Những việc không nên làm để giữ vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở

Vấn đề vệ sinh môi trường ngày càng nghiêm trọng không chỉ đối với cách tỉnh thành phố mà nó con gây nghiêm trọng đối với cả nông thôn nữa, việc vệ sinh môi trường ngày càng trở nên khó khăn đối với một số người không có ý thức ở nông thôn, đó là một vấn đề ngày càng nghiêm trọng trong một môi trường trong sạch như thế này.

Những vấn đề thường gặp ở nông thôn

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn cùng chính sách dồn điền đổi thửa giúp cho người dân có việc làm ngay tại nơi sinh sống, đồng thời giúp cho kinh tế nông thôn tăng trưởng mạnh mẽ từ chính những mô hình vườn-ao-chuồng. Bộ mặt nông thôn từng bước thay đổi với khẩu hiệu ly nông bất ly hương. Nhưng bên cạnh những ưu việt của sự phát triển đó thì vùng nông thôn nói chung và vùng nông thôn ở các ven đô nói riêng đang phải đối mặt với thực trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Thì theo thống kê củacông ty thông cầu nghẹtQuốc Tríthì hệ thống thoát nước, xử lý nước thải không được quy hoạch một cách bài bản, người dân lại thiếu kiến thức trong việc xử lý chất thải và không ý thức về giữ gìnvệ sinh môi trườngnên xả thải một cách bừa bãi ra cống rãnh, ao hồ dẫn đến tình trạng những con mương vốn rất trong xanh thì nay trở nên đen ngòm với đủ các loại chất thải và bốc mùi hôi thối nồng nặc. Chính điều này là nguyên nhân giảm sức đề kháng với vật nuôi, tỷ lệ mắc bệnh cho gia súc gia cầm tăng cao và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của những người nông dân.

Những vấn đề gây ô nhiễm môi trường


Ô nhiễm môi trường ở các vùng nông thôn do chăn nuôi chủ yếu từ các nguồn chất thải rắn, chất thải lỏng, bụi, tiếng ồn, xác gia súc, gia cầm chết chôn lấp, tiêu hủy không đúng kỹ thuật, tổng số vi khuẩn trong không khí ở chuồng nuôi cao gấp 30-40 lần so với không khí bên ngoài. Những mương nước trong xanh trước kia giờ đen ngòm bởi các loại chất thải.

Chưa kể ô nhiễm môi trường do chăn nuôi thải ra các ao hồ, sông suối làm ô nhiễm nguồn nước dẫn đến người dân bị các bệnh lây lan như dịch tả, bệnh ngoài da, bệnh hô hấp và đặc biệt là căn bệnh hiểm nghèo như ung thư. Theo kết quả Nghiên cứu ảnh hưởng của ô nhiễm asen trong nguồn nước ăn uống, sinh hoạt tới sức khỏe, bệnh tật của cộng đồng dân cư vùng đồng bằng sông Hồng và biện pháp khắc phục, do PGS.TS. Nguyễn Khắc Hải, Viện Y học lao động vàvệ sinh môi trườngnăm 2012 cho thấy, trong số 4.700 đối tượng [nam và nữ] đã sử dụng nước giếng khoan trên 3 năm [có nhiễm chất asen] để ăn, uống và tắm giặt đã phát hiện được 60 trường hợp nhiễm độc asen mãn tính, chiếm tỷ lệ 1,62% trong tổng số người sử dụng nước ô nhiễm asen, phân bố nhiều nhất ở Hà Nội [7,25%].

Năm 2005, WHO đã từng khuyến cáo phải có các giải pháp để tăng cường việc làm trong sạch môi trường chăn nuôi, kiểm soát, xử lý chất thải, giữ vững được an toàn sinh học, tăng cường sức khỏe các đàn giống. Các chất thải chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường do vi sinh vật [các mầm bệnh truyền nhiễm] là đặc biệt nguy hiểm, vì nó sẽ làm phát sinh các loại dịch bệnh như tiêu chảy, lở mồm long móng, tai xanh, cúm gia cầm H5N1..

Chiến lược phát triển thủy lợi đến năm 2020 cũng đã nêu rõ quan điểm phát triển thủy lợi là: Phục vụ đa mục tiêu: coi trọng phát triển thủy lợi phục vụ chuyển đổi cơ cấu sản xuất lâm nghiệp, đa dạng hóa cây trồng, đảm bảo an ninh lương thực trước sức ép gia tăng dân số, biến động bất lợi của thời tiết và bất ổn định của thế giới, đồng thời phải giải quyết nguồn nước cho sinh hoạt, công nghiệp, thủy sản, dịch vụ du lịch, duy trì và cải thiện môi trường sinh thái, khai thác thủy năng.

Các giải pháp vệ sinh môi trường.


Bên cạnh đó, nhiều giải pháp cũng được các nhà nghiên cứu đưa ra nhằm giảm tải ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi ở nông thôn như xây hầm Bioga, quy trình xử lý chất thải như: bể lắng - hầm biogas - ao sinh học, hầm biogas - ao sinh học và hầm biogas - thùng sục khí - ao sinh học, quy hoạch lại, đưa chăn nuôi ra xa đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, chăn nuôi an toàn gắn với bảo vệ môi trường. Sử dụng kỹ thuật cho vào thức ăn và chất thải chăn nuôi các men, các chế phẩm sinh học nhằm hạn chế khí độc hại và vi sinh vật có hại. Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thân thiện với môi trường. Ủ phân bằng phương pháp sinh học che phủ kín, xử lý nước thải bằng cây thủy sinh, quy hoạch lại các hệ thống chuồng trại Nhưng có lẽ, việc tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường cho người nông dân cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng; đồng thời cũng cần đưa ra các chế tài xử phạt nghiêm cho những chủ trang trại, người dân làm ô nhiễm môi trường.

Các giải pháp để bảo vệ môi trường ở nông thôn

Giáo dục ý thức tự giác của người dân

Giúp người dân luôn có ý thức và hành động tự giác giữ gìn môi trường xanh - sạch - đẹp không chỉ ở nhà mà còn phải có ý thức đối với nơi mình sinh sống như: không xả rác bừa bãi, bỏ rác đúng nơi quy định công việc đó cần thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi, thường xuyên dọn sạch sẽ rác nơi mình sinh sống để có thể có cuộc sống thoải mái, dễ chịu hơn.


Vệ sinh môi trường ở nông thôn


- Tuyên truyền người dân thực hiện giữ gìnvệ sinh môi trườngvào các buổi sinh hoạt ở nông thôn.
- Từng cá nhân và cả gia đình luôn tham gia trực tiếp các việc làm cụ thể hàng ngày, hàng tuần về xây dựng một môi trường nông thôn đầy văn hóa của mình ngày càng xanh sạch đẹp hơn [như: trồng cây xanh, chăm sóc cây, bón phân cho hoa, làm vệ sinh sân trường, lớp học, cầu thang, nhà vệ sinh,]

- Cuối mỗi tuần, mỗi tháng, cán bộ nông thôn luôn phải nhận xét đánh giá về mặt tốt, mặt chưa tốt của từng cá nhân, nhóm, tổ. Đề xuất các việc cần làm nhằm góp phần xây dựng một nông thôn ngày càng tốt hơn, hoàn chỉnh hơn.

Tổ chức lao động thường xuyên và định kì

Ngay từ đầu cá bộ ở các nông thôn luôn xây dựng kế hoạch lao động, giữ gìn vệ sinhở nông thôn. Phân công trách nhiệm cụ thể cho từng tổ dân phố, phụ trách từng khu vực, từng gia đình để có thể giữ được môi trường trong sạch hơn. Các tổ dân phố vừa có trách nhiệm lao động, vệ sinh khu vực được phân công hàng ngày, đồng thời cũng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ sinh khu vực của mình. Kịp thời phát hiện và báo cáo các lỗi và các hoạt động mà gia đình dâng làm, tổng phụ trách các hộ gia đìn không có trách nhiệm giữ gìn vệ sinh chung cho nông thôn.

Thường xuyên vệ sinh ở gia đình

Vệ sinh nhà ở:Nhà ở là nơi sống, làm việc và nghỉ ngơi của mọi thành viên trong gia đình. Nhà ở chật chội, ẩm thấp, thiếu ánh sáng dễ gây nhức đầu, mất ngủ, mệt mỏi, kém ăn và là điều kiện thuận lợi dễ phát sinh ra nhiều bệnh nguy hiểm như: thấp khớp, còi xương, suy dinh dưỡng, lao phổi, giun sán, hen suyễn


Giải pháp giải quyết vệ sinh môi trường ở nông thôn

Vệ sinh nhà bếp: Nhà bếp là nơi chế biến thức ăn và có thể được dùng làm nơi cả nhà quây quần trong bữa ăn

Nhà tắm: Mỗi gia đình nên có một nhà tắm hợp vệ sinh để mọi người trong gia đình tắm rửa, vệ sinh cá nhân hàng ngày và tránh bị nhiễm lạnh khi tắm.Vệ sinh thôn ấp:Thôn, ấp là nơi sống và sinh hoạt của cả cộng đồng trong nôn thôn. Mỗi cá nhân, mỗi gia đình phải có ý thức và trách nhiệm giữ gìn vệ sinh chung để bảo vệ môi trường sống, góp phần phòng chống dịch bệnh và nâng cao sức khỏe cộng đồng.

Để giữ gìn vệ sinh thôn, ấp cần: Chọn một ngày trong tuần để huy động các hộ gia đình tham gia tổng vệ sinh đường làng, ngõ xóm, thu gom phế thải, khơi thông cống rãnh, thực hiện khẩu hiệu Sạch từ nhà ra ngõ; Thu gom rác thải, phân gia súc hàng ngày để ủ hoặc chôn lấp hợp vệ sinh. Tuyệt đối không sử dụng phân tươi để bón cây, nuôi cá. Thường xuyên sửa chữa đường sá, mương rãnh thoát nước, san lấp các chỗ trũng để tránh lầy lội, đọng nước; Không phóng uế bừa bãi; Các gia đình phải sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh; Không vứt rác và xác súc vật chết xuống ao hồ, sông suối; Không thả rông gia súc, gia cầm; Giữ vệ sinh sạch sẽ nguồn nước và xung quanh nguồn nước; đồng thời cộng đồng chung tay truy diệt lăng quăng để phòng bệnh do vi rút Zika và sốt xuất huyết và tích cực hưởng ứng phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân.

Nguồn: Internet

Video liên quan

Chủ Đề