Nổi gân xanh ở ở tay là bệnh gì

Nhiều người thường lo lắng khi thấy hiện tượng tay chân nổi gân xanh sợ rằng bản thân đang gặp các vấn đề bệnh lý. Vậy vấn đề tay chân nổi gân xanh là bệnh gì? Cách điều trị nổi gân xanh ở tay chân như thế nào? Hãy cùng Medic Skin tìm hiểu ngay trong bài dưới đây nhé!

Tại sao lại có hiện tượng nổi gân xanh ở tay chân?

Các đường gân xanh dưới da của chúng ta gọi là tĩnh mạch, có nhiệm vụ đưa máu từ các bộ phận trên cơ thể trở lại tim. Ở một số người, các đường gân này sẽ nổi lên rõ hơn những người khác. Vậy tay chân nổi gân xanh là bệnh gì? Nguyên nhân nào dẫn đến việc này thì hãy cùng tìm hiểu nhé!

Do có làn da nhạt màu: Trong nhiều trường hợp thì người có tay nổi gân xanh hoặc bị nổi gân xanh ở chân do có làn da nhạt màu. Bên cạnh đó, da mỏng hay dày cũng là một yếu tố tạo nên sự khác biệt. Khi già đi, các lớp chất béo dưới da sẽ trở nên mỏng hơn. Do vậy, người cao tuổi thường có gân xanh nổi rõ trên chân tay và các bộ phận khác của cơ thể.

Nổi gân tay chân do quá gầy: Ở những người gầy, lượng chất béo tốt và xấu trong cơ thể ở mức thấp, đồng nghĩa với việc lớp mỡ dưới da sẽ mỏng, khó che phủ được hoàn toàn những đường gân xanh. Do vậy, gân tay chân sẽ dễ nhìn thấy hơn.

Nổi gân xanh ở tay chân là bệnh gì?

Vận động mạnh: Gân xanh nổi lên ở tay chân trong quá trình tập luyện, vận động mạnh là điều bình thường. Khi hoạt động mạnh liên tục, cơ bắp sẽ căng lên và đẩy các tĩnh mạch lên bề mặt da, từ đó dẫn đến hiện tượng nổi gân xanh. Sau dừng tập luyện, cơ bắp sẽ giãn ra. Tĩnh mạch sẽ trở về vị trí cũ và gân xanh nổi ở tay chân sẽ mờ dần đi.

Tay chân nổi gân xanh là biểu hiện vấn đề sức khỏe: Trong trường hợp các đường gân xanh hiện rõ nhưng vẫn bình thường và khỏe mạnh thì không cần lo lắng. Tuy nhiên, tay chân nổi gân xanh kèm theo một số triệu chứng khác như khó thở, viêm loét gần tĩnh mạch hoặc bị sưng thì nên đi khám kiểm tra sức khỏe.

Suy tĩnh mạch: là tình trạng mạch không thực hiện được chức năng đưa máu về tim làm máu ứ đọng lại các tĩnh mạch. Hiện tượng này thường gặp ở chân nhưng đôi khi cũng xuất hiện ở tay. Khi máu không lưu thông làm các tĩnh mạch phình to ra, nổi rõ dưới tay kèm theo đó là đau nhức khó chịu cho người bệnh.

Cách điều trị chữa nổi gân xanh ở tay chân

Nổi gân tay hoặc bị nổi gân xanh ở chân trong nhiều trường hợp không phải là vấn đề sức khỏe đáng lo ngại. Do vậy, bạn không cần tìm cách điều trị bằng cách can thiệp y tế. Mặc dù không ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng nổi gân xanh ở tay chân cũng rất mất thẩm mỹ. Vậy hãy lưu ý thực hiện những cách làm giảm gân tay chân, cụ thể như sau:

  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung đủ chất, uống đủ nước tối thiểu 2 lít/ngày.
  • Nếu thường xuyên bị căng thẳng mệt mỏi, bạn nên tập yoga, thiền, hay đi bộ…
    Tay chân nổi gân xanh là bệnh gì? Có cách nào chữa hiệu quả không?
  • Thực hành các động tác giãn cơ trước và sau khi tập thể dục thể thao.
  • Duy trì massage chân, tay thường xuyên hoặc ngâm chân với nước ấm để tay chân tay được thư giãn.

Tại sao nên trẻ hóa bàn tay tại Medic Skin?

Công nghệ trẻ hóa bàn tay Therapy 6D là công nghệ được chuyển giao từ Hoa Kỳ độc quyền chỉ có tại Viện thẩm mỹ Quốc Tế Medic Skin. Sử dụng SIÊU tần sóng PI điện dung đơn cực vi điểm, tác động trúng đích, giúp đi sâu vào lớp trung bì, hạ bì, những vùng da đang nhăn nheo, thô ráp, gân guốc và yếu ớt.

Công nghệ trẻ hóa bàn tay Therapy 6D độc quyền tại Medic Skin

Bí kíp giúp đôi tay đầy đặn, mịn màng, da tay săn chắc, trẻ trung chỉ sau 60 phút.

  • Khắc phục tình trạng gân guốc nhờ tái tạo collagen, elastin nội sinh tự nhiên trong da.
  • Cải thiện gân xanh, đốm nâu, thô sạm, khô ráp.
  • 1 lần thực hiện nhanh chóng, không đau, không bầm tím, hoạt động bình thường ngay sau làm.
  • Thực hiện bởi bác sĩ chuyên môn cao, mát tay, ân cần, nhẹ nhàng.

Trên đây là những thông tin giải đáp về thắc mắc ” Tại sao tay chân nổi gân xanh là bệnh gì?” Nhìn chung, tay chân nổi gân xanh là hiện tượng xảy ra khá phổ biến. Với một số trường hợp, điều này ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Do vậy, nếu nhận thấy hiện tượng này kèm theo các triệu chứng bất thường khác, bạn hãy tới gặp bác sĩ để kiểm tra càng sớm càng tốt.

Chủ Đề