Nguyên nhân trầm cản

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Đại tá, BSCKI Nguyễn Văn Ca – Chủ nhiệm Khoa Tâm thần [A6], Bệnh viện Quân y 175.

Trầm cảm là tình trạng rối loạn cảm xúc phổ biến hiện nay. Tương tự như các rối loạn tâm thần khác, trầm cảm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống cá nhân, gia đình và xã hội.

1. Trầm cảm là gì?

Trầm cảm là một triệu chứng rối loạn tâm trạng, gây ra cảm giác buồn chán và mất hứng thú kéo dài dai dẳng. Chứng trầm cảm sẽ ảnh hưởng đến cách cảm nhận, suy nghĩ, hành vi, ứng xử và có thể dẫn đến những vấn đề đa dạng về tinh thần và thể chất

2. Đối tượng nào dễ mắc rối loạn trầm cảm?

Rối loạn trầm cảm có thể đến với mọi người, tuy nhiên độ tuổi phổ biến vào khoảng 18-45 tuổi, ngoài ra, độ tuổi trung niên và tuổi già cũng dễ gặp rối loạn này. Đây là nhóm sẽ đối diện với nhiều yêu cầu từ xã hội, và các thay đổi trong cuộc sống [tìm việc làm, kết hôn, sinh con vào độ tuổi vị thành niên, về hưu …]

.

Trầm cảm chính là một trong những rối loạn tâm thần3. Các mức độ trầm cảm

Trầm cảm được chia bởi 3 mức độ: nhẹ- vừa- nặng

4. Nguyên nhân nào gây bệnh trầm cảm

  • Do bệnh lý hoặc chấn thương: Người có tiền sử mắc bệnh não: viêm não, u não, chấn thương sọ não dễ mắc bệnh trầm cảm do tổn thương cấu trúc não.
  • Sử dụng chất kích thích:Người bệnh dễ trầm cảm nếu hút thuốc lá, rượu bia, sử dụng chất kích thích tổn hại thần kinh như ma túy, ma túy đá..
  • Trầm cảm do căng thẳng kéo dài: công việc áp lực kéo dài, áp lực gia đình, xung đột, môi trường sống căng thẳng…
  • Trầm cảm nội sinh: do rối loạn hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh có trong não bộ như Noradrenaline, Serotonin…

5. Ảnh hưởng của trầm cảm

– Ảnh hưởng đến tinh thần và cuộc sống

  • Mất tập trung và giảm hiệu quả học tập, công việc
  • Ảnh hưởng giao tiếp và mối quan hệ xã hội: Khó quản lý cảm xúc, hoặc thu mình, giới hạn mối quan hệ giao tiếp
  • Đôi khi tự làm đau bản thân, hay suy nghĩ tự tử: Họ dễ đánh giá thấp bản thân, cảm thấy có lỗi hoặc vô giá trị. Cộng với việc thiếu các kỹ năng ứng phó hoặc thiếu nguồn lực vào thời điểm đó, có thể có những hành động tự gây hại khi cảm xúc quá mạnh.

– Ảnh hưởng sức khỏe và thể chất

  • Ảnh hưởng lớn nhất đó là rối loạn giấc ngủ thường xuyên, lâu dài tác động đến tinh thần và cảm giác mỏi mệt.
  • Người trầm cảm có thể giảm ham muốn tình dục.
  • Trầm cảm kéo dài cũng ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể [tim, huyết áp, dạ dày…].

6. Dấu hiệu cảnh báo bạn mắc bệnh trầm cảm

Để chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm phải có ít nhất một trong hai triệu chứng của bệnh trầm cảm cốt lõi đó là: khí sắc trầm/hoặc mất hứng thú, cộng với ít nhất 4 trong các dấu hiệu trầm cảm sau và kéo dài trong vòng hai tuần, hầu như mỗi ngày.

  • Giảm hoặc lên cân, giảm hoặc tăng cảm giác ngon miệng.
  • Mất ngủ hoặc ngủ triền miên.
  • Kích động hoặc trở nên chậm chạp.
  • Mệt mỏi hoặc mất sức.
  • Cảm giác vô dụng, vô giá trị hoặc mặc cảm tội lỗi.
  • Giảm khả năng tập trung, do dự.
  • Hay nghĩ đến cái chết, có ý tưởng hoặc hành vi tự sát.
  • Các triệu chứng trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên:
  • Tự đánh giá thấp bản thân
  • Có những hành vi gây hấn, kích động
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Có các khó chịu, than phiền về cơ thể
  • Mất năng lượng
  • Chán học hoặc học tập sa sút
  • Hay một số trẻ trở nên ngoan quá mức, tách biệt, lãnh đạm

Các chuyên gia, bác sĩ BVQY 175 luôn hỗ trợ điều trị trầm cảm hiệu quả cho người bệnh7. Cách điều trị trầm cảm

a. Nguyên tắc điều trị:

  • Cắt các rối loạn cảm xúc
  • Chống tái phát
  • Phục hồi chức năng

b. Các liệu pháp điều trị trầm cảm

  • Liệu pháp hóa dược: Dùng thuốc chống trầm cảm. Có nhiều loại thuốc chống trầm cảm, tùy từng trường hợp bệnh cụ thể do bác sĩ chuyên khoa tâm thần kê đơn, hiệu quả rất tốt tỉ lệ khỏi bệnh cao, ít tái phát.
  • Liệu pháp tâm lý: chia sẻ, cảm thông, gần gũi người bệnh
  • Sốc điện
  • Kích thích từ trường xuyên sọ [Transcranial Magnetic Stimulation – TMS] là kỹ thuật sử dụng tác dụng của điện từ xuyên qua xương sọ, tác động đến các tế bào thần kinh ở vỏ não với mục đích tăng cường hoạt động điện sinh lý của tế bào thần kinh, tái tạo đường liên hệ giữa các vùng chức năng của vỏ não.

Kích thích từ xuyên sọ [TMS] là một loại liệu pháp kích thích não, điều trị trầm cảm

c. Chỉ định điều trị:

– Trầm cảm, lo âu, mất ngủ, rối loạn liên quan stress, nghiện chất, đau mạn tính, hỗ trợ sau đột quỵ não...

– Kỹ thuật điều trị bằng kích thích điện xuyên sọ an toàn, người bệnh vẫn tỉnh táo và có thể trở lại làm việc như bình thường ngay ngay khi kết thúc. Trong suốt quá trình thực hiện phẫu thuật, người bệnh sẽ ngồi thoải mái trên ghế tựa mà không cần dùng thuốc hoặc gây mê. Mỗi lần điều trị sẽ mất khoảng từ 25 – 30 phút.

– Một chu kỳ điều trị điển hình là khoảng 4-6 tuần.

* Địa chỉ liên hệ điều trị kích thích điện xuyên sọ: Khoa Tâm thần [A6] – Bệnh viện Quân y 175, 786 Nguyễn Kiệm, Phường 3, Gò Vấp, TP.HCM. SĐT: 1900.1175 hoặc 069.641.268,

Chủ Đề