Những bài viết về phong cách lãnh đạo

Trang chủ Tin tức
  • Tin tức

Ưu và nhược điểm của phong cách lãnh đạo dân chủ

Bởi
Ai Nhi
-
August 25, 2021
Facebook
Twitter
Pinterest
WhatsApp
Linkedin
Tumblr

Phong cách lãnh đạo dân chủ là một trong 4 phong cách lãnh đạo phổ biến nhất. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về khái niệm phong cách lãnh đạo dân chủ, phong cách dân chủ có đặc điểm gì hay ưu nhược điểm của phong cách quản lý này như thế nào.

Mục lục

  • 1 Khái niệm về phong cách lãnh đạo dân chủ
  • 2 Phong cách lãnh đạo dân chủ có đặc điểm gì?
  • 3 Ưu nhược điểm của phong cách lãnh đạo dân chủ
    • 3.1 Ưu điểm
    • 3.2 Nhược điểm
  • 4 Kết luận

Khái niệm về phong cách lãnh đạo dân chủ

Khái niệm về phong cách lãnh đạo dân chủ

Phong cách lãnh đạo dân chủ là hình thức quản lý mà theo đó nhà quản trị sử dụng uy tín cá nhân đưa ra những tác động đến người dưới quyền. Nói cách khác, nhà lãnh đạo rất ít sử dụng quyền lực hay uy tín chức vụ để tác động đến nhân viên cấp dưới.

Đối với phong cách quản lý này, người lãnh đạo thường sử dụng hình thức động viên khuyến khích; không đòi hỏi cấp dưới phục tùng tuyệt đối và thường thu thập ý kiến của những người dưới quyền nhằm thu hút, lôi cuốn cả tập thể.

Ví dụ về phong cách lãnh đạo của Tim Cook CEO Apple, cũng được xem là một minh chứng tiêu biểu của phong cách dân chủ. Khi ý tưởng về iWatch bắt đầu hình thành, Tim Cook đã chọn cách ít tham gia vào các chi tiết kỹ thuật mà giao nhiệm vụ cho các thành viên tin cậy trong nội các của mình. Nhân viên của Apple cũng đánh giá ông là người chu đáo, tận tình và có mối quan hệ tốt đẹp với mọi người trong công ty.

Phong cách lãnh đạo dân chủ có đặc điểm gì?

Có thể nói, phong cách quản lý này được đặc trưng bởi một số điểm chính sau:

  • Các thành viên trong nhóm được khuyến khích chia sẻ ý kiến và quan điểm, mặc dù người lãnh đạo vẫn giữ tiếng nói cuối cùng đối với các quyết định đưa ra.
  • Các thành viên của nhóm cảm thấy được tham gia nhiều hơn vào quá trình này.
  • Tư duy cầu tiến, sáng tạo khích và khen thưởng.

Nhà lãnh đạo dân chủ tốt thường thể hiện các đức tính như trung thực, thông minh, can đảm, sáng tạo, xuất sắc và công bằng. Bạn có khả năng truyền cảm hứng mạnh mẽ, nhận được sự tin tưởng và tôn trọng của những người dưới quyền. Mọi quyết định nhà lãnh đạo đưa ra đều thống nhất với các giá trị cốt lõi và tiêu chuẩn đạo đức của họ. Do đó, mọi thành viên trong tổ chức được trao quyền và động lực để đi theo nhà lãnh đạo.

Ngoài ra, cấp lãnh đạo dân chủ cũng có xu hướng lắng nghe các ý kiến đa chiều, không phản đối những tiếng nói bất đồng hoặc những quan điểm khác với suy nghĩ thông thường.

Ưu nhược điểm của phong cách lãnh đạo dân chủ

Ưu nhược điểm của phong cách lãnh đạo dân chủ

Tìm hiểu thêm:

>>4 phong cách lãnh đạo phổ biến dành cho nhà quản lý tài ba

>>5 kỹ năng quản trị cần có mà nhà quản lý nào cũng cần nắm vững

>>Phong cách lãnh đạo là gì? Bạn ở đâu trong 4 phong cách này?

Với đặc điểm như vậy, việc áp dụng phong cách lãnh đạo sẽ có những ưu và nhược điểm như thế nào?

Ưu điểm

  • Khuyến khích tham gia vào công việc chung: bằng cách nuôi dưỡng sự gắn kết và hòa nhập, các thành viên trong nhóm cảm thấy mình quan trọng hơn. Khi bạn thể hiện tinh thần sẵn sàng lắng nghe những mối quan tâm của họ, nhân viên của bạn sẽ cảm thấy được trân trọng và sẵn sàng cống hiến cho doanh nghiệp.
  • Mở rộng góc nhìn và quan điểm: nhiều kinh nghiệm và ý kiến hơn đồng nghĩa với nhiều thông tin đầu vào hơn cho quá trình ra quyết định. Từ đó, cấp quản lý nói riêng và toàn bộ nhóm nói chung có thể cân nhắc và đưa ra kế hoạch hành động toàn diện, khách quan hơn.
  • Giải quyết vấn đề hiệu quả hơn: nhiều người góp ý hơn đồng nghĩa với việc số lượng các giải pháp tiềm năng sẽ nhiều hơn. Nhưng quyết định cuối cùng đưa ra, sẽ được thông qua một quy trình đánh giá nghiêm ngặt hơn nhờ đó , cấp lãnh đạo có thể xác định các hạn chế , rủi ro tiềm ẩn và điều chỉnh sớm.
  • Hỗ trợ xây dựng văn hóa doanh nghiệp: khi ý tưởng đưa ra được lắng nghe, thảo luận và có khả năng được đưa vô thực hiện, thật khó để bạn không cảm thấy gắn kết với nhóm. Đây sẽ là nền tảng xây dựng văn hóa doanh nghiệp tích cực và lành mạnh, gia tăng mức độ cam kết và hợp tác chặt chẽ giữa các thành viên trong nhóm.
  • Thích hợp với nhiều môi trường doanh nghiệp: mỗi phong cách lãnh đạo phát huy trong một số môi trường nhất định. Trong khi đó, lợi điểm của lãnh đạo dân chủ là có thể thích hợp được với đa dạng môi trường làm việc.
Ví dụ về phong cách lãnh đạo dân chủ

Nhược điểm

Tham khảo thêm:

>>Xu hướng quản trị doanh nghiệp mới nhất dành cho nhà quản lý

>>Bỏ túi bí kíp bố trí nhân sự hiệu quả dành cho nhà quản lý

Tuy được đánh giá là một trong những xu hướng quản lý hiệu quả nhất nhưng phong cách này vẫn bộc lộ một số nhược điểm như sau:

  • Trì hoãn ra quyết định: bạn có thể đã từng nhận thấy hạn chế của phong cách này trong trường hợp vai trò các thành viên trong nhóm không được xác định rõ ràng, dẫn đến việc trì hoãn việc đưa ra quyết định. Khi đó, việc quản lý quá tự do có thể dẫn tới giao tiếp nội bộ kém hiệu quả, ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành mục tiêu như mong đợi.
  • Nguy cơ giải pháp kém chất lượng: phong cách quản lý dân chủ cũng thường tỏ ra kém hiệu quả nếu các thành viên nhóm không đủ kiến thức hoặc năng lực nghề nghiệp, năng lực chuyên môn cần thiết để đóng góp vào quá trình ra quyết định. Trong trường hợp này, huấn luyện và đào tạo là cần thiết để trang bị kiến thức cần thiết cho nhân viên của bạn.
  • Bất động quan điểm: đây là rủi ro không thể tránh khỏi khi có nhiều luồng ý kiến được đưa ra thảo luận. Một số nhân viên có thể đặt câu hỏi liệu cấp lãnh đạo có thực sự đủ năng lực khi cần đến họ góp ý không. Tệ hơn, nếu ý kiến cá nhân đưa ra không được chấp nhận, mọi người có thể cho rằng ý tưởng của họ không được tôn trọng. Từ đó, dẫn tới suy giảm tinh thần và sự hài lòng nhân viên.

Kết luận

Tóm lại, phong cách lãnh đạo dân chủ cũng có những ưu và nhược điểm khác nhau. Tuy nhiên phong cách lãnh đạo này cũng có những ưu điểm tuyệt vời, để các nhà lãnh đạo cân nhắc áp dụng. Hy vọng bài chia sẻ trên đây đã thực sự hữu ích với bạn.

  • TAGS
  • phong cách lãnh đạo dân chủ
  • phong cách lãnh đạo dân chủ có đặc điểm gì
  • ưu điểm của phong cách lãnh đạo dân chủ
  • ưu nhược điểm của phong cách lãnh đạo dân chủ
  • ví dụ về phong cách lãnh đạo dân chủ
Facebook
Twitter
Pinterest
WhatsApp
Linkedin
Tumblr
Bài trướcCác phong cách lãnh đạo bị ảnh hưởng bởi yếu tố nào?
Bài tiếp theoƯu và nhược điểm của phong cách lãnh đạo độc đoán

BÀI VIẾT LIÊN QUANXEM THÊM

Recent Posts

3 giai đoạn chính trong đánh giá nhân sự cho doanh nghiệp

Tài liệu Ngày sửa đổi:

10 mẹo đánh giá nhân viên hiệu quả dành cho nhà quản lý

Nhân sự Ngày sửa đổi:

3 câu hỏi đánh giá kết quả thử việc chuẩn không cần chỉnh

Nhân sự Ngày sửa đổi:

3 bước trong quy trình đánh giá nhân viên cuối năm hiệu quả

Tài liệu Ngày sửa đổi:

Video liên quan

Chủ Đề