Nghiên cứu về bạo hành gia đình

Academia.edu no longer supports Internet Explorer.

To browse Academia.edu and the wider internet faster and more securely, please take a few seconds to upgrade your browser.

Academia.edu no longer supports Internet Explorer.

To browse Academia.edu and the wider internet faster and more securely, please take a few seconds to upgrade your browser.

Báo cáo tốt nghiệpLời Cảm ƠnThực tế cho ta thấy rằng bắt cứ sự thành công nào cũng cần phải có sự trợ giúp của người khác, giúp đỡ không ít thì nhiều, có thể trực tiếp hay gián tiếp. Và trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập cho đến nay tại Trường Đại Học Khoa Học Huế bản thân tôi cũng như các bạn bè trong lớp đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy cô, gia đình, bạn bè.Để hoàn thành báo cáo này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện .Xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn Hồ Sỹ Thái đã tận tình, chu đáo hướng dẫn để tôi thực hiện báo cáo này.Và mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất. Song do con bỡ ngỡ với công tác nghiên cứu khoa học, tiếp cận với thực tế cũng như là sự hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không thể không tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà bản thân chưa nhận thấy được. Do vậy tôi rất mong nhận được sự góp ý của các quý thầy cô giáo và các bạn để bài báo cáo của tôi được hoàn chỉnh hơn.Tôi xin chân thành cảm ơn! SVTH: Đinh Thị Thanh Tuyền Báo cáo tốt nghiệpMỤC LỤCMỞ ĐẦU 11. Lý do chọn đề tài 12. Lịch sử nghiên cứu đề tài 33. Mục tiêu nghiên cứu 44. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 55. Phương pháp nghiên cứu 5NỘI DUNG 7CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ XÃ QUẢNG SƠN, HUYỆN QUẢNG TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH VÀ CÁC LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN BẠO LỰC GIA ĐÌNH 71.1. Tổng quan về xã Quảng Sơn, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình 71.1.1. Điều kiện tự nhiên 71.1.1.1. Vị trí địa lý 71.1.1.2. Đất đai 71.1.1.3. Địa hình 71.1.1.4. Khí hậu 71.1.1.5. Sông ngòi 81.1.2. Điều kiện kinh tế 81.1.2.1. Về nông nghiệp 81.1.2.2. Về chăn nuôi 81.1.2.3. Về nuôi trồng thủy hải sản 91.1.2.4. Về công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp 91.1.2.5. Về lâm nghiệp 91.1.2.6. Về thương mại- dịch vụ 91.1.3. Điều kiện văn hóa xã hội 101.1.3.1. Về văn hóa thông tin- thể dục- thể thao 101.1.3.2. Về giáo dục- đào tạo 101.1.3.3. Về công tác y tế 11SVTH: Đinh Thị Thanh Tuyền Báo cáo tốt nghiệp1.1.3.4. Về cơ sở hạ tầng 121.1.3.5. Về tôn giáo tín ngưỡng 121.1.3.6. Dân số 121.2 Tiếm năng và trở ngại đối với việc phát triển kinh tế xã hội của xã Quảng Sơn, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình 121.2.1 Tiềm năng 121.2.2 Trở ngại 131.3. Một sồ khái niệm và lý thuyết liên quan tới bạo lực gia đình 131.3.1. Bạo lực gia đình là gì 131.2.2. Các hành vi bạo lực gia đình 131.3.3. Gia đình là gì? 141.3.4. Bạo lực trẻ em là gì? 141.3.5. Phụ nữ trước bạo lực gia đình 141.3.6. Nam giới trước bạo lực gia đình 151.3.7. Bình đẳng giới là gì? 15CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH Ở XÃ QUẢNG SƠN, HUYỆN QUẢNG TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH 162.1 Thực trạng bạo lực gia đình ở xã Quảng Sơn, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình 162.1.1. Tại tỉnh Quảng Bình 162.1.2. Tại huyện Quảng Trạch 172.1.3. Tại xã Quảng Sơn 182.2. Nguyên nhân dẫn tới bạo lực gia đình tại xã Quảng Sơn 192.2.1. Nguyên nhân khách quan 192.2.1.1. Tác động của các chất kích thích, của men bia, rươu, của thói trăng hoa 192.2.1.2. Do tình hình kinh tế gia ðình khó khăn 202.2.2. Nguyên nhân chủ quan 202.2.2.1. Do nhận thức về giới và bình đẳng giới còn hạn chế 20SVTH: Đinh Thị Thanh Tuyền Báo cáo tốt nghiệp2.2.2.2. Do quan niệm trọng nam khinh nữ, tư tưởng gia trưởng còn nặng 212.2.2.3. Do sự nhìn nhận, sự đấu tranh của người phụ nữ trước nạn bạo hành gia đình còn hạn chế, thiếu thẳng thắn, thiếu tự tin và còn cam chịu 212.3. Hậu quả của bạo lực gia đình ở xã Quảng Sơn, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình 222.3.1. Đối với sức khỏe 222.3.2. Đối với tâm lý tinh thần 222.3.3. Bạo lực gia đình chống lại phụ nữ tác động tiêu cực đến lực lượng lao động và do đó cũng tác động đến các hoạt động kinh tế 222.3.4. Bạo lực gia đình chống lại phụ nữ chất gánh nặng lên hệ thống bảo trợ xã hội 232.3.5. Bạo lực gia đình chống lại phụ nữ đồng thời cũng chất gánh nặng lên hệ thống bảo trợ xã hội 232.3.6. Bạo lực gia đình chống lại phụ nữ đồng thời cũng chất gánh nặng lên hệ thống các cơ quan tư pháp 242.4 Đánh giá kết quả đạt được và những tồn tại của những giải pháp thực hiện trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình 242.4.1. Một số kết quả đạt được khi thực hiện những giải pháp phòng chống bạo lực gia đình 242.4.2. Những hạn chế khi thực hiện các biện pháp phòng chống bạo lực gia đình 25CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐINH Ở XÃ QUẢNG SƠN, HUYỆN QUẢNG TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH 273.1. Giải pháp để phòng chống bạo lực gia đình ở xã Quảng Sơn, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình 273.1.1. Đối với các cơ quan đoàn thể 273.1.2. Đối với gia đình 283.1.3. Đối với cá nhân bị ảnh hưởng trưc tiếp hay gián tiếp do bạo lực gia đình 283.2. Vai trò của nhân viên công tác xã hội với vấn đề phňng chống bạo lực gia đình ở xã Quảng Sơn, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình 29SVTH: Đinh Thị Thanh Tuyền Báo cáo tốt nghiệp3.3. Các mô hình, chương trình hoạt động của công tác xã hội trong việc phòng chống bạo lực gia đình ở xã Quảng Sơn, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.333.4 Thực hành công tác xã hội với cá nhân bị bạo hành trong gia đình 34KẾT LUẬN 39 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 41SVTH: Đinh Thị Thanh Tuyền Báo cáo tốt nghiệpMỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tàiHiện nay có thề nói bạo lực gia đình đã và đang trở thành một vấn đề đang được dư luận và toàn xã hội quan tâm sâu sắc. Đây có thể nói là một dạng tệ nạn xã hội, nó gây hậu quả ở nhiều mức độ khác nhau lên đời sống gia đình và xã hội, làm ảnh hưởng trực tiếp tới cuốc sống của người dân. Và nghiêm trọng hơn bạo lực gia đình còn là nguyên nhân gây ra những hậu quả tai hại về cuộc đời, nhân cách của con người, gián tiếp tạo nên những mầm móng các tệ nạn và tội phạm nguy hiểm khác trong xã hội.Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của các thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các thành viên khác trong gia đình.Bạo lực gia đình đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều ở mọi nơi, mọi lúc và phổ biến ở mọi tầng lớp xã hội với nhiều đối tượng khác nhau và với nhiều hình thức khác nhau: bạo lực gia đình về thể chất, tinh thần, kinh tế, tình dục Những hành vi bạo lực gia đình thể hiện lối sống thiếu trách nhiệm, việc ứng xử thiếu văn hóa trong đình, phản ánh sự suy thoái về đạo đức của một số thành viên trong gia đình.Theo số liệu điều tra của các ơ quan chức năng cho thấy 25% gia đình có hành vi bạo lực tinh thần, có khoảng 15% vợ bị chồng đánh, gần 80% bị chồng chửi, 70% bị chồng bỏ mặc trong cuộc sống gia đình, 30% cặp vợ chồng có hiện tượng ép buộc quan hệ tình dục gọi là bạo lực tình dục. Theo số liệu của bộ công an cho thấy cứ 2 đến 3 ngày thì có một người bị giết có liên quan đến bạo lực gia đình, theo viện khoa học xét xử tòa án nhân dân tối cao tại 42 tỉnh trong 5 năm (2000- 2005) tòa án nhân dân đã xét xử 10.608 vụ án hôn nhân và gia đình trong đó 42% vụ án ly hôn có nguyên nhân từ bạo lực SVTH: Đinh Thị Thanh Tuyền 1Báo cáo tốt nghiệpgia đình. Từ những số liệu trên cho ta thấy tầm quan trọng của việc phòng chống bạo lực gia đình như hiện nay như thế nào nó đòi hỏi sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành có liên quan cùng nhau ngăn chặn và phòng ngừa bạo lực gia đình, đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho mọi người.Bạo lực gia đình không phải là vấn đề mang tính địa phương mà là một vấn nanm toàn cầu ở dâu cũng có, từ các nước nghèo, đang phát triển cho tới giàu có, phát triển cao độ.Mọi gia đình thuộc mọi tầng lớp của xã hội đều có thể gặp phải tệ nạn này. Và đối tượng của các hành vi bạo lực gia đình thường là những thành viên yếu đuối, dễ bị tổn thương và trong hầu hết các trường hợp là phụ nữ, người già và trẻ em.Bạo lực gia đình tồn tại dưới nhiều hình thức từ việc sử dụng sức lực, vật dụng để đánh đập gây thương tích, tồn hại về thể chất cho các thành viên khác, dùng quyền lực để kiểm soát, khống chế, cấm đoán các thành viên khác trong gia đình về nhiều mặt, cưỡng bức trong quan hệ tình dục, nhất là ép buộc người phụ nữ làm những việc liên quan đến tình dục trái với mong muốn của họ, dùng lời nói nhục mạ, chửi mắng, đe dọa hoặc có hành vi ruồng rằng, bỏ rơi, không quan tâm lẫn nhau cho đến cố tình đập phá làm hư hỏng tái sản chung, tiêu xài hoang phí không vì mục đích phục vụ đới sống gia đình…đều ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe, tâm lý, tình cảm của mỗi cá nhân. Đặc biệt đối với trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình hay là thành viên trong gia đình có hành vi của bạo lực gia đình thì nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự hình thành nhân cách, hạn chế những cơ hội để trẻ em có một cuộc sống bình thường nhất là tương lai của các em sau này.Mặt khác, bạo lực gia đình cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế xã hội của đất nước. Đối với nền văn hóa, bạo lực gia đình làm xói mòn về đạo đức, mất tính dân chủ xã hội và làm ảnh hưởng xấu đến thế hệ tương lai. Bạo lực gia đình xâm phạm đến quyền con người, danh dự, nhân phẩm, tính SVTH: Đinh Thị Thanh Tuyền 2Báo cáo tốt nghiệpmạng của mối cá nhân đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Đối với nền kinh tế bạo lực gia đình tác động tiêu cực đến sức khỏe và tinh thần của nạn nhân và từ đó thêm gánh nặng cho nền kinh tế quốc gia, nó cũng làm ảnh hưởng đến lực lượng lao động và gián tiếp tác động đến kinh tế. Bạo lực gia đình còn gây ảnh hưởng đến hệ thống bảo trợ xã hội Qua đó cho ta thấy ró hơn những ảnh hưởng tiêu cực của bạo lực gia đình và nó đòi hỏi phải được giải quyết tốt.Và có thể nói xã Quảng Sơn, huyện Quảng trạch, tỉnh Quảng Bình tuy là một xã nhỏ, xã miền núi nhưng cũng chịu ảnh hưởng của vấn đề bạo lực gia đình này, cuộc sống gia đình của một số người vẫn chịu cảnh bạo lực làm cho hạnh phúc gia đình tan vỡ và là một sinh viên chuyên nghành công tác xã hội và là một người con của quê hương Quảng Bình tôi muốn góp một phần công sức của mình vào việc phòng chống bạo lực gia đình ở địa phương xã Quảng Sơn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Đó cũng là lý do tôi chọn đề tài này.2. Lịch sử nghiên cứu đề tàiBạo lực gia đình không phải là một vấn đề mới mà nó đã xuất hiện từ rất lâu và đã được rất nhiều người nghiên cứu và đưa ra nhiều giải pháp khác nhau nhằm giải quyết vấn đề này:+ Đề tài của thạc sỹ: Trần Thị Ngọc Lan nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đánh giá thực trạng và xây dựng giải pháp nâng cao bình đẳng giới phòng chống bạo lực gia đình cho phụ nữ ở tỉnh Thái Bình”. Đề tài này đã làm rõ được vấn đề bình đẳng giới và bình đẳng giới là một nguyên nhân quan trọng gây nên bạo lực gia đình với phụ nữ. Mặt khác đề tài còn nêu ra được những hình thức của bạo lực gia đình la gì như: Bạo lực gia đình về thể chất, tình dục +Đề tài của thạc sỹ: Hoàng Bá Thịnh nghiên cứu đề tài: “nghiên cứu về bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay”. Đề tài đã nêu rõ tính bức thiết, nội SVTH: Đinh Thị Thanh Tuyền 3Báo cáo tốt nghiệpcổm về vấn đề bạo lực gia đình và qua đó tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình và đưa ra những giải pháp thích hợp.+Đề tài của: Lê Quang Sơn nghiên cứu đề tài: “Bạo lực gia đình- thực trạng và giải pháp”. Đề tài nêu rõ nguyên nhân và giải pháp giải quyết vấn đề bạo lực gia đình.+Đề tài của sinh viên Nguyễn Thị Hoàng Mai nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và giải pháp giảm bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại thành phố Đã Nẵng”. Đề tài đưa ra một số lý luận cơ bản về bạo lực gia đình, xem xét bạo lực gia đình ở nhiều góc độ khác nhau như mối quan hệ giữa bạo lực gia đình với tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp Từ những đề tài trên đã nghiên cứu ở trên cho ta thấy đã có rấtt nhiều người đã nghiên cứu vấn đề, tuy nhiên dù không mới nhưng với đề tài này của mình được nghiên cứu sau sẽ có những cái mới mà trước đây chưa có. Với địa bàn nghiên cứu mới ( xã Quảng Sơn) là nơi chưa từng ai nghiên cứu thì đề tài của tôi sẽ có hướng đi mới hơn, nhứng giải pháp đưa ra sẽ thiết thực hơn.3. Mục tiêu nghiên cứu3.1. Mục tiêu tổng quátMục tiêu nghiên cứu của đề tài là đưa ra những giải pháp thiết thực nhằm phòng chống bạo lực gia đình tại xã Quảng Sơn, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.3.2. Mục tiêu cụ thểKhảo sát thực trạng bạo lực gia đình tại địa bàn xã, thông qua phương pháp quan sát, phỏng vấn, bảng anket Tìm và phân tích các số liệu liên quan đến vấn đề bạo lực gia ðình tại địa bàn xã.Tìm và phân tích nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình tại địa bàn xã.Nêu và phân tích những hậu quả của bạo lực gia đình trên địa bàn xã.SVTH: Đinh Thị Thanh Tuyền 4Báo cáo tốt nghiệpĐưa ra một số giải pháp thích hợp nhằm phòng chống bạo lực gia đình trên địa bàn xã Quảng Sơn.Nâng cao nhận thức cho cán bộ và người dân địa phương , làm thay đổi lối sống tư duy cũ, lạc hậu, giúp họ có cái nhìn đúng đắn về vấn đề bình đẳng giới và bạo lực gia đình.Đề xuất một số kiến nghị.4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu4.1. Đối tượng nghiên cứuCông tác xã hội với vấn đề phòng chống bạo lực gia đình ở xá Quảng Sơn, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng bình.4.2. Khách thể nghiên cứuPhụ nữ và nam giới trong các gia đình trên địa bàn xã, cán bộ phụ nữ, đại diện chính quyền địa phương, trưởng của các thông trên địa bàn xã4.3. Phạm vi nghiên cứuPhạm vi không gian (địa bàn nghiên cứu): tình hình bạo lực gia đình tại xã Quảng Sơn, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.Phạm vi thời gian: hiện nay5. Phương pháp nghiên cứu5.1. Phương pháp luận5.1.1. Phương pháp duy vật biện chứngNghiên cứu vị trí ảnh hưởng của trẻ em, phụ nữ, nam giới trong mối quan hệ tương tác với gia đình và xã hội.5.1.2. Phương pháp duy vật lịch sửNghiên cứu vị trí, vai trò của phụ nữ, trẻ em, nam giới trong gia đình qua từng thời kỳ phát triển của điều kiện kinh tế xã hội do sự tác động của các yếu tố khách quan.SVTH: Đinh Thị Thanh Tuyền 5Báo cáo tốt nghiệp5.2. Phương pháp điều tra xã hội học5.2.1. Phương pháp quan sátĐược sử dụng trong quá trình đi cơ sở, trực tiếp xem xét, nhìn nhận các hành vi có bạo lực gia đình.5.2.2. Phương pháp phỏng vấnSử dụng phương pháp này nhằm tìm hiểu các thông tin về bạo lực gia đình từ chính nạn nhân hay những cá nhân, tổ chức có liên quan thông qua hỏi đáp trực tiếp. Cũng có thể sử dụng phỏng vấn để khẳng định lại các thông tin đã tìm được trên giấy tờ.5.2.3. Phương pháp sử dụng bảng anketBảng anket là một loạt các câu hỏi dạng văn bản hoặc là được gửi cho người trả lời để họ tự điền hay được người nghiên cứu hỏi và điền những thông tin trả lời vào chỗ tương ứng. Sử dụng bảng hỏi khi: cần thông tin của nhiều người, bản thân biết chính xác mình cần những dữ liệu gì và thông tin bạn cần khá trực tiếp, rõ ràng và bạn muốn thông tin được ghi theo những mẫu chuẩn.Với đề tài này, bảng hỏi được sử dụng trong quá trình đi thực tế nhằm để biết được quan điểm, suy nghĩ của các cá nhân, những cơ quan đoàn thể về vấn đề sử dụng bạo lực trong gia đình cũng như thái độ của nạn nhân khi bị bạo lực gia đình.SVTH: Đinh Thị Thanh Tuyền 6Báo cáo tốt nghiệpNỘI DUNGCHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ XÃ QUẢNG SƠN, HUYỆN QUẢNG TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH VÀ CÁC LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN BẠO LỰC GIA ĐÌNH1.1. Tổng quan về xã Quảng Sơn, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình1.1.1. Điều kiện tự nhiên1.1.1.1. Vị trí địa lýXã Quảng Sơn là một xã miền núi nằm ở phía tây nam huyện Quảng Trạch, có vị trí địa lý: phía đông giáp xã Quảng Hòa, Quảng Minh, phía tây giáp xã Lâm Trạch, Xuân Trạch, huyện Bố Trạch, phía bắc giáp xã Quảng Thủy.1.1.1.2. Đất đaiXã Quảng Sơn chủ yếu là đất nông nghiệp với diện tích 90,13%; đất phi nông nghiệp chiếm 4,57% và đất chưa qua sử dụng 5,3%, phần lớn diện tích là đất lâm nghiệp và một phần nhỏ là đồng bằng nằm ven sông Gianh.Tổng diện tích đất toàn xã là 5414 ha gồm các thành phần đất: nhóm đất cát, nhóm đất mặn, nhóm đất phù sa, nhóm đất xám, nhóm đất móng1.1.1.3. Địa hìnhQuảng Sơn là một xã miền núi cho nên địa hình chủ yếu là đồi núi bao quanh.Chạy quanh xã có sông Nan được ngăn cách bởi con đập đưa nước về phục vuản xuất cho bà con nông dân.1.1.1.4. Khí hậuXã Quảng Sơn nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng của khí hậu miền Bắc có mùa đông lạnh, mưa nhiều, mùa hè nóng, mưa ít có gió Tây Nam thổi mạnh từ tháng 4 đến tháng 7 hàng năm với tốc độ trung bình 20m/s làm cho nhiệt độ tăng lên, độ ẩm trong không khí thấp xuống trong những tháng có gió mùa phía tây- nam ( gió Lào).SVTH: Đinh Thị Thanh Tuyền 7Báo cáo tốt nghiệp1.1.1.5. Sông ngòiXã Quảng Sơn có 2 con sông chạy dài trong địa bàn xã, là sông Gianh và sông Nan. Xã có nguồn nước ngầm phong phú.Về nguồn nước mặt: Tuy lượng nước của sông Gianh và sông Nan khá lớn nhưng việc sử dụng phục vụ cho nông nghiệp và sinh hoạt còn bị hạn chế do bị khô hạn và nhiễm mặn ở hạ lưu vào mùa khô và bị ngập lụt vào mùa mưa.Về nguồn nước ngầm: Khá phong phú tuy phân bố không đều và mức dộ nông hay sâu phụ thuộc vào địa hình và lượng mưa trong mùa.Về chất lượng nước ở xã Quảng Sơn nhìn chung khá tốt, rất thích hợp cho việc phát triển của cây trồng cũng như sinh hoạt. Riêng đối với khu vực ven sông Gianh thường bị nhiễm mặn do thủy triều lên gây khó khăn cho sản xuất, đới sống của nhân dân.1.1.2. Điều kiện kinh tế1.1.2.1. Về nông nghiệpĐạt 8.194.000.000đNgay từ đầu năm UBND xã đã tổ chức hội nghị cốt cán chỉ đạo sản xuất nông nghiệp từ xã đến các ban quản lý Hợp Tác Xã và đội trưởng sản xuất chỉ đọa xuống giống đúng thời vụ và quy hoạch vùng, cơ cấu từng loại giống phù hợp với từng chất đất, giao thông nội đồng được nâng cấp, tưới tiêu hợp lý, cơ cấu giống mới 10.750kg, năng suất bình quân 46 tạ/ha/vụ.1.1.2.2. Về chăn nuôiThường xuyên chỉ đạo công tác vệ sinh môi trường, tổ chức tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm.Đàn trâu bò có 1.204 con đạt 87% kế hoạch.Đàn lợn có 3.950 con đạt 95% kế hoạch.Gia cầm các loại có 5.564 con đạt 111% kế hoạch.Đàn dê có 150 con đạt 125% kế hoạch.SVTH: Đinh Thị Thanh Tuyền 8Báo cáo tốt nghiệp1.1.2.3. Về nuôi trồng thủy hải sảnNgay từ đầu năm UBND xã đã có kế hoạch thông bóa hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ có nuôi trồng thủy hải sản như: Vệ sinh, xử lý ao hồ. Hội nông dân đã tư vấn giống có chất lượng cao ở các thương hiệu có uy tín trên địa bàn tỉnh nên các hộ gia đình đã chủ động bám sát lịch thời vụ để thả cá có hiệu quả với diện tích 5,8 ha, sản lượng thu về ước đạt 50ta/ ha.Công tác nuôi trồng thủy hải sản của xã còn được chú trọng và phát triển trong việc nuôi cá lồng trên phần thượng lưu của sông Nan, đã và đang đem lại kết quả và thu nhập tốt cho bà con nhân dân.1.1.2.4. Về công nghiệp và tiểu thủ công nghiệpĐảng ủy và UBND xã thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển các ngành nghề truyền thống, dịch vụ buôn bán kinh doanh được nhân rộng và phát triển, nghề đan tre truyền thống ở Diên Trường được giữ vững. Một số hộ chuyển sang đan tre xuất khẩu hiệu quả đã giải quyết được một số lao động có thu nhập ổn định.1.1.2.5. Về lâm nghiệpVề lâm nghiệp vẫn đang phát triển ổn định, công tác phòng chống cháy rừng được quan tâm đúng mức.Lập kế hoạch xin trồng rừng kinh tế cho 50ha.Kết quả đạt được năm 2009 là 3.500.000.000đ1.1.2.6. Về thương mại- dịch vụCác nghề vận tải được phát triển, hiện nay đã có 17 xe công nông đầu ngang, 15 đò máy vận chuyển vật liệu xây dựng như đá, cát, sạn… thu nhập bình quân 500.000đ- 700.000đ/1 tháng. Có 3 hộ hàn xì, 5 hộ sửa chữa xe máy, 16 hộ có máy xay xát, 13 hộ có máy cày, 10 hộ có máy tuốt lúa bằng động cơ và có 15 hộ có buôn bán vừa và nhỏ. Các hoạt động dịch vụ cũng được củng cố và phát triển đa dạng, khối lượng hàng hóa được luân chuyển SVTH: Đinh Thị Thanh Tuyền 9Báo cáo tốt nghiệptrên thị trường ngày càng phong phú tuy giá cả có thay đổi nhưng nhìn chung vẫn tạo ra được sự ổn định trên địa bàn.1.1.3. Điều kiện văn hóa xã hội1.1.3.1. Về văn hóa thông tin- thể dục- thể thaoCông tác xây dựng làng văn hóa, cụm dân cư tiên tiến và gia đình văn hóa đã được chú trọng, thường xuyên tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Thực hiện các cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, kết quả thực hiện năm 2009 có 01 cụm dân cư tiên tiến đó là thôn Hà Sơn.Về thông tin: Hệ thống truyền thanh được tu sửa để đáp ứng nhu cầu phục vụ nhân dân, chất lượng và thời lượng truyền thông các nội dung liên quan dến chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước cũng như phong trào của địa phương.Về thể dục, thể thao. Phong trào thể dục, thể thao luôn được phát huy ở các cụm dân cư như: Bóng đá, bóng chuyền, số lượng của các buổi giao lưu bóng chuyền được tăng lên trong các ngày lễ tết. Đặc biệt môn đua thuyền truyền thống được duy trì, đổi mới tạo không khí vui tươi trong ngày Quốc khánh 2/9.1.1.3.2. Về giáo dục- đào tạoToàn xã Quảng Sơn có 01 Trường Trung Học Cơ Sở, 02 Trường Tiểu Học Cơ Sở và 01 Trường Mầm Non.Năm học 2008- 2009 tiếp tục cuộc vận động “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. Tích cực phát động phong trào thi đua “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Ngay đầu năm học Ban giám hiệu nhà trường đã chủ động xây dựng kế hoạch sát đúng với thực tế của mỗi trường, tích cực bằng nhiều biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học nên trong năm học 2008-2009 có 13 giáo viên đạt chiến sĩ thi đua cấp huyện, tăng 2 giáo viên so với năm học 2007-2008. Có 48 học sinh đầu vào SVTH: Đinh Thị Thanh Tuyền 10Báo cáo tốt nghiệpcác trường Đại học, Cao đẳng. Học sinh giỏi cấp tỉnh có 7 em, cấp huyện có 14 em.Trường Trung Học Cơ Sở có tổng số học sinh 601 em, tỉ lệ học sinh tốt nghiệp đạt 96%, tỉ lệ lên lớp đạt 85,7%, học sinh giỏi đạt 3,8%, khá đạt 22,8%, trung bình 59,2%, yếu 14,1%, kém 0,2Trường tiểu học số 1 có 330 em học sinh, tỉ lệ học sinh lên lớp đạt 96,4%, đạt 107% kế hoạch, học sinh giỏi đạt 5,5%, khá 19,75%, trung bình đạt 71,2%, yếu 3,6%.Trường tiểu học số 2 có 278 học sinh, tỉ lệ học sinh lên lớp 98,9%, đạt 105% kế hoạch, học sinh giỏi 8,4%, khá 16,1%, trung bình 45,1%, yếu 0,1%.Trường mầm non có 287 cháu, trong đó nội trú 188 cháu, tất cả các cháu đến trường đều được chăm sóc chu đáo, chất lượng dạy và học luôn được nâng cao.1.1.3.3. Về công tác y tếToàn xã có 01 trạm y tế nằm ở thôn Minh Sơn. Công tác khám chữa bệnh cho bệnh nhân được quan tâm hơn trước, đội ngũ cán bộ y tế đã nêu cao tinh thần phục vụ bệnh nhân. Năm 2009 có 4.800 lượt người đến khám chữa bệnh, trong đó tại trạm có 144 bệnh nhân, có 262 bệnh nhân được điều trị ngoại trú. Có 1.200 trẻ em đến khám chữa bệnh và được cấp thuốc miễn phí, thực hiện tốt việc khám và tiêm phòng định kỳ hàng tháng cho trẻ em và bà mẹ mang thai đầy đủ và đúng quy định.Đội ngũ bác sỹ, y tá được đào tạo nâng cao trình độ, công tác khám chữa bệnh ngày càng được đảm bảo hơn.Tuy nhiên cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân vẫn chưa thực sự tốt vì dân số của thôn khá đông và sự phân bố không đều, trạm y tế còn chưa được phát triển đặc biệt là công tác chăm sóc sức khỏe tại gia.SVTH: Đinh Thị Thanh Tuyền 11Báo cáo tốt nghiệp1.1.3.4. Về cơ sở hạ tầngVề kết cấu hạ tầng xã đã tích cực chú trọng thu hút sự đầu tư của cấp trên và các dự án đồng thời tranh thủ sự nỗ lực vận động đóng góp của nhân dân để xây dựng bù và vá đường thôn xóm. Điển hình như thôn Hà Sơn, Diên Trường, Linh Cận Sơn, Thọ Hạ…1.1.3.5. Về tôn giáo tín ngưỡngTrên toàn xã có một nhà thờ lớn ở thôn Diên Trường, có 2 thôn theo đạo phật là thôn Diên Trường và thôn Tân Sơn.Nhìn chung nhân dân thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước cũng như nội quy, hương ước của thôn.1.1.3.6. Dân sốDân số Quảng Sơn có khoảng 5.000 người, phân bố thành 8 thôn. Qua sự chỉ đạo tập trung kiểm tra các đơn vị thôn xóm triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ đề ra đầu năm, một số thôn không sinh con thứ 3 như thôn Hà Sơn, thôn Minh Sơn. Tỉ lệ phát triển dân số tự nhiên trong năm 2009 là 0,9 %. Giảm 0,1% so với năm 2008, trong đó sinh con thứ 3 có 19 cháu chiếm 28%.1.2 Tiếm năng và trở ngại đối với việc phát triển kinh tế xã hội của xã Quảng Sơn, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình1.2.1 Tiềm năngTrên địa bàn xã có đường sắt chạy qua nên thuận lợi cho việc gia lưu buôn bán của bà con nông dân trong xã. Bên cạnh đó hệ thống đường thủy cũng rất thuận lợi cho việc giao lưu, buôn bán, phát triển kinh tế của các thôn qua hai con sông là sông Gianh và Sông Nan. Mặt khác với hệ thống đất đai đa dạng rất thuận tiện cho việc phát triển các ngành nông- lâm nghiệp.Con người xã Quảng Sơn chịu thương, chịu khó, cần cù lao động, có tinh thần đoàn kết cao.Sông nan là một tiềm năng lớn trong việc phát triển các nghề nuôi cá khi sông được chia thành hai phần thượng lưu và hạ lưu. Phần thượng lưu SVTH: Đinh Thị Thanh Tuyền 12Báo cáo tốt nghiệpthuận lợi cho việc nuôi trồng cá nước ngọt mà hiện nay ở xã đang tiến hành đạt kết quả cao.1.2.2 Trở ngạiMặc dù có nhiều tiềm năng về hệ thống giao thông đường bộ. Đường thủy và tiềm năng phát triển qua hệ thống đất đai nhưng xã Quảng Sơn gặp nhiều khó khăn và trở ngại.Xã Quảng Sơn phát triển kinh tế qua trồng trọt nhiều nhưng hệ thống tưới tiêu ở một số Hợp tác xã và đội sản xuất chưa đảm bảo, việc đưa giống mới, giống có năng suất cao vào sản xuất còn thấp gây ảnh hưởng đến năng suất.Hệ thống nước sạch trên toàn xã chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân, còn thiếu nước vào mùa khô.Hệ thống gia thông đường bộ trong thôn xóm còn gặp nhiều khó khăn, việc đi lại của bà con trong xã còn khó, hệ thống bê tông hóa các tuyến đường liên thôn xã chưa chú trọng và phát triển.1.3. Một sồ khái niệm và lý thuyết liên quan tới bạo lực gia đình1.3.1. Bạo lực gia đình là gìBạo lực gia đình là hành vi cố ý của các thành viên trong gia đình gây tổn haị hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các thành viên khác trong gia đình( Khoản 2 điều 1 Luật phòng, chống bạo lực gia đình, 2007 )1.2.2. Các hành vi bạo lực gia đìnhTheo điều 2 của Luật phòng chống bạo lực gia đình thì các hành vi sau được coi là bạo lực gia đình:Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc các hành vi cố ý khác gây xâm hại đến sức khỏe, tính mạng.Lăng mạ, các hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm.SVTH: Đinh Thị Thanh Tuyền 13Báo cáo tốt nghiệpCô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng.Ngăn cản việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con cái; giữa vợ, chồng và giữa anh, chị, em với nhau.Cưỡng ép quan hệ tình dục.Cướng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn; ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộChiếm đoạt, hủy hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của các thành viên khác trong gia đìnhCưỡng ép các thành viên lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ, kiểm soát thu nhập của các thành viên trong gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chínhCó hành vi trái pháp luật buộc các thành viên trong gia đình ra khỏi chỗ ở1.3.3. Gia đình là gì?Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng , làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền lợi giữa họ với nhau( khoản 10 điều 8, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000).1.3.4. Bạo lực trẻ em là gì?Bạo lực trẻ em trong gia đình là hành vi cố ý cảu các thành viên trong gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, nhân cách đối với đối tượng là những người dưới 16 tuổi ( theo Luật pháp Việt Nam).1.3.5. Phụ nữ trước bạo lực gia đìnhPhụ nữ nước ta từ trước đến nay sẵn có trong mình tư tưởng chịu đựng, nhẵn nhịn, miễn sao gia đình êm ấm. Họ sợ chuyện vỡ ra ngoài mọi người sẽ cười chê, sợ gia đình, họ hàng nhà chồng dè bỉu, con cái phải xấu hổ với bạn bè Thông thường người phụ nữ bị chồng đánh đập, chửi bới sẽ cam chịu, chờ đợi sự tỉnh ngộ của đức ông chồng không muốn làm lớn chuyện vì quan SVTH: Đinh Thị Thanh Tuyền 14Báo cáo tốt nghiệpniệm “ Xấu chàng hổ ai’’ chính vì vậy phụ nữ luôn luôn là đối tượng cảu bạo lực gia đình nhiều nhất. Qua khảo sát của những người làm công tác tư vấn ở trung tâm thì trước khi xảy ra bạo lực gia đình thì số người hy vọng được ứng cứu là 42,05%; tìm cách thoát thân là 25,61%; 15,92% sẽ có hành động tự vệ; 16,43% chấp nhận sống chung với bạo lực gia đình. Nhưng khi bạo lực xảy ra những người muốn kêu cứu là 50%; muốn bỏ chạy là 19,08%; có hành động tự vệ là 6,94%, đáng ngạc nhiên nhất là những phụ nữ cam chịu bạo lực gia đình lại ở mức 23,98%.Từ những sồ liệu trên cho ta thấy rõ hơn về bạo lực gia đình đối với phụ nữ và đang diễn ra rất nhiều chính vì vậy Đảng và Nhà nước ta phải có những chính sách ngăn ngừa và phòng chống vấn đề này có hiệu quả nhằm làm cho cuộc sống của người phụ nữ được đảm bảo để cùng phát triển với sự phát triển của xã hội.1.3.6. Nam giới trước bạo lực gia đìnhPhụ nữ “ giữ’’ bạo lực gia đình. Điều này nghe có vẻ vô lý nhưng thực tế đã có nhiều phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia ðình lại chính là thủ phạm giúp bạo lực tồn tại hết năm này qua năm khác.Ngày xưa bạo lực gia đình luôn là do nam giới gây ra và nguyên nhân cũng bắt nguồn từ nam giới, thế nhưng hiện nay nam giới cũng là nạn nhân của bạo lực gia đình. Nam giới chủ yếu là bị bạo lực tinh thần hơn là thể xác, họ bị đối xử lạnh nhạt, bị vợ cằn nhằn suốt ngày gây tâm lý mêt mỏi, chán nản 1.3.7. Bình đẳng giới là gì?Bình đẳng giới là sự thừa nhận và coi trọng như nhau các đặc điểm giống và khác nhau giữa phụ nữ va nam giới. Nam giới và phụ nữ có cùng điều kiện bình đẳng để phát huy hết khả năng và thực hiện các mong muốn của mình, có cơ hội để tham gia, đóng góp, hưởng thụ từ các nguồn lực của xã hội và sự phát triển. Được hưởng tự do và cuộc sống bình đẳng, được hưởng thành quả bình đẳng trong mọi lĩnh vực của xã hội.SVTH: Đinh Thị Thanh Tuyền 15Báo cáo tốt nghiệpCHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH Ở XÃ QUẢNG SƠN, HUYỆN QUẢNG TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH2.1 Thực trạng bạo lực gia đình ở xã Quảng Sơn, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình2.1.1. Tại tỉnh Quảng BìnhTrong thời gian qua, công tác bảo vệ và chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình ở Quảng Bình đã được quan tâm thực hiện và đã có kết quả nhất định. Tuy vậy, đến nay toàn tỉnh vẫn còn xẩy ra nhiều vụ liên quan đến bạo lực gia đình. Theo thống kê trung bình mỗi năm trên cả tỉnh có tới 800 vụ ly hôn có nguyên nhân liên quan đến bạo lực gia đình. Cũng theo số liệu thống kê của bệnh viện, các trung tâm, phòng cấp cứu lớn của cả tỉnh có trên 27% phụ nữ bị ngược đãi nhập viện, hơn 10% điều trị y khoa nghiêm trọng hằng năm do nguyên nhân bạo lực gia đình.Hiện nay trên toàn tỉnh Quảng Bình bạo lực gia đình đang có chiều hướng ngày càng tăng, nạn nhân chủ yếu vẫn là phụ nữ và trẻ em và với nhiều hành vi bạo lực khác nhau và có tính chất nghiêm trọng hơn nó ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tinh thần, cuộc sống của mỗi người, làm đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn hơn.Trong những năm qua cùng với các chủ trương phát triển kinh tế thì chính trị, an sinh xã hội cũng được chú trọng. Vấn đề phụ nữ, giới và bình đẳng giới ngày càng được quan tâm hơn. Đối tượng phụ nữ ngày càng được tín nhiệm, đề cử vào các vị trí quan trọng trong xã hội, tuy nhiên trong quan hệ gia đình nhiều trường hợp phụ nữ, trẻ em vẫn là nạn nhân chính của bạo lực gia đình tại Quảng Bình nói riêng và Việt Nam nói chung. Qua đó cho thấy các chính sách để phòng, chống bạo lực gia đình tại Quảng Bình còn nhiều thiếu sót, công tác dân vận và bộ máy chức trách còn lơ là trong vấn đề SVTH: Đinh Thị Thanh Tuyền 16Báo cáo tốt nghiệpnày. Những vấn đề này xảy ra trước hết là do nhận thức của mỗi người tiếp đó là do kinh tế khó khăn, Quảng Bình còn nghèo, đời sống còn thấp chính vì vậy dẫn đến ức chế tâm lý và thường trút giận lên những người thân của mìnhSau đây là một số trường hợp bạo lực gia đình:Chị Lê Thị M đã gần 7 năm sống trong cảnh bạo lực mà không hề có một sự phản kháng. Chồng chị, một người đàn ông thuần nông, nát rượu. Hễ có rượu vào là anh ta tự cho mình “cái quyền” đánh vợ, một tuần dăm ba trận đòn thâm tím mặt mày, có hôm ra đồng làm việc chị M chân thấp, chân cao vì trận đòn đêm qua của chồng.Hay viêc trẻ em bị bạo lực cũng xảy ra như ngày 03/10/2010. Em Trần Thị Th (15 tuổi ) bị người cha nát rượu dùng rựa chém một nhát vào cổ, theo lời kể của em thì từ nhỏ đến giờ em thường xuyên bị ba đánh đập.2.1.2. Tại huyện Quảng TrạchBạo lực gia đình là một vấn đề nan giải nó đã và đang có chiều hướng gia tăng ở mọi nơi, mọi lúc. Và Quảng Trạch là một huyện cũng không thể tránh khỏi tình trạng bạo lực gia đình và là một trong những huyện có tỷ lệ bạo lực gia đình nhiều trong tỉnh Quảng Bình.Hằng năm tại huyện Quảng Trạch có khoảng 25% vụ ly hôn liên quan tới bạo lực gia đình, nạn nhân của bạo lực gia đình chủ yếu vẫn là phụ nữ và trẻ em. Theo điều tra cho thấy bạo lực gia đình ở huyện Quảng trạch còn tồn tại nhiều hình thức và có 23% gia đình có hành vi về bạo lực về thể chất, 25% có hành vi bạo lực về tình dục và 30% có hành vi về bạo lực tinh thần. Từ những số liệu trên cho ta thấy tình trạng bạo lực gia đình ảnh hưởng nghiêm trọng như thế nào đến đời sống gia đình cũng như đời sống xã hội của từng cá nhân và từng gia đình.Nguyên nhân của tình trạng này trước hết cũng là do nhận thức của mỗi người, do kinh tế, do bia rượu… và quan trọng hơn cả là sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo chính quyền địa phương vẫn còn chưa kịp thời và đảm bảo.SVTH: Đinh Thị Thanh Tuyền 17Báo cáo tốt nghiệp2.1.3. Tại xã Quảng SơnThời gian qua bạo lực gia đình xuất hiện ngày càng nhiều ở mọi nơi, mọi lúc và phổ biến ở mọi tầng lớp xã hội và nhiều loại đối tượng khác nhau. Và xã Quảng Sơn là một xã nhỏ thuộc huyện Quảng Trạch, mặc dù trong những năm qua xã Quảng Sơn có thể nói đã thực hiện tốt công tác phòng, chống bạo lực gia đình cũng như là đã đạt được các kếtt quả khả quan tuy nhiên trên địa bàn xã bạo lực gia đình vẫn đang xảy ra và có chiều hướng gia tăng với nhiều hành vi mang tính nghiêm trọng hơn. Từ những cái tát đã trở thành những tổ trận đòn roi thâm tím mặt, mũi, thậm chí còn có cả hành vi treo cổ vợ Trong năm 2013 vừa qua cứ bình quân từ một đến hai tháng lại có một vụ việc liên quan đến bạo lực gia đình. Tháng 3 năm 2013 vừa qua tại xã đã diễn ra một vụ việc mang tính chất bạo lực gia đình, anh A vì uống rượu say nên về nhà đã lôi vợ ra giữa nhà đánh và chửi bới thậm tệ, ngoái ra còn dọa giết và đốt nhà nữa. Vào tháng 5/ 2013, sau khi đi chơi về anh B không biết đã nghe bạn bề nói gì đã về nhà đánh nghen chị C ( vợ anh B), anh B đã đánh đập chị làm chị thâm tím mặt mày và chị phải bổ về nhà mẹ đẻ… Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều hình thức khác nữa như chửi bới, lăng nhục, nhục mạ… làm những nạn nhân của bạo lực gia đình trở nên trầm cảm, xa lánh mọi người vì sợ.Và thực trạng này được thể hiện rõ hơn thông qua kết quả điều tra bằng mẫu phiếu đánh giá nhận thức của người dân tại địa phương. Qua bảng điều tra cho thấy nguyên nhân chủ yếu của bạo lực gia đình ở xã Quảng Sơn là do dùng rượu bia, do nghen tuông và do nhận thức của họ chiếm tỉ lê khá cao. Bên cạnh đó còn là do nhận thức của của chính bản thân cá nhân nạn nhân bị bạo lực tại xã là sống im lặng, cam chịu, chấp nhận sống chung cùng bạo lực gia đình. Chính vì vậy mặc dù xã đã thực hiện tốt công tác phòng chống bạo lực gia đình trong năm qua và đã đạt được những thành tích đáng kể nhưng SVTH: Đinh Thị Thanh Tuyền 18Báo cáo tốt nghiệpbạo lực gia đình nó vẫn đang còn tồn tại và gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng. Mặt khác dù bị bạo lực gia đình nhưng những nạn nhân của bạo lực gia đình và ngay cả người dân nơi cộng đồng vẫn chưa có những biện pháp thiết thực để khắc phục hiện trạng này. Những điều trên cho thấy bạo lực gia đình đã và đang lan nhanh vào cuộc sống của gia đình, của người dân tại xã, tuy nhiên hiện nay chính quyền xã đang ngày càng cố gắng để thực hiện tốt và triệt để công tác phòng, chống bạo lực gia đình với nhiều mô hình mới, những biện pháp mới để ngăn ngừa bạo lực gia đình lan nhanh hơn và không còn tồn tại trên địa bàn xã.2.2. Nguyên nhân dẫn tới bạo lực gia đình tại xã Quảng Sơn2.2.1. Nguyên nhân khách quan2.2.1.1. Tác động của các chất kích thích, của men bia, rươu, của thói trăng hoaBia, rượu là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bạo lực gia đình ở xã, khi người đàn ông uống rươu, bia vào mất tự chủ sẽ làm những việc gây tổn hại cho mọi người mà trước hết là người vợ và con của mình. Họ đánh đập vợ, con mình không thương tiếc vì khi có men bia, rượu vào họ sẽ khônng còn lý trí nữa, họ làm tất cả mọi việc và đánh đập tất cả những người mà họ thấy khi đang say. Bên cạnh đó còn một nguyên nhân khá quan trọng nữa đó là do người chồng “ chán cơm thèm phở” đây cũng là một nguyên nhân có tác động mạnh vì khi người chồng ngoại tình họ sẽ làm mọi việc chỉ để được đáp ứng nhu cầu, thế nhưng là vợ ai lại muốn chồng mình ngoại tình cho nên họ sẽ lên tiếng và cũng vì vậy mà người chồng đã vô tâm đánh đập vợ mình không thương tiếc.Qua đó cũng cho ta thấy được xã Quảng Sơn cũng như những nơi khác tuy là một vùng nông thôn thế nhưng bạo lực gia đình vẫn tồn tại, vẫn đang còn diễn ra và bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau.SVTH: Đinh Thị Thanh Tuyền 19Báo cáo tốt nghiệp2.2.1.2. Do tình hình kinh tế gia ðình khó khănKinh tế là một vấn đề quan trọng và nó quyết định đến hạnh phúc gia đình khá lớn, kinh tế ổn định thì gia đình êm ấm, hạnh phúc nhưng kinh tế khó khăn thì gia đình sẽ lục đục, vợ chồng cái nhau suôt ngày vì tiền từ đó áp lực tâm lý tăng lên và người chồng không kiềm chế được và bạo lực gia đình xảy ra. Có thể nhiều lúc kinh tế gia đình ổn định nhưng vẫn xảy ra bạo lực gia đình, tuy nhiên đó chỉ la số ít còn đa số vẫn là do kinh tế khó khăn.Ngoài những nguyên nhân chủ quan và khách quan trên thì bạo lực gia đình xảy ra còn nhiều nguyên nhân khác như: Luật pháp chưa đủ răn đe, mặc dù có luật nhưng vẫn chưa được thi hành nghiêm. Bên cạnh đó bộ máy cán bộ bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình tại xã chưa phát huy hết khả năng của mình, các phương tiện thông tin tuyên truyền chua thực sự quan tâm đến vấn đề bạo lực gia đình trên địa bàn xã.2.2.2. Nguyên nhân chủ quan2.2.2.1. Do nhận thức về giới và bình đẳng giới còn hạn chếQuảng sơn là một xã nhỏ, là một vùng nông thôn ở huyện Quảng Trạch, đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong vấn đề về bình đẳng giới còn xa lạ đối với mọi người. Trong gia đình người chồng luôn là người ra lệnh còn vợ và con phải nghe theo, không được cãi lời, người đàn ông luôn cho mình là lớn nhất trong gia đình, phụ nữ khi đã về nhà chồng thì chỉ biết làm việc mà không được nói gì. Chính từ những suy nghĩ về vấn đề giới và bình đẳng giới còn lạc hậu cho nên người phụ nữ không có quyền lên tiếng mà chỉ biết thực hiện theo yêu cầu của người đàn ông. Người đàn ông chỉ ngồi chơi còn người phụ nữ phải làm để nuôi gia đình, phụ nữ làm nhiều hơn nữa còn đàn ông thì ngược lại. Bạo lực gia đình xuất phát từ những suy nghĩ lạc hậu trên, người đàn ông cho rằng người phụ nữ muốn làm chủ khi mà họ lên tiếng và họ thấy mình bị xỉ nhục và họ làm mọi việc để ngăn SVTH: Đinh Thị Thanh Tuyền 20