Người đứng đầu thị tộc gọi là gì

So sánh [phân biệt] nhà nước và tổ chức thị tộc để làm rõ sự giống và khau nhau giữa chúng.

Những nội dung liên quan:

Xã hội cộng sản nguyên thuỷ là hình thái kinh tế – xã hội đầu tiên và dài nhất trong lịch sử phát triển của loài người, từ khi có con người xuất hiện trên trái đất đến khi xã hội phân chia thành các giai cấp và xuất hiện nhà nước.

Theo học thuyết Mác – Lênin, Nhà nước không tồn tại trong xã hội cộng sản nguyên thủy. Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội loài người đã phát triển đến một giai đoạn nhất định.

– Cơ sở kinh tế của xã hội cộng sản nguyên thủy là chế độ sở hữu chung về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động.

– Thị tộc là cơ sở tồn tại của xã hội cộng sản nguyên thủy. Trong thị tộc mọi người đều bình đẳng, không một ai có đặc quyền, đặc lợi. Thị tộc tổ chức theo huyết thống.

– Quyền lực trong xã hội cộng sản nguyên thủy là quyền lực mang tính chất xã hội, gắn liền với xã hội, không tách rời dân cư.

Để cho công việc của thị tộc tiến hành một cách trôi chảy, tức là để tổ chức và quản lý thị tộc, đã xuất hiện tổ chức Hội đồng thị tộc. Hội đồng thị tộc là tổ chức quyền lực cao nhất của thị tộc, trong đó mọi người lớn tuổi không phân biệt đàn ông hay đàn bà, đều là thành viên và có tính bắt buộc chung đối với mọi người. Hội đồng thị tộc bầu ra những người đứng đầu thị tộc như tù trưởng, thủ lĩnh quân sự,…để thực hiện quyền lực và quản lý các công việc chung của thị tộc.

So sánh nhà nước với tổ chức thị tộc

Sự giống nhau giữa nhà nước và thị tộc

Nhà nước và tổ chức thị tộc đều là cơ sở tồn tại của xã hội loại người tại các giai đoạn lịch sử nhất định.

Sự khác biệt giữa nhà nước và thị tộc, bộ lạc

Tôi xin vạch ra một số sự khác nhau giữa nhà nước với các tổ chức thị tộc để các bạn có thể phân biệt được 02 tổ chức này.

Nhà nước Tổ chức thị tộc
Khái niệm Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội với mục đích bảo về địa vị của giai cấp thống trị trong xã hội. Thị tộc là cơ sở tồn tại của xã hội cộng sản nguyên thủy. Trong thị tộc mọi người đều bình đẳng, không một ai có đặc quyền, đặc lợi. Thị tộc tổ chức theo huyết thống.
Cơ sở kinh tế Có 04 kiểu nhà nước tương ứng với 04 kiểu hình thái kinh tế – xã hội:

– Nhà nước chủ nô: chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và nô lệ.

– Nhà nước phong kiến: chế độ tư hữu của giai cấp địa chủ phong kiến đối với đất đai và tư liệu sản xuất khác.

– Nhà nước tư sản: chế độ sở hữu tư về máy móc, nhà xưởng,… và bóc lột giá trị thặng dư.

– Nhà nước xã hội chủ nghĩa: chế độ công hữu về tư liệu sản xuất.

Cơ sở kinh tế của xã hội cộng sản nguyên thủy là chế độ sở hữu chung về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động.

Xã hội không có sự phân hóa giàu nghèo, không có người bóc lột người

Cơ sở xã hội – Nhà nước tổ chức dân cư theo lãnh thổ: Nhà nước xuất hiện đã lấy sự phân chia lãnh thổ làm điểm xuất phát. Cách tổ chức công dân theo lãnh thổ là đặc điểm chung của tất cả các nhà nước.

– Nhà nước thiết lập quyền lực công cộng đặc biệt: Quyền lực này không còn hòa nhập với dân cư. Quyền lực công cộng đặc biệt sau khi có nhà nước thuộc về giai cấp thống trị, phục vụ lợi ích của giai cấp thống trị.

+ Nhà nước chủ nô: xã hội phân hoá thành giai cấp chủ nô và giai cấp nô lệ.

+ Nhà nước phong kiến: sự mâu thuẫn và đấu tranh giữa giai cấp địa chủ và nông dân.

+ Nhà nước tư sản: sự mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.

+ Nhà nước xã hội chủ nghĩa: xã hội bình đẳng.

– Dân cư được tổ chức theo huyết thống và chế độ mẫu hệ. Tế bào của xã hội là thị tộc, nhiều thị tộc hợp thành bào tộc, nhiều bào tộc hợp thành bộ lạc.

– Người lãnh đạo thị tộc là thủ lĩnh hoặc thủ trưởng, do hội đồng thị tộc bầu ra. Hội đồng thị tộc bao gồm tất cả những người lớn tuổi trong thị tộc.

– Quyền lực của những người lãnh đạo gắn liền với dân cư, dựa trên uy tín, không dựa vào cưỡng chế.

=> Xã hội không có sự phân chia giai cấp.

Các tìm kiếm liên quan đến phân biệt nhà nước và tổ chức cộng sản nguyên thủy, xã hội cộng sản nguyên thủy, công xã nguyên thủy, nguyên nhân ra đời của nhà nước, đặc điểm của xã hội nguyên thủy, trong xã hội công xã nguyên thủy không có nhà nước, sự khác biệt giữa nhà nước và thị tộc bộ lạc, phân biệt nhà nước và tổ chức cộng sản nguyên thủy

Những câu hỏi liên quan

Có bao nhiêu ý kiến sau đây đúng về điều kiện kinh tế - xã hội của Đồng bằng sông Cửu Long?

2] Có thị trường rộng lớn là vùng Đông Nam Bộ.

Nguyễn Du sinh ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu, tức ngày 3/1/1866 ở kinh thành Thăng Long trong một gia đình quý tộc lớn. Thân sinh ông là Hoàng Giáp Nguyễn Nghiễm [1708 – 1775], làm quan đến tham tụng [tể tướng] tước Xuân quận công triều Lê. Mẹ ông là bà Trần Thị Tần, quê Kinh Bắc, đẹp nổi tiếng. 13 tuổi lại mồ côi mẹ, ông phải ở với người anh là Nguyễn Khản. Đời sống của người anh tài hoa phong nhã, lớn hơn ông 31 tuổi này rất có ảnh hưởng tới nhà thơ.

A. Mở bài

C. Kết bài

D. Cả A, B và C đều sai.

Chi tiết Chuyên mục: Bài 2: Xã hội nguyên thủy

- Thị tộc:

     + Là nhóm hơn 10 gia đình và có chung dòng máu

     + Quan hệ trong thị tộc : công bằng, bình đẳng, cùng làm, cùng hưởng. Lớp trẻ tôn kính cha mẹ, ông bà và cha mẹ đều yêu thương và chăm sóc tất cả con cháu của thị tộc.

- Bộ lạc:

     + Là tập hợp một số thị tộc sống cạnh nhau và có chung một nguồn gốc tổ tiên.

     + Quan hệ giữa các thị tộc trong bộ lạc là gắn bó, giúp đỡ nhau.

[Nguồn: trang 10 sgk Lịch Sử 10:]

Cho đến nay, nhân loại đã trải qua bốn hình thức cộng đồng là thị tộc, bộ lạc, bộ tộcdân tộc.

Lúc mới tách khỏi giới động vật, con người đã sống hợp quần trong những “bầy người nguyên thủy”. Phương thức kiếm sống của họ là săn bắt và hái lượm. Khi con người phát triển lên trình độ cao hơn, biết dùng công cụ đá mài, cung tên… thì tổ chức xã hội đầu tiên, đồng thời là hình thức cộng động xã hội đầu tiên ra đời, đó là thị tộc.

Vậy thị tộc là gì?

Ph. Ăng-ghen chỉ rõ: “Thị tộc [trong chừng mực những tài liệu hiện có cho phép chúng ta phán đoán] là một thiết chế chung cho tất cả các dân dã man, cho tận đến khi họ bước vào thời đại văn minh, và thậm chí còn sau hơn nữa”.

Các thành viên trong thị tộc đều do cùng một tổ tiên sinh ra. Và thị tộc hình thành trên cơ sở huyết thống.

Có thể xem thị tộc như gia đình lớn của người nguyên thủy. Hình thức liên hệ cộng đồng đơn giản nhưng bền vững này thích hợp trong điều kiện sản xuất thấp kém thời bấy giờ.

Trong buổi đầu của xã hội thị tộc, do tình trạng quần hôn, con cái chỉ biết có mẹ và quây quần xung quanh mẹ. Do đó, phụ nữ có uy tín và quyền hành hơn đàn ông. Điều đó còn do người đàn ông đi săn bắn với công cụ thô sơ nên kết quả thường thất thường, còn người đàn bà thì hái lượm, bắt đầu đảm nhiệm việc trồng trọt, chăn nuôi, những công việc này đảm bảo nguồn sinh sống ổn định cho cộng đồng.

Sự phân công lao động giữa phụ nữ và đàn ông mang tính chất tự nhiên. Trong giai đoạn đầu, thị tộc là thị tộc mẫu quyền.

Lực lượng sản xuất xã hội nguyên thủy tiếp tục phát triển. Trồng trọt và chăn nuôi dần trở thành nguồn sinh sống chủ yếu. Công việc nặng nhọc này phải do người đàn ông đảm nhiệm chính, vai trò của người đàn ông tăng lên trong đồi sống kinh tế của cộng đồng.

Người đàn ông thời mông muội vừa là chiến sỹ, vừa là người đi săn thì phải giữ địa vị thứ yếu trong nhà, sau người đàn bà. Trái lại, khi là người chăn nuôi “có tính nết nhu mì hơn” thì họ lại tiến lên hàng thứ nhất và người đàn bà bị đẩy xuống hàng thứ yếu. Chế độ mẫu quyền dần dần phải nhường chỗ cho chế độ phụ quyền.

“Chế độ mẫu quyền bị lật đổ là sự thất bại lịch sử có tính chất toàn thế giới của giới nữ”.

Ngoài quan hệ cộng đồng thân tộc – huyết thống là đặc trưng chủ yếu, thị tộc còn có những mối liên hệ cộng đồng sau đây:

– Các thành viên trong thị tộc có chung một tiếng nói. Ngôn ngữ thị tộc còn rất đơn giản.

– Mỗi thị tộc còn có tục lệ, tập quán, nghị thức tín ngưỡng riêng của mình.

– Trong mỗi thị tộc hình thành những yếu tố văn hóa nguyên thủy mang sắc thái của cộng đồng sản sinh ra chúng.

– Mỗi thị tộc có tên gọi riêng.

Về mặt tổ chức xã hội, hội nghị toàn thể của thị tộc bầu ra tù trưởng, thủ lĩnh quân sự và có thể bãi miễn họ khi thấy không xứng đáng.

Người đứng đầu thị tộc được các thành viên tôn kính, phục tùng một cách tự nhiên và tự nguyện. Đây là hình thức dân chủ đầu tiên trong lịch sử loài người.

 Quy mô của thị tộc còn nhỏ bé, thường chỉ bao gồm từ mấy chục đến vài trăm thành viên. Theo tiến trình lịch sử, nhiều thị tộc sẽ liên kết với nhau thành bộ lạc.

Xin mời các bạn để lại một vài comment về bài viết “Thị tộc là gì?” để Ban biên tập bọn mình có thêm định hướng nhé! [ngắn thôi cũng được, kiểu như: “Bài viết còn sơ sài!”, hay “Cũng đủ ý!”. :-D].

Nếu còn điều gì chưa rõ, bạn hãy để lại câu hỏi ở phần comment để bọn mình có thể giải đáp khi thời gian cho phép nhé!

Bài liên quan:

  • //hoidap247.com/cau-hoi
  • //baitapsgk.com/lop-10/

Video liên quan

Chủ Đề