Nhiệt độ cơ thể của cá chép phụ thuộc vào

Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm

Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 31 Cá chép

Lớp 7 Sinh học Lớp 7 - Sinh học

Câu hỏi :Thế nào là động vật hằng nhiệt, biến nhiệt. Cho ví dụ

Lời giải:

* Khái niệmđộng vật hằng nhiệt:

là động vật có nhiệt độcủacơ thểluôn ổn định không phụ thuộc vàonhiệt độcủa môi trường.

Ví dụ:Nhóm này gồmcác động vật có tổ chức cao nhưchim, thú và con người [chim,voi, gấu,con người….]

* Khái niệmđộng vậtbiến nhiệt:

Là động vật có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường.

Ví dụ:Các động vật biến nhiệt bao gồm các loại động vật có xương sống nhưcá,động vật lưỡng cư,động vật bò sát, cũng như số động cácđộng vật không xương sống: ếch, cóc, cá chép……

ảnh

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơnvề động vật hằng nhiệt và biến nhiệt nhé:

* Đặc điểm của Động vật hằng nhiệt:

Chúng có khả năng điều chỉnhnhiệtđể duy trì một thânnhiệtnội tại ổn định, không phụ thuộc vào ảnh hưởng từ bên ngoài.Nhiệtđộ này thường [nhưng không phải luôn luôn] cao hơn so vớinhiệtđộcủamôi trường xung quanh.

- Là các loài động vật có thân nhiệt ổn định, độc lập với sự biến đổi của nhiệt độ môi trường.

- Sự thích nghi về nhiệt độ của động vật hằng nhiệt tuân theo quy tắc về kích thước cơ thể [quy tắc Becman] và quy tắc về diện tích bề mặt cơ thể [quy tắc Anlen].

Theo các quy tắc trên thì Sinh vật hằng nhiệt sống ở vùng nhiệt đới có tỉ lệ S/V lớn và ngược lại sinh vật sống ở vùng ôn đới tỉ lệ S/V nhỏ.

- Động vật hằng nhiệt có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường vì:

+ Động vật hằng nhiệt có khả nãng duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định, không thay đổi theo nhiệt độ môi trường ngoài.

+ Cơ thế Động vật hằng nhiệt đã phát triển cơ chế điều hòa nhiệt và xuất hiện trung tâm điều hòa nhiệt ở bộ não.

+ Động vật hằng nhiệt điều chỉnh nhiệt độ cơ thể hiệu quả bằng nhiều cách như chống mất nhiệt qua lớp lông, da hoặc lớp mỡ dưới da hoặc điều chỉnh mao mạch gần dưới da. Khi cơ thể cần tỏa nhiệt, mạch máu dưới da dãn ra, tàng cường thoát hơi nước và phát tán nhiệt..

Vì thế ĐV hằng nhiệt có Ưu điểm là: có khả năng duy trì thân nhiệt bằng cách bỏ ra 1 lượng năng lượng khá lớn để vận hành các hệ thống có chức năng như 1 máy điều hòa, đổi lại thân nhiệt luôn được duy trì ở giá trị tối ưu để các quá trình trong cơ thể diễn ra thuận lợi. VD: trời nóng thì toát mồ hôi, trời lạnh thì run [run để cơ hoạt động ->sinh nhiệt], ...

- Đối với động vật hằng nhiệt, khi nhiệt độ môi trường xuống thấp [trời rét], do thân nhiệt cao hơn nhiều so với nhiệt độ môi trường nên động vật mất rất nhiều nhiệt vào môi trường xung quanh. Để bù lại số lượng nhiệt đã mất và duy trì thân nhiệt ổn định, cơ chế chống lạnh được tăng cường, quá trình chuyển hoá ở tế bào tăng lên, các chất bị ôxi hoá nhiều hơn. Nếu không được ăn đầy đủ để bù lại các chất đã bị ôxi hoá [tăng khẩu phần ăn so với ngày bình thường] động vật sẽ bị sút cân và dễ mắc bệnh, thậm chí có thể chết. Tuy nhiên, vào những ngày trời rét, nếu được ăn uống đầy đủ, động vật sẽ tăng cân do cơ thể tăng cường chuyển hoá và tích luỹ các chất dự trữ để chống rét.

* Đặc điểm của Động vật biến nhiệt:

- Là các loài động vật có thân nhiệt biến đổi theo nhiệt độ môi trường.

- Để hoàn thành một giai đoạn sống động vật biến nhiệt cần tích đủ một lượng nhiệt gọi là tổng nhiệt hữu hiệu [S] được tính theo công thức:S = [T-C].D

[Trong đó: T : nhiệt độ môi trường; C: nhiệt độ ngưỡng phát triển; C là hằng số đặc trưng cho loài; D là số ngày hoàn thành giai đoạn sống].

- Đối với động vật biến nhiệt, nhiệt độ xuống thấp [trời rét] làm thân nhiệt của động vật giảm theo. Khi đó, các quá trình chuyển hoá trong cơ thể giảm, thậm chí bị rối loạn; các hoạt động sống của động vật như sinh sản, kiếm ăn... giảm. Vì thế, quá trình sinh trưởng và phát triển chậm lại.

- Các đặc điểm thích nghi của động vật biến nhiệt

  • Một số thích nghi là tập tính. Thằn lằn và rắn nằm phơi nắng vào sáng sớm hay chiều tối, nhưng tìm nơi trú ẩn vào khoảng thời gian gần giữa trưa.
  • Các tổ mối thường có hướng bắc-nam sao cho chúng hấp thụ càng nhiều nhiệt càng tốt vào lúc bình minh và hoàng hôn và lượng nhiệt tối thiểu vào khoảng thời gian gần giữa trưa.
  • Các loài cá ngừ có khả năng giữ ấm toàn bộ cơ thể chúng thông qua cơ chế trao đổi nhiệt gọi làlưới vi mạch[rete mirabile], giúp giữ nhiệt bên trong cơ thể và giảm thiểu mất nhiệt quamang. Chúng cũng có các cơ bơi gần về phía trung tâm cơ thể thay vì gần bề mặt cơ thể, và điều này cũng giảm thiểu mất nhiệt.
  • Động vật cự nhiệtnghĩa là áp dụng chiến thuật có tỷ lệ diện tích bề mặt so với thể tích nhỏ hơn để giảm thiểu mất nhiệt, và điều này được ghi nhận ở một số nhóm động vật nhưcá mập trắng lớnhay các loàirùa biển.

- Trong hai nhómsinh vật hằng nhiệtvàsinh vậtbiếnnhiệtthì nhómsinh vật hằng nhiệt cókhả năng chịu đựng cao với sự thay đổinhiệt độcủa môi trường hơn.

Các sinh vật biến nhiệt và hằng nhiệt.

Nhóm sinh vật

Tên sinh vật

Môi trường sống

Sinh vật biến nhiệtNước, ao, hồ
ẾchAo hồ, ruộng lúa, núi
Rắn Ao hồ, ruộng lúa, núi
Sinh vật hằng nhiệtChimCây
VoiRừng
Gấu Bắc CựcHang
ChóNhà

Cá chép là động vật biến nhiệt. Nhiệt độ cá chép không ổn định, phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường nước.

⇒ Đáp án: B

Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !

Số câu hỏi: 10

tại sao nói cá chép là loại động vật có xương sống biến nhiệt ????

Cá là loài động vật biến nhiệt, [tức là có thể thay đổi nhiệt độ của cơ thể phù hợp với môi trường xung quanh], vậy khi bỏ cá vào nước sôi hơn 90 độ C, cá lại chín? Giải thích vì sao?

Cá chép

Cấu tạo trong của cá chép

I – ĐỜI SỐNG

Cá chép sống trong môi trường nước ngọt [hồ. ao. ruộng, sông, suối…]. Chúng ưa các vực nước lặng. Cá chép ăn tạp : ăn giun, ốc. ấu trùng côn trùng và thực vật thuỷ sinh. Nhiệt độ cơ thể cá chép không ổn định, phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường nước. Cá chép lả động vật biến nhiệt.

Đến mùa sinh sản. cá chép cái đẻ trứng với số lượng lớn từ 15 – 20 vạn trứng vào các cây thuỷ sinh. Cá chép đực bơi theo tưới tinh dịch chứa tinh trùng thụ tinh cho trứng [thụ tinh ngoài]. Những trứng thụ tinh sẽ phát triến thành phôi.

II – CẨU TẠO NGOÀI

1. Cấu tạo ngoài

Thân cá chép hình thoi dẹp bên, mắt không có mi mắt, có hai đôi râu, thân phủ vảy xương, tì lên nhau xếp như ngói lợp ; bên ngoài vảy có một lớp da mòng, có
các tuyên tiết chất nhày. Vây cá có những tia vây được căng bởi da mỏng. Vây -hằn gồm vây ngực và vây bụng. Vây lẻ gồm vây lưng, vây hậu môn và vây đuôi.

2. Chức nàng của vây cá

Khi bơi cá uốn minh, khúc đuôi mang vây đuôi đấy nước làm cá tiến lên phía trước. Đôi vây ngực và đôi vây bụng, ngoài chức năng giữ thăng bằng cho cá, còn giúp cá bơi hướng lèn trên hoặc bơi hướng xuống dưới, rẽ phải, rẽ trái, dừng lại hoặc bơi đứng. Vây lưng và vây hậu môn làm tăng diện tích dọc của thân giúp cá khi bơi không bị nghiêng ngả.

Hướng dẫn giải bài tập SGK Sinh học 7 trang 104

Câu 1: Nêu những điều kiện sống và đặc điểm sinh sản của cá chép.

Hướng dẫn trả lời:

  • Cá chép ưa các vực nước lặng [ao, hồ, ruộng, sông, suối,…], chúng ăn tạp [giun, ốc, ấu trùng côn trùng và thực vật thủy sinh…]. Nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường, vì cá chép là động vật biến nhiệt.
  • Sinh sản: Mỗi lần cá chép cái đẻ 15 – 20 vạn trứng vào các cây thủy sinh. Cá chép đực bơi theo tưới tinh dịch chứa tinh trùng thụ tinh cho trứng [thụ tinh ngoài]. Trứng được thụ tình phát triển thành phôi, rồi thành cá con.

Câu 2: Trình bày cấu tạo ngoài của cố chép thích nghi với đời sống ở nước.

Hướng dẫn trả lời:

Thân cá chép hình thoi dẹp, mắt không có mi mắt, thân phủ vảy xương tì lên nhau như ngói lợp; bên ngoài vảy có một lớp da mỏng, có tuyến tiết chất nhày. Vây có những tia vây được căng bởi lớp da mỏng, khớp động với thân. Đó là những đặc điểm giúp cá bơi lội nhanh trong nước.

Câu 3: Vì sao sô lượng trứng trong mỗi lứa đẻ của cá chép lên đến hàng vạn? Ý nghĩa?

Hướng dẫn trả lời:

Trong sự thụ tinh ngoài ớ môi trường nước, tỉ lệ tinh trùng gặp trứng rất thấp. Mặt khác, trứng được thụ tinh phát triển trong môi trường có nhiều trắc trở [bị cá khác ăn, nhiệt độ, nồng độ ôxi thấp…]. Vì vậy, cá phải thích nghi với lối đẻ nhiều trứng, để có nhiều cá con sống sót và phát triển thành cá lớn.

I – CÁC cơ QUAN DINH DƯỠNG

1. Tiêu hoá

Cá chép có bóng hơi thông với thực quán bằng 1 ống ngắn giúp cá chìm nổi trong nước dễ dàng.

2. Tuần hoàn và hô hấp


3. Bài tiết

Phía giữa khoang thân, sát với sống lưng có 2 thận màu tím đỏ, nằm 2 bên cột sổng, thận cá thuộc thận giữa [trung thận], còn đơn giàn, có chức năng lọc máu, thải các chất không cần thiết ra ngoài nhưng khá năng lọc chưa cao.

II – THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN

ở cá chép, hệ thần kinh hình ống gồm nào bộ [trong hộp sọ] và tuỳ sống [trong cung đốt sống]. Não trước chưa phát triển nhưng tiểu não tương đối phát triển, có vai trò điểu hoà và phối hợp các hoạt động phức tạp khi bơi. Hành khứu giác, thuỳ thị giác cũng rất phát triển.

Các giác quan quan trọng ớ cá ]à mắt, mũi [mũi cá chi để ngửi mà không để thở], cơ quan đường bôn cũng là giác quan quan trọng giúp cá nhận biết được những kích thích về áp lực, tốc độ dòng nước và các vật cản trên đường đi để tránh.

Hướng dẫn giải bài tập SGK Sinh học 7 trang 109

Câu 1: Nêu các cơ quan bên trong của cá thể hiện sự thích nghi với đời sống và hoạt động trong môi trường nước.

Hướng dẫn trả lời:

Các cơ quan bên trong của cá thể hiện sự thích nghi với đời sống ở nước là mang [là cơ quan hô hấp lấy ôxi hòa tan trong nước và thải C02 ra môi trường nước] và bóng hơi [có tác dụng làm tăng khối lượng riêng khi cá lặn và giảm khối lượng riêng khi cá ngoi lên.

Câu 2*: Hãy tìm hiểu và giải thích hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm ở hình 33.4 trang 109 SGK và hãy thử đặt tên cho thí nghiệm.


Hướng dẫn trả lời:

Giải thích hiện tượng xảy ra ở bình A và bình B [hình 33.4 trang 109 SGK]: ở bình A khi cá ngoi lên thế tích cá tăng [do bóng hơi to ra] làm mực nước trong bình A dâng lên chiều cao hi. ơ bình B khi cá lặn xuống đáy thể tích cá giảm [do bóng hơi xẹp lại] làm mực nước trong bình B hạ xuống chiều cao h2.
Như vậy, thí nghiệm này là thí nghiệm “Vai trò của bóng hơi ở cá”.

Video liên quan

Chủ Đề