Nơi đăng ký nktt là gì

Phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng, khai nhân khẩu dùng cho người thuê nhà ở thường trú tham khảo để thực hiện đúng qui định về đăng kí thường trú, nhân khẩu của pháp luật Việt Nam. . | Mẫu NK 8 Địa chỉ : Họ tên chủ hộ [ Ghi rõ số nhà, đường phố, xóm , xã, phường: . . ] Điểm khai báo tạm trú, tạm vắng số .Phường, xã QH Phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng 1- Họ và tên : 2- Sinh ngày: . 3- Nghề nghiệp và nơi làm việc : . . 4- CMTND số : 5- Tạm trú, tạm vắng từ ngày : .đến ngày 6- ở đâu đến hoặc đi đâu : 7- Lý do : 8- Quan hệ với chủ hộ : 9- Trẻ em dưới 15 tuổi đi theo : . 10- Cán bộ đăng ký Ngày tháng năm . [ Ký ghi rõ họ tên ] Chủ hộ [ Hoặc người trình báo ] Tỉnh, Thành phố Bản khai nhân khẩu Mẫu NK1 Quận, Huyện . Số NK 1- Họ và tên khai sinh : .Bí danh - Họ tên thường gọi : .Biệt hiệu . 2- Sinh ngày : Tháng năm 3. Nam, Nữ 4- Nơi sinh : . 5- Nguyên quán : . 6- Dân tộc : .7. Tôn giáo 8. Số CMTND 9- Trình độ văn hoá : - Biết tiếng dân tộc gì ? - Biết ngoại ngữ gì ? 10- Nơi đăng ký NKTT : . 11- Nơi ở hiện nay: . 12- Nghề chuyên môn kỹ thuật thành thạo nhất: 13- Nghề nghiệp nơi làm việc hiện nay: . 14- Từ 15 tuổi đến nay ở đâu ? Làm gì ? Thuộc cơ quan đơn vị, tổ chức nào ? Từ tháng, năm nào Cư trú ở đâu ? Ghi rõ số nhà, đường phố Phường Làm gì ? Thuộc cơ quan đến tháng năm nào ? xã, Quận huyện, Tỉnh, Thành phố. [ Nếu ở nước đơn vị, tổ chức nào ?. ngoài, ghi rõ tên nước ]. [ Kể cả cho ta và cho địch] 15- Khen thưởng [ Chỉ ghi huân, huy chương, kỷ niệm chương cấp Nhà Nước ]. Ngày, Tháng năm Cơ quan nào quyết định khen thưởng Hình thức khen thưởng 16- Đã bị can án bắt giữ, sử lý thế nào ? Ngày, tháng năm Lý do Hình thức, mức độ, thời gian cơ quan sử lý 17- Quan hệ gia đình [ Bố, Mẹ, anh em ruột, Vợ, Chồng STT Họ và tên Ngày tháng năm sinh Nam, Nữ Quan hệ Làm gì Cư trú ở đâu? Sốnhà, đường phố, xã, quận, huyện, Tỉnh, thành phố [ Nếu ở nước ngoài, ghi rõ tên nước ] 18- Ngày tháng .năm . 19- Người viết hộ 20- Ngày tháng .năm . Cán bộ hướng dẫn [ Ghi rõ họ tên ] Người khai cam đoan ký tên [ Ghi rõ họ tên, chức vụ ]

Hộ khẩu thường trú là gì? Đăng ký hộ khẩu thường trú tại Việt Nam cho người nước ngoài?

Cư trú là nhu cầu và cũng là quyền con người được pháp luật công nhận. Tuy nhiên, khi đăng ký một nơi cư trú là nơi thường trú thì cần phải đáp ứng được những quy định.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

Mục lục bài viết

  • 1 1. Hộ khẩu thường trú là gì?
    • 1.1 1.1. Tìm hiểu về cư trú:
    • 1.2 1.2. Khái niệm hộ khẩu thường trú:
  • 2 2. Đăng ký hộ khẩu thường trú tại Việt Nam cho người nước ngoài:
    • 2.1 2.1. Điều kiện xét thường trú cho người nước ngoài tại Việt Nam:
    • 2.2 2.2. Thủ tục giải quyết cho đăng ký thường trú đối với người nước ngoài tại Việt Nam:

1.1. Tìm hiểu về cư trú:

Luật cư trú năm 2006 quy định về quyền tự do cư trú của công dân như sau:

Công dân có quyền tự do cư trú theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Công dân có đủ điều kiện đăng ký thường trú, tạm trú thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký thường trú, tạm trú.

Quyền tự do cư trú của công dân chỉ bị hạn chế theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

Nơi cư trú của công dân hướng dẫn và quy định chi tiết tại Nghị định số 31/2014/NĐ-CP hướng dẫn một số điều và biện pháp thi hành luật cư trú, nội dung như sau:

Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Mỗi công dân chỉ được đăng ký thường trú tại một chỗ ở hợp pháp và là nơi thường xuyên sinh sống.

Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu, sử dụng của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật. Đối với chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn hoặc ở nhờ của cá nhân, tổ chức tại thành phố trực thuộc trung ương phải bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố.

Theo đó, việc phân biệt giữa thường trú và tạm trú rất cần thiết trong quá trình sinh sống tại một nơi ở hợp pháp.

1.2. Khái niệm hộ khẩu thường trú:

Khái niệm

Xem thêm: Thủ tục đăng ký hộ khẩu thường trú khi chuyển nơi ở mới

Tại Việt Nam, sổ hộ khẩu là hình thức quản lý nhân khẩu trong các hộ gia đình. Đây là công cụ và thủ tục hành chính giúp nhà nước quản lí việc di chuyển sinh sống của công dân Việt Nam.

Cơ quan Công an là bộ phận cấp sổ hộ khẩu. Khi có sự thay đổi chỗ ở, nhân sự hay các vấn đề liên quan đến quyền lợi như phân chia ruộng đất, nhà ở, việc làm, giấy tờ… công dân phải tiến hành thay đổi hộ khẩu. Các thủ tục có thể bao gồm: Tách, nhập, khai báo tạm trú, tạm vắng…

Ở một số quốc gia khác, thay vì quản lý bằng sổ hộ khẩu, họ sử dụng hộ chiếu EU, căn cước, thẻ bảo trợ xã hội hay mã số công dân…

Vai trò của sổ hộ khẩu

Xác định nơi cư trú

Sổ hộ khẩu thể hiện nơi cư trú của cá nhân thường xuyên sinh sống. Trong một vài trường hợp, nếu không xác định được nơi ở thì sổ hộ khẩu chính là bằng chứng ghi nơi cư trú người đó đang sinh sống.

Quyền chuyển nhượng, mua bán và sở hữu đất

Để thực hiện quyền chuyển nhượng, mua bán đất, sổ hộ khẩu là một giấy tờ chứng nhận, văn bản pháp lí trong trường hợp nhận thừa kế. Nó còn đảm bảo thi hành án cho các trường hợp liên quan đến quyền sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất…

Xem thêm: Làm lại chứng minh nhân dân theo hộ khẩu thường trú mới

Các thủ tục hành chính và giấy tờ

Sổ hộ khẩu là một giấy tờ pháp lí, vì vậy nó rất cần thiết trong quá trình thực hiện các thủ tục như đăng kí thường trú, tạm trú, chuyển tách hộ khẩu, cấp đổi sổ hộ khẩu, xóa hay xác nhận đăng kí thường trú… Ngoài ra, các thủ tục hành chính liên quan giấy phép kinh doanh, đăng kí kết hôn, hộ chiếu, chứng minh nhân dân, khai sinh, khai tử hay hồ sơ xin việc…đều cần đến hộ khẩu làm giấy tờ chứng thực.

Hộ khẩu thường trú trong tiếng Anh là Registration book.

2. Đăng ký hộ khẩu thường trú tại Việt Nam cho người nước ngoài:

Người nước ngoài được pháp luật quy định là những người mang giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài và người không quốc tịch nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.

– Nhập cảnh là việc người nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu của Việt Nam.

– Quá cảnh là việc người nước ngoài đi qua hoặc lưu lại khu vực quá cảnh tại cửa khẩu quốc tế của Việt Nam để đi nước thứ ba.

– Xuất cảnh là việc người nước ngoài ra khỏi lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu của Việt Nam.

2.1. Điều kiện xét thường trú cho người nước ngoài tại Việt Nam:

Theo quy định tại Điều 40, Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam quy định về điều kiện xét cho người nước ngoài thường trú tại Việt Nam như sau:

Xem thêm: Thay đổi hộ khẩu thường trú có phải đổi lại thẻ căn cước công dân không?

Người nước ngoài quy định trong các trường hợp sau được xét cho thường trú nếu có chỗ ở hợp pháp và có thu nhập ổn định bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.

– Người nước ngoài có công lao, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam được nhà nước Việt Nam tặng huân chương hoặc danh hiệu vinh dự nhà nước.

– Người nước ngoài là nhà khoa học, chuyên gia đang tạm trú tại Việt Nam.

– Người nước ngoài được cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh.

– Người không quốc tịch đã tạm trú liên tục tại Việt Nam từ năm 2000 trở về trước.

Người nước ngoài quy định trong trường hợp sau phải được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý nhà nước về lĩnh vực chuyên môn của người đó đề nghị.

– Người nước ngoài là nhà khoa học, chuyên gia đang tạm trú tại Việt Nam

Người nước ngoài quy định trong trường hợp sau đã tạm trú tại Việt Nam liên tục từ 03 năm trở lên.

Xem thêm: Một người có hai hộ khẩu được không?

– Người nước ngoài được cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh.

– Xác định thời gian đã tạm trú tại Việt Nam đối với người nước ngoài xin thường trú: Người nước ngoài đã tạm trú tại Việt Nam liên tục từ 03 năm trở lên theo quy định tại khoản 3 Điều 40 của Luật được xác định trên cơ sở dấu kiểm chứng nhập cảnh, dấu kiểm chứng xuất cảnh được cấp tại cửa khẩu có tổng thời gian tạm trú tại Việt Nam từ 03 năm trở lên trong 04 năm gần nhất tính đến ngày nộp hồ sơ xin thường trú.

2.2. Thủ tục giải quyết cho đăng ký thường trú đối với người nước ngoài tại Việt Nam:

Đối với người nước ngoài có quốc tịch

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Người nước ngoài đề nghị cho thường trú làm thủ tục tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. Hồ sơ bao gồm:

a] Đơn xin thường trú;

b] Lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp;

c] Công hàm của cơ quan đại diện của nước mà người đó là công dân đề nghị Việt Nam giải quyết cho người đó thường trú;

Xem thêm: Thủ tục cắt và nhập hộ khẩu thường trú

d] Bản sao hộ chiếu có chứng thực;

đ] Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện được xét cho thường trú quy định của Luật này;

e] Giấy bảo lãnh đối với người nước ngoài quy định tại khoản 3 Điều 39 của Luật này.

Bước 2: Nội hồ sơ

– Người nước ngoài thuộc đối tượng sau nếu có yêu cầu xin thường trú tại Việt Nam đến nộp hồ sơ tại Cục Quản lý xuất, nhập cảnh – Bộ Công an:

+ Người nước ngoài có công lao, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam được nhà nước Việt Nam tặng huân chương hoặc danh hiệu vinh dự nhà nước.

+ Người nước ngoài là nhà khoa học, chuyên gia đang tạm trú tại Việt Nam.

– Người xin thường trú thuộc đối tượng dưới đây sẽ nộp hồ sơ tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi xin thường trú:

Xem thêm: Đăng ký hộ khẩu thường trú khi mua nhà

+ Người nước ngoài được cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh.

+ Người không quốc tịch đã tạm trú liên tục tại Việt Nam từ năm 2000 trở về trước.

– Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận trao cho người nộp.

– Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ chưa nhận, hướng dẫn, giải thích cho người nước ngoài xin thường trú để bổ sung.

Bước 3: Nhận kết quả

– Cục Quản lý xuất nhập cảnh thông báo bằng văn bản quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về việc người nước ngoài xin thường trú.

– Trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, quyết định cho thường trú; trường hợp xét thấy cần phải thẩm tra bổ sung thì có thể kéo dài thêm nhưng không quá 02 tháng.

Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm thông báo bằng văn bản kết quả giải quyết cho người xin thường trú và Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người nước ngoài xin thường trú.

Xem thêm: Thủ tục đăng ký hộ khẩu tại thành phố Hồ Chí Minh

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người nước ngoài xin thường trú thông báo người nước ngoài được giải quyết cho thường trú.

– Trong thời hạn 03 tháng kể từ khi nhận được thông báo giải quyết cho thường trú, người nước ngoài phải đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi xin thường trú để nhận thẻ thường trú.

Người nhận đưa giấy biên nhận, biên lai thu tiền để đối chiếu. Cán bộ trả kết quả kiểm tra và yêu cầu ký nhận, trả thẻ thường trú cho người đến nhận kết quả.

Đối với người nước ngoài không quốc tịch

1. Người không quốc tịch là đối tượng Người không quốc tịch đã tạm trú liên tục tại Việt Nam từ năm 2000 trở về trước phải nộp hồ sơ tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tạm trú. Hồ sơ bao gồm:

a] Đơn xin thường trú;

b] Giấy tờ chứng minh đã tạm trú liên tục tại Việt Nam từ trước năm 2000 và đủ điều kiện nếu có chỗ ở hợp pháp và có thu nhập ổn định bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.

– Gồm một trong các giấy tờ sau: giấy chứng nhận cư trú tạm thời; sổ đăng ký tạm trú; đơn giải trình về thời gian đã tạm trú tại Việt Nam, có xác nhận của công an xã, phường, thị trấn nơi người không quốc tịch tạm trú.

Xem thêm: Trình tự thủ tục, hồ sơ xin nhập hộ khẩu cho con mới nhất

2. Thủ tục giải quyết cho người không quốc tịch thường trú thực hiện theo quy định tương tự với người nước ngoài có quốc tịch.

Lệ phí cấp thẻ thường trú

Theo quy định tại Thông tư 219/2016/TT-BTC quy định về Mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam thì lệ phí cấp mới, cấp lại thẻ thường trú là 100 USD.

Như vậy, người nước ngoài tại Việt Nam về nguyên tắc cũng được đảm bảo các quyền con người. Tuy nhiên, liên quan đến vấn đề chính trị, an ninh quốc gia, chỉ khi đạt những điều kiện theo quy định mới có thể thực hiện thủ tục đăng ký thường trú này.

Chủ Đề