Ngọc không mài không thành đồ vật; người không học không biết rõ đạo biện pháp tu từ

Câu 5: Để thực hiện ước mơ, hoài bão của mình, mỗi học sinh cần lựa chọn một mục đích học tập đúng đắn. Vậy mục đích học tập của em là gì? Hãy lí giải vì sao em lựa chọn mục đích ấy?

phân tích, lý giải, tổng hợp

Văn mẫu lớp 8: Nêu suy nghĩ về câu nói của Nguyễn Thiếp: “Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo” dưới đây gồm nhiều bài văn mẫu, dàn bài hay giúp các em học sinh và phụ huynh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo

  • I. Dàn ý nghị luận về câu nói Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo
    • Dàn ý nghị luận xã hội về câu nói Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo của Nguyễn Thiếp mẫu 1
    • Dàn ý nghị luận xã hội về câu nói Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo của Nguyễn Thiếp mẫu 2
  • II. Văn mẫu Suy nghĩ về câu nói Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo của Nguyễn Thiếp
    • Nghị luận về câu nói Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo của Nguyễn Thiếp mẫu 1
    • Nghị luận về câu nói Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo của Nguyễn Thiếp mẫu 2

Để giao lưu và dễ dàng chia sẻ các tài liệu học tập hay lớp 8 mời các bạn tham gia nhóm facebook Tài liệu học tập lớp 8.

I. Dàn ý nghị luận về câu nói Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo

Dàn ý nghị luận xã hội về câu nói Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo của Nguyễn Thiếp mẫu 1

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Câu ngạn ngữ: “Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo”.

2. Thân bài

a. Giải thích

Ngọc không mài là một viên ngọc sần sùi, thô ráp của tự nhiên, không có tác động của con người, chưa được chế tác hay mài giũa để trở nên tỏa sáng, làm đẹp cho đời, cho người. Ngọc không mài là ẩn dụ cho hình ảnh con người: con người không được học hành sẽ không trở thành người tài giỏi, giúp ích cho xã hội, tỏa sáng, không giúp cho xã hội phát triển; đề cao vai trò của việc học tập trong cuộc sống mỗi người và trong sự phát triển chung của xã hội.

b. Phân tích

Để có được cuộc sống tốt đẹp hơn, tiến bộ hơn, con người cần phải học tập, trau dồi kiến thức để hoàn thiện bản thân mình.

Không có học hành, con người sẽ chỉ dừng lại ở một mức độ nhất định và xã hội không thể phát triển mạnh mẽ như hiện nay.

Nếu tất cả con người đều cố gắng mài giũa bản thân, trau dồi kiến thức, vươn lên, hướng về phía trước thì xã hội sẽ phát triển và tốt đẹp hơn.

c. Chứng minh

Học sinh tự lựa chọn dẫn chứng minh họa cho bài làm văn của mình.

[Lưu ý: dẫn chứng phải gần gũi, xác thực và tiêu biểu được nhiều người biết đến].

d. Phản đề

Trong xã hội có những người tuy có điều kiện tốt để học tập và phát triển bản thân nhưng lại không biết trân trọng và cố gắng mà chỉ biết lao theo những thú vui của bản thân mình. Những người này đáng bị chỉ trích và phê phán thẳng thắn.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận [Câu nói: Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo] và rút ra bài học và bản thân.

Dàn ý nghị luận xã hội về câu nói Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo của Nguyễn Thiếp mẫu 2

1. Mở bài

  • Dẫn dắt, giới thiệu câu nói Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo của Nguyễn Thiếp.

2. Thân bài

a. Giải thích

- Ngọc không mài không thành đồ vật:

  • Ngọc: món đồ quý tự nhiên, sinh ra đã mang giá trị và vẻ đẹp
  • Đồ vật: thứ có tác dụng, cống hiến, phục vụ cho cuộc sống
  • Mài: sự cọ xát, chông gai, uốn nắn

→ Một viên ngọc dù quý giá, đẹp đẽ đến mấy, nếu không được mài dũa thì mãi cũng chỉ là một viên đá, không có tác dụng gì, chẳng làm được gì

- Người không học không biết rõ đạo:

  • Học: hành động tiếp thu, trau dồi thêm những kiến thức cho bản thân
  • Đạo: những đạo lý, điều hay, lẽ phải mà con người nên noi theo

→ Làm người mà không học tập, trau dồi thì thiếu hiểu biết, khó mà làm được việc lớn, tỏa sáng, có vị trí trong xã hội.

⇒ Câu nói khẳng định ý nghĩa, vai trò của việc học, việc trau dồi, nâng cao kiến thức, trình độ.

b. Bàn luận

- Học là gì?

  • Học là tiếp thu những kiến thức từ sách vở, do thầy cô chỉ dạy
  • Học là sự quan sát, học hỏi từ những người đi trước
  • Học là tiếp thu từ những kinh nghiệm trong cuộc sống, do chính bản thân rút ra được

→ Không chỉ giới hạn ở trường học, sách vở

- Ý nghĩa to lớn của việc học:

  • Giúp nâng cao trình độ, hiểu biết
  • Giúp biết những điều hay, lẽ phải để điều chỉnh cách tư duy, ứng xử của bản thân
  • Giúp có cách nhìn nhận đúng đắn, sáng suốt về cuộc đời
  • Giúp đạt những thành tựu nhất định trong sự nghiệp, cuộc sống
  • Giúp tạo ấn tượng tốt đối với những người xung quanh…

- Nếu không chịu “học” thì sẽ có tác hại gì?

  • Thiếu hiểu biết, dễ có suy nghĩ, hành động sai lầm, lạc lối
  • Khó đạt được thành công trong sự nghiệp cuộc sống
  • Khó tạo ấn tượng tốt, hòa mình vào tập thể...

- Làm sao để “học” có hiệu quả:

  • Học mọi lúc, mọi nơi: chỉ cần phù hợp, có hiệu quả
  • Học có chọn lọc [học từ thầy, từ bạn, từ người thân, không giới hạn], tránh những điều xấu xa
  • Kết hợp giữa học và hành
  • Học có mục đích, lộ trình nhất định...

c. Mở rộng vấn đề

- Một số người học sai phương pháp:

  • Chỉ học lý thuyết suông, không thực hành
  • Chỉ học ở trong nhà trường, không học ở bên ngoài cuộc sống
  • Sùng bái quá một kiến thức được học không có sự tư duy, phản biện
  • Chỉ tập trung học mà quên đi các hoạt động giải trí, công việc khác

- Một số người, chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học, nên:

  • Không chịu học tập
  • Học vẹt, học đối phó

- Một số người học tập từ nguồn không phù hợp, dẫn đến kiến thức đạt được bị sai lệch [học sai thầy, sai sách]

⇒ Cần thay đổi, sửa chữa ngay trước khi có hậu quả không tốt.

d. Liên hệ bản thân

- Rút ra bài học cá nhân:

  • Biết chăm chỉ, cố gắng học tập
  • Cân bằng giữa học và hành, giữa học tập và rèn luyện
  • Biết lựa chọn đối tượng để học...

3. Kết bài

  • Suy nghĩ, đánh giá của em về câu nói Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo của Nguyễn Thiếp.

II. Văn mẫu Suy nghĩ về câu nói Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo của Nguyễn Thiếp

Nghị luận về câu nói Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo của Nguyễn Thiếp mẫu 1

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về trí tuệ của con người cũng ngày càng tăng. Để đáp ứng nhu cầu của xã hội, mỗi con người cần chuẩn bị cho mình một hành trang kiến thức thật vững chắc để bước vào đời, chính vì thế, câu nói “câu nói Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo của Nguyễn Thiếp” đã cổ vũ và khích lệ tinh thần học tập của con người vô cùng đúng đắn.

Để hiểu hết nội dung, ý nghĩa của nhận định này, chúng ta cần cắt nghĩa, lí giả từng phần của câu nói. Ngọc không mài là một viên ngọc sần sùi, thô ráp của tự nhiên, không có tác động của con người, chưa được chế tác hay mài giũa để trở nên tỏa sáng, làm đẹp cho đời, cho người. Ngọc không mài là ẩn dụ cho hình ảnh con người: con người không được học hành sẽ không trở thành người tài giỏi, giúp ích cho xã hội, tỏa sáng, không giúp cho xã hội phát triển; đề cao vai trò của việc học tập trong cuộc sống mỗi người và trong sự phát triển chung của xã hội.

Đối với con người nói chung, để có được cuộc sống tốt đẹp hơn, tiến bộ hơn, chúng ta cần phải học tập, trau dồi kiến thức để hoàn thiện bản thân mình. Nếu không có học hành, con người chúng sẽ chỉ dừng lại ở một mức độ, một trình độ nhất định và xã hội không thể phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Ngược lại, nếu tất cả con người đều cố gắng mài giũa bản thân, trau dồi kiến thức, vươn lên, hướng về phía trước thì xã hội sẽ phát triển và tốt đẹp hơn.

Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vẫn còn có những người tuy có điều kiện tốt để học tập và phát triển bản thân nhưng lại không biết trân trọng và cố gắng mà chỉ biết lao theo những thú vui những ích kỉ nhỏ nhen của bản thân mình,… những người này đáng bị chỉ trích và phê phán thẳng thắn.

Mỗi con người có một thời gian, giai đoạn nhất định để học tập và phát triển bản thân, chính vì thế, chúng ta hãy biết trân trọng khoảnh thời gian đó, cố gắng học tập và phát triển bản thân để trở thành một công dân có ích cho xã hội.

Nghị luận về câu nói Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo của Nguyễn Thiếp mẫu 2

Từ xưa đến nay chuyện “học” vẫn luôn được bao thế hệ người quan tâm và chú trọng. Bởi nó có tầm ảnh hưởng vô cùng lớn lao đối với mỗi con người. Cùng nghiên cứu về lĩnh vực này, danh sĩ Nguyễn Thiếp đã có những nhận định hết sức tâm đắc. Trong đó, không thể không nhắc đến “Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo”.

Nguyễn Thiếp đã lấy một hiện tượng phổ biến mang tính tất nhiên trong cuộc sống để làm điểm tựa cho nhận định của mình “Ngọc không mài không thành đồ vật”. Thực vậy, một viên ngọc có đẹp, có cứng cáp đến mấy, nếu không được mài dũa, được điêu khắc thì mãi cũng chỉ là một quặng đá sâu trong vách núi. Chỉ khi trải qua sự mài dũa thì nó mới trở thành một đồ vật xinh đẹp, óng ánh, có giá trị cao, giúp ích cho cuộc sống. Khi đó, nó tự nhiên sẽ có giá trị hơn gấp trăm lần, phát huy tối đa tiềm lực của mình. Con người cũng thế. Khi sinh ra thiên tư hơn người, nhưng nếu không chịu học hành, trải qua rèn luyện, thì làm sao mà biết được đâu là điều hay, đâu là lẽ phải, để mà chinh phục thành công. Từ đó, tầm quan trọng của việc học đã được khẳng định vững chắc “người không học không biết rõ đạo”.

Đạo ở đây là gì? Lúc đầu, nó dùng để chỉ Đạo của Khổng Tử - hệ thống lý luận rường cột của thời đại phong kiến. Nhưng đến nay, nó đã mở rộng phạm vi, trở thành từ chỉ những đạo lý, những điều hay, lẽ phải, những kiến thức đúng đắn, có giá trị. Và để hiểu, để thấm nhuần, để vận dụng được những điều đấy, chúng ta cần phải học.

Học chính là hoạt động chúng ta tiếp thu, trau dồi, rèn luyện những kiến thức, tri thức cho bản thân. Chúng ta không nên hiểu bó hẹp rằng việc học chỉ dừng ở học từ sách vở, từ thầy cô ở trường. Đó không phải là tất cả. Ngoài ra, chúng ta có thể học rất nhiều thứ khác từ bạn bè, người thân, từ chính trong cuộc sống. Đó là những bài học thực tiễn, là bài học kinh nghiệm đồng hành cùng những gì được nhận ở trường học. Khi trung hòa được những điều này, việc học mới thực sự là trọn vẹn.

Và tất nhiên, để việc học thực sự đạt được giá trị tối đa của nó. Chúng ta không thể nào chỉ dừng lại ở lý thuyết suông trên những trang giấy. Vì học phải đi đôi với hành. Ta phải thực hành, phải đưa nó vào thực tiễn, và biến nó thành của mình. Cùng với đó, phải xây dựng cho mình một tư duy phản biện, phân tích vấn đề. Để tiếp thu có chọn lọc, có chủ đích. Bởi vì không phải cứ là kinh nghiệm của thế hệ trước thì sẽ đúng. Và chẳng có thứ gì luôn đúng đắn, trọn vẹn khi thời gian đã trôi qua. Điều quan trọng nhất, là ta biết mình cần phải học gì, học như thế nào. Có như thế, việc học mới phát huy được giá trị tối đa.

Khi ta đã học một cách nghiêm túc, hết mình, thì chắc chắn trái ngọt sẽ đến. Đó là khi ta tích lũy được cho mình một khối lượng tri thức, kinh nghiệm nhất định. Ta sẽ có hiểu biết thấu đáo hơn, nhìn nhận vấn đề đa chiều và sáng suốt hơn. Cùng với đó, chúng ta sẽ chinh phục được những mục tiêu, ước mơ của bản thân. Đó chính là lúc ta đã chạm đến được “đạo”. Một người có kiến thức, hành xử thấu đáo, không chỉ thành công trong cuộc sống, mà còn giúp tạo ấn tượng tốt, tạo mối quan hệ tốt với mọi người.

Tuy nhiên, hiện nay, một bộ phận giới trẻ không thực sự hiểu được giá trị, ý nghĩa to lớn của việc học. Họ không thích thú và xem nhẹ việc học so với những thú vui khác. Họ học vẹt, học đối phó, để kiến thức trôi qua mỗi kẽ tay. Một bộ phận khác thì học sai cách, sai phương thức và mục đích. Như chỉ học lý thuyết mà không thực hành. Học suốt ngày đêm mà không quan tâm đến các hoạt động giải trí, thể thao, ngoại khóa. Hay học từ sai thầy, sai đối tượng. Như hiện nay, một bộ phận giới trẻ gọi hiện tượng mạng Huấn Hoa Hồng - một thanh niên với tư tưởng sai lệch, ăn chơi sa đọa, tung hô, ủng hộ. Đây là những tư tưởng sai lệch, cần phải thay đổi ngay.

Sau khi thấm nhuần tư tưởng của Nguyễn Thiếp, em nhận ra được tầm quan trọng của việc học. Em cảm thấy tiếc nuối về những ngày học tập đã trôi qua mà chưa cố gắng hết mình. Nhưng từ ngày mai, em sẽ thay đổi. Em sẽ học tập chăm chỉ, nghiêm túc và hết mình. Kết hợp giữa học với hành để mang lại kết quả tốt hơn.

Câu nói Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo của Nguyễn Thiếp thực sự là một nhận định hết sức đúng đắn về phép học. Dù thời gian đã trôi qua, nhưng giá trị của nhận định này vẫn còn mãi.

------------------------------------------------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu bài Suy nghĩ về câu nói Ngọc không mài không thành đồ vật người không học không biết rõ đạo của Nguyễn Thiếp cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra chúng tôi còn sưu tập rất nhiều tài liệu học kì 2 lớp 8 từ tất cả các trường THCS trên toàn quốc của tất cả các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Hóa, Sinh. Hy vọng rằng tài liệu lớp 8 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới

Video liên quan

Chủ Đề