Nước dừa gừng đường phèn để được bao lâu

- Bỏ túi công thức làm nước dừa nấu với gừng đường phèn thanh mát, tốt cho sức khỏe, đặc biệt là các trường hợp đang gặp vấn đề về hô hấp, cảm cúm, Covid-19,...

Mặc dù không mang đến tác dụng điều trị trực tiếp một loại bệnh nào nhưng nước dừa nấu với gừng đường phèn với sự kết hợp của 3 nguyên liệu nước dừa, gừng và đường phèn với nhiều lợi ích cho sức khỏe có thể được bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày giúp tăng cường sức đề kháng. Đặc biệt hỗ trợ tốt cho người đang gặp vấn đề về hô hấp, cảm cúm, Covid-19,...

Nước dừa nấu với gừng giúp bù điện giải, hạ sốt, giảm đau họng, ho đờm,...

Nước dừa: là thức uống bù điện giải, chứa nhiều vitamin B, vitamin C cùng các khoáng chất như kali, natri, magie có thể được sử dụng để bổ sung nước, điện giải, hỗ trợ hạ sốt đồng thời giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, góp phần bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây bệnh.

Gừng: Không chỉ là một thứ gia vị quen thuộc trong gian bếp của nhiều gia đình Việt, gừng còn là một vi thuốc dân gian có vị cay, tính ấm, thường được sử dụng để làm ấm, chữa cảm lạnh, giảm đau, chống nôn, kích thích tiêu hóa, trị đau bụng do hàn. Ngoài ra, theo y học hiện đại, gừng còn có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, chống dị ứng, hạ đường đường huyết, ngăn ngừa ung thư đồng thời góp phần điều hòa hệ miễn dịch.

Đường phèn: được điều chế và kết tinh từ đường mía với thành phần chính là saccharose thường được sử dụng trong các bài thuốc dân gian giúp chữa ho, viêm họng và tăng cường sức khỏe. 

Nhìn chung, nước dừa nấu với gừng đường phèn khi sử dụng với liều lượng phù hợp có thể góp phần bù điện giải, hạ sốt, giảm đau bọng, ho, đờm, kháng vi sinh, tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ điều trị viêm nhiễm, giảm các triệu chứng của bệnh Covid-19,...

Lưu ý: Nước dừa nấu với gừng đường phèn chỉ được thêm vào chế độ ăn uống của bạn như một thức uống tăng cường sức khỏe, không có tác dụng thay thế bất cứ loại thuốc điều trị nào mà bạn đang sử dụng.

Công thức làm nước dừa nấu với gừng đường phèn

Dưới đây là công thức làm nước dừa nấu gừng đường phèn đơn giản mà bạn có thể tự tay chuẩn bị để chăm sóc sức khỏe bản thân cũng như các thành viên trong gia đình.

Nguyên liệu làm nước dừa nấu gừng đường phèn cho 2 - 3 người

  • 1 quả dừa [dừa xiêm vỏ xanh, khoảng 1 - 1,5kg]
  • 20g gừng
  • 20g đường phèn [ưu tiên đường phèn vàng]

Cách nấu nước dừa với gừng đường phèn

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu làm nước dừa nấu gừng đường phèn

  • Bổ dừa lấy nước,
  • Rửa sạch gừng, cạo vỏ rồi thái lát mỏng.

Bước 2: Nấu nước dừa với gừng đường phèn

Cho nước dừa vào nồi, cho thêm đường phèn và gừng thái lát đã chuẩn bị vào. Đặt nồi lên bếp, đun khoảng 5 - 10 phút cho đến khi nước sôi thì tắt bếp, để nguội. Cuối cùng, bạn chỉ cần đổ nước dừa nấu gừng đường phèn ra ly là có thể thưởng thức được rồi.

Cách nấu nước dừa với gừng đường phèn

Nước dừa nấu với gừng đường phèn với vị ngọt tự nhiên của nước dừa hòa quyện với mùi thơm của gừng, mang đến cảm giác sảng khoái, dịu mát cho mọi người.

Lưu ý khi làm nước dừa nấu gừng đường phèn:

  • Nên sử dụng dừa xiêm để nấu nước dừa với gừng đường phèn để có hương vị ngon ngọt tự nhiên.
  • Chọn dừa có vỏ xanh đều, không bị dập, không dùng dừa quá to, khoảng 1 - 1,5kg là vừa đủ.
  • Không nên chọn dừa đã để lâu có vỏ màu nâu hoặc vàng, ảnh hưởng đến hương vị thơm ngọt của thức uống.
  • Chọn gừng có vỏ sần sùi, nhiều đường vân, chia thành nhiều nhánh nhỏ, loại gừng này sẽ có mùi thơm hơn. Không sử dụng gừng đã héo khô hay có dấu hiệu hư hỏng, tránh ảnh hưởng đến hương vị của thức uống.
  • Bạn có thể dùng đường phèn trắng hoặc đường phèn vàng để làm nước dừa nấu với gừng đường phèn. Tuy nhiên nên ưu tiên đường phèn vàng có hàm lượng dinh dưỡng cao, vị ngọt tự nhiên và tan nhanh hơn đường phèn trắng.
  • Chỉ nên uống 1 - 2 cốc [khoảng 240ml] nước dừa nấu với gừng đường phèn, không uống quá nhiều tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Không sử dụng quá 6g gừng một ngày. Tránh nguy cơ tiêu chảy nhẹ, nóng ngực, khó chịu ở dạ dày do sử dụng quá nhiều gừng.

Nên chọn dừa xiêm có vỏ xanh đều để làm nước dừa nấu với gừng đường phèn

Ai không nên uống nước dừa nấu với gừng đường phèn?

Về cơ bản, nước dừa nấu với gừng đường phèn an toàn với hầu hết mọi người. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyến cáo một số trường hợp không nên uống nước dừa nấu gừng đường bao gồm:

  • Người bị huyết áp thấp, tiểu đường, suy thận hoặc mắc chứng rối loạn điện giải cần thận trọng và tốt nhất nên tham khảo ý kiến của chuyên gia.
  • Người có biểu hiện lạnh nhiều, ho thở, mệt mỏi, sợ gió, đờm nhiều, đờm loãng, đầy bụng, khó tiêu,...

Người có biểu hiện lạnh nhiều, ho thở không nên uống nước dừa nấu với gừng đường phèn

  • Người đang sốt cao, đổ mồ hôi đầm đìa, tay chân lạnh,
  • Người bị béo phì, đầy bụng, tiêu hóa kém, hay mệt mỏi sau khi ăn,..
  • Người hư nhược, già yếu…
  • Người có tiền sử sỏi thận, xơ nang,...
  • Trẻ em, phụ nữ có thai.

Trên đây là những thông tin về tác dụng của nước dừa nấu với gừng đường phèn cũng như công thức nấu nước dừa nấu với gừng, đường phèn mà Emdep.vn đã tổng hợp được. Mong rằng với công thức nấu nước dừa đơn giản này, các bạn có thể tự tay chuẩn bị nước dừa nấu gừng đường phèn thanh mát, thơm ngọt, chăm sóc sức khỏe mọi thành viên trong gia đình. Chúc các bạn thành công!

Minh LT [Tổng hợp]

Nhiều người cho rằng chưng nước dừa tươi với gừng và đường phèn giúp người bệnh Covid-19 hồi phục. Theo tiến sĩ, dược sĩ Nguyễn Thành Triết, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM - Cơ sở 3, hiện chưa có nghiên cứu cũng như bằng chứng nào cho thấy từng loại riêng lẻ hay sự phối hợp của ba nguyên liệu này sẽ cho một tác dụng đặc hiệu nào đó đối với nCoV.

Dừa ở dạng tự nhiên là một loại đồ uống giải khát và bổ dưỡng. Nước dừa chứa nhiều cytokinin là một nhóm thuộc về hormone thực vật, bao gồm kinetin, trans-zeatin, dihydrozeatin, các gibberellins... Những chất này có tác dụng chống lão hóa, hỗ trợ ngăn ngừa các yếu tố gây ung thư và chống đông máu.

"Các vi chất dinh dưỡng khác trong nước dừa như kali, natri, canxi, magne, selen, đồng, kẽm,... cho thấy đây là một thức uống bù nước hiệu quả nhằm bổ sung chất điện giải của cơ thể bị mất đi khi bài tiết qua mồ hôi cũng như duy trì một số chức năng khác", dược sĩ Triết chia sẻ.

Nước dừa còn chứa đường, chất béo, acid amin, acid hữu cơ và các enzyme, các vitamin B1, B2, B3, B5, B6, B7, B9, vitamin C... Đây là các chất đóng vai trò quan trọng vào quá trình xúc tác một số phản ứng hóa sinh, góp phần duy trì chức năng sinh lý bình thường của cơ thể.

Nước dừa có thể xem là một vị thuốc có tác dụng hạ cholesterol, trị sỏi thận, kích thích miễn dịch, kích thích sinh sản, bù nước trong trường hợp tiêu chảy hay luyện tập thể thao. Thường xuyên uống nước dừa cũng có hiệu quả trong kiểm soát tăng huyết áp, phòng nguy cơ nhồi máu cơ tim

Hiện rất ít tác dụng phụ của nước dừa được ghi nhận. Tuy nhiên do là thức uống rất giàu kali nên những người tiểu đường hay suy thận, đang uống các thuốc giữ kali tránh uống quá nhiều vì có thể gây tình trạng tăng kali huyết. Nước dừa rất ít natri nên những người mắc bệnh xơ nang [bệnh di truyền gây tăng tiết mồ hôi, chất nhầy] không nên sử dụng như một phương pháp để tăng lượng natri huyết.

Dược sĩ Triết lưu ý người huyết áp thấp hoặc trước khi phẫu thuật ít nhất hai tuần cũng không nên uống nước dừa vì có thể ảnh hưởng nhiều đến huyết áp. Uống một lượng lớn nước dừa có thể gây đầy bụng, khó chịu ở dạ dày.

Lượng nước dừa cần thiết để uống mỗi ngày phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe, mức độ hoạt động và các yếu tố đi kèm khác của cơ thể. Tuy nhiên, dựa vào giá trị dinh dưỡng, các chuyên gia khuyên có thể uống 1-2 cốc nước dừa [khoảng 240 ml] mỗi ngày đối với một người trưởng thành khỏe mạnh. Các trường hợp có bệnh lý như huyết áp thấp, tiểu đường, suy thận hoặc có rối loạn điện giải cần thận trọng và cần hỏi ý kiến của chuyên gia.

Gừng là gia vị có mùi thơm, vị cay, tính ấm. Mùi và hương vị đặc trưng của gừng là do hỗn hợp của chất nhựa cay [chủ yếu là zingerone, shogaol và gingerol] cùng các thành phần dễ bay hơi trong tinh dầu [chủ yếu là zingiberene, curcumene, zingiberenol, geraniol] chiếm 1-3% trọng lượng của gừng tươi. Gừng được sử dụng như một dược liệu làm thuốc với nhiều tác dụng như kháng viêm, chống dị ứng, kháng khuẩn, hạ đường huyết, ngăn ngừa ung thư.... Ngoài ra, gừng còn góp phần điều hòa hệ miễn dịch.

Theo Y học cổ truyền, gừng là một dược liệu quý có tác dụng làm ấm, chữa cảm lạnh, giảm đau, chống nôn, kích thích tiêu hóa, trị đau bụng do hàn. "Gừng cũng có một số tác dụng phụ được ghi nhận, sử dụng từ 6 g gừng trở lên một ngày có thể gây tiêu chảy nhẹ, nóng ngực, khó chịu ở dạ dày, bụi gừng cũng có thể gây dị ứng nếu hít phải. Ngoài ra gừng cũng có thể tương tác với thuốc chống đông như warfarin nếu sử dụng liều cao", dược sĩ Triết lưu ý

Đường phèn được điều chế và kết tinh từ đường mía, thành phần chính là saccarose. Đường phèn thường được dùng để nấu chè, chế biến món ăn cũng như sử dụng trong một số bài thuốc dân gian chữa ho, viêm họng, bổ dưỡng. Tuy nhiên, thành phần chính của nó cũng giống với đường tinh luyện thông thường nên có thể ra một số vấn đề về sức khỏe như nguy cơ béo phì, tiểu đường, tim mạch và các bệnh về răng miệng.

Theo dược sĩ Nguyễn Thành Triết, từ phân tích trên, cho thấy có thể sử dụng bài thuốc phối hợp giữa nước dừa, gừng và đường phèn như một thức uống có tác dụng bổ dưỡng, cung cấp khoáng chất, tăng cường hệ miễn dịch nói chung như các loại nước uống dinh dưỡng khác một cách hợp lý. Cần chú ý đến liều lượng, các trường hợp cần thận trọng...

"Điều cần thiết là thực hiện một lối sống lành mạnh, cân bằng và tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch để giúp tăng cường sức khỏe và bảo vệ bản thân trước đại dịch", dược sĩ Triết khuyến cáo.

Lê Cầm

    Đang tải...

  • {{title}}

Video liên quan

Chủ Đề