Ngữ văn 8 tổng kết phần văn tiếp theo

- Văn nghị luận là loại văn được viết nhằm xác lập cho người nghe, người đọc một tư tưởng, quan điểm nào đó. Văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục. Những tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống, xã hội thì mới có ý nghĩa.

- Văn nghị luận trung đại khác văn nghị luận hiện đại

+ Từ ngữ cổ, những hình ảnh thường có tính ước lệ, sử dụng nhiều điển tích, điển cố.

+ Thể hiện tư tưởng mệnh trời, đạo thần chủ, tư tưởng nhân nghĩa.

Câu 4 [trang 144 sgk Văn 8 Tập 2]: Các văn bản nghị luận được viết có lí, có tình, có dẫn chứng nên đều có sức thuyết phục cao.

- Chiếu dời đô

+ Có lí: lấy sử sách làm lí lẽ

+ Có tình: hỏi ý kiến của các quan

- Hịch tướng sĩ

+ Có lí: kể về tội ác, sự ngang ngược của kẻ thù để khơi dậy tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc trong tướng sĩ; nêu mối ân tình giữa chủ và tướng, phê bình những hành động sai, khẳng định những hành động đúng, nhắc nhở trách nhiệm để khích lệ tinh thần giết giặc bảo vệ đất nước của tướng sĩ.

+ Có tình: Trần Quốc Tuấn đã bộc bạch lòng căm thù giặc, lòng yêu nước của mình bằng những lời sôi sục, tâm huyết.

+ Dẫn chứng: nêu gương sử sách đế khích lộ chí lập công danh

- Nước Đại Việt ta

+ Có lí: dựa vào các yếu tố như : nước ta có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, có phong tục riêng, có chù quyền, có truyền thống lịch sử.

+ Có tình: Lấy tư tưởng nhân nghĩa làm cơ sở

+ Dẫn chứng: Toa Đô, Ô Mã Nhi đã từng thất bại trước các anh hùng của dân tộc ta.

- Bàn luận về phép học

+ Có lí: nêu mục đích của việc học chân chính, học để làm người có đạo lí, có kiến thức

+ Có tình: tất cả mọi người đều được đi học, học để xây dựng đất nước.

+ Dẫn chứng: Nguyễn Thiếp khuyên vua, cách giáo dục của Chu Tử

- Thuế máu

+ Có lí: Thực dân bóc lột, lợi dụng nhân dân ta làm tay sai cho chúng là việc đáng lên án.

+ Có tình: Sự đau xót của tác giả khi người dân bị bóc lột tàn bạo

+ Dẫn chứng: từng tốp lính bị bắt đi tình nguyện, bị hành hạ, chà đạp.

Câu 5 [trang 144 sgk Văn 8 Tập 2]: Những nét giống nhau và khác nhau cơ bản về nội dung tư tưởng và hình thức thể loại của các văn bản trong bài 22, 23, 24:

- Giống nhau:

+ Nội dung: Cả ba văn bản Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ và Nước Đại Việt ta đều thể hiện một tinh thần dân tộc sâu sắc, thể hiện ý chí tự cường.

- Khác nhau:

+ Thể loại: chiếu, hịch, cáo

+ Chiếu dời đô: thể hiện ý chí tự cường của dân tộc.

+ Hịch tướng sĩ: thể hiện tinh thần quyết chiến quyết thắng lũ giặc bạo tàn

+ Nước Đại Việt ta: sự ý thức sâu sắc về độc lập, chủ quyền của dân tộc.

Câu 6 [trang 144 sgk Văn 8 Tập 2]: Qua văn bản Nước Đại Việt ta, có thể thấy tác phẩm Bình Ngô đại cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc Việt nam khi đó là vì:

- Đã khẳng định dứt khoát nước Đại Việt là một nước độc lập, điều đó được xem là chân lí hiển nhiên.

- So với bài Sông núi nước Nam có thể thấy ý thức về nền độc lập dân tộc thể hiện trong văn bản Nước Đại Việt ta có những điểm mới:

+ Ý thức về nền độc lập của dân tộc thể hiện trong bài Sông núi nước Nam được xác định ở hai phương diện: lãnh thổ và chủ quyền;

+ còn trong bài Nước Đại Việt ta, ý thức dân tộc đã phát triển cao, sâu sắc và toàn diện: đó là nền văn hiến lâu đời, đó là phong tục tập quán riêng, truyền thống lịch sử, anh hùng.

⇒ Có thể nói, ý thức dân tộc đến thế kỉ XV đã phát triển sâu sắc, toàn diện hơn nhiều so với thế kỉ X.

  • Siêu sale 25-12 Shopee

Soạn bài Tổng kết phần văn [tiếp theo - trang 144]

  • Soạn bài Tổng kết phần văn [tiếp theo] [siêu ngắn]
  • Soạn bài Tổng kết phần văn [tiếp theo] [ngắn nhất]
  • Soạn bài Tổng kết phần văn [tiếp theo] [cực ngắn]

Bài 3 [ trang 145 sgk Ngữ văn 8 tập 2]:

So với văn nghị luận hiện đại, văn nghị luận trung đại có những sự khác biệt:

- Từ ngữ cổ, cách diễn đạt cổ, những hình ảnh có tính ước lệ, câu văn được viết theo lối biền ngẫu, sóng đôi nhịp nhàng, sử dụng nhiều điển tích, điển cố. Viết bằng chữ Hán, thường được chia ra theo chức năng và mục đích sử dụng, thường gắn với những sự kiện lịch sử trọng đại.

Quảng cáo

- Nghị luận trung đại thể hiện rõ thế giới quan con người trung đại: tư tưởng "mệnh trời", đạo "thần chú", lí tưởng nhân nghĩa…

Ngược lại với những đặc điểm trên, văn nghị luận hiện đại thường có lối viết giản dị, câu văn gần với đời sống hằng ngày.

Bài 4 [ trang 145 sgk Ngữ văn 8 tập 2]:

Một số đặc điểm

- Có lí: Có luận điểm xác đáng, lập luận chặt chẽ.

- Có tình: Thể hiện được cảm xúc của người viết.

Quảng cáo

+ Yếu tố biểu cảm được đưa vào văn nghị luận với mục đích bộc lộ tình cảm một cách kín đáo thông qua hệ thống lập luận.

+ Người viết phải thể hiện được niềm tin, thái độ [khẳng định, phê phán] hay một khát vọng mạnh mẽ đối với những vấn đề được đề cập tới.

- Chứng cứ: Đưa ra được những sự thật hiển nhiên, xác đáng để khẳng định luận điểm.

Phân tích văn bản Chiếu dời đô dưới góc nhìn thể loại:

- Có lí:

+ Luận điểm 1 : Sự cần thiết, lý do phải dời đô.

+ Luận điểm 2: Thành Đại La xứng đáng là kinh đô của Đại Việt.

- Có tình: Sự tin tưởng chắc chắn rằng thành Đại La là mảnh đất thích hợp dựng nghiệp lớn.

Quảng cáo

+ Vua Lý Công Uẩn xót thương cho vận nước, dân chúng bị hao tổn khi triều Đinh Lê vẫn còn đóng đô ở Hoa Lư.

- Có chứng cứ:

+ Viện dẫn các triều đại Trung Quốc đã từng có những cuộc dời chuyển kinh đô thuận theo ý trời, lòng dân.

+ Vùng kinh đô Hoa Lư không còn thích hợp khiến cho vận mệnh ngắn ngủi, trăm họ phải hao tốn, muôn vật không được thích nghi được.

+ Chỉ ra lợi thế của thành Đại La trong việc lựa chọn làm kinh đô.

Bài 5 [trang 144 sgk Ngữ văn 8 tập 2]:

So sánh sự giống nhau và khác nhau về mặt nội dung tư tưởng và hình thức thể loại của ba tác phẩm:

+ Giống nhau: Đều mang tinh thần yêu nước sâu sắc, thái độ thẳng thắn, dứt khoát của người viết được thể hiện qua những câu văn hùng tráng.

+ Khác nhau: Chiếu dời đô: Thể hiện được ý chí, tinh thần độc lập tự cường của dân tộc, khát vọng phát triển của dân tộc đang lớn mạnh.

Quảng cáo

Hịch tướng sĩ: Tinh thần quyết chiến, quyết thắng lũ giặc bạo tàn.

Nước Đại Việt ta: Ý thức được sâu sắc, tự hào về đất nước độc lập, có chủ quyền.

Câu 6 [trang 144 sgk Ngữ văn 8 tập 2] :

Văn bản Bình Ngô đại cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc Việt Nam:

+ Bài cáo khẳng định dứt khoát rằng Việt Nam là nước độc lập, có chủ quyền, đây là sự thật hiển nhiên.

+ So với bài thơ Sông núi nước Nam, bài Nước Đại Việt ta được phát triển toàn diện và sâu sắc hơn. Bởi có thêm những yếu tố như nền văn hiến lâu đời, tập quán riêng, truyền thống lịch sử anh hùng…

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 ngắn gọn, hay khác:

  • Chương trình địa phương [phần tiếng việt]
  • Kiểm tra tổng hợp cuối năm
  • Tổng kết phần văn [tiếp theo]
  • Luyện tập làm văn bản thông báo
  • Ôn tập phần làm văn

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 8 hay khác:

  • Soạn Văn 8 [bản ngắn nhất]
  • Soạn Văn 8 [siêu ngắn]
  • Soạn Văn lớp 8 [cực ngắn]
  • Văn mẫu lớp 8
  • Tác giả - Tác phẩm Văn 8
  • Lý thuyết, Bài tập Tiếng Việt - Tập làm văn 8
  • 1000 câu trắc nghiệm Ngữ văn 8
  • Giải vở bài tập Ngữ văn 8
  • Top 55 Đề thi Ngữ Văn 8 [có đáp án]
  • Gói luyện thi online hơn 1 triệu câu hỏi đầy đủ các lớp, các môn, có đáp án chi tiết. Chỉ từ 200k!

Săn SALE shopee tháng 12:

  • Đồ dùng học tập giá rẻ
  • Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L'Oreal mua 1 tặng 3

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại //tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn văn lớp 8 hay nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 8 Tập 1 và Tập 2.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Chủ Đề