On tập giữa học kì 2 lớp 4 Tiết 2

Ôn tập giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 4: Tiết 1 + 2- Tuần 28

Tiếng Việt lớp 4: Ôn tập giữa học kì II - Tiết 1

Câu 2 [trang 95 sgk Tiếng Việt 4]

Tóm tắt vào bảng nội dung các bài tập đọc là truyện kể đã học trong chủ điểm Người ta là hoa đất.

Lời giải

Tên bàiNội dung chínhNhân vật
Bốn anh tàiCa ngợi tài năng, dũng cảm nhiệt tình làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khay trừ ác cứu dânCẩu Khay, Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước, Lấy Tay Đục Máng, yêu tinh, bà lão
Anh hùng lao động Trần Đại NghĩaCa ngợi người anh hùng Trần Đại Nghĩa đã cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và góp phần xây dựng nền khoa học trẻ của Việt NamTrần Đại Nghĩa

Ôn tập giữa học kì II - Tiết 2

Câu 2 [trang 96 sgk Tiếng Việt 4]

Đặt một vài câu để:

a] Kể về hoạt động vui chơi của em và các bạn trong giờ nghỉ giữa buổi học ở trường.

b] Tả các bạn trong lớp em [tính tình, dáng vẻ...]

c] Giới thiệu từng bạn trong tổ của em với chị phụ trách mới của liên đội.

Lời giải

a Giờ ra chơi, học sinh các lớp tràn ra sân trường như bầy ong vỡ tổ. Nhóm này chơi bi, nhóm kia đá cầu, các bạn nữ thì nhảy dây, đá cầu.... Một số bạn không thích các trò chơi vận động thì tụm năm tụm bảy dưới các gốc cây phượng trò chuyện trên trời dưới đất, nói cười rôm rã

b] Lớp 4A của em có 35 bạn. Mỗi người mỗi vẻ, mỗi tính nết khác nhau. Bạn Thảo lớp trường thì xinh xắn, học giỏi. Trung lóp phó thì mập mạp đi đứng có vẻ nặng nề nhưng cái miệng thì nhanh nhảu. Hiếu thì dong dỏng cao, ít nói, lầm lì nhưng lại dễ gần dễ mến. Hiền thì đanh đá nhưng không thù ghét ai bao giờ. Các bạn nam thì nghịch ngợm hay trêu chọc mấy bạn nữ nhưng rất tốt bụng

c] Trong tổ em gồm có tám bạn, bốn nam, bốn nữ. Chúng em đã học chung với nhau được bốn năm rồi. Nhà lại cùng chung một phường nên bạn nào cũng rất gần gũi, thân thiết với nhau. Bạn Hiếu là tổ trưởng, học giỏi nhất tổ. Hoài và Vân hai cây văn nghệ số một của khối, rất nhí nhảnh và hồn nhiên. Tâm và Nhung ít nói, nhưng sống rất chân tình. Ba bạn nam còn lại là Toàn, Duy, và em ai cũng nhanh nhẹn và khỏe như đầu máy xe lửa

Tham khảo toàn bộ: Tiếng Việt lớp 4

Xuất bản ngày 21/08/2019

Soạn Ôn tập giữa học kì 2 lớp 4 tiết 2, trang 95 tuần 28 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 được Đọc tài liệu biên soạn hướng dẫn ôn tập phần ngữ pháp các câu kể: Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì? một cách đơn giản, dễ hiểu nhất

Mục lục nội dung

  • 1. Kiến thức cần nhớ
  • 2. Gợi ý trả lời câu hỏi SGK

Bài soạn Ôn tập giữa học kì 2 lớp 4 tiết 2, trang 95 tuần 28 Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 tập 2 có nội dung ôn tập chính là nhắc lại kiến thức lý thuyết của các loại câu kể: Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì? và các bài tập vận dụng. Đọc tài liệu đã tổng hợp lại các kiến thức cần nhớ về các loại câu kể này, các em có thể tham khảo dưới đây. Cùng với đó là những gợi ý làm bài tập trang 95 SGK về vận dụng kiến thức để thực hành các câu kể trong hoàn cảnh cụ thể cho các em dựa vào để tự làm những bài tập thật tốt.

>>Bài trước: Ôn tập giữa học kì 2 Tiếng Việt 4 tiết 1

Kiến thức cần nhớ

1, Câu kể Ai làm gì?

Câu kể Ai làm gì? thường gồm hai bộ phận:

- Bộ phận thứ nhất là chủ ngữ, chỉ sự vật, [người, con vật  hay đồ vật, cây cối được nhân hóa]; trả lời cho câu hỏi: Ai [ cái gì, con gì]?, thường do danh từ, [cụm danh từ] tạo thành.

- Bộ phận thứ hai là vị ngữ, nêu lên hoạt động của người, con vật [ hoặc đồ vật, cây cối được nhân hóa] trả lời cho câu hỏi: Làm gì?, thường do động từ, [cụm động từ] tạo thành.

VD: Chị tôi đan nón lá cọ để xuất khẩu.

2, Câu kể Ai thế nào?

Câu kể Ai thế nào?  gồm có hai bộ phận:

- Bộ phận thứ nhất là chủ ngữ, chỉ sự vật; trả lời cho câu hỏi: Ai [ cái gì, con gì]?,

thường do danh từ, [cụm danh từ] tạo thành.

- Bộ phận thứ hai là vị ngữ, trả lời cho câu hỏi: Thế nào?, chỉ đặc điểm , tính chất hoặc trạng thái của sự vật; thường do tính từ, động từ, [cụm tính từ, cụm động từ] tạo thành.

VD: Chị tôi rất xinh.

3, Câu kể Ai là gì?

Câu kể Ai là gì? thường gồm hai bộ phận:

- Bộ phận thứ nhất là chủ ngữ, chỉ sự vật, trả lời cho câu hỏi: Ai [ cái gì, con gì]?, thường do danh từ, [cụm danh từ] tạo thành.

- Bộ phận thứ hai là vị ngữ, nối với chủ ngữ bằng từ là, trả lời câu hỏi: Là gì ?, thường do danh từ, [cụm danh từ] tạo thành.

VD: Chị tôi là sinh viên đại học Y.

Gợi ý trả lời câu hỏi SGK

Câu 1 [trang 96 SGK Tiếng Việt 4 tập 2]: Nghe - viết

Hoa giấy

Trước nhà, mấy cây bông giấy nở hoa tưng bừng. Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng bồng lên rực rỡ. Màu đỏ thắm, màu tím nhạt, màu da cam, màu trắng muốt tinh khiết. Cả vòm cây lá chen hoa bao trùm lấy ngôi nhà lẫn mảnh sân nhỏ phía trước. Tất cả như nhẹ bỗng, tưởng chừng chỉ cần một trận gió ào qua, cây bông giấy sẽ bốc bay lên, mang theo cả ngôi nhà lang thang giữa bầu trời... Hoa giấy đẹp một cách giản dị. Mỗi cánh hoa giống hết một chiếc lá, chỉ có điều mỏng manh hơn và có màu sắc rực rỡ. Lớp lớp hoa giấy rải kín mặt sân, nhưng chỉ cần một làn gió thoảng, chúng liền tản mát bay đi mất.

Theo TRẦN HOÀI DƯƠNG

Câu 2 [trang 96 sgk Tiếng Việt 4 tập 2]:

Đặt một vài câu để:

a] Kể về hoạt động vui chơi của em và các bạn trong giờ nghỉ giữa buổi học ở trường.

b] Tả các bạn trong lớp em [tính tình, dáng vẻ...]

c] Giới thiệu từng bạn trong tổ của em với chị phụ trách mới của liên đội.

Trả lời:

a] Kể về hoạt động vui chơi của em và các bạn trong giờ nghỉ giữa buổi ở trường. "Sân trường sôi động hẳn lên bởi tiếng nô đùa của tụi trẻ chúng tôi. Chỗ này chơi bi, chỗ kia đá cầu, chỗ nọ nhảy dây... diễn ra sôi nổi. Một số không ham thích các trò chơi thì tụm năm tụm bảy dưới các gốc cây cổ thụ, tán chuyện trên trời dưới đất, cười nói rôm rã"

b] Tả các bạn trong lớp em. "Lớp 4B của em có 45 bạn. Mỗi người mỗi dáng vẻ, mỗi tính nết khác nhau. Hòa thì mập mạp đi đứng có vẻ chậm chạp nhưng cái miệng thì nhanh nhảu, tía lia. Hà thì dong dỏng cao, ít nói, lầm lì nhưng lại dễ gần dễ mến. Phượng thì chanh chua đanh đá nhưng không thù ghét ai bao giờ. Mấy bạn nam thì nghịch ngợm hay trêu chọc các bạn nữ nhưng rất tốt bụng"

c] Giới thiệu các bạn trong tổ em với chị phụ trách mới: "Trong tổ em gồm chín bạn, bốn nam, năm nữ. Chúng em học chung với nhau từ lớp một cho đến bây giờ. Nhà lại cùng chung một ấp nên chúng em rất gần gũi, gắn bó với nhau. Tổ trưởng là bạn Mỹ Hằng học giỏi nhất tổ. Còn đây là Hương, Hiền hai cây đơn ca số một của khối bốn, rất nhí nhảnh và hồn nhiên. Loan và Hường ít nói, sống chân tình với bạn bè. Bốn bạn nam là Cường, Dũng, Phong, Đạt nhanh nhẹn tháo vát và ai cũng khỏe như đầu máy xe lửa".

Bài tiếp theo: Ôn tập giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 tiết 3

***

Soạn Ôn tập giữa học kì 2 lớp 4 tiết 2, trang 95 tuần 28 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 với đầy đủ nội dung lý thuyết và gợi ý thực hành được chia sẻ chi tiết phía trên, hi vọng các em sẽ có một tiết ôn tập ngữ pháp thật bổ ích.

=> Xem tiếp các bài soạn Tiếng Việt lớp 4 tại đây: Soạn tiếng Việt lớp 4

Nội dung tiếp theo, chúng tôi hướng dẫn các em học sinh soạn bài Ôn tập giữa kì II [tiết 3], các em nhớ theo dõi.

Trong chương trình học Tiếng Việt lớp 4 phần Tập làm văn: Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân là một nội dung quan trọng các em cần chú ý chuẩn bị trước.

Ngoài nội dung ở trên, các em có thể tìm hiểu thêm phần Nhân dịp sinh nhật của một người thân đang ở xa, em hãy viết thư để thăm hỏi và chúc mừng người thân đó nhằm chuẩn bị cho bài học này.

Tiếp nối tài liệu soạn tiếng Việt lớp 4 tiết 1 phần ôn tập, với bài viết hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn các em học sinh soạn bài Ôn tập giữa kì II [tiết 2] trang 96 SGK Tiếng Việt 4 tập 2, các em có thể tham khảo tài liệu hướng dẫn của chúng tôi để biết cách ôn tập ở nhà tốt hơn.

Soạn bài Ôn tập giữa kì II [tiết 1] trang 95 SGK Tiếng Việt 4 tập 2, soạn Tiếng Việt lớp 4 Soạn bài Ôn tập giữa học kì II [tiết 4] trang 102 SGK Tiếng Việt 5 tập 2 Soạn bài Ôn tập giữa kì II [tiết 7] trang 99 SGK Tiếng Việt 4 tập 2, soạn Tiếng Việt lớp 4 Soạn bài Ôn tập giữa kì II [tiết 6] trang 98 SGK Tiếng Việt 4 tập 2, soạn Tiếng Việt lớp 4 Soạn bài Ôn tập giữa kì II [tiết 5] trang 97 SGK Tiếng Việt 4 Soạn Tiếng Việt lớp 2 - Ôn tập giữa học kì II [tiết 4]

Tìm và viết vào chỗ trống một vài câu theo yêu cầu

a] Kể về các hoạt động vui chơi của em và các bạn trong giờ nghỉ giữa buổi học ở trường

[Câu kể Ai làm gì ?]

b] Tả các bạn trong lớp em [tính tình, dáng vẻ,...]

[Câu kể Ai thế nào]

c] Giới thiệu từng bạn trong tổ của em với chị phụ trách mới của liên đội

[Câu kể Ai là gì?]

TRẢ LỜI:

a] Đến giờ ra chơi, chúng em ùa ra sân như đàn ong vỡ tổ. Các bạn nam đá cầu, bắn bi. Các bạn nữ nhảy dây, chơi banh đũa, em cùng các bạn của mình chơi ô quan.

b] Lớp em mỗi bạn một vẻ, Thắng mập nhất lớp nên cả lớp gọi là Thắng mập, Hương vừa cao vừa gầy nên được gọi là Hương còi. Nam nóng nảy lại bộc trực nên các bạn gọi Nam tàu hỏa.

c] Em xin giới thiệu với chị các thành viên của tổ em. Đây là bạn Sinh. Bạn ấy là một cây toán cừ khôi đấy ạ ! Còn đây là Phúc, bạn ấy là học sinh giỏi môn Văn. Bạn Dũng là ca sĩ của lớp. Còn em là tổ trưởng tổ 2, em tên là Diễm.

Sachbaitap.com

Video liên quan

Chủ Đề