Quá trình ngoại sinh tác động lên be mặt Trái Đất như thế nào

1. Quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh
? Dựa vào nội dung kiến thức dưới đây, em hãy cho biết:
- Quá trình nội sinh và ngoại sinh khác nhau như thế nào.
- Trong các hình 1, 2, 3, 4 hình nào thể hiện tác động chủ yếu của quá trình nội sinh, hình nào thể hiện tác động chủ yếu của quá trình ngoại sinh.
Trả lời
Sự khác nhau cơ bản của quá trình ngoại sinh và quá trình nội sinh:

Đặc điểm Nội sinh Ngoại sinh
Vị trí Là quá trình xảy ra trong lòng Trái Đất. Là quá trình xảy ra ở bên ngoài trên bề mặt Trái Đất.
Các quá trình Làm di chuyển các mảng kiến tạo, làm nén ép vào các lớp đá.
Làm cho chúng bị [uốn nếp] hoặc đẩy vật chất nóng chảy ở dưới sâu ra ngoài mặt đất thành hiện tượng [núi lửa hoặc động đất].
Gồm các quá trình: như quá trình phong hóa , quá trình xâm thực...
Kết quả Làm bề mặt địa hình thêm ghồ ghề. Có xu hướng san bằng [hạ thấp địa hình] bề mặt Trái Đất.

- Hình thể hiện tác động nội sinh là: hình 1 và hình 2.
- Hình thể hiện tác động ngoại sinh là: hình 3 và hình 4.
  ? 1. Quan sát hình 5 và đọc thông tin trong mục 2, em hãy trình bày quá trình tạo núi.
Trả lời
Qua hình 5. Hiện tượng tạo núi do hai mảng kiến tạo xô vào nhau và thông tin mục 2, ta thấy quá trình tạo núi như sau:
-Khi di chuyển, các địa mảng có thể xô vào nhau hoặc tách xa nhau khiến cho các lớp đất đá ở đới tiếp giáp giữa các địa mảng bị dồn ép, uốn lên thành núi những vùng có cấu tạo mềm dẻo].
- Khi bị đứt gãy, vật chất nóng chảy phun trào lên mặt đất gọi là núi lửa [những vùng cấu tạo cứng].

2. Vai trò của ngoại sinh trong việc làm biến đổi hình dạng của núi:


Trả lời
- Ngoại sinh với các nhân tố như: nhiệt, ẩm, mưa, gió,... làm bào mòn núi, trải qua thời gian dài núi bị mào mòn không còn gồ ghề và hiếm trở như ban đầu.
 

Hướng dẫn trả lời phần luyện tập và vận dụng:

Câu 1 [Trang 132 SGK]:
Em hãy nêu vai trò của quá trình nội sinh và ngoại sinh trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất.
Trả lời
Vai trò của nội sinh và ngoại sinh trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất
- Quá trình nội sinh: Làm bề mặt địa hình thêm gồ ghề [các núi trẻ,...].
- Quá trình ngoại sinh: Có xu hướng san bằng [hạ thấp địa hình] bề mặt Trái Đất [các núi già,...].

Câu 2 [Trang 132 SGK]:


Nêu tác động đồng thời của quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh trong hiện tượng tạo núi.
Trả lời
Tác động đồng thời của quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh trong hiện tượng tạo núi:
- Nội sinh và ngoại sinh là hai lực diễn ra đồng thời, nhưng có tác động ngược nhau.
- Nội sinh làm cho bề mặt núi gồ ghề, hiểm trớ.
- Ngoại sinh bào mòn địa hình núi, cố gắng làm cho bề mặt bằng phẳng hơn.
- Quá trình nội sinh làm các địa mảng di chuyển, có thể xô vào nhau tạo thành núi, có thể tách xa nhau tạo thành núi lửa. Đồng thời khi được nâng cao bởi quá trình nội sinh, núi cũng chịu tác động của quá trình ngoại sinh.
- Các vùng núi trẻ, tác động của nội sinh mạnh hơn nên địa hình nâng cao, gồ ghề, hiểm trở. Các vùng núi già, tác động của quá trình ngoại sinh mạnh hơn, nên địa hình bị bào mòn nhiều hơn.

Câu 3 [Trang 132 SGK]:


Thu thập thông tin, hình ảnh về một số dạng địa hình do gió, nước,.. tạo thành và chia sẻ với các bạn.
Trả lời
Thông tin, hình ảnh về một số dạng địa hình do gió, nước,... tạo thành:

Một tảng đá được điêu khắc bởi sự xói mòn do gió ở cao nguyên Altiplano

Tảng đá bị gọt đẽo bởi cát do gió thổi ở Arizona

Hốc do gió đẽo vào ở Navajo Sandstone, gần Moab, Utah

Rãnh do dòng nước tạm thời tạo ra
 

B. CÂU HỎI LUYỆN TẬP BỔ SUNG VÀ HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

Câu 1: Nội sinh và ngoại sinh
A. hỗ trợ nhau tác động lên bề mặt Trái Đất.
B. lần lượt tác động lên bề mặt Trái Đất.
C. không có tác động lên bề mặt Trái Đất.
D. đối nghịch nhau khi tác động lên bề mặt Trái Đất.

Câu 2: Quá trình nào sau đây không phải là quá trình ngoại sinh?


A. Xói mòn.
B. Xâm thực.       
C. Phong hoá.      
D. Nâng lên hạ xuống.

Câu 3: Nhân tố ngoại sinh nào sau đây tạo nên các nấm đá?


A. Gió.       
B. Mưa.      
C. Dòng biển.       
D. Dòng nước.

Câu 4: Hang động được tạo thành do nhân tố ngoại sinh chủ yếu nào sau đây?


A. Băng hà.
B. Nhiệt độ.
C. Nước ngầm.
D. Gió.

Câu 5: Nội sinh là quá trình có xu hướng


A. san bằng địa hình.     
B. tạo thành các nấm đá.
C. bồi tụ các đồng bằng. 
D. làm dịch chuyển các màng nền.

Câu 6: Nối các ý ờ cột A với cột B, sao cho phù hợp nhất

A   B
[1] Quá trình nội sinh   a. xảy ra bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất.
[2] Quá trình ngoại sinh   b. xảy ra trong lòng đất.
    c. làm di chuyển các mảng kiến tạo.
    d. có xu hướng làm cho bề mặt địa hình bằng phẳng hơn.
    e. nén ép các lớp đất đá, làm chúng uốn nếp, đứt gãy.
    g. có xu hướng phá vỡ, san bằng các dạng địa hình ban đầu, đồng thời tạo ra các dạng địa hình mới.
         
Hướng dẫn trả lời:
Câu 1: D      Câu 2: D      Câu 3: A               Câu 4: B
Câu 5: D      Câu 6: [1]: b; c; e.
 [2]: a; d; g.
 ​

Video liên quan

Chủ Đề