Người bị tai biến nên uống thuốc gì

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Huỳnh An Thiên - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Tai biến mạch máu não nhẹ hay nặng đều ảnh hưởng đến sức khỏe, do đó không nên chủ quan với bệnh dù là ở thể nhẹ. Việc nhận biết dấu hiệu tai biến nhẹ để phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh là rất quan trọng.

Tai biến mạch máu não nhẹ hay còn được gọi là thiếu máu não thoáng qua, là dạng tai biến mạch máu não hồi phục nhanh, hồi phục trong khoảng vài phút đến vài giờ và không để lại di chứng yếu liệt. Tuy nhiên, đây vẫn là một trong những yếu tố có nguy cơ hàng đầu gây thiếu máu não thực sự và còn làm tăng tỷ lệ tử vong trong những năm đầu sau tai biến.

  • Nhức đầu dữ dội và đột ngột;
  • Chóng mặt, choáng, ù tai đột ngột. Nếu người bệnh đang đứng sẽ thấy một bên chân bị yếu hẳn và đứng không vững;
  • Một bên tay không thể cầm nắm chắc đồ vật và làm rơi, cảm thấy khó khi nhặt lại vật đã rơi;
  • Rối loạn ngôn ngữ đột ngột, bao gồm các dấu hiệu tai biến nhẹ như nói khó hoặc nói ngọng, khiến người nghe không hiểu. Triệu chứng rối loạn ngôn ngữ có thể chỉ diễn ra trong ít phút, tuy nhiên cũng có thể kéo dài cả ngày trước khi bị tai biến nghiêm trọng, lúc đó người bệnh không còn khả năng phát ngôn;
  • Có cảm giác tê ở đầu ngón tay, chân và nửa thân trên như kim châm, kiến đốt một cách đột ngột;
  • Người bệnh thỉnh thoảng mất hẳn kiểm soát bản thân, như đang nói thì ngưng lại, để rơi vật đang cầm nắm trong tay mà không hay biết, vài giây sau mới sực nhớ và nhặt lên;
  • Rối loạn trí thức đột ngột, người bệnh đột nhiên mất định hướng về không gian và thời gian trong vài phút hoặc vài giờ, bị điếc hoặc quên lãng trong khoảng thời gian ngắn;
  • Mất thị lực hoàn toàn hoặc một phần, ở một hoặc hai bên mắt trong khoảng vài giây.

Tai biến mạch máu não nhẹ có biến chứng nguy hiểm không nên chủ quan

Bệnh nhân bị tai biến mạch máu não nhẹ sẽ nhanh chóng tự hồi phục nên thường chủ quan không khám bệnh. Tuy nhiên, đây chính là sai lầm cực kỳ nghiêm trọng, bệnh nếu không được theo dõi và điều trị kịp thời, đúng hướng dẫn của bác sĩ sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ và thiếu máu não thực sự. Dưới đây là những biến chứng nguy hiểm của bệnh tai biến mạch máu não nhẹ có thể xảy ra:

  • Khoảng 10-15% người bệnh sẽ bị đột quỵ trong vòng 3 tháng, trong đó, một nửa nhóm có cơn đột quỵ xảy ra sau khi bị tai biến nhẹ khoảng 48 giờ;
  • Trường hợp nguy hiểm nhất là thiếu máu thực sự diễn biến nặng có thể dẫn đến hôn mê và để lại các di chứng nặng nề như liệt bán thân, mất trí nhớ, rối loạn nhận thức, thậm chí là tử vong.

Do đó, mặc dù cơn tai biến mạch máu não nhẹ không gây tổn thương sau đó, tuy nhiên đó có thể là một dấu hiệu cảnh báo cơn nhồi máu thật sự có thể xảy ra trong tương lai nếu bệnh không được phòng ngừa.

Tai biến mạch máu não nhẹ không gây tổn thương vĩnh viễn, tuy nhiên khi xuất hiện các triệu chứng, người bệnh không nên chủ quan vì không thể xác định được đó là dấu hiệu của tai biến mạch máu não nhẹ hay nghiêm trọng.

Khi người bệnh có dấu hiệu tai biến nhẹ nêu trên, trước tiên cần gọi cấp cứu ngay cả khi các triệu chứng chỉ xuất hiện và biến mất trong vài phút. Việc xử lý và điều trị phòng ngừa sớm bệnh tai biến, đặc biệt là ở những bệnh nhân có nguy cơ cao [trên 60 tuổi], có tiền sử các bệnh tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn ngôn ngữ, yếu nửa người kéo dài hơn 60 phút sẽ góp phần làm giảm tỷ lệ đột quỵ thực sự sau này.

Phương pháp điều trị chủ yếu bệnh bệnh tai biến mạch máu não nhẹ là sử dụng thuốc chống đông máu. Trong đó, aspirin được chỉ định phổ biến vì thuốc làm giảm khả năng liên kết và hình thành cục máu đông. Ngoài ra, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng kết hợp các loại thuốc như aggenox, clopidogel, heparin... Tuy nhiên, khi sử dụng, bệnh nhân lưu ý phải uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, vì các loại thuốc này đều có tác dụng phụ và dược tính mạnh cũng như khả năng tương tác với các loại thuốc khác cao, kể cả các thuốc không kê đơn.

Để phòng ngừa bệnh tai biến mạch máu não nhẹ, người bệnh cần có chế độ ăn uống phòng chống loãng máu, cụ thể:

  • Tăng cường bổ sung các loại trái cây giàu kali và vitamin C, giúp cải thiện chức năng nội mô, ngăn ngừa sự hình thành các huyết khối trong tĩnh mạch, phòng ngừa đột quỵ. Ví dụ chuối, cam, bưởi,...;
  • Tăng cường bổ sung các loại ngũ cốc nguyên hạt giúp ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ. Ví dụ các loại đậu, các loại hạt như hạnh nhân, óc chó,...;
  • Tăng cường bổ sung các loại rau, củ, quả có chứa nhiều chất xơ và axit folic giúp ngăn ngừa tai biến mạch máu não nhẹ, giảm cholesterol, tăng tuần hoàn máu. Ví dụ súp lơ, các loại rau có màu xanh đậm;
  • Bổ sung các chất béo bão hòa có tác dụng phòng ngừa hình thành máu đông. Ví dụ dầu mè, dầu đậu nành, dầu cá ngừ, cá thu, cá mòi...;
  • Các loại gia vị giúp phòng ngừa đột quỵ như tỏi, gừng, hạt tiêu được khuyến khích sử dụng;
  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm nhiều vitamin K như gan, lòng đỏ trứng gà, rau mùi tây, măng tây, dâu tây, kiwi, dầu oliu;
  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm nhiều muối, giàu đạm và chất béo như các loại thịt đỏ, nội tạng động vật...

>> Xem thêm: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nattou Ichou của Dược sĩ, Thạc sĩ Phạm Thị Kim Dung - Dược sĩ Pha chế thuốc - Khoa Dược - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Bổ sung các thực phẩm có nhiều chất béo bão hòa

Về chế độ vận động, bệnh nhân tai biến nhẹ cần:

  • Đổi tư thế nằm để hạn chế tình trạng viêm loét, nhiễm trùng với trường hợp bệnh nặng;
  • Thường xuyên xoa bóp bắp cơ và vận động các khớp tay, chân để máu lưu thông và tránh tình trạng bị cứng khớp;
  • Giúp người bệnh tập vận động để nhanh chóng phục hồi.

Tai biến mạch máu não [hay còn gọi là đột quỵ] cần được nhận biết sớm và có biện pháp chăm sóc phù hợp để phòng ngừa bệnh diễn tiến nặng và gây hậu quả nghiêm trọng, để lại di chứng nặng nề. Hiện nay, Chụp cộng hưởng từ - MRI/MRA được coi là công cụ “vàng” tầm soát đột quỵ não. MRI được sử dụng để kiểm tra tình trạng hầu hết các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt có giá trị trong chụp ảnh chi tiết não hoặc thần kinh cột sống. Do có độ phân giải và tương phản tốt nên hình ảnh MRI cho phép phát hiện ra các điểm bất thường ẩn sau các lớp xương mà các phương pháp tạo ảnh khác khó có thể nhận ra. MRI có thể cho kết quả chuẩn xác hơn so các kỹ thuật dùng tia X [ngoại trừ kỹ thuật chụp DSA đánh giá mạch máu] trong chẩn đoán các bệnh lý não, tim mạch, đột quỵ,... Hơn nữa, quá trình chụp bằng MRI không gây tác dụng phụ như trong chụp X-quang hay cắt lớp vi tính [CT].\

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện đang sở hữu Hệ thống chụp MRI 3.0 Tesla được trang bị tối tân bởi hãng GE Healthcare [Mỹ] với chất lượng hình ảnh cao, cho phép đánh giá toàn diện, không bỏ sót tổn thương mà lại giảm được thời gian chụp. Công nghệ Silent giúp hạn chế gây ra tiếng ồn, tạo sự thoải mái và giảm căng thẳng cho khách hàng trong quá trình chụp, giúp cho việc thu hình đạt chất lượng tốt hơn và rút ngắn thời gian chụp.Với hệ thống MRI tối tân và áp dụng các phương pháp can thiệp mạch não hiện đại, đội ngũ chuyên gia chẩn đoán hình ảnh và thần kinh giàu kinh nghiệm, được đào tạo bài bản, Vinmec là địa chỉ khám, tầm soát nguy cơ đột quỵ uy tín được khách hàng tin cậy.

Trong thời gian qua; Vinmec đã cấp cứu, điều trị kịp thời thành công nhiều trường hợp đột quỵ, không để lại di chứng: Cứu sống người bệnh bị 2 lần đột quỵ não liên tiếp; Ứng cứu nữ du khách nước ngoài thoát khỏi “cửa tử” đột quỵ;...

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Bài viết bởi Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Đăng Tuân - Trưởng Đơn nguyên Hồi sức ghép tạng - Trưởng khoa kiêm nhiệm khoa Hồi sức cấp cứu – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long

Nếu bạn đã có tiền sử đột quỵ não do tắc mạch máu não thì các bác sĩ có thể kê đơn để phòng ngừa các cơn đột quỵ tiếp theo có thể xảy ra. Do đó, để tránh có những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe, bệnh nhân cần tuân thủ theo đúng chỉ định, liều lượng sử dụng của bác sĩ.

Nếu bạn bị đột quỵ thiếu máu não do tắc động mạch não, bác sĩ sẽ kê đơn cho bạn để giúp phòng ngừa các cơn đột quỵ tiếp theo sẽ xảy ra. Các thuốc này cũng giống các thuốc để dự phòng với cơn đột quỵ do thiếu máu não thoáng qua. Những người đã từng có cơn thiếu máu não thoáng qua thì sẽ có nguy cơ rất cao tiến triển thành đột quỵ não thực sự. Chính vì vậy, một số loại thuốc cũng có vai trò rất quan trọng với các bệnh nhân này.

Một số cơn đột quỵ xảy ra khi một số động mạch nhỏ của não bị thắt lại vì bị phá hủy do áp lực cao [huyết áp cao]. Trong khi đó những cơn đột quỵ khác xảy ra khi các cục máu đông hình thành tại tim hoặc trong lòng mạch và di chuyển tới động mạch não gây tắc động mạch não. Về mặt tự nhiên những cục máu đông này lại có vai trò tích cực khác giống như các nút có tác dụng làm ngừng chảy máu khi bạn chẳng may cắt vào da thịt, các nút được kết thành bởi thành phần protein và các tế bào máu [hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu].

Các thuốc dự phòng đột quỵ não có tác dụng làm giảm phá hủy các mạch máu bằng cách giảm nguy cơ hình thành các cục máu đông.

Sử dụng thuốc dự phòng đột quỵ não giúp người bệnh phòng cơn đột quỵ tiếp theo

Rất nhiều người đã bị đột quỵ hoặc cơn đột quỵ não do thiếu máu não thoáng qua phải sử dụng ít nhất 3 loại thuốc để dự phòng cho đột quỵ tiếp theo. Thực tế, con số này có như hơi nhiều nhưng mỗi thuốc trong số đó đều có nhiệm vụ riêng trong dự phòng đột quỵ tiếp theo. Cụ thể:

  • Các thuốc ngăn ngừa hình thành cục máu đông hay làm mỏng cục máu đông
  • Các thuốc hạ huyết áp giúp ngăn ngừa tổn thương mạch máu là nguyên nhân gây tăng huyết áp. Các thuốc này cũng có tác dụng đảm bảo cho dòng máu cần thiết cho não.
  • Các thuốc có tên là “statin” giúp làm hạ mỡ trong máu, đặc biệt hạ được các mỡ xấu có tên là cholesterol LDL. Các thuốc này cũng giúp cho các mạch máu không bị tổn thương điều này cũng có tác dụng làm giảm khả năng hình thành cục máu đông tại vị trí ở giai đoạn đầu.

Nếu những người bệnh này có các bệnh khác kèm theo như bệnh tiểu đường cũng cần được sử dụng các thuốc khác để điều trị tốt các bệnh này.

Bạn cần thực hiện tuân thủ đầy đủ và chính xác các thuốc mà bác sĩ đã kê đơn. Nếu các thuốc này gây ra các tác dụng phụ thì bạn không nên cố gắng sử dụng chúng mà cần thông báo với bác sĩ hoặc điều dưỡng của mình, họ sẽ có cách giúp bạn chọn các giải pháp phù hợp.

Khi một cục máu đông được hình thành trong tim hay trong lòng mạch máu thì chúng có thể di chuyển tới động mạch não và làm nghẽn dòng máu não. Các thuốc ngăn ngừa cục máu đông sẽ giúp ngăn chặn được quá trình trên. Những thuốc này có vai trò đặc biệt quan trọng ở những người có bệnh về tim mạch như có loạn nhịp tim rung nhĩ vì các bệnh nhân này có nguy cơ hình thành cục máu đông tại tim rất cao.

Các thuốc ngăn ngừa cục máu đông hay được dùng như:

Aspirin là một trong các loại thuốc ngăn ngừa cục máu đông hay được dùng hiện nay

  • Clopidogrel [biệt dược Plavix]
  • Một dạng hỗn hợp chứa Aspirin và Clopidogrel hay được dùng có tên biệt dược Duoplavin hay dạng hỗn hợp chứa Aspirin và dipyridamole có tên biệt dược Aggrenox
  • Cilostzol [tên biệt dược Pletal]
  • Wafarin [tên biệt dược: Coumadin]
  • Dabigatran [tên biệt dược: Pradaxa]
  • Rivaroxaban [biệt dược: Xarelto]
  • Apixaban [tên biệt dược: Eliquis]
  • Edoxaban [tên biệt dược: Savaysa]

Huyết áp cao làm phá hủy thành các động mạch, sự phá hủy này khiến cho các mạch máu nhỏ tại não bị nghẽn lại, điều này cũng khiến các cục máu đông hình thành dễ dàng. Các thuốc hạ huyết áp giúp ngăn chặn tiến trình trên xảy ra.

Có rất nhiều loại thuốc hạ huyết áp khác nhau, có thể cần một hay nhiều loại thuốc hạ huyết áp phối hợp đủ để hạ được huyết áp. Các thuốc hay được bác sĩ kê cho bệnh nhân, bao gồm:

  • Nhóm thuốc ức chế men chuyển [ACE] và thuốc ức chế trực tiếp thụ thể angiotensin [ARBs] thường được xếp cùng một nhóm vì chúng có cơ chế tác dụng tương tự nhau. Các thuốc ACE có thể kể như: enalapril, captopril, và lisinopril. Các thuốc ARBs có thể kể như candesartan [biệt dược Atacand], valsartan [biệt dược Diovan]
  • Nhóm chẹn kênh calci: Có thể kể như amlordipine [biệt dược Amlor hay Norvasc], felodipine [biệt dược Pledil] và diltiazem [biệt dược Cardizem]
  • Thuốc lợi tiểu: Có thể kể tên như chlothalidone và hydrochlorothiazide, hypothiazide, furocemide ...

Hình ảnh thuốc furocemid giúp bệnh nhân lợi tiểu

Những người bị đột quỵ thiếu máu não do nghẽn động mạch não thường có lượng chất béo dư thừa thành động mạch được gọi là các mảng xơ vữa. Các mảng này được cấu tạo chủ yếu từ cholesterol, vì vậy giảm được cholesterol sẽ làm giảm nguy cơ hình thành được mảng xơ vữa. Các thuốc này giúp làm mỏng dần các mảng xơ vữa và làm giảm nguy cơ nứt vỡ mảng xơ vữa. Có thể kể tên một số thuốc như sau: atorvastatin [biệt dược: Lipitor], lovastatin [biệt dược Mevacor, Altoprev], pravastatin [biệt dược Pravachol], rosuvastatin [Crestor] và simvastatin [biệt dược Zocor].

Bài viết này chỉ nhằm cung cấp các thông tin cơ bản nhằm giúp bạn duy trì sử dụng các thuốc để ngăn ngừa cơn đột quỵ não tiếp theo xảy ra. Để có thêm các thông tin chi tiết khác về các thuốc này, các bạn nên hỏi bác sĩ điều trị cho mình hoặc các bài viết hoặc các nguồn khác sẽ giải thích chi tiết hơn về từng loại thuốc, các tác dụng phụ có thể gặp.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Nguy cơ thầm lặng dẫn đến đột quỵ não

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề