Nhược quán là bao nhiêu tuổi

Khi đọc hay dịch các bản Gia phả bằng chữ Hán thường gặp những từ cổ chỉ quan hệ, hay ước độ tuổi con người. Những từ này ngày nay thường xa lạ nên cần biết để hiểu. dịch cho đúng.

CÁCH GỌI THEO HÀNG TUỔI CỦA NGƯỜI XƯA
中國古代年歲的別稱










































TUỔI 歲CHỮ HÁNÂMNGHĨADưới 1襁褓Cưỡng bàoCòn phải bế, địuDưới 7 Nữ髫年Thiều niênTuổi trái đàoDưới 8 Nam齠年Điều niênTuôỉ thay răngDưới 10黃口Huỳnh khẩuTrẻ nhỏ13~15舞勺之年Vũ chước chi niênThời kỳ bắt chước15~20舞象之年Vũ tượng chi niênThời kỳ bay nhẩy12 Nữ金釵之年Kim thoa chi niênThời kỳ trâm vàng13 Nữ荳蔻年華Đậu khấu niên hoaTuổi hoa15 Nữ及笄之年Cập kê chi niênĐến tuổi cài Trâm16 Nữ破瓜年華Phá qua niên hoa,Trưởng thành16 Nữ碧玉年華Bích ngọc niên hoaTuổi Ngọc20 Nữ桃李年華Đào lý niên hoaTuổi má hồng24 Nữ花信年華Hoa tín niên hoaChín chắn24 Nữ絰出嫁梅Điệt xuất gia MaiĐi lấy chồng30 Nữ半老徐娘Bán lão từ nươngNửa đời20 Nam弱冠Nhược quánTuổi trẻ20 Nam而立之年Nhi lập chi niênThời kỳ lập nghiệp40 Nam不惑之年Bất hoặc chi niênThời kỳ biết việc40 Nam強壯之年Cường tráng chi niênThời kỳ mạnh khỏe50年踰半百Niên du bán báchĐến tuổi nửa trăm50知非之年Tri phi chi niênThời kỳ nhận rõ50知命之年Tri mệnh chi niênThời kỳ biết mệnh50艾服之年Ngải phục chi niênThời kỳ50大衍之年Đại diễn chi niênThời kỳ 5060花甲Hoa giáp6060平頭甲子Bính đầu Giáp Tý6060耳順之年Nhĩ thuận chi niênMuốn nghe lẽ phải60杖鄉之年Trượng hương chi niênThời kỳ chống gậy70古稀Cổ hiXưa nay hiếm70杖國之年Trượng quốc chi niênThời kỳ rường cột70緻事之年Chí sự chi niênThời kỳ kín tiếng70緻政之年Chí chính chi niênThời kỳ ít bàn80杖朝之年Trượng triều chi niênThời kỳ rường cột80~90耄耋之年Mạo điệt chi niênThời kỳ 80-9090鮐揹之年Thai bối chi niênThời kỳ nặng nhọc100期頤。Kỳ di100 tuổi


* Khổng Tử chia cuộc đời con người thành mấy giai đoạn, trong đó “thất thập cổ lai hy” có phải là một trong các giai đoạn này? [Hoàng Mỹ, Sơn Trà, Đà Nẵng]

- Sách Luận ngữ có chép câu nói của Khổng Tử [551-479 Trước CN]: “Ngô thập hữu ngũ nhi chí vu học. Tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất hoặc, ngũ thập tri thiên mệnh, lục thập nhi nhĩ thuận, thất thập nhi tùng tâm sở dục bất du củ”. Nghĩa là: Ta 15 tuổi mới có chí học hành. 30 tuổi thì [tự] đứng vững được [tự lập], 40 tuổi chẳng nghi hoặc [vì trí tuệ đã mở mang], 50 tuổi biết mệnh trời, 60 tuổi biết phán đoán mọi sự, 70 tuổi theo lòng mình muốn mà không vượt ra ngoài khuôn khổ đạo lý.

Khổng Tử [551-479 Trước CN].

Từ đó, người đời sau cho rằng Khổng Tử chia cuộc đời con người thành 6 giai đoạn như sau:

1. “Thập hữu ngũ nhi chí vu học”: 15 tuổi thì để hết tâm trí vào việc học. [Chữ “hữu” ở đây có nghĩa là “thêm” [thập hữu ngũ: mười thêm năm, tức là 15]]. Nói cách khác, thiếu thời cần tập trung vào việc tu dưỡng, xác định chí hướng và tích lũy kiến thức.

2. “Tam thập nhi lập”: 30 tuổi thì tự lập, gây dựng sự nghiệp cho mình, có khả năng nuôi sống bản thân và xác lập một vị trí nhất định của mình trong xã hội.

3. “Tứ thập nhi bất hoặc”: 40 tuổi có thể hiểu thấu mọi sự lý trong thiên hạ, có kiến thức và kinh nghiệm phong phú, nên đối với những việc diễn ra trong xã hội có chính kiến rõ ràng, kiên định, không còn nghi ngờ [bất hoặc].

4. “Ngũ thập nhi tri thiên mệnh”: 50 tuổi mới có thể thông suốt chân lý của tạo hóa, tức là hiểu được mệnh của trời. Ở tuổi này đã nắm vững quy luật tự nhiên và xã hội, biết được xu thế của thời cuộc, nên công việc thường thuận lợi và dễ dàng đi đến thành công.

5. “Lục thập nhi nhĩ thuận”: 60 tuổi thì không còn chướng tai gai mắt; do lý giải đúng căn nguyên của mọi việc diễn ra xung quanh và thấu hiểu nhân tình thế thái, nên dễ thông cảm và có thái độ khoan dung hơn – nhìn sự việc không còn thấy chướng tai gai mắt [thuận nhĩ]; không như tuổi trẻ hiểu biết còn nông cạn, nên trước nhiều sự việc thường cảm thấy khó chịu, bực mình.

Tuy sách giải thích “Lục thập nhi nhĩ thuận” là “Sáu mươi tuổi ưa nghe [nói] những điều thuận tai”, nhưng nhiều người nghiêng về cách giải thích của học giả Nguyễn Hiến Lê: “Lục thập nhi nhĩ thuận”, chữ “nhĩ” ở đây được xem như chữ “dĩ”, nghĩa là “Sáu mươi tuổi thì thuận theo mệnh trời”.
6. “Thất thập nhi tùng tâm sở dục, bất du củ”: 70 tuổi sẽ đạt đến tình trạng hoàn hảo về cách xử thế ở đời, nói hay làm điều gì cũng thể hiện đúng với chủ tâm của lòng mình, muốn sao được vậy và không bao giờ vượt ra khỏi khuôn khổ [bất du củ = không vượt ra ngoài quy tắc].

“Thất thập cổ lai hy” không phải lời Khổng Tử mà được trích từ một câu thơ của thi hào Đỗ Phủ [712 – 770] thời nhà Đường, Trung Quốc. Nguyên văn hai câu 3 và 4 trong bài “Khúc giang” [bài thứ hai] của họ Đỗ là: “Tửu trái tầm thường hành xử hữu/ Nhân sinh thất thập cổ lai hy”. Tản Đà dịch thơ: “Nợ tiền mua rượu đâu không thế? Sống bảy mươi năm đã mấy người?”. Họ Đỗ viết như thế, bởi thời đó, rất hiếm có người thọ đến 70 tuổi [bản thân ông cũng chỉ sống chưa đến tuổi 59].

So với “thất thập nhi tùng tâm sở dục bất du củ” thì “thất thập cổ lai hy” phổ biến hơn [Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói đến cụm từ này trong Di chúc]. Vì thế, không ít người cứ theo cái đà tam thập, tứ thập, ngũ thập, lục thập… mà phóng luôn “thất thập cổ lai hy”, không hề biết rằng mình đã làm cái việc mà người ta gọi là “lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia”.

Chủ Đề