Ngộ độc thực phẩm đau bụng ở đâu

Thực phẩm bẩn bày bán tràn lan trên thị trường là một trong những lí do dẫn đến tỷ lệ bệnh nhân mắc ngộ độc thức ăn ngày gia tăng. Ngộ độc thức ăn có rất nhiều biểu hiện. Những biểu hiện này dễ bị nhầm lẫn với các tình trạng bệnh khác.

Ngộ độc thực phẩm là tình trạng ngộ độc thức ăn gây ra những biểu hiện bất thường đối với cơ thể sau khi ăn uống. Đây là một tình trạng nguy hiểm, nặng có thể dẫn đến tử vong. Nắm chắc triệu chứng nhận biết ngộ độc thức ăn là việc cần thiết và quan trọng mà chúng ta cần làm.

Triệu chứng nhận biết ngộ độc thức ăn là gì?

Ngộ độc thức ăn có rất nhiều biểu hiện. Những biểu hiện này dễ bị nhầm lẫn với các tình trạng bệnh khác mà nhiều người chủ quan không thăm khám sớm.

1. Đau bụng tiêu chảy nhiều lần: 

  • Triệu chứng đầu tiên dễ nhận biết nhất của ngộ độc thực phẩm là đau bụng tiêu chảy. Người bệnh có thể cảm nhận được những cơn co thắt liên hồi xung quang vùng bụng.
  • Đặc biệt, nếu ngộ độc do vi khuẩn Shigella, Salmonella, Campylobacter hoặc vi khuẩn E. coli gây ra, người bệnh có thể bị tiêu chảy ra máu. Người già và trẻ em là hai đối tượng cần được lưu tâm vì tình trạng đau bụng tiêu chảy thường xảy ra ở mức độ nặng hơn, gây kiệt sức, mất nước, thậm chí đe dọa đến tính mạng.

Đau bụng tiêu chảy là triệu chứng cơ bản khi ngộ độc thức ăn

2. Buồn nôn, nôn mửa liên tục:

  • Buồn nôn, nôn mửa liên tục là triệu chứng xuất hiện sau khoảng vài giờ người bệnh dùng bị nhiễm độc.
  • Sau khi nôn hết lượng thực phẩm gây ngộ độc, người bệnh vẫn có thể tiếp tục nôn khan dù không ăn gì tiếp theo.
  • Không chỉ gây khó chịu, mệt mỏi, buồn nôn, nôn mửa liên tục còn khiến người bệnh bị mất chất điện giải.

3. Sốt và đau khắp người:

  • Đây là triệu chứng dễ bị nhầm lẫn với cảm cúm thông thường, do vậy, người bệnh cần phải hết sức chú ý.
  • Khi bị nhiễm độc, cơ thể người có thể sẽ tăng thân nhiệt, nóng lên kèm theo cảm giác đau đầu, đau nhứ toàn thân.
  • Nhiệt độ có thể tăng cao lên đến 40 độ, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong trường hợp này, bệnh nhân cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để xử lý càng sớm càng tốt.

4. Chóng mặt:

  • Sau vài giờ bị nhiễm độc, bệnh nhân sẽ có cảm giác chóng mặt, đầu óc quay cuồng. Thường thì triệu chứng này sẽ đi kèm với các dấu hiệu khác như buồn nôn, sốt, đau đầu…

Sau vài giờ nhiễm độc, người bệnh có thể thấy chóng mặt kèm buồn nôn

5. Khô miệng

Triệu chứng tiêu chảy do ngộ độc thực phẩm có thể gây mất nước trầm trọng. Từ đó, bạn sẽ luôn có cảm giác khát nước, kháo nước, miệng khô, lưỡi đắng.

Cách xử lý ngộ độc thức ăn.

  • Hướng giải quyết cơ bản nhất khi thấy một người bị ngộ độc thức ăn là tìm cách đào thải lượng thực phẩm gây nhiễm độc bên trong cơ thể người đó ra bên ngoài.
  • Ta có thể dùng 2 ngón tay của chính bệnh nhân để ngoáy họng hay dùng một thìa nhỏ hoặc tăm bông đưa vào gốc lưỡi gây phản xạ nôn. Chú ý để đầu bệnh nhân cúi thấp hơn ngực, nhằm tránh trường hợp thực phẩm bị sặc đi vào vào phổi.
  • Đối với chất độc là dầu hỏa, xăng, hóa chất trừ sâu thì không nên gây nôn. Bởi vì, làm như vậy có thể sẽ khiến bệnh nhân hít chất độc vào phổi hoặc lên cơn co giật khi nôn.

Nên ngay lập tức tìm đến cơ sở ý tế gần nhất để sơ cứu khi phát hiện bệnh nhân ngộ độc thức ăn

  • Cách tốt nhất là khi phát hiện người bị ngộ độc thực phẩm, cần đưa họ đến trạm y tế gần nhất để tiến hành rửa dạ dày.
  • Sau đó nhanh chóng cho bệnh nhân uống than hoạt [1g/kg cân nặng] đối với người lớn và 0,5g/kg cân nặng đối với trẻ em [than hoạt tính có thể uống nhắc lại với liều như vậy sau 3 – 4 giờ].
  • Bước tiếp theo, cho bệnh nhân uống thuốc tẩy sunfat magnesium hoặc sorbitol để tống chất độc còn lại trong ruột và than hoạt qua đường phân.
  • Cấp cứu tại chỗ xong, bệnh nhân nên được chuyển đến hồi sức hoặc điều trị chuyên khoa để theo dõi quá trình cải thiện sức khỏe sau ngộ độc. Tất cả các bước sơ cứu cần được làm chuẩn xác, cẩn thận, triệt để để tránh những biến chứng không đáng có.

Trên đây là những thông tin bổ ích về ngộ độc thực thực phẩm mà PDDT mang tới cho bạn, hi vọng bạn sẽ giúp bạn giải quyết được những vấn đề đang gặp phải. Nếu gặp khó khăn về vấn đề tiêu hóa hãy click để liên hệ ngay cho chúng tôi qua hotline: 096.857.3697 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí nhé!

TRẢ LỜI

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm thường xuất hiện ngay sau khi ăn. Đây là manh mối chắc chắn để xác định ngộ độc thực phẩm, theo chuyên trang sức khỏe Healthline [Mỹ].

Cả ngộ độc thực phẩm và viêm túi thừa đều gây ra các triệu chứng đau bụng, sốt và đầy hơi

Ngộ độc thực phẩm có thể có triệu chứng chỉ vài giờ sau khi ăn. Tuy nhiên, có trường hợp có thể xuất hiện triệu chứng 1 đến 2 ngày sau. Một biểu hiện khác của ngộ độc thực phẩm là những người ăn chung cũng sẽ bị đau bụng.

Ngoài ra, ngộ độc thực phẩm sẽ kèm theo tiêu chảy. Đây là triệu chứng không có nếu bị viêm túi thừa. Tiêu chảy sẽ khiến cơ thể đào thải nước ra ngoài và dẫn đến mất nước.

Ngộ độc thực phẩm mức độ nhẹ thì người bệnh có thể tự điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu sau vài ngày mà các triệu chứng không khỏi hoặc có dấu hiệu mất nước, đau đớn dữ dội, sốt cao, co giật, tê liệt cơ thì cần phải đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Trong khi đó, viêm túi thừa là tình trạng nhiễm trùng khi thức ăn mắc kẹt trong ruột thừa. Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm ruột thừa. Tuy nhiên, nam giới trên 40 tuổi, thừa cân, ăn ít chất xơ sẽ có nguy cơ bị viêm túi thừa cao hơn bình thường.

Khi bị nhiễm trùng, túi thừa sẽ sưng và gây đau đớn. Một trong những dấu hiệu cho thấy một người đang bị viêm túi thừa chứ không phải ngộ độc thực phẩm là cơn đau bụng thường xuất hiện ở phần bụng dưới bên trái.

Nếu ngộ độc thực phẩm gây tiêu chảy thì viêm túi thừa thường sẽ gây táo bón. Đây cũng là manh mối quan trọng để phân biệt hai vấn đề sức khỏe này.

Cả ngộ độc thực phẩm và viêm túi thừa đều có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng nếu không điều trị. Do đó, nếu đau bụng kéo dài vài ngày mà không thuyên giảm thì dù là bệnh gì thì người bệnh cũng cần đến khám bác sĩ ngay, theo Healthline.

Tin liên quan

Nôn, tiêu chảy chỉ là 1 trong các triệu chứng điển hình của ngộ độc thực phẩm. Do đó, nếu bạn thấy xuất hiện các triệu chứng sau sau ăn thì cần hỏi ý kiến bác sĩ

Đau bụng

Co cứng bụng có thể là một trong những dấu hiệu đầu tiên của ngộ độc thực phẩm. Chườm ấm, trà thảo dược hoặc rượu gừng có thể giúp giảm đau, nhưng tránh cà phê hoặc rượu, có thể càng gây kích ứng và dẫn đến mất nước.

Gọi cho bác sĩ nếu đau bụng không giảm trong vòng 48 giờ - nhưng nếu bị đau dữ dội đột ngột thì cần tìm trợ giúp y tế ngay.

Buồn nôn

Buồn nôn và lợm giọng là triệu chứng thông thường của ngộ độc thực phẩm. Nó thường kèm theo nôn hoặc muốn nôn.

Trà gừng là một phương thuốc tại nhà tốt cho buồn nôn, hoặc có thể thử các thuốc không cần đơn như Dramamine hoặc Pepto-Bismol.

Như với bất kỳ loại thuốc nào khác, trước tiên hãy hỏi bác sĩ, nếu bạn bị dị ứng, hoặc nếu bạn đang mang thai hoặc đang cho con bú.

Tiêu chảy

Nếu bị ngộ độc thực phẩm, bạn có thể bị tiêu chảy do chất độc trong hệ tiêu hóa. Tiêu chảy có thể dẫn đến mất nước nguy hiểm, vì vậy hãy đảm bảo giữ đủ nước bằng cách uống nước hoặc Gatorade và tìm chăm sóc y tế nếu các triệu chứng trầm trọng. Ngoài ra, hãy hỏi bác sĩ về probiotics để khôi phục vi khuẩn lành mạnh trong ruột.

Máu trong phân hoặc chất nôn

Tìm chăm sóc y tế, nếu bạn thấy máu trong chất nôn hoặc trong phân, vì điều này có thể báo hiệu mức độ ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng hơn như E. coli. Trẻ nhỏ và người cao tuổi có nguy cơ cao bị một dạng E.coli đe dọa tính mạng có thể dẫn đến suy thận.

Sốt

Khi cơ thể chống lại chất độc, bạn có thể bị sốt nhẹ. Thông thường, sốt do ngộ độc thực phẩm là sốt nhẹ. Đo nhiệt độ thường xuyên, và nếu nó vượt quá 38o3, hãy hỏi ý kiến ​​bác sĩ.

Chán ăn

Thông thường, bạn sẽ cảm thấy chán ăn khi bị ngộ độc thực phẩm.

Tuy nhiên, nếu không thể ăn hoặc uống được gì trong quá 12 tiếng đồng hồ, kèm theo đó là các triệu chứng mất nước, chẳng hạn như đái ít, miệng khô, khát nhiều, lơ mơ và chóng mặt và/hoặc nhiệt độ trên 38o, hãy tìm ngay chăm sóc y tế vì điều này có thể báo hiệu một tình trạng nghiêm trọng hơn.

Nôn

Nôn là một trong những dấu hiệu điển hình và sớm của ngộ độc thực phẩm. Tuy gây khó chịu nhưng đây cũng là một trong những cách để cơ thể cố gắng loại bỏ chất độc. Tuy nhiên, nôn nhiều có thể dẫn đến mất nước nghiêm trọng, do đó, hãy uống đủ nước và gọi cho bác sĩ nếu bạn không thể đưa thức ăn và nước uống vào người trong hơn 12 tiếng đồng hồ.

Yếu và mệt

Giống như nhiều bệnh khác, bạn có thể cảm thấy yếu và cực kỳ mệt mỏi khi bị ngộ độc thực phẩm. Mất nước và không ăn/uống được sẽ càng làm tăng cảm giác mệt mỏi, vì vậy hãy đảm bảo cho cơ thể được nghỉ ngơi. Tuy nhiên, nếu cảm thấy mệt lả kèm theo cảm giác kiến bò ở tay, hãy tìm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.

Đau đầu

Vì cơ thể bị mất nước, bạn có thể bị đau đầu khi ngộ độc thực phẩm. Đau đầu thường là nhẹ và có thể điều trị bằng thuốc không cần đơn, nhưng nếu cơn đau trở nên trầm trọng và kèm theo cảm giác lú lẫn, mờ mắt hoặc cứng gáy thì cần tìm trợ giúp y tế ngay.

Choáng váng

Mất nước cũng là thủ phạm gây cảm giác choáng váng chóng mặt khi bị ngộ độc thực phẩm. Hãy giữ đủ nước và hạn chế vận động, và gọi cho bác sĩ nếu tình trạng nặng hơn hoặc đi kèm với các triệu chứng khác như mờ mắt hoặc yếu cơ.

Đau khớp và cơ

Trong một số trường hợp, ngộ độc thực phẩm do vi-rút có thể gây ra tình trạng gọi là viêm khớp phản ứng, một dạng viêm khớp xảy ra do phản ứng với tình trạng viêm ở ruột. Các triệu chứng có thể xảy ra 2-4 tuần sau nhiễm trùng ban đầu và có thể bao gồm loét miệng, sốt và sụt cân cùng với đau khớp. Tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để có chẩn đoán dựa trên các triệu chứng và tình trạng ô nhiễm thực phẩm ban đầu.

Các triệu chứng giống cúm

Nhiều triệu chứng ngộ độc thực phẩm rất giống với cúm, nhưng nếu đang mang thai, hãy thận trọng hơn. Một dạng ngộ độc thực phẩm rất nghiêm trọng gọi là nhiễm Listeria có thể gây ra triệu chứng giống như cúm ở phụ nữ mang thai và nhiễm trùng có thể dẫn đến sinh non hoặc thai lưu. Người cao tuổi hoặc bị suy giảm miễn dịch cũng có nguy cơ bị nhiễm khuẩn huyết hoặc viêm màng não.

Mất nước

Nôn và tiêu chảy có thể dẫn đến mất nước và các muối khoáng quan trọng. Mặc dù đây là một biến chứng nghiêm trọng của ngộ độc thực phẩm, song người lớn bình thường có thể bù lại bằng cách uống nước. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh, người già và người bị suy giảm miễn dịch có thể bị mất nước nghiêm trọng và cần phải nhập viện để truyền dịch.

Triệu chứng thần kinh

Các triệu chứng thần kinh như mắt mờ, yếu cơ và tê bì ở cánh tay có thể là dấu hiệu của tình trạng nghiêm trọng hơn và cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc theo dõi các triệu chứng và thời gian bệnh để xác định xem ngộ độc thực phẩm có phát triển thành tình trạng nghiêm trọng hơn hay không.

Thay đổi thị lực

Nếu các triệu chứng ngộ độc thực phẩm bao gồm nhìn mờ hoặc nhìn đôi hoặc khó nuốt, hãy tìm sự chăm sóc y tế - đó có thể là ngộ độc botulinum, một dạng ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng và có thể gây tử vong.

Botulinum [ngộ độc thịt] thường xảy ra sau khi ăn thực phẩm đóng hộp không đúng cách [đặc biệt là rau đóng hộp tại nhà], cá lên men và khoai tây được nướng trong giấy nhôm.

Hoàng đản

Hoàng đản - vàng da và vàng mắt - có thể xảy ra do nhiễm viêm gan A từ thực phẩm. Tuy ít gặp, bệnh dễ lây và và có thể lây từ người sang người hoặc do ăn hay uống phải thức ăn hoặc nước nhiễm bệnh.

Các triệu chứng viêm gan A thường xuất hiện sau khoảng 28 ngày kể từ khi nhiễm vi-rút, nhưng có thể xuất hiện sớm chừng 2 tuần sau nhiễm trùng ban đầu. Hãy hỏi ý kiến ​​bác sĩ nếu nhận thấy các dấu hiệu của vàng da hoặc nghi ngờ mình có thể đã bị phơi nhiễm với vi-rút viêm gan A.

Video liên quan

Chủ Đề