Mẹ cho con bú uống thuốc hạ sốt được không

Paracetamol là loại thuốc rất thông dụng, được dùng để hạ sốt và giảm các cơn đau hiệu quả. Nhưng mẹ cho con bú có uống được paracetamol không? Cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết sau đây.

Các chuyên gia luôn khuyến cáo sữa mẹ là dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì thể, trong thời gian cho con bú, việc mẹ uống thuốc sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới bé thông qua sữa mẹ.

Hơn nữa, trong những tháng đầu đời, gan, thận của bé chưa phát triển hoàn thiện nên tác động của thuốc cũng như các thực phẩm thông qua sữa mẹ sẽ nhiều hơn. Vì thế, các mẹ cần đặc biệt thận trọng khi dùng thuốc.

Mẹ cho con bú có uống được paracetamol không là thắc mắc của rất nhiều mẹ bỉm sữa bởi đây là thuốc rất phổ biến trong cuộc sống hàng ngày.

1. Mẹ cho con bú có uống được paracetamol không?

Paracetamol hay còn gọi là acetaminophen là một hoạt chất có tác dụng giảm đau và hạ sốt, được sử dụng để điều trị các triệu chứng như đau đầu, đau cơ, đau khớp, cảm lạnh và sốt...

Paracetamol là loại thuốc chỉ giảm đau đối với những trường hợp bị viêm khớp nhẹ, không có tác dụng với những tình trạng viêm nặng như viêm sưng khớp cơ. Thông thường, hàm lượng được sử dụng để điều trị các triệu chứng là paracetamol 500mg.

Đây là loại thuốc rất phổ biến đối với mọi gia đình. Vậy mẹ cho con bú uống paracetamol có sao không? có ảnh hưởng tới sữa mẹ không? Câu trả lời cho câu hỏi này là không. Theo các nghiên cứu, paracetamol là thuốc an toàn và là lựa chọn đầu tiên trong giai đoạn cho con bú.

Nguyên nhân đây là loại thuốc dùng được cho các mẹ cho con bú là khi mẹ dùng paracetamol, chỉ có 1 lượng nhỏ hoạt chất paracetamol đi vào sữa mẹ [khoảng 6%] và điều này không hề gây ra những tác dụng phụ cho bé.

Tuy nhiên, dù được đánh giá là an toàn, nhưng các bác sĩ khuyến cáo các mẹ không nên lạm dụng. Ngoài ra, khi sử dụng loại thuốc này, mẹ cần chú ý dùng đúng liều lượng và không được dùng trong thời gian dài vì việc làm này có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất sữa mẹ.

Paracetamol dù được đánh giá là an toàn, nhưng các bác sĩ khuyến cáo các mẹ không nên lạm dụng - Ảnh Internet

Đọc thêm:

Những lưu ý khi dùng thuốc điều trị bệnh trĩ sau sinh

Mách nhỏ một vài loại thuốc chữa trầm cảm sau sinh

2. Những lưu ý khi dùng paracetamol đối với mẹ cho con bú

Như đã nói, mẹ hoàn toàn có thể dùng paracetamol để giảm đau, hạ sốt trong thời gian cho con bú vì hoạt chất này được đánh giá là an toàn và không ảnh hưởng tới chất lượng sữa mẹ. Tuy nhiên, khi sử dụng loại thuốc này, các mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Mẹ cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ khi dùng paracetamol nếu con sinh non, sinh ra nhẹ cân hay con đang gặp phải vấn đề sức khỏe nào đó.

- Trước khi sử dụng thuốc nên đọc kỹ thông tin về thuốc để tránh mua những sản phẩm có kết hợp với codeine vì chất này không phù hợp với những người cho con bú.

Trong trường hợp bắt buộc phải dùng thuốc, chỉ nên dùng liều thấp, trong thời gian ngắn và chú ý theo dõi sức khỏe bé. Nếu bé có các triệu chứng như hôn mê, bú kém, buồn ngủ, gặp vấn đề về hô hấp hay bất kì vấn đề sức khỏe nào khác thì mẹ cần đưa bé đi gặp bác sĩ càng nhanh càng tốt.

- Khi sử dụng hoạt chất paracetamol, cần dùng đúng liều lượng: Theo đó, với các mẹ đang cho con bú, liều lượng paracetamol được khuyến cáo là 2 viên 500mg mỗi lần và không dùng quá 4 lần trong 24 giờ.

- Không sử dụng paracetamol chung với các loại thuốc khác, đặc biệt là các loại thuốc cũng có chứa paracetamol như các loại thuốc chữa ho và cảm lạnh vì điều này dễ dẫn đến tình trạng uống quá liều.

- Với các mẹ đang dùng thuốc điều trị bất kì bệnh lý nào, khi dùng paracetamol cần phải hỏi ý kiến bác sĩ vì paracetamol khi kết hợp với các loại thuốc khác có thể tạo ra các hợp chất có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bé.

Mẹ cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ khi dùng paracetamol nếu con sinh non, sinh ra nhẹ cân hay con đang gặp phải vấn đề sức khỏe khác - Ảnh Internet

Như vậy, nếu cần dùng paracetamol, trong thời gian dùng loại thuốc này, các mẹ có thể cho bé bú bình thường. Tuy nhiên, cần lưu ý nồng độ paracetamol trong máu thường đạt mức cao nhất vào khoảng một đến hai giờ sau khi uống. Chính vì vậy, các mẹ nên dùng thuốc sau khi cho con bú để có thêm thời gian cho thuốc thải ra ngoài trước khi cho bé bú ở những lần tiếp theo.

Paracetamol như đã nói ở trên là an toàn với các mẹ cho con bú khi sử dụng đúng liều lượng. Vậy Panadol và Panadol Extra thì các mẹ có dùng được không? Đây là hai loại thuốc khá phổ biến trong tủ thuốc của mỗi gia đình. Theo đó, Panadol cũng là thuốc an toàn với phụ nữ cho con bú vì thành phần chính của nó là 500mg paracetamol.

Tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý Panadol Extra thì mẹ cần thận trọng. Nguyên nhân là vì trong thành phần của Panadol Extra, ngoài chứa 500mg paracetamol thì còn có chứa 65mg caffeine. Trong khi đó, caffeine có thể hấp thu vào sữa mẹ và đạt đỉnh sau 1 – 2 giờ uống và nó có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh của bé, khiến bé khó chịu và khó ngủ. Vì vậy, với những bà mẹ đang cho con bú nên tránh dùng Panadol Extra.

Trên đây là những thông tin trả lời cho câu hỏi mẹ cho con bú có uống được paracetamol không cũng như các lưu ý khi dùng hoạt chất này để an toàn cho bé và không ảnh hưởng tới chất lượng sữa mẹ.

Trong thời gian cho con bú, các mẹ cần lưu ý đối với những loại thuốc chưa xác định được sự an toàn đối với bé nhưng người mẹ bắt buộc phải sử dụng thì tốt nhất các mẹ nên cho bé uống sữa ngoài. Quan trọng hơn, người mẹ cần quan tâm tới chế độ dinh dưỡng cũng như nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe tốt nhất, tránh được việc phải dùng các loại thuốc để tốt cho cả mẹ và bé.

Điểm mặt những sai lầm khi cho con bú mà mẹ hay mắc phải nhất

Hạ sốt tự nhiên được hiểu là hạ sốt không cần dùng thuốc, là phương pháp cần thiết đối với phụ nữ đang cho con bú trực tiếp.

  • 3 sai lầm khi chăm sóc trẻ F0 bị sốt khiến con nguy hiểm tính mạng, BS chỉ ra 6 cách hạ sốt đúng giúp bé nhanh dứt cơn, không lo tác dụng phụ
  • Không thể uống thuốc vì có tiền sử dị ứng, tôi phải làm sao để hạ sốt khi bị Covid-19?
  • Trẻ F0 uống hạ sốt quá liều dẫn đến mê sảng: Chuyên gia chỉ rõ sai lầm của không ít mẹ và cách xử lý SỐT LÂU KHÔNG HẠ khi mắc Covid-19

Đôi khi việc bị sốt do cảm lạnh, tắc sữa,... ở phụ nữ đang cho con bú là không thể tránh khỏi. Rất nhiều bà mẹ lo lắng tới việc dùng thuốc hạ sốt khi cho con bú bởi thành phần của một số loại thuốc có thể đi vào sữa mẹ và gây ảnh hưởng tới em bé.

Hướng dẫn cách hạ sốt cho mẹ đang cho con bú

Nguyên tắc quan trọng khi hạ sốt cho mẹ đang cho con bú ưu tiên các cách giảm sốt tự nhiên trừ trường hợp thực sự cần thiết sẽ sử dụng thuốc hạ sốt an toàn cho mẹ và bé. Nếu gặp phải các triệu chứng kèm theo dưới đây, bạn bắt buộc cần tới sự trợ giúp của bác sĩ:

- Tiêu chảy liên tục dẫn tới mất nước

- Sốt cao liên tục không hạ, không đáp ứng với các thuốc hạ sốt

- Sốt rét, ớn lạnh

- Mệt mỏi, chân tay mất sức

- Buôn nôn, nôn.

1. Vệ sinh răng miệng, súc họng bằng nước muối sinh lý

Mẹ sau sinh đang cho con bú nếu bị sốt điều đầu tiên là cần vệ sinh đường hô hấp thường xuyên. Bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý súc họng hàng ngày khoảng 3 - 4 lần cho tới khi hạ sốt.

Có nhiều nguyên nhân gây sốt ở mẹ đang cho con bú [Ảnh: Internet]

2. Hạ sốt bằng nước chanh - mật ong ấm

Một trong những cách hạ sốt cho mẹ đang cho con bú chính là sử dụng nước chanh và mật ong ấm. Hỗn hợp nước chanh và mật ong giàu vitamin C, vitamin B1, axit citric, các axit hữu cơ… vừa có tác dụng hạ sốt vừa giúp bổ sung nước, điện giải cũng như nâng cao hệ miễn dịch.

3. Ăn cháo hành và lá tía tô

Cháo hành và lá tía tô là món ăn có tính ấm giúp giảm sốt và tiêu đờm phù hợp với cả mẹ sau sinh hay trẻ nhỏ. Để ngon miệng và đảm bảo đủ chất hơn, bạn có thể thêm thịt nạc băm hoặc trứng.

Lưu ý, nên ăn cháo khi còn nóng, ăn mỗi ngày 1 lần và ăn trong 3 ngày liên tiếp để đạt được hiệu quả.

Ngoài ra, nếu mẹ không ăn được lá tía tô thì có thể thay bằng gừng cũng có tác dụng giúp mẹ giải cảm, tăng sức đề kháng và hạ sốt hiệu quả.

4. Uống nhiều nước

Khi bị sốt, cơ thể sẽ dễ bị mất nước, dẫn tới suy nhược vì thế mà khi mẹ sau sinh bị sốt nên uống nhiều nước bao gồm cả nước lọc, nước trái cây hay nước canh. Uống nước đúng và đủ sẽ giúp cơ thể đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, chống lại vi khuẩn/virus gây bệnh và phục hồi sức khoẻ tốt hơn.

Nên ưu tiên các phương pháp hạ sốt tự nhiên với phụ nữ đang cho con bú [Ảnh: Internet]

Một vài loại trà thảo mộc cũng có tác dụng thanh lọc cơ thể và lành tính với mẹ đang cho con bú bị sốt như trà gừng, trà chanh, trà hoa cúc,... mẹ có thể tham khảo để sử dụng cho phù hợp. Lưu ý không nên uống các loại trà có nồng độ caffein cao.

5. Thuốc hạ sốt

Nếu mẹ đang cho con bú mà bị sốt muốn uống thuốc thì cần có chỉ định của bác sĩ với liều lượng phù hợp để không ảnh hưởng tới sức khoẻ của trẻ bởi hầu như bất kì loại thuốc nào có trong máu của mẹ sẽ chuyển vào sữa ở một mức độ nào đó.

Hơn nữa chức năng gan và thận của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, khả năng thải độc chỉ bằng 10% so với người lớn. Chính vì thế mà uống thuốc hạ sốt khi đang cho con bú là một phương pháp không được khuyến khích.

Đọc thêm:Mẹ cho con bú có uống được paracetamol không? Lưu ý gì khi dùng thuốc?

Tuy nhiên với những trường hợp bất khả kháng thì nếu nhiệt độ từ 38.5 độ C trở lên bạn có thể sử dụng thuốc hạ sốt thông thường như Paracetamol, Efferalgan, Panadol để hạ sốt và vẫn có thể cho con bú. Nói cách khác, các loại thuốc chúa thành phần là paracetamol và không chứa cafein sẽ an toàn hơn để hạ sốt cho mẹ đang cho con bú.

Nếu muốn sử dụng thuốc hạ sốt khi cho con bú tốt nhất mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ [Ảnh: Internet]

6. Bổ sung dinh dưỡng

Sốt sau sinh có thể khiến mẹ mệt mỏi vì thế cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng nhằm tăng sức đề kháng cho cơ thể. Trong đó nên ưu tiên các loại thực phẩm giàu vitamin C như ớt đỏ, các loại rau có lá màu xanh đậm, hoa quả họ cam quýt,...

Đọc thêm:Mẹ sau sinh ăn mì tôm được không? 4 tác hại khôn lường của mì tôm tới sức khỏe phụ nữ sau sinh

Ngoài những cách hạ sốt kể trên thì mẹ cần chú ý vệ sinh cá nhân sạch sẽ, mặc quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt; giữ gìn phòng ốc sạch sẽ và thông thoáng.

Mẹ uống thuốc hạ sốt có cho con bú được không?

Tuỳ vào từng mức độ ảnh hưởng của thuốc hạ sốt mà mẹ sẽ cần xem xét có cho con bú được không. Một số nhóm thuốc như Metronidazol, cloramphenicol, tetracyclin,… thì mẹ sẽ phải ngừng cho con bú.


//afamily.vn/huong-dan-cach-ha-sot-cho-me-dang-cho-con-bu-va-luu-y-20220310155819262.chn

Mẹ uống thuốc bao lâu thì có thể cho con bú lại?

Video liên quan

Chủ Đề