Nguyên nhân giá cà phê thấp

20 | 10 | 2018

Hiện có 4 lý do cho thấy khả năng giá cà phê sẽ tăng trong thời gian tới: chu kỳ giá, biến động tỷ giá, sự thay đổi về nhân khẩu học và diễn biến giao dịch trên thị trường hàng hóa.

Hai loại cà phê được giao dịch chính trên các thị trường tương lai là cà phe Robusta, chủ yếu đến từ Việt Nam và nguyên liệu phổ biến trong pha espresso kiểu châu Âu, và cà phê Arabica, rất phổ biến trong đồ uống của Starbucks, Dunkin Donuts và nhiều cửa hàng cà phê tại Mỹ.

Cà phê là hàng hóa có giá biến động mạnh, phụ thuộc vào tình hình sản xuất, thời tiết, dịch bệnh và nhiều yếu tố thị trường khác. Gần đây, giá cà phê Arabica tương lai giảm xuống mức thấp nhất, 92 cents/pound cho hợp đồng tương lai gần trên Sàn giao dịch Liên lục địa, mức thấp nahát kể từ tháng 9/2005, nhưng người tiêu dùng không hưởng lợi gì từ diễn biến này. Nguyên nhân là thứ nhất, diễn biến này phản ánh tình hình dư cung trong ngắn hạn và không đảm bảo tình hình này sẽ tiếp diễn trong tương lai. Thứ hai, và quan trọng nhất, thời hạn sử dụng của cà phê ngắn khi hương vị mất dần theo thời gian và các nhà sản xuất không thể biết trước chất lượng lẫn sản lượng cà phê tương lai của họ.

Giá cà phê tương lai Arabia đã không trượt xuống khỏi mốc 1 USD/pound kể từ năm 2006 cho tới khi tác động tâm lý đẩy giá trượt xuống dưới ngưỡng này trong tháng 9 vừa qua. Tuy nhiên, có 4 lý do để giá cà phê sẽ tăng trong thời gian tới.

Thứ nhất là do giá cà phê đã chạm đáy sẽ bắt đầu một chu kỳ giá mới. Theo bảng biến động giá theo quý dài hạn, hợp đồng cà phê tương lai giao dịch ở mức cao 3,0625 USD/pound vào năm 2011 và giảm xuống mức thấp 1,0095 USD/pound vào năm 2013. Chỉ trong vòng hơn 3 năm, giá cà phê tương lai đã tụt xuống chỉ còn bằng 1/3 so với năm 2011. Sau khi phục hồi lên mức 1,76 USD/pound, giá cà phê bước vào xu hướng giảm giá trong dài hạn, với các đỉnh và đáy đều thấp hơn cho tới khi chạm mức đáy 92 cents/pound trong tháng 9/2018. Các chuyên gia phân tích kỹ thuật trên thị trường cà phê hàng hóa cho rằng đây đã là mức giá đáy trong chu kỳ giá hiện tại.

Thứ hai, đồng Real Brazil đang phục hồi so với đồng USD. Brazil là nước sản xuất – xuất khẩu cà phê Arabica lớn nhất thế giới nên giá thành sản xuất cà phê rất nhạy cảm trước các biến động tỷ giá do giá thành sản xuất và giá bán cà phê cổng trại tính bằng đồng Real. Trong khi đó, các hợp đồng cà phê Arabica tương lai tính bằng đồng USD. Do đó, biến động tỷ giá giữa đồng USD và Real có thể tác động trực tiếp lên giá cà phê bởi biến động này ảnh hưởng đến hành vi của các nhà sản xuất

Năm 2018, đồng Real giảm giá mạnh so với đồng USD từ $0.32005 vào tháng 1 xuống còn $0.23725 vào cuối tháng 8 và tháng 9, tương đương mức giảm giá tới 26%. Nguyên nhân là do các vấn đề tham nhũng chính trị, cuộc khủng hoảng tài chính của nước láng giềng Argentina và sự yếu đi nói chung của các thị trường mới nổi.

Cùng với sự yếu đi của đồng Real là giá cà phê tương lai giảm từ $1.3135 vào tháng 1 xuống còn 92 cents vào tháng 9, tương đương mức giảm 30%. Trong khi giá hợp đồng cà phê tương lai giảm mạnh, sự yếu đi của đồng Real giúp bù đắp doanh thu cho các nhà sản xuất và giảm nhẹ tác động của giá cà phê tính bằng đồng USD. Trong các phiên giao dịch gần đây, đồng Real mạnh lên mức $0.26770 vào ngày 15/10, kéo theo sự phục hồi của giá cà phê tương lai. Do đó, sự phục hồi của đồng Real sẽ có tác động tích cực lên giá cà phê tương lai.

Thứ ba, sự thay đổi nhân khẩu học đang làm thay đổi diễn biến tiêu dùng cà phê trên thị trường. Với dân số thế giới tăng lên, thị trường khả dụng cho cà phê cũng tăng theo với tốc độ ổn định. Hơn nữa, một châu Á ngày càng giàu có hơn cũng dẫn tới sự thay đổi thói quen ăn uống với sự ưa chuộng cà phe ngày càng tăng. Với mỗi cửa hàng Starbucks mở tại châu Á, hàng loạt các quán cà phê mọc lên cùng lúc tại châu Á để đáp ứng nhu cầu uống cà phê ngày càng tăng. Giá cà phê chạm mức đáy trong hơn một thập kỷ vào thời điểm dân số thế giới đã đông đúc hơn trước rất nhiều và cũng giàu có hơn. Chính nhu cầu thực tế là một yếu tố cơ bản mạnh để đẩy giá cà phê vượt đáy và tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Thứ tư, các nhà giao dịch hàng hóa đang tập trung quá mức vào đặt cược giá cà phê sẽ giảm. Tương quan này có thể châm ngòi cho một tình huống đảo ngược chiều giá, có thể dẫn tới một sự phục hồi giá theo xu hướng tăng.

Theo Seeking Alpha

Sau khi giảm xuống dưới mốc 30.000 đ/kg hồi giữa tháng 5, giá cà phê đã tăng trở lại, và đặc biệt tăng mạnh trong tuần qua. Một số dự báo cho rằng giá cà phê nhân xô sẽ tiếp tục tăng trong tuần này.

Trong tuần qua, giá cà phê nhân xô ở các tỉnh Tây Nguyên đã có đợt tăng mạnh, với mức tăng từ 2.100 – 2.200 đồng/kg. Qua đó, đưa giá cà phê nhân xô khu vực này lên ở mức từ 33.200 – 33.900 đồng/kg. Tới đầu tuần này, giá cà phê nhân xô ở Đăk Lăk đã trở lại mốc 34.000 đ/kg.

Ông Nguyễn Quang Bình, một chuyên gia phân tích thị trường cà phê, cho hay, đầu tuần này đã xuất hiện giá mua đón ở mức từ 34.000-34.200 đ/kg. Do đó, trong tuần này, giá cà phê nhân xô ở Tây Nguyên có thể tiếp tục tăng và ở mức 34.500-35.000 đ/kg.

Giá cà phê nhân xô Việt Nam tăng mạnh trở lại, trước hết là nhờ tác động từ thị trường cà phê thế giới. Trong tuần qua, cả 4 phiên giao dịch cà phê Robusta trên sàn London đều tăng giá. Tổng cộng, giá cà phê Robusta kỳ hạn giao tháng 7 đã tăng 110 USD/tấn, lên mức 1.498 USD/tấn, khối lượng cà phê giao dịch ở mức trên trung bình. Theo một số chuyên gia ngành hàng cà phê, chỉ qua 4 phiên giao dịch mà tăng tới 110 USD/tấn với cà phê Robusta.

Ở thị trường New York, giá cà phê Arabica cũng đều tăng trong cả 4 phiên của tuần qua. Tổng cộng, giá cà phê Arabica kỳ hạn giao ngay tháng 7 đã tăng tất cả 11,3 cent [tăng 12,11%], lên ở mức 104,6 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 9 tăng tất cả 11,5 cent [tăng 12,03%], lên ở mức 97,1 cent/lb. Khối lượng giao dịch cà phê Arabica cũng trên mức trung bình.

Theo nhận định của một số chuyên gia ngành hàng cà phê, giá cà phê Robusta ở sàn London tăng tới 110 USD/tấn và cà phê Arabica ở New York tăng tổng cộng 11,3 cent/lb là điều hiếm thấy.

Vì sao giá cà phê bật tăng mạnh trở lại? Về sản xuất, nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới là Brazil hiện đang gặp khó khăn về thu hoạch do mưa nhiều tại các vùng trồng cà phê chính ở phía Đông Nam nước này. Đồng Real của Brazil tăng giá so với đồng USD đã làm giảm lợi nhuận, nên không khuyến khích nông dân Brazil bán cà phê nguyên liệu. Bên cạnh đó, đã có những dự báo mới cho rằng sản lượng cà phê Barazil sẽ giảm so với những dự đoán trước đó. Cụ thể, Tập đoàn INTL FCStone nhận định, sản lượng cà phê Brasil sẽ thấp hơn 15,9% so với vụ trước, đạt tổng cộng 53 triệu bao, gồm 36,9 triệu bao cà phê Arabica và 16,1 triệu bao cà phê Conilon Robusta.

Tuy nhiên, vấn đề sản lượng và thu hoạch cà phê ở Brazil được cho là không có nhiều tác động tới cà phê thế giới. Mà nguyên nhân chính là những cuộc triến tranh thương mại giữa những nền kinh tế lớn.

Theo Sơn Trang [Nông nghiệp Việt Nam]

Chủ Đề