Nhược điểm chủ yếu của phương pháp định giá theo chi phí

a] Định giá dựa vào chi phí bằng cách cộng lãi vào chi phí bình quân

Giá dự kiến = Chi phí cho một đ/v sản phẩm + Lãi dự kiến

Trong đó:

Chi phí sản xuất 1 đ/v sản phẩm = Chi phí biến đổi + Số đ/vị sản phẩm/Tổng chi phí cố định

Ưu điểm của phương pháp định giá theo chi phí là:

• Đơn giản, dễ tính toán do người bán biết rõ chi phí hơn là cầu thị trường. Người bán cũng không phải thay đổi giá khi nhu cầu thay đổi. Các nhà bán buôn, bán lẻ thường sử dụng kiểu định giá này.

• Phương pháp này công bằng hơn đối với cả người mua và người bán. Người bán có được một mức lợi nhuận hợp lý. Người mua dễ chấp nhận khi biết mức lợi nhuận hợp lý của người bán.

• Giá cả thì ổn định, không lên xuống thất thường. Nếu các đối thủ cũng áp dụng phương pháp này thì cạnh tranh về giá sẽ giảm bớt đáng kể.

Nhược điểm cuả phương pháp:

• Dẫn đến sự cứng nhắc trong định giá. Khi nhu cầu xuống thấp thì giá sẽ không hợp lý nếu không điều chỉnh.

Để khắc phục nhược điểm nêu trên, có thể cải tiến phương pháp này bằng cách doanh nghiệp sẽ chọn định mức lợi nhuận linh hoạt tuỳ vào tình hình cạnh tranh và cung cầu trên thị trường. Khi cạnh tranh trên thị trường mạnh, doanh nghiệp có thể giảm bớt mức lợi nhuận. Ngược lại, khi cạnh tranh yếu, doanh nghiệp có thể tăng giá.

b] Định giá theo lợi nhuận mục tiêu

Giá = Chi phí đơn vị + [Lợi nhuận mong muốn trên vốn đầu tư] / số lượng tiêu thụ

Đây là một kiểu định giá theo chi phí. Theo cách này, giá bán được xác định như trong công thức nêu trên. Theo công thức định giá này, công ty sẽ thu được mức lợi nhuận mục tiêu đặt ra. Để tính toán một cách linh hoạt các mức giá, cần phải sử dụng đồ thị hoà vốn trên đó mô tả đường tổng chi phí và tổng doanh thu với các mức khối lượng bán được khác nhau.

Trên hình vẽ, đường tổng doanh thu tỷ lệ thuận với khối lượng sản phẩm bán được [với một mức giá P1 nào đó]. Sản lượng Qhv là lượng sản phẩm cần phải bán [với giá P1] để hoà vốn, tức tổng doanh thu bằng tổng chi phí. Sản lượng Qmt là sản lượng bán đạt được lợi nhuận mục tiêu.

Với mức giá P2 cao hơn P1 thì công ty có thể đạt được lợi nhuận mục tiêu với khối lượng bán thấp hơn Qmt. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là khách hàng chấp nhận sản phẩm với mức giá nào?

Phương pháp định giá này đòi hỏi công ty phải xem xét các mức giá khác nhau và các mức sản lượng mục tiêu tương ứng để đạt được lợi nhuận mục tiêu. 

Nguồn: TS. Nguyễn Thượng Thái [Quantri.vn biên tập và hệ thống hóa]

Video liên quan

Chủ Đề