Phí bảo hiểm tiền gửi là bao nhiêu

Mỗi tổ chức, doanh nghiệp khi tham gia bảo hiểm tiền gửi đều phải tìm hiểu về phí bảo hiểm tiền gửi. Vậy những quy định về phí bảo hiểm tiền gửi là gì?

Bảo hiểm tiền gửi là sự bảo đảm hoàn trả tiền gửi cho người được bảo hiểm tiền gửi trong hạn mức trả tiền bảo hiểm khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi tiết kiệm lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền hoặc phá sản.

Người được bảo hiểm là cá nhân có tiền gửi được bảo hiểm tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động theo Luật, các tổ chức tín dụng được nhận tiền gửi của cá nhân.

Xem ngay: Luật bảo hiểm tiền gửi mới nhất

Phí bảo hiểm tiền gửi là khoản tiền mà tổ chức tham gia phải nộp cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam [DIV] để bảo hiểm cho tiền gửi của người được bảo hiểm tiền gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.

Bảo hiểm tiền gửi nhằm đảm bảo lợi ích cho người gửi tiết kiệm

Công thức tính phí bảo hiểm tiền gửi

Căn cứ Điều 7 Thông tư 24/2014/TT-NHNN, phí bảo hiểm tiền gửi được tính như sau:

Trong đó:

- P: Là số phí bảo hiểm tiền gửi phải nộp của quý thu phí.

- S0: Là số dư tiền gửi được bảo hiểm đầu tháng thứ nhất của quý trước liền kề quý thu phí.

- S1, S2, S3: Là số dư tiền gửi được bảo hiểm cuối các tháng thứ nhất, tháng thứ hai, tháng thứ ba của quý trước liền kề quý thu phí.

- m: Là mức phí bảo hiểm tiền gửi phải nộp.

3. Trường hợp tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi tính và nộp phí cho quý đầu tiên tham gia bảo hiểm tiền gửi áp dụng theo công thức sau:

Trong đó:

- P: Là số phí bảo hiểm tiền gửi phải nộp của quý đầu tiên.

- Si: Là số dư tiền gửi được bảo hiểm ngày thứ i [i = 1 → n; S1 là số dư tiền gửi được bảo hiểm cuối ngày đầu tiên nhận tiền gửi; Sn là số dư tiền gửi được bảo hiểm ngày cuối cùng của quý đầu tiên].

- m: Là mức phí bảo hiểm tiền gửi phải nộp.

4. Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi sau sáp nhập, hợp nhất áp dụng công thức tính phí bảo hiểm tiền gửi quy định tại khoản 2 Điều này, trong đó S0 là tổng số dư tiền gửi được bảo hiểm của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi tham gia sáp nhập, hợp nhất đầu tháng thứ nhất của quý trước liền kề quý thu phí; S1, S2, S3 là tổng số dư tiền gửi được bảo hiểm của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi tham gia sáp nhập, hợp nhất cuối các tháng thứ nhất, tháng thứ hai, tháng thứ ba của quý trước liền kề quý thu phí.

5. Số dư tiền gửi được bảo hiểm, phí bảo hiểm tiền gửi và phí nộp thiếu, nộp chậm được làm tròn số đến đơn vị nghìn đồng theo nguyên tắc:

a] Lớn hơn hoặc bằng [≥] 500 đồng làm tròn lên 1.000 đồng.

b] Nhỏ hơn [

Xem thêm: 4 sản phẩm gửi tiết kiệm kết hợp bảo hiểm tốt nhất hiện nay.

Quy định về phí bảo hiểm tiền gửi

Quy định thời hạn nộp phí bảo hiểm tiền gửi

Căn cứ Điều 6 Thông tư 24/2014/TT-NHNN, quy định về thời hạn nộp phí bảo hiểm tiền gửi như sau:

Điều 6. Thời hạn nộp phí bảo hiểm tiền gửi

Phí bảo hiểm tiền gửi được tính và nộp định kỳ hàng quý trong năm tài chính. Chậm nhất vào ngày 20 của tháng đầu tiên quý thu phí, tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

Trường hợp ngày cuối cùng của thời hạn nộp phí trùng vào ngày Lễ, Tết, ngày nghỉ cuối tuần thì tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi được nộp vào ngày làm việc tiếp theo ngay sau ngày nghỉ Lễ, Tết, ngày nghỉ cuối tuần đó.

Quy định về các trường hợp phí nộp thiếu, nộp chậm

Căn cứ Điều 21, Luật bảo hiểm tiền gửi năm 2012, quy định về các trường hợp nộp phí nộp thiếu, nộp chậm như sau:

Điều 21. Phí nộp thiếu, nộp chậm

1. Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi vi phạm thời hạn nộp phí bảo hiểm tiền gửi theo quy định tại Điều 20 của Luật này, thì ngoài việc phải nộp đủ số phí còn thiếu phải chịu phạt mỗi ngày nộp chậm bằng 0,05% số tiền nộp chậm.

2. Trường hợp tổ chức bảo hiểm tiền gửi phát hiện sự thiếu chính xác trong việc tính và nộp phí bảo hiểm tiền gửi, thì tổ chức bảo hiểm tiền gửi có trách nhiệm thông báo và truy thu số phí còn thiếu hoặc thoái thu đối với số phí nộp thừa trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày phát hiện.

3. Sau thời hạn 30 ngày, kể từ ngày phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi mà tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi không nộp hoặc nộp không đầy đủ phí bảo hiểm tiền gửi và tiền phạt, thì tổ chức bảo hiểm tiền gửi có văn bản đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trích tài khoản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để nộp phí bảo hiểm tiền gửi và tiền phạt.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận văn bản đề nghị của tổ chức bảo hiểm tiền gửi, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm xử lý.

4. Trong trường hợp tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi không nộp hoặc nộp không đầy đủ phí bảo hiểm tiền gửi mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải trích tài khoản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi để nộp phí theo quy định tại khoản 3 Điều này lần thứ hai, thì tổ chức bảo hiểm tiền gửi có văn bản đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đình chỉ hoặc tạm đình chỉ hoạt động nhận tiền gửi của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.

Bảo hiểm tiền gửi nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng. Vì thế các tổ chức cần phải tuân thủ quy định về phí bảo hiểm tiền gửi để đảm bảo quyền và lợi ích của khách hàng cũng như giữ uy tín doanh nghiệp.

Điều 20 Luật bảo hiểm tiền gửi năm 2019 quy định về phí bảo hiểm tiền gửi như sau:

“Điều 20. Phí bảo hiểm tiền gửi 1. Thủ tướng Chính phủ quy định khung phí bảo hiểm tiền gửi theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 2. Căn cứ vào khung phí bảo hiểm tiền gửi, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định mức phí bảo hiểm tiền gửi cụ thể đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi trên cơ sở kết quả đánh giá và phân loại các tổ chức này. 3. Phí bảo hiểm tiền gửi được tính trên cơ sở số dư tiền gửi bình quân của tiền gửi được bảo hiểm tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. 4. Phí bảo hiểm tiền gửi được tính và nộp định kỳ hàng quý trong năm tài chính. Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi chậm nhất vào ngày 20 tháng đầu tiên của quý kế tiếp.

5. Phí bảo hiểm tiền gửi được hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi”

Phí bảo hiểm tiền gửi là khoản tiền mà tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi để bảo hiểm cho tiền gửi của người được bảo hiểm tiền gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Phí bảo hiểm tiền gửi là căn cứ để tổ chức bảo hiểm tiền gửi chi trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra. Vì vậy, pháp luật đã quy định về phí bảo hiểm tiền gửi buộc các chủ thể có liên quan phải tuân thủ nhằm đảm bảo tính phù hợp, và phát huy đúng vai trò của bảo hiểm tiền gửi, cụ thể: -Về cơ quan có thẩm quyền quy định khung phí bảo hiểm tiền gửi. Khung phí là số tiền chung chung mà tổ chức tham gia bảo hiểm phải đóng trong phạm vi số tiền gửi tại tổ chức. Khung phí bảo hiểm tiền gửi được xây dựng tương ứng với số tiền gửi cụ thể. Dựa theo đề nghị của NHNN Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ quy định khung phí bảo hiểm tiền gửi cho phù hợp với tình hình kinh tế-tài chính chung.  -Về cơ quan có thẩm quyền quy định mức phí bảo hiểm tiền gửi. Mức phí là số tiền cụ thể mà tổ chức tín dụng phải đóng khi tham gia bảo hiểm tiền gửi. Mỗi tổ chức tín dụng có nguồn vốn nhờ huy động bằng hình thức nhận tiền gửi không giống nhau. Dựa vào số tiền gửi được bảo hiểm trên thực tế tại tổ chức tín dụng mà mức phí bảo hiểm cần đóng không giống nhau. Mức phí bảo hiểm tỷ lệ thuận với với số tiền gửi tại tổ chức. Căn cứ vào khung phí bảo hiểm tiền gửi, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định mức phí bảo hiểm tiền gửi cụ thể đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi trên cơ sở kết quả đánh giá và phân loại các tổ chức này. -Về cách tính phí bảo hiểm tiền gửi. Phí bảo hiểm tiền gửi được tính trên cơ sở số dư tiền gửi bình quân của tiền gửi được bảo hiểm tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Trên cơ sở phân loại tiền gửi được bảo hiểm và tiền gửi không được bảo hiểm, tổ chức tín dụng phải đóng phí bảo hiểm trên cơ sở số tiền gửi được bảo hiểm tại tổ chức. Số dư tiền gửi được bảo hiểm càng nhiều thì phí bảo hiểm phải đóng càng cao. Dựa trên khung phí mà Thủ tướng Chính phủ quy định và số dư tiền gửi được bảo hiểm thực tế tại tổ chức, mà tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải đóng phí theo quy định.  -Về thời hạn đóng phí bảo hiểm. Phí bảo hiểm tiền gửi được tính và nộp định kỳ hàng quý trong năm tài chính. Năm tài chính của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm dương lịch. Thời điểm kết thúc năm tài chính là thời điểm mà tổ chức tín dụng tiến hành tổng kết, hạch toán lãi lỗ, chi trả các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính khác. Trong đó, phí bảo hiểm tiền gửi là nghĩa vụ tài chính mà tổ chức tín dụng phải thanh toán khi kết thúc năm tài chính. Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi chậm nhất vào ngày 20 tháng đầu tiên của quý kế tiếp.

-Phí bảo hiểm tiền gửi được hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Hạch toán là một hệ thống điều tra quan sát, tính toán, đo lường và ghi chép các quá trình kinh tế, nhằm quản lý các quá trình đó ngày một chặt chẽ hơn. Bản chất của phí bảo hiểm tiền gửi là khoản chi phí duy trì hoạt động của tổ chức tín dụng. Mà chi phí hoạt động là những khoản tiền cần thiết mà tổ chức tín dụng phải chi ra để có thể hoạt động, kinh doanh. Vì vậy, phí bảo hiểm tiền gửi được hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.

Luật Hoàng Anh

CAM KẾT DỊCH VỤ

  • Đồng hành cùng Thân chủ.
  • Phương án tốt, giải pháp hay.
  • Bảo mật - Uy tín - Tin cậy - Chi phí thấp - Hiệu quả cao.
  • Dịch vụ pháp lý tốt số 2 tại Việt Nam.
  • Cam kết HOÀN TIỀN nếu thực hiện dịch vụ không thành công.

Cảm ơn quý vị và các bạn đã tin tưởng Luật Hoàng Anh, nếu có thắc mắc muốn giải đáp hãy liên hệ ngay cho chúng tôi.

Video liên quan

Chủ Đề