Nhạc sĩ nào được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công bố danh sách các hồ sơ đủ điều kiện trình Hội đồng cấp Nhà nước đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật [VHNT] nhằm lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân. Thời hạn cuối cùng nhận đóng góp ý kiến là ngày 1/7.

Về Giải thưởng Hồ Chí Minh, lĩnh vực văn học có số lượng cao nhất với 6 hồ sơ, gồm: Các tập thơ “Đường chúng ta đi”, “Những cánh buồm”, “Đầu sóng”, “Tiếng thơ không dứt” của nhà thơ Hoàng Trung Thông [Đặc Công, Bút Châm]; tập truyện ngắn “Trong gió cát”, tập truyện “Hoa và thép”, tập truyện “Tâm tưởng” của nhà văn Bùi Hiển; các truyện ngắn “Ông Cản Ngũ”, “Con chó xấu xí”, “Ông lão hàng xóm” của nhà văn Nguyễn Văn Tài [Kim Lân]; “Nguyễn Khoa Điềm thơ tuyển” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm; sách “Tiểu luận và phê bình” của tác giả Mai Quốc Liên [Vũ Hồng Ngự] và “Trường ca chân đất” của tác giả Hồ Thành Công [Thanh Thảo].

Lĩnh vực điện ảnh chỉ có 1 hồ sơ của NSƯT Pham Thế Dũng [Trần Nhu, Nguyệt Hải] với các phim tài liệu “Du kích Củ Chi”, “Hạt lúa vành đai”, “Đội nữ Pháo binh Long An”. Nhiếp ảnh có 2 hồ sơ gồm: Bộ ảnh “Hai người lính” của tác giả Chu Chí Thành và tác giả Võ Nguyên Nhân [Võ An Khánh] với bộ ảnh “Anh hùng – Bất khuất – Trung hậu – Đảm đang”.

Âm nhạc có 5 hồ sơ: Các ca khúc “Lênh đênh”, “Đêm hành hương về huyền thoại”, “Buổi tối chuyện một căn nhà nhỏ”, “Khao khát”, “Gửi một câu hát cho Tokyo” của nhạc sĩ Phan Hồng Đăng [Hồng Đăng]; concerto “Biển quê hương”, sách “Những vấn đề phối khí cho dàn nhạc dân tộc đương đại” của tác giả Trần Quý; giao hưởng thơ “Ru con” và các ca khúc “Tiến lên thanh niên thế hệ Hồ Chí Minh”, “Hà Nội mùa xuân” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Ký [Văn Ký]; các ca khúc “Bài ca người nữ tự vệ Sài Gòn”, “Mùa xuân” và các tác phẩm khí nhạc “Bất khuất”, “Đất trắng” của tác giả Phạm Văn Thành [Phạm Minh Tuấn]; giao hưởng thơ “Chiếu dời đô”, thanh xướng kịch “Ngàn năm nhớ về thủa ấy” của tác giả Đinh Quang Hợp. Ngoài ra, lĩnh vực múa có 5 hồ sơ, mỹ thuật có 5 hồ sơ, sân khấu có 3 hồ sơ…

Danh sách hồ sơ được công bố, lấy ý kiến nhân dân nhằm xét tặng Giải thưởng Nhà nước về VHNT, lĩnh vực âm nhạc dẫn đầu với 37 hồ sơ. Lĩnh vực văn học có 26 hồ sơ, điện ảnh có 21 hồ sơ, nhiếp ảnh có 17 hồ sơ, múa có 15 hồ sơ, mỹ thuật có 12 hồ sơ, sân khấu có 11 hồ sơ, văn nghệ dân gian có 7 hồ sơ và kiến trúc chỉ có 1 hồ sơ.

N.H

Chủ tịch nước đã ký Quyết định trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật cho nhà thơ Xuân Quỳnh.

  • Đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh cho nhạc sĩ Thuận Yến

  • Thông tin về việc xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật năm 2016

Cụ thể tại Quyết định số 602/QĐ-CTN ngày 30/3/2017, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã chính thức truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh cho nữ thi sĩ Xuân Quỳnh với hai tập thơ “Lời ru mặt đất” và “Bầu trời trong quả trứng”.

Vợ chồng cố nhà văn, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ và nữ nhà thơ Xuân Quỳnh.


Nữ thi sĩ Xuân Quỳnh [1942-1988] là nhà thơ nữ tiêu biểu của thế hệ sinh ở thập niên 40 và nở rộ với những tác phẩm từ thập kỷ 60 như “Thuyền và Biển”, “Sóng”, “Thơ tình cuối mùa thu”, “Tiếng gà trưa”, “Bầu trời trong quả trứng”… Bà đã được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật vào năm 2001.


Như báo chí đã đưa tin, tháng 4/2016, hồ sơ của nhà thơ Xuân Quỳnh đã vượt qua ba vòng xét duyệt và có tên trong danh sách các hồ sơ đủ điều kiện mà Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch [VHTTDL] trình Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng giải thưởng Hồ Chí Minh và giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2016. Tuy nhiên, do thiếu giấy xác nhận của Hội Nhà văn Việt Nam về tập thơ thiếu nhi “Bầu trời trong quả trứng”, nhà thơ Xuân Quỳnh đã lỗi hẹn với Giải thưởng này.


Ngày 14/2/2017, Bộ VHTTDL đã có Tờ trình số 31/TTr-HĐGT trình Thủ tướng Chính phủ xét trình Chủ tịch nước xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” về văn học, nghệ thuật cho 2 cố tác giả: Nguyễn Thị Xuân Quỳnh và Hà Đức Trọng [Thu Bồn], có hồ sơ đủ điều kiện và tỷ lệ phiếu bầu đồng ý từ 90% trở lên của tổng số thành viên Hội đồng cấp Nhà nước.


Hồ sơ này tuy thiếu Giải thưởng theo quy định tại Khoản 3 Điều 9 Nghị định số 90/2014/NĐ-CP của Chính phủ, nhưng các tác phẩm này được Hội đồng đánh giá có giá trị rất cao về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật; có tác dụng to lớn phục vụ sự nghiệp cách mạng, ảnh hưởng rộng lớn và lâu dài trong đời sông xã hội, tác dụng giáo dục và định hướng thẩm mỹ cao cho thanh, thiếu niên; góp phần quan trọng vào việc thay đổi nhận thức của nhân dân trong sự nghiệp phát triển văn học, nghệ thuật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.


Ngày 23/2/2017, bà Lưu Khánh Thơ - đại diện gia đình của cố tác giả Nguyễn Thị Xuân Quỳnh đã có Đơn đề nghị Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan liên quan xem xét hồ sơ đề nghị xét tặng "Giải thưởng Hồ Chí Minh" cho tác giả Nguyễn Thị Xuân Quỳnh do gia đình đã xin được Giấy xác nhận của “Hội Nhà văn Việt Nam về việc tập thơ thiếu nhi “Bầu trời trong quả trứng” của tác giả Xuân Quỳnh được Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1982- 1983.


Về việc này, tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 3/2017,Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã giao Bộ VHTTDL nghiên cứu sửa đổi Nghị định về Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật trong đó bổ sung quy trình để Hội đồng xét tặng các danh hiệu này có thể báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét các trường hợp đặc biệt trước khi trình Chủ tịch nước quyết định. Các trường hợp đặc biệt này là các tác giả, tác phẩm không có giải thưởng trong các cuộc thi hay Liên hoan chuyên nghiệp do điều kiện chiến tranh hoặc tác giả đã mất nhưng có những tác phẩm nổi tiếng được xã hội tôn vinh.


Thủ tướng nhấn mạnh: “Không được phép để các quy trình máy móc cản trở việc tôn vinh các tác giả có các tác phẩm văn học nghệ thuật nổi tiếng và có những đóng góp to lớn cho dân tộc”.


Vì vậy, sau khi Hội Nhà văn Việt Nam bổ sung giấy xác nhận giải thưởng, Bộ VHTTDL đã tiếp tục trình Thủ tướng xét tặng giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2016 cho nữ thi sĩ Xuân Quỳnh cũng như nhiều tác giả khác và đến nay, nữ sĩ Xuân Quỳnh đã được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh.


Bài thơ "Bầu trời trong quả trứng":


Tôi kể với các bạn
Một màu trời đã lâu
Đó là một màu nâu
Bầu trời trong quả trứng
Không có gió có nắng
Không có lắm sắc màu
Một vòm trời như nhau:

Bầu trời trong quả trứng
Tôi chưa kêu “chiếp chiếp”
Chẳng biết tìm giun, sâu
Đói no chẳng biết đâu
Cứ việc mà yên ngủ...
Tôi cũng không hiểu rõ
Tôi sinh ra vì sao
Tôi đạp vỡ màu nâu
Bầu trời trong quả trứng
Bỗng thấy nhiều gió lộng
Bỗng thấy nhiều nắng reo
Bỗng tôi thấy thương yêu
Tôi biết là có mẹ
Đói, tôi tìm giun dế
Ăn no xoải cánh phơi...
Bầu trời ở bên ngoài
Sao mà xanh đến thế!
Trời xanh mà tôi nghĩ
Trời xanh mà tôi yêu
Trời xanh ấy mang theo
Cả nỗi lo nỗi sợ:
Tôi lo bão lo gió
Tôi sợ cắt sợ diều
Thoáng bóng nó nơi nào
Tôi nấp ngay cánh mẹ...
Nhưng ngoài trời xanh thế
Sao tôi lại ẩn đây!...
Khi đó tôi nghĩ ngay
Bầu trời trong quả trứng
Không có diều có cắt
Không có bão có mưa
Không biết đói biết no
Không bao giờ biết sợ...

Nhưng trời ấy chưa vỡ
Thì tôi cũng chẳng về
Tôi đâu còn như xưa
Tôi ngày nay đã lớn
Tôi ngồi trong chắc chật
Thế tôi cựa làm sao!
Còn nỗi nhớ gắt gao
Màu trời xanh này nữa
Nhớ anh em nhớ mẹ
Tôi nhớ vui nhớ buồn...
Biết bao điều lớn hơn
Nỗi lo và nỗi sợ

Này trời xanh tôi ở
Biết rằng tôi lớn khôn?

PT/ Báo Tin Tức

Nhạc sĩ Thuận Yến đã được đề cử xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh

Theo nội dung Tờ trình số 524/TTr-TTg ngày 12/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ, về việc đề nghị tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học nghệ thuật cho 35 tác giả; nhạc sĩ Đoàn Hữu Công [Thuận Yến] đã có tên trong danh sách đề nghị xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”.

Chia sẻ:

Từ khóa:

  • Giải thưởng Hồ Chí Minh,
  • nhà thơ Xuân Quỳnh,
  • xuân quỳnh,

Video liên quan

Chủ Đề