” để sinh viên ngành CTXH sẽ tiếp tục phát huy khả năng của mình trong hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên ở những năm tiếp theo.

Poster Vòng bán kết Eureka 2019

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NHIỆM VỤ HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ KH&CN THEO NGHỊ ĐỊNH THƯ BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ĐỔI MỚI CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ [NGHIÊN CỨU KINH NGHIỆM CỦA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ LIÊN BANG NGA] [HỢP ĐỒNG SỐ 45/2010/HĐ-NĐT] Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Thị Thu Hà Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Hà Nội, 12/2011 9210 1LỜI CÁM ƠN Nhóm nghiên cứu đề tài Nghị định thư số 45/2010/HĐ-NĐT: “Đổi mới Công tác xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. [Nghiên cứu kinh nghiệm của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Liên Bang Nga]”, do tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Hà, Khoa Xã hội học, trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội chủ trì, xin trân trọng cám ơn Bộ Khoa học và Công nghệ, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Khoa học Xã hội và Tự nhiên, Vụ Kế hoạch - Tài chính, Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Khoa Xã hội học – ĐHKHXH&NV – ĐHQG Hà Nội đã giúp đỡ chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài này. Chúng tôi cũng trân trọng cám ơn những cơ quan phối hợp nghiên cứu như Viện Kinh tế - Viện Hàn lâm Khoa học Nga, Bộ lao động Thương binh – Xã hội, Trường Đại học Lao động xã hội, Trường Đại học Thăng Long, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn thành phố Hồ Chí Minh, những địa phương [Hà Nội, Quảng Trị, Tp. Hồ Chí Minh] đã giúp đỡ chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Đặc biệt, chúng tôi xin chân thành cám ơn các nhà khoa học, các nhà quản lý, lãnh đạo đã giúp chúng tôi trong nhiều hoạt động, giúp chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu khoa học. Chúng tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đối với những đóng góp to lớn của PGS.TS Phạm Ngọc Thanh, TS. Nguyễn Thị Vân Hạnh, ThS. Nguyễn Văn Thục, ThS. Nguyễn Minh Tuấn và các cán bộ, giảng viên Khoa Xã hội học, ĐHKHXH&NV, đặc biệt là các giảng viên Bộ môn Công tác xã hội của Khoa đã giúp chúng tôi hoàn thành công tác khảo sát tại các địa phương và nhiều hoạt động khoa học của đề tài. Chúng tôi chân thành cám ơn TS Mai Kim Thanh, ThS. Vũ Thị Cẩm Thanh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thư ký đề tài, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành công trình nghiên cứu này. T.M NHÓM NGHIÊN CỨU CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI TS Nguyễn Thị Thu Hà 2NHỮNG NHÀ KHOA HỌC THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1. TS. Nguyễn Thị Thu Hà - chủ nhiệm đề tài, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội [phụ trách nội dung 2,3,5,6 và tổ chức thực hiện khảo sát] 2. PGS.TS Phạm Ngọc Thanh, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội [phụ trách nội dung 1 và 4] 3. GS.TS Dương Xuân Ngọc, Học viện Báo chí và Tuyên truyền [Phụ trách nội dung 6] 4. TS. Nguyễn Đình Hoàng, Viện Kinh tế, Viện Hàn Lâm Khoa học Nga [PT. ND 4] 5. TS. Mai Kim Thanh, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội, thư ký khoa học của đề tài 6. CN Vũ Thị Cẩm Thanh, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội [thư ký hành chính và tham gia các hoạt động nghiên cứu] 7. ThS. Nguyễn Văn Thục, Trung tâm phát triển xã hội và môi trường vùng [xử lý số liệu và tham gia viết báo cáo khảo sát] 8. PGS.TS Lutmila Xeraphimova Đechiar, Viện Kinh tế, Viện Hàn lâm Khoa học Nga 9. PGS.TS Marina Ye. Trigubenko, Viện Kinh tế, Viện Hàn lâm Khoa học Nga 10. GS.TSKH. G. S. Yaxkina, Viện Kinh tế, Viện Hàn lâm Khoa học Nga 11. TS Alice Hines, Đại học Công tác xã hội, Bang San Jose, Hoa kỳ 12. ThS. Trần Đình Tuấn, Đại học Công tác xã hội, Bang San Jose, Hoa kỳ 13. ThS Trần Văn Kham, NCS Trường Đại học Tâm lý, Công tác xã hội và Chính sách xã hội, Đại học South Australia 14. GS.TS Lê Thi Quý, Trung tâm Giới và Phát triển, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội 15. TS. Trịnh Văn Tùng, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội 16. ThS. Mai Tuyết Hạnh, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội 17. ThS. Đặng Kim Khánh Ly, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội 18. CN. Nguyễn Hồng Quân, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội 19. CN. Lương Bích Thủy, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội 20. CN. Nguyễn Thị Thu Trang, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội 21. ThS Phan Hồng Giang, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội 22. CN Nguyễn Đình Toán, TT Phát triển Kỹ năng và Tri thức Công tác xã hội, Liên hiệp hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam 323. CN Nguyễn Quốc Phương, HVCH Khoa Xã hội học 24. ThS. Nguyễn Văn Hồi, Bộ LĐTB-XH 25. CN. Nguyễn Thị Phương Thúy, Hội dạy nghề VN, Bộ LDTB-XH 26. PGS.TS Nguyễn Thị Hoàng Yến, Viện Giáo dục 27. TS. Nguyễn Cảnh Toàn, Viện NC Châu Âu 28. PGS.TS Lê Thanh Hà, Đại học Lao động – Xã hội 29. ThS Nguyễn Minh Tuấn, Đại học Lao động – Xã hội 30. ThS. Nguyễn Trung Hải, Đại học Lao động – Xã hội 31. TS. Vũ Thị Kim Dung, ĐH Sư phạm Hà Nội 32. TS. Nguyễn Thị Trà Vinh, TT Công tác xã hội, ĐH Sư phạm Hà Nội 33. GS.TS Phạm Huy Dũng, Trường Đại học Thăng Long 34. ThS. Trần Thị Thanh Hương, Trường Đại học Thăng Long 35. Cư sỹ Quảng Tuệ Lương Gia Tĩnh, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội 36. Đại đức Thích Minh Thanh Hoàng Mạnh Hải, chùa Thắng Nghiêm, thôn Khúc Thủy, xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, HN 37. TS. Lê Hải Thanh, Đại học KHXH&NV TP. Hồ Chí Minh 38. ThS. Lê Chí An, Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh 39. ThS. Nguyễn Thị Tâm, Đại học Hồng Đức 40. ThS. Nguyễn Hồng Kiên, Đại học Hồng Đức 41. ThS. Kiều Văn Tu, Đại học Đồng Tháp 4MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 7 DANH MỤC BẢNG 8 DANH MỤC BIỂU ĐỒ 10 DANH MỤC HÌNH 10 MỞ ĐẦU 11 MỞ ĐẦU 11 1. Tính cấp thiết của đề tài 11 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 15 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 21 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 23 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 23 6. Sản phẩm 29 7. Kết cấu báo cáo 30 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 31 1.1. Hệ thống khái niệm 31 1.1.1. Khái niệm công tác xã hội 31 1.1.2. Bản chất của CTXH 32 1.1.3. Quản trị Công tác xã hội 35 1.1.4. Nhân viên Công tác xã hội 36 1.1.5. Mạng lưới Công tác xã hội 36 1.1.6. Giá trị và đạo đức nghề nghiệp 37 1.1.7. Kinh tế thị trường 45 1.1.8. Hội nhập quốc tế 46 1.2. Công cuộc đổi mới và sự phát triển công tác xã hội ở Việt Nam 48 1.2.1. Tóm lược về sự hình thành và phát triển CTXH tại Việt Nam 48 1.2.2. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn đổi mới 50 1.2.3. Ảnh hưởng của công cuộc đổi mới đến CTXH ở Việt Nam 53 1.2.4. Thực chất của đổi mới Công tác xã hội ở Việt Nam hiện nay…………… 55 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CTXH Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ 55 2.1. Một số đặc điểm của công tác xã hội ở Việt Nam 55 2.2. Cơ sở pháp lý để phát triển CTXH chuyên nghiệp tại Việt Nam 56 2.3. Nhu cầu hoạt động CTXH trong một số các lĩnh vực tại Việt Nam hiện nay 58 2.3.1. Nhu cầu hoạt động CTXH trong lĩnh vực giảm nghèo 63 2.3.2. Nhu cầu hoạt động CTXH trong lĩnh vực chăm sóc trẻ em 66 52.3.3. Nhu cầu về hoạt động CTXH với người cao tuổi 67 2.3.4. Nhu cầu về hoạt động CTXH đối với thanh niên 68 2.3.5. Nhu cầu về hoạt động CTXH trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý 70 2.3.6. Nhu cầu về hoạt động CTXH trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe 71 2.3.7. Nhu cầu hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực CTXH74 2.4. Thực trạng hoạt động CTXH tại Việt Nam hiện nay 78 2.4.1. Thực trạng nhân lực CTXH 78 2.4.2. Các lĩnh vực hoạt động và hiệu quả bước đầu của CTXH tại Việt Nam 91 2.4.3. Mạng lưới CTXH tại Việt Nam 98 2.5. Thực trạng hoạt động đào tạo nhân lực CTXH tại Việt Nam hiện nay 103 2.5.1. Đội ngũ giảng viên 104 2.5.2. Quy mô, số lượng sinh viên 107 2.5.3. Hệ thống cơ sở vật chất, tài liệu và hệ thống giáo trình 108 2.5.4. Hoạt động thực hành, thực tập 112 2.5.5. Đầu ra sản phẩm đào tạo 113 CHƯƠNG 3: CÔNG TÁC XÃ HỘI TẠI LIÊN BANG NGA VÀ MỘT SỐ QUỐC GIA KHÁC 117 3.1.Công tác xã hội tại liên Bang Nga 117 3.1.1. .Đặc điểm chủ yếu của CTXH ở LB Nga 117 3.1.2. Thực trạng CTXH tại Liên Bang Nga trước năm 1991 119 3.1.3. Công tác xã hội Nga từ năm 1991 tới nay 133 3.1.4. Mấy nhận xét về CTXH ở Việt Nam và Liên bang Nga 146 3.2. Kinh nghiệm CTXH tại một số quốc gia khác 148 3.2.1. Công tác xã hội tại Châu Á - Thái Bình Dương 148 3.2.2. CTXH tại châu Âu 157 3.2.3. Công tác xã hội tại Mỹ 181 CHƯƠNG 4: DỰ BÁO XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI CÔNG TÁC XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2010 -2020 194 4.1. Khái quát bối cảnh kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế tại Việt Nam 194 4.2. Triết lý công tác xã hội trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế 200 4.2.1. Nhận thức cơ bản về triết lý Công tác xã hội 200 4.2.2. Triết lý Công tác xã hội trong bối cảnh chuyển đổi sang kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế 204 4.3. Ảnh hưởng của “thế giới phẳng” đến CTXH trong thế kỷ 21 214 4.4. Những biến đổi giá trị, chuẩn mực CTXH trong thời kỳ hội nhập 219 61.4.1. Những giá trị công tác xã hội Việt Nam 220 4.4.2. Các chuẩn mực đạo đức trong công tác xã hội 223 4.4.3. Xu hướng biến đổi giá trị và chuẩn mực Công tác xã hội Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế 224 4.5. Xu hướng biến đổi văn hóa gia đình trong thế kỷ XXI và ảnh hưởng của nó tới CTXH 227 4.5.1.Những biến đổi văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay 227 4.5.2. Tác động của biến đổi văn hóa gia đình đến Công tác xã hội 242 4.6. Sự hình thành và xu hướng biến đổi những loại hình tổ chức CTXH trong thế kỷ XXI 249 4.6.1. Một vài nét về sự hình thành và phát triển của các loại hình tổ chức Công tác xã hội trên thế giới 250 4.6.2. Xu hướng biến đổi của Công tác xã hội trong thế kỷ XXI 251 CHƯƠNG 5: QUAN ĐIỂM, MÔ HÌNH VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CÔNG TÁC XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 256 5.1. Quan điểm định hướng đổi mới CTXH ở Việt Nam 256 5.2. Những mô hình CTXH chủ yếu trong giai đoạn 2011-2020 257 5.2.1. Các mô hình công tác xã hội nước ngoài và một số vấn đề đặt ra cho Việt nam 257 5.2.2. Đổi mới mô hình Công tác xã hội tại Việt Nam 267 5.3. Những giải pháp chủ yếu của việc đổi mới và phát triển công tác xã hội trong giai đoạn 2011-2020 281 5.3.2. Giải pháp nâng cao nhận thức của xã hội 282 5.3.3. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách CTXH 284 5.3.4. Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, nhân viên CTXH cả về số lượng và chất lượng đáp ứng với nhu cầu xã hội 289 5.3.5 .Đổi mới công tác đào tạo nhân lực CTXH theo hướng chuyên nghiệp 291 5.3.6. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực CTXH 293 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 296 1. Kết luận 296 2. Khuyến nghị 298 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 301 PHỤ LỤC 310 7DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BGD&ĐT : Bộ Giáo dục và Đào tạo BLĐTB&XH : Bộ Lao động Thương binh và Xã hội CĐ : Cao đẳng CTXH : Công tác Xã hội ĐH : Đại học ĐHQGHN : Đại học Quốc gia Hà Nội ĐHKHXH&NV : Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn GS : Giáo sư ILO : Tổ chức Lao động Quốc tế LĐTBXH : Lao động Thương binh Xã hội NGO : Tổ chức phi chính phủ PGS : Phó Giáo sư SLĐTB&XH : Sở Lao động Thương binh và Xã hội SĐH : Sau đại học TC : Trung cấp TCTK : Tổng cục Thống kê ThS : Thạc sỹ TS : Tiến sỹ UNDP : Chương trình Phát triển Liên hợp quốc UNICEF : Tổ chức nhi đồng Liên hợp Quốc XHCN : Xã hội chủ nghĩa WHO : Tổ chức Y tế Thế giới 8DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Cơ cấu mẫu theo tỉnh 27 Bảng 2: Cơ cấu mẫu theo giới tính 27 Bảng 3: Cơ cấu mẫu theo thâm niên hoạt động CTXH 28 Bảng 4: Cơ cấu mẫu theo vị trí công việc 28 Bảng 5: Cơ cấu mẫu chia theo trình độ học vấn 28 Bảng 6: Cơ cấu mẫu chia theo độ tuổi 28 Bảng 7: Đánh giá của cán bộ CTXH và giáo viên CTXH về những lĩnh vực có nhu cầu cao nhất đối với hoạt động CTXH 61 Bảng 8: Cơ cấu tuổi dân số Việt Nam, 1979-2009 67 Bảng 9: Số lượng cơ sở khám, chữa bệnh, số giường bệnh tại các cơ sở công lập tại Việt Nam năm 2009 72 Bảng 10: Đánh giá của cán bộ CTXH về hệ thống tài liệu về CTXH hiện có 76 Bảng 11: Thực trạng cán bộ, nhân viên làm CTXH 79 Bảng 12:Dự kiến nhu cầu cán bộ, nhân viên CTXH cho đến năm 2020 80 Bảng 13: Cán bộ cần tuyển dụng cho CTXH năm 2015 81 Bảng 14: Nhận xét về tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ CTXH hiện nay 84 Bảng 15: Các nhóm đối tượng liên quan tới hoạt động CTXH của tổ chức 86 Bảng 16: So sánh đánh giá của cán bộ CTXH về nhu cầu và những lĩnh vực CTXH đang hoạt động mạnh nhất 92 Bảng 17: Các hoạt động trợ giúp/dịch vụ người dân đã được nhận/sử dụng 93 Bảng 18: Lý do người dân được thụ hưởng các hỗ trợ của cán bộ CTXH 95 Bảng 19: Đánh giá hiệu quả hoạt động CTXH tại cơ quan [%] 96 Bảng 20: Đánh giá của người dân về tác động của hoạt động trợ giúp 97 Bảng 21: Trình độ của giảng viên CTXH theo đánh giá của sinh viên CTXH 105 Bảng 22: Đánh giá của giảng viên CTXH về trình độ của đội ngũ giảng viên CTXH tại trường 106 Bảng 23: Đánh giá của giảng viên CTXH về tài liệu CTXH hiện nay [%] 109 Bảng 24: Đánh giá của sinh viên CTXH về phân bổ nội dung chương trình đào tạo ngành CTXH 111 Bảng 25: Nơi làm việc mong muốn của sinh viên CTXH sau khi ra trường 115 Bảng 26: Các cơ quan, tổ chức thực hiện các hoạt động CTXH 115 9Bảng 27: Thanh toán và ưu đãi được cung cấp cho người dân từ quỹ tiêu dùng tại Nga trong những năm 1970-1988 121 Bảng 28: Cơ cấu của quỹ tiêu dùng xã hội ở các nước xhcn trong thập niên 60-70. 122 Bảng 29: Tăng tỷ lệ lương hưu và trợ cấp trong cơ cấu quỹ tiêu dùng xã hội [tính theo % so với toàn bộ quỹ tiêu dùng xã hội] 123 Bảng 30: Tiền lương trung bình hàng tháng của công nhân, viên chức trong các nghành kinh tế quốc dân những năm 1970-1988 126 Bảng 31: Cơ cấu thu nhập và chi tiêu của người dân Nga năm1988 127 Bảng 32: Phân bố dân số theo tổng thu nhập bình quân đầu người. 128 Bảng 33: Chi phí cho hoạt động văn hóa xã hội từ ngân sách nhà nước và các nguồn khác vào năm 1970, 1988 129 Bảng 34: Tỷ lệ thiết bị y tế còn thiếu 130 Bảng 35: Biến động của tiền lương thực tế và phân phối thu nhập thực tế của người dân so với năm 1990 [năm 1990 = 100; đơn vị %] 134 Bảng 36: Các chỉ số cơ bản về khác biệt thu nhập 135 Bảng 37: Cơ cấu thu nhập của người dân liên bang Nga, % 136 Bảng 38: Mức độ đói nghèo dân số 136 Bảng 39: Biến động trong số lượng người thất nghiệp [tính theo % so với lượng dân số hoạt động kinh tế] 138 Bảng 40: Quy mô, cơ cấu và tăng dân số tự nhiên 140 Bảng 41: Những hỗ trợ sinh sản của chính phủ liên bang [nghìn rúp] 146 Bảng 42: Một số khía cạnh của các mô hình chế độ phúc lợi tại Châu Âu 166 Bảng 43: Số lượng cơ sở bảo trợ xã hội năm 2008-2009 trên toàn quốc 271 Bảng 44: Quan niệm của cán bộ CTXH về công việc của nhân viên CTXH 283 10 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Đánh giá nhu cầu của xã hội đối với hoạt động CTXH [%] 60 Biểu đồ 2: Tỷ lệ nghèo của Việt Nam giai đoạn 2001-2010 [%] 64 Biểu đồ 3: Đánh giá về tính chuyên nghiệp của nghề CTXH tại Việt Nam hiện nay [%] 83 Biểu đồ 4: Mối quan hệ giữa chức năng hoạt động của cơ quan và hoạt động CTXH [%] 85 Biểu đồ 5: Các hoạt động cụ thể về CTXH của cơ quan [%] 86 Biểu đồ 6: Đánh giá chung về năng lực đội ngũ cán bộ CTXH tại cơ quan [%] 87 Biểu đồ 7: Tỷ lệ cán bộ được đào tạo đúng chuyên ngành CTXH tại cơ quan [%]89 Biểu đồ 8: Những điều kiện cần phải có của một nhân viên CTXH [%] 90 Biểu đồ 9: Đánh giá về vai trò của CTXH [%] 91 Biểu đồ 10: Nhận diện của người dân về cán bộ CTXH [%] 94 Biểu đồ 11: Đánh giá về khả năng đáp ứng nhu cầu của các hoạt động hỗ trợ đối với người dân [%] 97 Biểu đồ 12: Đánh giá về mạng lưới CTXH tại Việt Nam hiện nay [%] 99 Biểu đồ 13: Sự tham gia của các giảng viên CTXH vào các tổ chức CTXH [%]107 Biểu đồ 14: Mức độ hài lòng của SV CTXH đối với trang thiết bị phục vụ đào tạo [%] 109 Biểu đồ 15: Dự đoán của các giảng viên đối với khả năng tìm được việc đúng chuyên ngành của sinh viên sau khi ra trường [%] 113 Biểu đồ 16: Dự đoán của các sinh viên CTXH về khả năng tìm được việc đúng chuyên ngành sau khi ra trường [%] 114 Biểu đồ 17: Nếu được lựa chọn lại [%] 114 Biểu đồ 18: Đánh giá của cán bộ CTXH về hệ thống chính sách CTXH [%] 286 Biểu đồ 19: Lĩnh vực quy định của chính sách về CTXH [%] 287 Biểu đồ 20: Các yếu tố tác động tới hiệu quả công việc của cán bộ CTXH [%].289 DANH MỤC HÌNH Hình 1: Mạng lưới các tổ chức sử dụng nhân viên CTXH 101 Hình 2: Công tác xã hội những bối cảnh nội tại và bên ngoài 161 11 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Khi Việt Nam chính thức có mặt trong nhóm các quốc gia có thu nhập trung bình1, đã có rất nhiều những thay đổi quan trọng trong hệ thống chính sách về an sinh xã hội. Những chính sách này tiếp tục tập trung chủ yếu vào việc tăng cường các cơ hội tiếp cận với các nguồn lực, cải thiện đời sống các nhóm yếu thế trong xã hội với những chuẩn mực của một quốc gia có thu nhập trung bình. Có thể nói những thay đổi quan trọng ở tầm vĩ mô về các chính sách xã hội đã và đang tạo ra những điều kiện hết sức quan trọng cho sự phát triển mạnh mẽ của hàng loạt các lĩnh vực, dịch vụ có liên quan trực tiếp tới việc thực thi các chính sách này, trong đó có nghề CTXH. Tại Hội thảo Quốc gia về Phát triển nghề CTXH tháng 11/2009 tại Đà Nẵng, cam kết phát triển Nghề CTXH theo hướng chuyên nghiệp tại Việt Nam đã được thể hiện mạnh mẽ bằng việc các tổ chức quốc tế cũng như các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức trong nước đồng thuận đưa ra “Tuyên bố Hợp tác về Phát triển nghề CTXH tại Việt Nam” và khoảng 5 tháng sau CTXH đã chính thức được thừa nhận là một nghề tại Việt Nam với sự ra đời của Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển nghề CTXH ở Việt Nam giai đoạn 2010-2020. Một điểm thú vị là cho đến trước khi có quyết định của Thủ tướng về Đề án phát triển nghề CTXH tại Việt Nam những tranh luận xung quanh sự có mặt, lịch sử tồn tại và phát triển của CTXH tại Việt Nam đã diễn ra khá sôi nổi giữa các cơ quan, tổ chức, các nhà nghiên cứu, hoạt động trong lĩnh vực này. Nhiều người cho rằng CTXH là một lĩnh vực hoàn toàn mới ở Việt Nam và được “du nhập” vào từ bên ngoài trong khi đó cũng có không ít các ý kiến cho rằng CTXH đã tồn tại cùng với hàng nghìn năm lịch sử của Việt Nam và tồn tại ngay trong văn hóa, lối sống của người Việt Nam. Mặc dù vậy, hầu hết các ý kiến đều thống nhất CTXH ở Việt Nam chưa được coi là một nghề chuyên nghiệp bởi thiếu những căn cứ pháp lý cũng như cơ sở kinh tế, xã hội để phát triển như một nghề độc lập. Nhiều chuyên gia cho rằng sự khẳng định của Nhà nước về CTXH với tư cách là một nghề chuyên nghiệp không chỉ đơn thuần do sự phát triển của nghề CTXH trên quy mô toàn cầu 1 Từ năm 2009, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đã chính thức đạt mốc của một quốc gia có thu nhập trung bình theo chuẩn của Ngân hàng Thế giới là 995USD/người/năm 12mà phần lớn được xác định là do những nhu cầu thực tại từ đời sống xã hội, bối cảnh đất nước của Việt Nam. Theo các chuyên gia UNICEF, có một số lý do căn bản dưới đây dẫn tới nhu cầu phát triển CTXH chuyên nghiệp ở Việt Nam: [i] quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá; [ii] sự phát triển xã hội dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo và phân tầng xã hội; [iii] nhu cầu của các gia đình có vấn đề xã hội và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tăng lên; [iv] nhu cầu của một số thành viên xã hội cần sự bảo trợ của nhà nước; [v] xuất phát từ việc gia tăng các tệ nạn xã hội; và [vi] Nhu cầu hỗ trợ tâm lý cho các bệnh nhân. Theo thống kê Việt Nam hiện có khoảng trên 5 triệu người khuyết tật, chiếm khoảng 6% dân số của cả nước, trong đó có khoảng gần 80% người khuyết tật phải sống dựa vào gia đình do không được đào tạo nghề, không có khả năng lao động hoặc không có cơ hội được tham gia lao động. Theo ILO ước tính tỷ lệ thất nghiệp của người khuyết tật lên tới 30% cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ thất nghiệp chung, ngoài ra có khoảng 33% những người khuyết tật đang sinh sống trong những gia đình nghèo. Thách thức từ vấn đề người khuyết tật không chỉ đơn giản là đáp ứng những nhu cầu vật chất đơn thuần của họ mà còn giúp họ hòa nhập với xã hội một cách đầy đủ bằng việc đáp ứng cả những nhu cầu chăm sóc, hỗ trợ, phát triển về mặt tinh thần…Bên cạnh hàng triệu người khuyết tật, vấn đề trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn cũng đang là một vấn đề xã hội lớn cần phải được giải quyết một cách đồng bộ và chuyên nghiệp. Mặc dù đã vượt qua ngưỡng quốc gia có thu nhập thấp, tuy nhiên với một tỷ lệ nghèo còn ở mức cao đặc biệt sau khi áp dụng chuẩn nghèo mới2 vẫn có hàng triệu người nghèo cần đến những trợ giúp xã hội mang tính thường xuyên và chuyên nghiệp như chức năng nghề nghiệp của nghề CTXH. Mặt khác, các vấn đề liên quan tới tệ nạn xã hội ma túy, mại dâm hay đại dịch AIDS cũng đã và đang là những vấn đề xã hội nhức nhối. Theo thống kê cả nước hiện còn khoảng 146 nghìn người sử dụng ma túy, hơn 180 nghìn người nhiễm HIV/AIDS. Thực tế này đòi hỏi Nhà nước cần tiếp tục thực hiện nhiều chính sách quan trọng để giải quyết một cách toàn diện các vấn đề này trong đó việc đẩy mạnh các hoạt động CTXH chuyên nghiệp là một trong những giải pháp cần được ưu tiên. 2 Theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/1/2011 của Thủ tướng Chính phủ chuẩn nghèo cho giai đoạn 2011-2015 như sau: Hộ nghèo ở khu vực nông thôn là hộ có thu nhập bình quân dưới 400,000 đồng/người/tháng, hộ nghèo ở khu vực thành thị là hộ có thu nhập bình quân dưới 500,000 đồng/người/tháng. Dự kiến sau khi áp dụng chuẩn nghèo mới, số hộ nghèo của Việt Nam hiện nay theo chuẩn mới là hơn 3,05 triệu hộ nghèo. 13Ở một khía cạnh khác, kết quả Tổng điều tra dân số và Nhà ở năm 2009 được TCTK công bố cho thấy Việt Nam đang bắt đầu trải qua thời kỳ dân số vàng, một trong những cơ sở thuận lợi cho việc thực thi các chính sách phát triển quan trọng hướng tới mục tiêu một quốc gia công nghiệp hiện đại vào năm 2020. Tuy nhiên, với những thay đổi quan trọng về chất lượng cuộc sống và dịch vụ xã hội như hiện nay tỷ lệ người cao tuổi cũng đang có xu hướng tăng mạnh, chỉ số già hóa dân số đã tăng gần gấp đôi sau 20 năm từ 18,2% năm 1989 lên 35,7% năm 2009. Với xu hướng già hóa ngày càng rõ rệt cộng với những biến đổi trong cơ cấu, chức năng của gia đình người Việt chắc chẵn nhu cầu về chăm sóc, hỗ trợ người cao tuổi sẽ gia tăng nhanh chóng. Bên cạnh đó, những vấn đề xã hội nảy sinh từ quá trình phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế cũng đang đặt ra những băn khoăn lo lắng sâu sắc của toàn xã hội đối với hàng loạt các vấn đề như: lối sống của thanh thiếu niên, tình trạng vi phạm pháp luật, bạo lực học đường, các vấn đề hôn nhân, gia đình…Kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy phát triển mạng lưới CTXH theo hướng chuyên nghiệp chính là một trong những giải pháp có thể giải quyết có hiệu quả tình trạng này. Mỗi một quốc gia trên thế giới có thể có những cách thức phát triển ban đầu về CTXH rất riêng: như ở Pháp CTXH được phát triển bắt đầu từ các hoạt động từ thiện, trong khi ở Mỹ lại từ các hoạt động trị liệu lâm sàng, hay ở Việt Nam, CTXH lại được phát triển trên cơ sở các vấn đề xã hội, chính trị và cộng đồng trong quá trình giải phóng dân tộc, phát triển tiến bộ xã hội. Tuy nhiên, để phát huy được hết năng lực của mình CTXH cần phải được phát triển một cách chuyên nghiệp. Với Việt Nam, sự ra đời của Đề án Phát triển nghề CTXH là một bước tiến quan trọng khẳng định sự đi lên chuyên nghiệp của nghề CTXH. Mặc dù vậy để tiến tới chuyên nghiệp những người làm CTXH ở Việt Nam sẽ cần phải tiếp thu và học tập kinh nghiệm rất nhiều của các quốc gia trên thế giới trong lĩnh vực này bởi thực tế hiện tại CTXH chuyên nghiệp ở Việt Nam mới chỉ đi những bước đầu tiên. Liên Xô trước kia và đặc biệt là nước Nga ngày nay, một đất nước đang trong quá trình chuyển đổi, có nhiều điểm tương đồng trong quá trình phát triển lịch sử với Việt Nam. Hợp tác với Nga trong nghiên cứu về công tác xã hội, cũng như tiếp thu có chọn lọc nhưng kinh nghiệm hoạt động công tác xã hội của quốc gia khác có ý nghia lớn đối với Việt Nam. Chúng ta có cơ hội tiếp cận với kho tàng tài liệu phong phú, 14đặc biệt về lý luận và lý thuyết về CTXH, một lĩnh vực nhiều tiềm năng và là thế mạnh của các nhà khoa học xã hội Liên Xô trước kia và LB Nga ngày nay. Xuất phát từ những luận chứng nói trên, chúng tôi cho rằng vấn đề “Đổi mới Công tác xã hội tại Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập Quốc tế [nghiên cứu kinh nghiệm của Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Liên Nga] là một vấn đề mới có tính cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng trong nhiều lĩnh vực, cần được nghiên cứu ở cấp độ nhà nước một cách hệ thống. Giải quyết tốt đề tài này sẽ góp phần luận giải các vấn đề lý luận và thực tiễn đang đặt ra. Ý nghĩa lý luận, đề tài góp phần bổ sung và hoàn thiện hệ thống khái niệm, phạm trù của khoa học Công tác xã hội. Đề tài này cũng góp phần tổng kết kinh nghiệm các nước, tiếp thu những tri thức mới về lĩnh vực này, bổ sung, điều chỉnh để vận dụng vào điều kiện của Việt Nam. Như chúng tôi đã chỉ ra ở phần trên, ở nước ta hiện nay chủ yếu dịch và biên dịch các tài liệu nước ngoài về các vấn đề liên quan đến đề tài. Đáng tiếc là không có cơ quan nào điều tiết việc này, nên độ tin cậy của một số tài liệu chua cao. Sự không thống nhất hệ thống khái niệm dẫn đến những khó khăn trong cách hiểu và hành động chung. Đề tài sẽ góp phần chuẩn hóa các khái niệm có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến đề tài. Đề tài hướng tới việc xây dựng mô hình Công tác xã hội ở Việt Nam phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Điều đó cũng có nghĩa là làm rõ triết lý Công tác xã hội, xác định các lĩnh vực hoạt động của CTXH cũng như những điều kiện căn bản phục vụ cho sự phát triển CTXH nói chung. Đề tài góp phần vào việc phát triển phương pháp nghiên cứu thực tiễn và lý luận CTXH nhất là việc sử dụng các phương pháp tiếp cận liên ngành, trực tuyến qua mạng. Ý nghĩa thực tiễn, đề tài này góp phần giải quyết nhiều vấn đề vướng mắc về nhận thức CTXH. Những khảo sát thực tế có thể giúp cho các nhà hoạch định chính sách, các nhân viên CTXH, các cơ sở đào tạo, người dân… nhận ra được mặt mạnh, mặt yếu của CTXH tại Việt Nam hiện nay, xây dựng và phát huy tốt những truyền thống trong hoạt động CTXH của ta, cũng như vận dụng những kinh nghiệm tốt của thế giới. Trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập Quốc tế, đề tài giúp cho nhiều tổ chức trong lĩnh vực CTXH định hướng phát triển các hoạt động của tổ chức mình trong hiện tại và tương lai. 15Nghiên cứu giúp cho công tác đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ CTXH Việt Nam theo hướng chuyên nghiệp trong những năm tới. Thiếu những kiến thức này, các tổ chức lợi nhuận cũng như phi lợi nhuận sẽ gặp nhiều khó khăn trong những điều kiện hiện nay. Đề tài này giúp cho việc hoàn thiện các giáo trình, bài giảng về các lĩnh vực khác nhau của chuyên ngành Công tác xã hội. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Ở Việt Nam, CTXH phát triển trên cơ sở các vấn đề xã hội, chính trị và cộng đồng trong quá trình giải phóng dân tộc, phát triển tiến bộ xã hội. Nhu cầu phát triển CTXH thành một ngành nghề đang đặt ra những vấn đề mới trong hoạt động đào tạo tại các trường cao đẳng và đại học. Công tác nghiên cứu trong lĩnh vực này còn thiếu vắng những nghiên cứu có tính chất hệ thống. Trong điều kiện chuyển sang kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, các vấn đề CTXH cần được đổi mới một cách toàn diện và căn bản trên một cơ sở lý luận và thực tiễn đầy đủ hơn. Liên quan đến đề tài, cần nhắc tới những công trình chủ yếu cả ở trong nước và nước ngoài. Trong những năm gần đây, các cơ quan quản lý nhà nước, các Viện Nghiên cứu, các Trường Đại học, các cơ sở CTXH, đã phối hợp tổ chức nhiều Hội thảo quốc gia và quốc tế liên quan đến việc xây dựng và phát triển nghề CTXH ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Ví dụ, tại Đại học Mở TP Hồ Chí Minh, đã tiến tổ chức Hội thảo “Cơ hội và thách thức trong giáo dục và đào tạo Công tác xã hội ở Việt Nam”, [Kỷ yếu Hội thảo quốc gia phát triển nghề Công tác xã hội, NXB Thống kê, Hà Nội 2009]. Các tham luận về bối cảnh ngành Công tác xã hội trên thế giới và ở Việt Nam, từ đó tìm hiểu những cơ hội phát triển ngành nghề này ở nước ta. Các tham luận cũng đi vào phân tích những thách thức mà Công tác xã hội Việt Nam phải đối mặt như -Sự thừa nhận của xã hội đối với nghề Công tác xã hội; Sự nở rộ của ngành đào tạo Công tác xã hội ở các trường đại học, cao đẳng kéo theo những thách thức về các mặt: Sách giáo khoa Công tác xã hội, công tác thực tập Công tác xã hội cho sinh viên, đầu vào của sinh viên Công tác xã hội. Các tham luận cũng đề xuất giải pháp phát triển nghề CTXH, nhấn mạnh vào việc cần xây dựng mã nghề Nhân viên xã hội và tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế đào tạo sau đại học. Một tài liệu khá quan trọng được nhiều người quan tâm là tài liệu do TS. Nguyễn Hải Hữu [chủ biên], Khung kỹ thuật phát triển nghề Công tác xã hội, NXB Thống kê, Hà Nội 2008. Tài liệu này do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối 16hợp với Quỹ nhi đồng Liên hợp Quốc xây dựng. Tài liệu đề cập đến: Khung chiến lược về chuyên nghiệp hóa Công tác xã hội tại Việt Nam, nêu lên: các nhu cầu cần có Công tác xã hội tại Việt Nam, Công tác xã hội trong bối cảnh thế giới, xây dựng ngành Công tác xã hội tại Việt Nam. Những tiêu chuẩn chăm sóc và tiêu chuẩn nhân viên Công tác xã hội trong Trung tâm bảo trợ chăm sóc trẻ em. Cụ thể về tiêu chuẩn cho Nhân viên xã hội , nhân viên điều hành, người chăm sóc, giáo viên và những nhân viên khác. Tiêu chuẩn nghề Công tác xã hội, trong đó đề cập đến các tiêu chuẩn chi tiết như: Làm việc với cá nhân, gia đình, người bảo trợ, các nhóm và cộng đồng để đánh giá nhu cầu của họ; Lập kế hoạch, thực hiện, xem xét và đánh giá thực hiện Công tác xã hội với các cá nhân, gia đình, người bảo trợ, nhóm và cộng đồng cùng các chuyên gia; Hỗ trợ cá nhân bày tỏ nhu cầu, quan điểm và hoàn cảnh của mình; Quản lý và chịu trách nhiệm với sự hỗ trợ và giám sát thực tiễn Công tác xã hội; Thể hiện năng lực, nghiệp vụ trong thực hiện Công tác xã hội; Những kiến thức cần áp dụng trong quá trình giải quyết một công việc. Miêu tả nghề Công tác xã hội chuyên nghiệp với các lĩnh vực thực hành cụ thể của Công tác xã hội. Thực trạng công tác đào tạo cán bộ làm Công tác xã hội ở Việt Nam. Tiêu chuẩn nghề chi tiết cho một số lĩnh vực đặc thù, bao gồm: tiêu chuẩn hành nghề cho các chủ sử dụng lao động Công tác xã hội; Tiêu chuẩn Nhân viên xã hội trong lĩnh vực y tế; Tiêu chuẩn Nhân viên xã hội trong lĩnh vực giáo dục. Nghiên cứu xây dựng ngạch lương cho Nhân viên xã hội: thực trạng tiền lương đối với Nhân viên xã hội . Từ đó đề ra định hướng nghiên cứu, xây dựng chế độ tiền lương và phụ cấp đối với Nhân viên xã hội. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thành lập các Hiệp hội nghề CTXH ở Việt Nam. Nghiên cứu về tiêu chuẩn chức danh nghề Công tác xã hội. Tài liệu nhìn chung đã đưa ra được những khung chiến lược, tiêu chuẩn nghề và các yếu tố cần thiết cho việc xây dựng khung kỹ thuật phát triển nghề Công tác xã hội phù hợp tại Việt Nam. Tuy nhiên trong khuôn khổ phạm vi tài liệu chỉ đề cập chủ yếu tới việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn chứ chưa đề cập đến tất cả các đối tượng khác. Song đây là nền tảng để có thể nghiên cứu và mở rộng tìm hiểu sang các đối tượng còn lại của Công tác xã hội. Với tư cách là một trung tâm đào tạo hàng đầu của cả nước về khoa học xã hội và nhân văn, Trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà nội đã tổ chức Hội thảo khoa học “Nghiên cứu và đào tạo Công tác xã hội trong quá trình hội nhập và phát triển” [6/2008] tại Hà Nội. Kỷ yếu hội thảo tổng hợp tất cả các bài 17tham luận của các chuyên gia trong nước và Quốc tế bàn về vấn đề nghiên cứu và đào tạo Công tác xã hội trong quá trình hội nhập và phát triển. Các chuyên gia nước ngoài đến từ trường Đại học San Joses [Hoa Kỳ] đã có những bài viết giới thiệu về Công tác xã hội và đào tạo Công tác xã hội tại Mỹ, đó cũng là những kinh nghiệm mà Công tác xã hội Việt Nam có thể tham khảo. Các bài viết của chuyên gia đến từ các trường Đại học trong nước tập trung vào các vấn đề: nhu cầu đào tạo và thực trạng đào tạo Công tác xã hội tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, về khung chương trình và điều kiện phục vụ cho đào tạo và một số mô hình đào tạo, tổ chức thực hành thực tập ở một số trường đại học Việt Nam có đào tạo về Công tác xã hội. Những tham luận được tập hợp trong cuốn kỷ yếu là những đóng góp quan trọng bước đầu, mở ra những ý tưởng và định hướng mới để tiếp tục xây dựng và phát triển công tác nghiên cứu và đào tạo Công tác xã hội tại Việt Nam trong quá trình hội nhập ngày nay. Trong quá trình thực hiện đề tài này [2010-2011], Trường Đại học KHXH&NV cũng tổ chức 3 Hội thảo về CTXH, gồm có: “Đổi mới CTXH trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Những vấn đề lý luận và thực tiễn”; “CTXH trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Thực trạng và triển vọng”; “Đổi mới CTXH trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Quan điểm, mô hình, giải pháp”. Các báo cáo của các tác giả đến từ Liên Bang Nga, từ Hoa Kỳ, từ các trung tâm nghiên cứu và đào tạo cả nước, các nhà quản lý, các cán bộ hoạt động CTXH tại các cơ sở nhà nước và ngoài nhà nước, đã đề cập đến tất cả các khía cạnh của công tác xã hội từ lịch sử đến hiện tại, từ lý luận đến thực tiễn, làm tiền đề quan trọng cho việc triển khai nghiên cứu hệ thống và cơ bản trong lĩnh vực này. Một tài liệu quan trọng khác cần nhắc đến là tài liệu do Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội, Ủy ban Dân số, Gia đình và trẻ em, Bộ Giáo dục và đào tạo, UNICEF phối hợp xuất bản [2009], “Nghiên cứu nguồn nhân lực và nhu cầu đào tạo cho phát triển Công tác xã hội ở Việt Nam”, Hà Nội 10/2009. Tài liệu này là một nghiên cứu được thực hiện năm 2005 thông qua đề án do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội [MOLISA] cùng phối hợp với Ủy ban Dân số, Gia đình và trẻ em [CPFC] và Bộ Giáo dục và Đào tạo [MOET] thực hiện với sự tài trợ của Quỹ nhi đồng Liên hợp Quốc [UNICEF]. Nhìn chung nghiên cứu đã đưa ra được những con số định lượng và định tính về nguồn nhân lực Công tác xã hội cũng như nhu cầu về Công tác xã hội đặt ra ở 18nước ta, thể hiện qua 4 tỉnh khảo sát. Kết quả này là nền tảng để xem xét các ý tưởng cho khả năng trong tương lai. Song mẫu nghiên cứu chỉ là 4 địa bàn, chưa đánh giá được hết tất cả các chiều cạnh của Công tác xã hội [lĩnh vực, trình độ ]. Cần nhấn mạnh rằng, việc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020” tại Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg và chính thức có hiệu lực ngày 10/05/2010, đã mở ra một thời kỳ mới cho sự phát triển của CTXH ơ Việt Nam: Phát triển công tác xã hội trở thành một nghề ở Việt Nam. Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về nghề công tác xã hội; xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội đủ về số lượng, đạt yêu cầu về chất lượng gắn với phát triển hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại các cấp, góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến. Các nghiên cứu của các tác giả trong nước tập trung trên nhiều vấn đề của CTXH như thực trạng nguồn nhân lực CTXH ở Việt Nam; công tác đào tạo; vấn đề hành lang pháp lý và nguồn lực tài chính; tổ chức mạng lưới; xây dựng các dịch vụ CTXH; vai trò của hợp tác quốc tế trong bối cảnh hiện nay; những thách thức trong bối cảnh toàn cầu hóa; nghề CTXH chuyên nghiệp và các chuẩn mực nhân viên CTXH chuyên nghiệp;… Nhiều bài viết của nhóm nghiên cứu đăng tải trên các tạp chí khoa học về các lĩnh vực khác nhau của đề tài này. Một bài viết khá đặc sắc khảo cứu vai trò của hợp tác quốc tế trong CTXH tại Việt Nam : Dev of SW in VN [Hines Cohen Tran Lee and Le Van Phu 2010], In press, Social Work Education, International Journal, 2010. Bài viết gồm 3 phần chính: Phần thứ nhất, đi vào xem xét các vấn đề xã hội nảy sinh từ sự thay đổi nhanh chóng về kinh tế và xã hội tại Việt Nam. Tiếp theo, mô tả những phát triển gần đây về CTXH cũng như đào tạo CTXH tại Việt Nam nhằm giải quyết các vấn đề đó. Cuối cùng, nhìn nhận vai trò của hợp tác quốc tế thông qua việc cung cấp các minh chứng về 4 sự hợp tác gần đây thể hiện qua những thay đổi về chương trình giảng dạy liên quan đến tri thức CTXH, xây dựng năng lực, hỗ trợ kỹ thuật và giảng dạy, cùng với đó là việc nhìn nhận những nhân tổ ảnh hưởng đến sự thành công của hợp tác quốc tế tại Việt Nam. Như vậy, về cơ bản, c¸c t¸c gi¶ trong nước đã đề cập đến hầu hết c¸c vấn đề của CTXH ở những mức độ rất kh¸c nhau. Tuy nhiªn, chóng ta vẫn chưa cã những c«ng tr×nh tr×nh bµy mét c¸ch hÖ thèng c¸c vấn đề lý luận của CTXH, cập nhật những vấn đề mới cã liªn quan với kinh nghiệm của c¸c nước ngoài, khảo s¸t 19một c¸ch bài bản những kinh nghiệm hoạt động CTXH trong một số lĩnh vực của c¸c tổ chức kh¸c nhau, c¸c cấp kh¸c nhau, do vậy khã cã thÓ dù b¸o về tương lai, đề xuất những giải ph¸p ph¸t triển CTXH phï hợp với nhu cầu ph¸t triển của x· hội. Trên thế giới, những vấn đề CTXH cũng đang tác động mạnh mẽ đến các quá trình trong nước và quốc tế. Tại các hội nghị CTXH vùng Châu á -Thái Bình Dương ở Seoul [Hàn Quốc] năm 2005 và ở Malaysia năm 2007 vẫn còn đặt ra những vấn đề về vai trò của CTXH đối với sự phát triển xã hội và thái độ của Chính phủ đối với CTXH. Mỗi nước có những điều kiện riêng, nhưng về cơ bản, người ta vẫn chưa thể hoàn toàn yên tâm với mô hình Châu Âu, Châu Mỹ áp dụng cho các nước trong khu vực này. Dù sao chăng nữa, ảnh hưởng của yếu tố văn hoá rất mạnh mẽ, nhất là các truyền thống văn hoá của các cộng đồng. Người ta vẫn phải cố gắng để các mô hình đó được cụ thể hoá một cách hợp lý nhất tại từng quốc gia và từng khu vực. Các chuyên gia cũng chia xẻ kinh nghiệm của giới CTXH với những chủ đề như: an sinh phát triển – những vấn đề của nhân viên CTXH; chính sách xã hội và biện hộ; việc thực hành CTXH theo kiểu truyền thống trước những biến đổi xã hội; năng lực công tác xã hội; vấn đề tinh thần trong giáo dục và thực hành CTXH; CTXH ở nông thôn và đô thị – các dịch vụ xã hội. Vấn đề nổi bật nhất là: liệu các mô hình CTXH chúng ta đang thực hiện ở các nước trong khu vực có thể đương đầu được với các thách thức mới của thế kỷ XXI hay không? Chúng ta phải thích ứng với các biến đổi đó như thế nào? Mỗi quốc gia phải tìm ra một mô hình hợp lý cho mình trong quá trình phát triển xã hội vì các mục tiêu công bằng xã hội, tiến bộ, dân chủ và thịnh vượng. Các tác giả nước ngoài đã nghiên cứu các vấn đề CTXH hiện đại của thế giới nói chung, của các khu vực và các quốc gia nói riêng. Hầu hết các vấn đề của nghề CTXH chuyên nghiệp đã được đề cập đế từ nhiều góc độ tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, những công trình về CTXH và đổi mới CTXH ở Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hầu như còn rất ít ỏi, và chưa có những nghiên cứu đầy đủ với cách tiếp cận liên ngành, liên khu vực, so sánh đối chiếu với kinh nghiệm cụ thể của một quốc gia cụ thể. [Social Work: A Profession of Many Faces [Book Alone] [11th Edition], Armando T. Morales [Author], Bradford W. Sheafor , Bradford W. Sheafor [Author]; Johnson, Louise và Stephen Yanca. Thực hành Công tác xã hội: Một hướng tiếp cận tổng quát. 8th ed. Boston: Ally và Bacon:2004; Kirst-Ashman, Karen.Hiểu biết thực hành tổng quát, 4th ed. Belmont, CA: Brook/Cole,2006/ Poulin, John.Cơ sở đầy đủ của thực hành tổng 20quát, 2nd ed. Belmot, CA: Books/Cole 2005; Bricker- Jenkins, Mary. “Vấn đề Nữ Quyền và Thực Hành Công Tác Xã Hội”. Trong Bảng Tham Khảo của Nhân viên CTXH, hiệu chỉnh bởi Albert Robert và Gilbert Greene, 131-136. NewYork: Oxford Press, 2003; Kopala, Mary, và Merle Keitel, eds. Sổ tay tham vấn cho phụ nữ. Thousand Oaks, CA: sage, 2003; Saulnier, Christine.Thuyết Nữ Quyền và Công Tác Xã Hội.Binghamton, NY: Haworth, 1996; Merns, Dave, và Brian Thorne. Tham vấn đặt thân chủ làm trọng tâm trong hoạt động.2nd ed. Thousand Oaks, CA: Sage, 1999 Nye, F.I, ed. Mối quan hệ giữa phần thưởng và chi phí. Beverlly Hills, CA: Sage, 1982]. Các khung sườn/công thức khuônmẫu/framework cùng được sử dụng trong thực hành một cách trực tiếp và gián tiếp và chúng được mô tả trong Bách khoa về Công tác xã hội/Encyclopedia of Socia work [1995] và sách của Brandell [1997]. Dorfman [1994,1998], Payne [2005], Turner [1996], Greene [1999]. Allen- Meares và Garvin [2000], Lehman và Coady [2000], Robert và Greene [2002] và Walsh [2006]. Những khung khái niệm này rất quan trọng, những ứng dụng thích hợp của nó giúp cải thiện hoạt động thực hành CTXH. - Tại Nga, giai đoạn từ 1991 đến nay, Công tác xã hội đã được xây dựng theo mô hình mới và trở thành một nghề chuyên nghiệp. Ngày 23 tháng 4 năm 1991 Uỷ ban lao động và các vấn đề xã hội của chính phủ đã có quyết định số 92 chính thức công nhận Công tác xã hội như một nghề chuyên nghiệp, và đưa vào danh mục các nghề nghiệp của Quốc gia [nhân viên công tác xã hội, nhà giáo dục xã hội, các chuyên gia Công tác xã hội ] Vào năm 1991, Công tác xã hội đã được đào tạo tại 20 trường đại học khác nhau tại Nga, đến nay, công tác xã hội đã được tổ chức đào tạo tại 200 cơ sở giáo dục đại học khác nhau. Việc đào tạo cán bộ CTXH có trình độ đại học tại Nga theo tiêu chí chung về chuyên môn của các nước trong khu vực châu Âu, phù hợp với Tuyên bố Bolonhơ về sự thống nhất trong đào tạo đại học tại châu Âu. Liên Bang Nga đã tham gia thoả thuận Bolonhơ - thống nhất về đào tạo đại học tại châu Âu từ tháng 9 năm 2003. Các công trình nghiên cứu về công tác xã hội được triển khai trên tất cả lĩnh vực như lịch sử và lý luận công tác xã hội, phương pháp công tác xã hội, kỹ thuật, tổ chức và quản lý công tác xã hội, những cơ sở tâm lý, y học, kinh tế của công tác xã hội, công tác xã hội ở nước ngoài; các loại sách giáo khoa, tra cứu, chỉ dẫn, hướng dẫn về CTXH rất phong phú; CTXH với các đối tượng và khách hàng khác nhau [với phụ nữ, thanh niên, trẻ em, người cao tuổi, người tàn tật, người di cư, người nghèo, người dân tộc thiểu số, các vấn đề của gia đình và cá 21nhân có nhu cầu được phục vụ, các đối tượng mại dâm, ma tuý, những người nhiễm HIV, ] Có thể nói, sự phát triển của CTXH ở Nga có những điểm tương đồng và khác biệt với Việt Nam. Nếu tiến hành nghiên cứu, phân tích so sánh có thể rút ra nhiều bài học kinh nghiệm quý cho quá trình đổi mới CTXH tại Việt Nam. Tóm lại, có thể nói rằng, các học giả nước ngoài đã nghiên cứu khá toàn diện, có các công trình đã đi sâu vào các lĩnh vực khác nhau của CTXH chuyên nghiệp ở các nước phát triển. Nhưng những công trình đó cũng chưa đề cập một cách hệ thống đến vấn đề CTXH của Việt Nam. Các công trình của các tác giả trong và ngoài nước được điểm luận ở trên chưa bao quát hết được các vấn đề lý luận, chưa đánh giá hết được hiện trạng CTXH ở nước ta, và quan trọng hơn nữa, chưa đưa ra được những giải pháp đổi mới CTXH ở nước ta trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Việc triển khai nghiên cứu đề tài “Đổi mới Công tác xã hội tại Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập Quốc tế [nghiên cứu kinh nghiệm của Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Liên Nga] đáp ứng yêu cầu cấp thiết cả về mặt lý luận, cả về mặt thực tiễn ở nước ta, góp phần trao đổi kinh nghiệm và học thuật với Liên bang Nga về công tác xã hội. Đề tài này không trùng với các công trình đã công bố. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu chính của đề tài: nhằm hướng tới việc làm rõ lý luận về đổi mới CTXH tại Việt Nam; Nghiên cứu tài liệu và khảo sát để đánh giá thực trạng CTXH ở Việt Nam trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế; Tìm hiểu hoạt động CTXH tại Liên Bang Nga trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, cũng như kinh nghiệm phát triển CTXH tại một số quốc gia khác, nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm cho sự phát triển CTXH ở Việt Nam trong tương lai; Dự báo xu hướng biến đổi của CTXH ở Việt Nam giai đoạn 2010 đến 2020; Đề xuất quan điểm chỉ đạo, mô hình và giải pháp đổi mới CTXH tại Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế. Nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể của đề tài: Để đạt được mục đích nghiên cứu đã đặt ra, nhóm chủ trì thực hiện nhiệm vụ thực hiện các nội dung nghiên cứu cụ thể sau đây: Nội dung 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới CTXH Việt Nam trong bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Mục tiêu của nội dung này là: tập trung làm rõ những khái niệm cơ bản như 22công tác xã hội, quản trị công tác xã hội, công tác xã hội chuyên nghiệp, nhân viên công tác xã hội, các tổ chức, mạng lưới công tác xã hội ; những đặc điểm chủ yếu của công tác xã hội, những yếu tố tác động đến quá trình hình thành và phát triển công tác xã hội; ảnh hưởng của quá trình toàn cầu hoá và kinh tế thị trường đến công tác xã hội; phân tích so sánh những kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực công tác xã hội; những lý thuyết chủ yếu trong lĩnh vực công tác xã hội. Nội dung 2: Thực trạng CTXH ở Việt Nam trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Mục tiêu của nội dung này là: Đánh giá thực trạng công tác xã hội ở nước ta trong quá trình phát triển lịch sử, trước hết tập trung làm rõ những vấn đề chủ yếu của giai đoạn đổi mới cho đến nay. Bằng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, nhóm nghiên cứu tập trung vào các nội dung chủ yếu của công tác xã hội ở Việt Nam; chỉ ra những đặc điểm chung và riêng, sự khác biệt của các mô hình công tác xã hội, mối quan hệ mật thiết với các khía cạnh kinh tế, văn hoá, chính trị, pháp luật, đạo đức, chỉ ra những thành tựu, những hạn chế, nhược điểm của từng loại mô hình và nguyên nhân của nó. Nội dung 3: CTXH ở Liên bang Nga và một số quốc gia khác Mục tiêu của nội dung này là: tập trung vào các nội dung chủ yếu của công tác xã hội ở Liên Bang Nga và một số nước có sự phát triển CTXH phong phú; chỉ ra những đặc điểm chung và riêng, sự khác biệt cúa các mô hình công tác xã hội, mối quan hệ mật thiết với các khía cạnh kinh tế, văn hoá, chính trị, pháp luật, đạo đức, chỉ ra những thành tựu, những hạn chế, nhược điểm của một số loại mô hình và nguyên nhân của nó. Nội dung 4: Dự báo xu hướng biến đổi của CTXH giai đoạn 2010 đến 2020 Mục tiêu: Với thực trạng CTXH ở Việt Nam, kinh nghiệm CTXH tại LB Nga và thế giới, nhóm nghiên cứu sẽ tập trung dự báo xu hướng phát triển của công tác xã hội ở Việt Nam trong những năm trước mắt và tầm nhìn đến năm 2020. Những xu hướng trên thế giới ngày càng tác động mạnh mẽ đến các Quốc gia, nhiều vấn đề mới xuất hiện buộc chúng ta phải nghiên cứu, để có thể ứng xử một cách đúng đắn và hợp lý. Nội dung 5: Quan điểm, mô hình và giải pháp đổi mới CTXH ở Việt Nam Mục tiêu: Đề xuất những quan điểm và mô hình chủ yếu trong việc phát triển công tác xã hội ở nước ta từ nay đến năm 2020, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển công tác xã hội ở nước ta. 234. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản của quá trình đổi mới CTXH ở Việt Nam hiện nay. Trong khuôn khổ của đề tài: - Phạm vi nội dung: nghiên cứu tập trung làm rõ cơ sở lý luận chủ yếu của đề tài; làm rõ thực trạng CTXH của Việt Nam hiện nay; khái quát những kinh nghiệm chủ yếu của Nga và một số nước trên thế giới trong hoạt động CTXH; luận chứng những xu hướng biến đổi và đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm đổi mới CTXH ở Việt Nam theo hướng chuyên nghiệp trong giai đoạn tới. - Phạm vi không gian: Ngoài các số liệu thống kê chung về sự phát triển CTXH tại Việt nam, đề tài tiến hành các hoạt động khảo sát trực tiếp tại 3 tỉnh/thành phố: Thành phố là Hà Nội, Tỉnh Quảng Trị và Thành phố Hồ Chí Minh; Khảo sát, trao đổi khoa học tại một số cơ sở đào tạo và nghiên cứu CTXH tại Matxcova và S. Peteburg. - Phạm vi thời gian: Sau đổi mới đến nay, tập trung khoảng 10 năm gần đây. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận: Nghiên cứu Công tác xã hội là một vấn đề rộng, với những nội dung phong phú trên nhiều chiều cạnh. Vì vậy, có thể có nhiều hướng tiếp cận về phương pháp khác nhau. Ở đây, tập thể nghiên cứu lựa chọn phương pháp luận phù hợp trên cơ sở mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra. Nhóm nghiên cứu vận dụng các nguyên lý của phép biện chứng duy vật, chủ nghĩa duy vật lịch sử, các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm lý luận của Đảng và Nhà nước ta hiện nay là những định hướng chủ yếu, đóng vai trò chủ đạo xuyên suốt quá trình nghiên cứu. Đồng thời, đề tài cũng tập trung vận dụng ba lý thuyết cơ bản [cấu trúc - chức năng, xung đột xã hội, 1ý thuyết phát triển] để phân tích nội dung chủ đề đặt ra. Các nguyên tắc có tính phương pháp luận của Đề tài là: kết hợp các cách tiếp cận xã hội học; kết hợp nghiên cứu lý thuyết với thực nghiệm; nghiên cứu vi mô kết hợp với nghiên cứu vĩ mô; kết hợp nghiên cứu định tính và định lượng; kết hợp lôgic và lịch sử. Các cách tiếp cận: Căn cứ vào mục đích, yêu cầu, nội dung, đối tượng và phạm vi nghiên cứu; trên cơ sở vận dụng các lý thuyết, các nguyên tắc nêu trên, Đề tài kết hợp các cách tiếp cận chủ yếu sau đây: Tiếp cận hệ thống: Hệ thống được quan niệm là một phức hợp những yếu tố có liên quan với nhau một cách nhân quả tạo ra một chỉnh thể thống nhất .Về 24phương diện này, phải xem xét Công tác xã hội như một chỉnh thể trong mối quan hệ với các hình thức hoạt động xã hội khác và như một phức thể, có cấu trúc bên trong phức tạp. Mặt khác, cần phân tích hệ thống các nhân tố ảnh hưởng đến Công tác xã hội để đề xuất các giải pháp. Tiếp cận cấu trúc - chức năng: Hướng tiếp cận này xem xét Công tác xã hội trong các tổ chức có một cấu trúc nhất định nhằm thực hiện các chức năng tương ứng. Do vậy, cần phân tích các xu hướng, các loại hình hoạt động công tác xã hội theo yêu cầu thực tiễn của xã hội đặt ra. Từ đó, đề xuất các giải pháp hợp lý nhằm tạo sự đồng bộ của các hoạt động, bảo đảm tính ổn định tương đối của hệ thống xã hội đang phát triển. Tiếp cận phát triển: Công tác xã hội phải được xem xét trong sự chuyển đổi của xã hội Việt Nam và nền văn minh nhân loại, tránh cách nhìn tĩnh tại, thấy được cái hay và cái dở, cái tiến bộ và hạn chế; các tác động dương tính, âm tính cũng như tác động ngoại biên của từng hoạt động Công tác xã hội. Tiếp cận lịch sử: Quan điểm lịch sử cụ thể luôn được quán triệt trong quá trình khảo sát, đánh giá, phân tích lý luận cơ bản về vai trò, tác động của Công tác xã hội. Nghiên cứu Công tác xã hội phải được đặt trong điều kiện lịch sử cụ thể về thời gian và không gian, tình hình phát triển của Việt Nam và so sánh với thế giới, phải được xem xét trong bối cảnh đổi mới của đất nước với sự phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đồng thời phải xuất phát từ đời sống thực tế. Tiếp cận khu vực học: Đối tượng nghiên cứu của đề tài liên quan đến con người thuộc tất cả các vùng, miền trên cả nước nên cần phải có những đợt khảo sát điều tra, lấy số liệu ở các địa phương. Tính đa dạng văn hóa đòi hỏi phải áp dụng phương pháp phân vùng văn hóa và triển khai điều tra theo phương pháp nghiên cứu khu vực học. Mặt khác, khi nghiên cứu kinh nghiệm của Cộng hoà Liên Bang Nga, cần chú ý những đặc điểm văn hoá khu vực của LB Nga so với Việt Nam. Tiếp cận liên ngành: Nội dung nghiên cứu của đề tài liên quan đến nhiều lĩnh vực khoa học như Xã hội học, Tâm lý học, Triết học, Luật học, Văn hóa học, Kinh tế học, Chính trị học, Y-Sinh học, … Vì thế, phương pháp nghiên cứu liên ngành được áp dụng triệt để. Tiếp cận kinh tế: Kinh tế luôn là nền tảng cho sự phát triển của mỗi xã hội. Kinh tế luôn chi phối mọi sự hoạt động của đời sống xã hội, trong đó có CTXH. Việc xem xét, nghiên cứu, hay ứng dụng một mô hình CTXH nào đó, nhất thiết đòi

Video liên quan

Chủ Đề