Phí định giá tài sản ngân hàng Vietcombank

Vừa qua, công ty định giá thương hiệu nổi tiếng thế giới Brand Finance vừa công bố danh sách 500 thương hiệu ngân hàng giá trị nhất toàn cầu năm 2022 [Brand Finance Banking 2022]. Những thương hiệu có tên trong bảng xếp hạng được lựa chọn và đánh giá dựa trên các tiêu chí về thị phần, tốc độ tăng trưởng về quy mô tài sản, năng lực tài chính, hiệu quả hoạt động cũng như sự uy tín về thương hiệu.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Đáng chú ý, trong bảng xếp hạng được Brand Finance công bố, thương hiệu ngân hàng của Việt Nam đứng ở vị trí cao nhất là Agribank. Agribank đã có bước nhảy vọt từ vị trí 173 trong năm 2021 lên 157 trong năm nay.

Agribank là thương hiệu ngân hàng giá trị nhất Việt Nam năm 2022, theo Brand Finance. [Ảnh: Dân trí].

Ngoài ra, trong bảng xếp hạng của Brand Finance còn có những thương hiệu ngân hàng khác của Việt Nam như Vietcombank [năm 2020: 180; năm 2021: 162], VietinBank [năm 2020: 216; năm 2021: 184], Techcombank [năm 2020: 270; năm 2021: 196], VP Bank [năm 2020: 243; năm 2021: 205], BIDV [năm 2020: 246; năm 2021: 212], MBBank [năm 2020: 374; năm 2021: 247], ACB [năm 2020: 397; năm 2021: 311], Sacombank [năm 2020: 392; năm 2021: 370].

Bảng thứ hạng của các ngân hàng Việt Nam trong danh sách 500 thương hiệu ngân hàng giá trị nhất toàn cầu năm 2022

Bên cạnh đó, hai thương hiệu ngân hàng khác của Việt Nam cũng có lần đầu xuất hiện trong bảng xếp hạng của Brand Finance là HD Bank và SHB, lần lượt đứng ở vị trí 430 và 456.

Đáng chú ý, MB và Techcombank là hai trong những ngân hàng có giá trị thương hiệu tăng trưởng mạnh nhất trong năm qua.

Tính đến ngày 11/2, 3 trong 4 ngân hàng quốc doanh lớn nhất đã công bố báo cáo tài chính năm 2021 bao gồm Vietcombank, VietinBank, BIDV; còn Agribank mới công bố kết quả kinh doanh sơ bộ.

Theo đó, tổng tài sản của Agribank đạt 1,68 triệu tỷ đồng với khoản dư nợ cho vay khách hàng là 1,316 triệu tỷ đồng. Lãi trước thuế của Agribank năm 2021 đạt 14.500 tỷ đồng, cao hơn mức hơn 13.000 tỷ đồng của năm 2020. Tính đến ngày 31/12, vốn điều lệ của Agribank đạt 34.233 tỷ đồng, trong đó 100% là tỷ lệ góp vốn nhà nước.

Cũng theo bảng xếp hạng của Brand Finance, 10 vị trí dẫn đầu năm nay đều là những thương hiệu ngân hàng đến từ Mỹ và Trung Quốc, trong đó có những cái tên nổi tiếng như ICBC, China Construction Bank, Agricultural Bank Of China, Bank Of China [Trung Quốc] hay Bank Of America, Citi, Chase, JP Morgan [Mỹ].

Theo kinhtechungkhoan.vn

Bạn đang đọc bài viết: Doanh nghiệp & kiến thức tại chuyên mục tin Thẩm định giá của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô, đơn vị thẩm định giá tài sản hàng đầu tại Việt Nam.

Liên hệ thẩm định giá:   0985 103 666   0906 020 090

Website: www.thamdinhgiathanhdo.com

TT Đối tác Địa chỉ Nội dung hợp tác Hình thức hợp tác Thời điểm bắt đầu hợp tác
1 Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Vietcombank Tòa nhà Vietcombank, 198 Trần Quang Khải, quận Hoàn Kiếm, Tp. Hà Nội Định giá tài sản bảo đảm Thỏa thuận hợp tác lâu dài 2011
2 Ngân hàng TMCP Sài Gòn – SCB 927 Trần Hưng Đạo, P.3, Q.5, Tp.HCM nt nt 2013
3 Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT Việt Nam Chi nhánh Mạc Thị Bưởi Tp.HCM nt nt 2012
4 Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam 145-149 Hùng Vương, P.2, TP.Tân An – Long An nt nt 2014
5 Công ty TNHH Chứng khoán – Ngân hàng TMCP Ngoại thương VN Lầu 7, Tòa nhà Spring, 70 Phạm Ngọc Thạch, P6, Q3 Thẩm định giá trị doanh nghiệp cho mục đích chuyển nhượng vốn cổ phần nt 2014
6 Công ty Immica Việt Nam P.1703 Saigon Tower, 29 Lê Duẩn, P.Bến Nghé, Q1 Thẩm định BĐS để chứng minh năng lực tài chính nt 2012
7 Công ty Đầu tư Quốc tế [NVS] L7, tòa nhà SGNR, 161 – 163 Ký Con, P.Nguyễn Thái Bình, Q1 nt nt 2013
8 Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam 22 Ngô Quyền, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội Định giá tài sản bảo đảm Thời vụ 2012

Phản ánh đến Thanh Niên, anh T. [ở Q.Cầu Giấy, Hà Nội] cho biết, mới đây có vay ngân hàng Vietcombank 1,5 tỉ đồng để mua đất nền. Anh T. dùng chính căn chung cư của mình để thế chấp. Trước khi được ngân hàng giải ngân 1,5 tỉ đồng nói trên, anh phải trả cả chục triệu đồng tiền phí. Phí thẩm định tài sản đảm bảo gần 2 triệu đồng, phí công chứng cho tài sản đảm bảo gần 3 triệu đồng.

Sau khi công chứng, nhân viên tín dụng của ngân hàng Vietcombank hướng dẫn anh T. đến Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Sở TN-MT Hà Nội đăng ký giao dịch đảm bảo để phong tỏa tài sản thế chấp - điều kiện bắt buộc để ngân hàng giải ngân, với tổng mức phí dịch vụ này là 346.000 đồng.

Thời gian chờ hoàn thành dịch vụ này tối đa là 20 ngày; nếu muốn làm nhanh, nhân viên ngân hàng tư vấn nộp thêm tiền "bôi trơn" 2 triệu đồng thì chỉ xong trong 1 - 2 ngày. Trong khi đó, khi giao dịch bất động sản, ít khi có thời hạn đặt cọc kéo dài như vậy nên anh T. đành phải chi thêm cho nhân viên ngân hàng 2 triệu đồng nhờ lo cho xong thủ tục sớm.

Tuy nhiên, chừng đó phí vẫn chưa phải là hết. Nam nhân viên ngân hàng này cho biết, theo quy định của ngân hàng, đối với loại hình tài sản thế chấp là chung cư thì bắt buộc phải mua bảo hiểm cháy nổ. Mà mua bảo hiểm ngay của Tổng công ty bảo hiểm PVI là đối tác của ngân hàng thì thủ tục thuận tiện hơn. Vậy là anh T. tiếp tục bấm bụng chuyển khoản thêm gần 4 triệu đồng được xác định theo giá trị thẩm định tài sản cho bên bán bảo hiểm.

“Chưa vay được xu nào mà tôi đã tốn cả chục triệu đồng, gần gấp đôi tiền lãi 1 tháng của chính khoản vay đó. Ai bước chân vào việc mới cảm nhận rõ ma trận phí của ngân hàng và các đối tác đính kèm theo đặt ra để chạc phí khách hàng”, anh T. lắc đầu chán ngán.

Chưa hết, đến ngày thanh toán, do tài khoản chủ mảnh đất anh T. mua mở tại ngân hàng khác nên theo quy định của ngân hàng Vietcombank, chuyển khoản sẽ mất phí gần 450.000 đồng cho việc chuyển khoản 1,5 tỉ đồng. Nếu không muốn mất khoản tiền này, sẽ buộc phải mở tài khoản tại chính ngân hàng đó.

Theo anh T., sau khi vay được tiền ngân hàng để chi trả tiền mua đất, khi làm thủ tục sang tên còn tiếp tục phải trả gần 2 triệu đồng phí công chứng sang tên. Sau đó, sẽ còn phải nộp thêm vài chục triệu đồng tiền thuế cho nhà nước khi nhận sổ đỏ đã được chuyển tên thành tài sản của mình.

Bị mời mua bảo hiểm, phạt trả chậm vô tội vạ

Không chỉ anh T., nhiều khách cá nhân vay vốn ngân hàng cũng phải mất kha khá tiền trước khi tiền vay được giải ngân.

Anh M. [ở Q.Đống Đa, Hà Nội] có nhu cầu vay tiền mua nhà phố tại MBbank cũng chật vật với khoản vay. Anh M. cho biết anh vay tiền ngân hàng mua đất và thế chấp bằng chính sổ đỏ sau khi đất đã được sang tên cho anh. Xong thủ tục công chứng tại văn phòng công chứng và chỉ còn ký hợp đồng vay vốn, khế ước nhận nợ thì anh M. được nhân viên ngân hàng MBbank thông báo ký tiếp thủ tục chọn gói vay.

2 gói vay được đưa ra cho anh gồm gói ưu đãi với lãi suất 12 tháng đầu thấp nhưng khách phải mua bảo hiểm trong 10 năm, mỗi năm 20 triệu đồng. Gói vay thông thường có lãi suất 3 tháng đầu cao, sau đó thả nổi cộng biên độ. Khi anh M. chọn gói thứ 2 thì nhân viên ngân hàng cho biết khách phải mất phí tư vấn tài chính 3-5 triệu đồng, trong khi nếu chọn gói 1 thì được miễn phí này.

Khách hàng vay tiền ngân hàng để đầu tư bất động sản than phiền vì phải chịu quá nhiều loại phí

Ảnh Lê Quân

Trường hợp của chị N. [ở Q.Thanh Xuân, Hà Nội] thì liên quan đến việc thu phí của ngân hàng. Chị N. cho hay có vay chị có một khoản của ngân hàng Vietcombank để mua nhà, trả gốc lãi hàng tháng. Nhưng khoảng 3-4 tháng nay, chị để ý thấy ngân hàng trừ tiền chưa đúng. Ví dụ gần nhất, lịch trả dự kiến vào ngày 1.10 nhưng đến 5.10 ngân hàng mới trừ tiền, còn trừ thêm 1 khoản lãi phạt là hơn 4.200 đồng.

“Dù số tiền chỉ là vài nghìn thôi nhưng lắt nhắt gây khó chịu. Hỏi đầu mối ngân hàng cho vay thì tháng 7 còn nhận lỗi rồi xin lỗi nhưng các tháng sau thì lờ đi”, chị N. bức xúc.

Theo lời chị N., ngân hàng có hàng nghìn khách vay, nếu khách nào cũng bị trừ như vậy thì khoản phí phạt cũng kha khá hàng tháng, chưa kể việc bị phạt lãi có thể làm ảnh hưởng đến điểm tín dụng của khách dù khách vay không có lỗi.

Ngân hàng cần công khai, minh bạch các loại phí

Theo chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu, đúng là hiện nay, tại một số ngân hàng, người vay vốn đang có cảm giác bị “tận thu phí” vì ngân hàng dường như đang áp quá nhiều loại phí khác nhau. Việc ngân hàng yêu cầu khách phải trả phí tư vấn tài chính cho khoản vay là điều không thỏa đáng, vì theo nguyên tắc, khi khách hàng có nhu cầu vay vốn, ngân hàng buộc phải tư vấn khách liên quan đến thủ tục, lãi suất, các điều khoản…

Ngân hàng chỉ được phép thu phí tư vấn tài chính nếu tư vấn các khoản mục có nội dung vượt quá nhu cầu của khách vay.

Chưa kể, việc một số ngân hàng ngoài thu phí thì còn có động thái “ép” khách hàng mua bảo hiểm là không nên.

“Có tham gia bảo hiểm hay không, tham gia với nguyên tắc, điều khoản như thế nào là khách hàng phải tự nguyện và đồng thuận. Ngân hàng bán được bảo hiểm là tốt, tuy nhiên lợi dụng nhu cầu cấp bách về nguồn vốn của người đi vay mà ép họ phải mua bảo hiểm thì rất không nên”, ông nói.

Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cũng nhìn nhận thực tế thì khó mà áp dụng được nguyên tắc “quy định chết” luôn là ngân hàng được thu những khoản phí như thế nào, thu ra sao vì mỗi ngân hàng có một chiến lược riêng. Thay vào đó, các ngân hàng cần phải đưa ra tất cả chu trình, quy trình, điều kiện cụ thể cho khoản vay đối với khách, kể cả những khoản phí mà khách hàng phải chịu để khách hàng tự quyết định có vay vốn hay không.

Một chuyên gia khác trong lĩnh vực tài chính ngân hàng cho biết thêm, trong bối cảnh ngân hàng muốn tăng cường bán lẻ, tăng cho vay tiêu dùng nhưng lại tạo ra khó khăn đối với khách hàng trong tiếp cận vốn vay bằng việc áp quá nhiều loại phí khác nhau, thì vô hình trung có nguy cơ đẩy khách tìm đến tín dụng đen hoặc đi vay bên ngoài.

“Có người từng nói vay bên ngoài dù lãi suất cao nhưng thủ tục nhanh gọn, không bị lạc vào ma trận phí như vay vốn ngân hàng”, vị này bình luận.

Trên thực tế, không chỉ khách vay, khách hàng bình thường của các ngân hàng cũng ngày ngày phải chịu nhiều khoản phí. Nhiều ngân hàng vẫn thu phí chuyển, rút tiền nội mạng lên đến 2.000 -3.000 đồng/lần, phí sao kê tài khoản… Thu các loại phí này, ngân hàng không phạm luật. Dù thế, khách hàng đang phải gánh quá nhiều loại phí.

Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, nên bỏ phí sao kê vì sao kê là thông tin khách cần phải biết; phí rút tiền tại ATM, đặc biệt rút tiền nội mạng cũng cần được xem xét. Còn với các loại phí cung cấp khi khách vay vốn, ngân hàng cần phải công khai, minh bạch từng loại và người vay nộp phí cần có hoá đơn.

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề