Phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất giai đoạn 1919 1925

I. Ảnh hưởng của Cách mạng tháng MườiNga và phong trào cách mạng thế giới

- Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào cách mạng thế giới phát triển mạnh mẽ.

- Cách mạng tháng Mười Nga thành công [1917] đã thức tỉnh nhân dân Việt Nam, đồng thờilàm cho phong trào giải phóng dân tộc và phong trào công nhân các nước tư bản gắn bó với nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc.

- Trong cao trào cách mạng 1918 - 1923, giai cấp vô sản thế giới bắt đầu bước lên võ đài chính trị. Tháng 3/1919, Đệ tam quốc tế [Quốc tế Cộng sản] ra đời. Nhiều đảng cộng sản được thành lập: Đảng Cộng sản Pháp [1920], Đảng Cộng sản Trung Quốc [1921]…

- Đánh dấu một giai đoạn mới của phong trào cách mạng thế giới.

- Phong trào cách mạng thế giới có ảnh hưởng tích cực tới phong trào cách mạng Việt Nam, thúc đẩy cách mạng Việt Nam chuyển sang một thời kỳ mới, tạo điều kiện cho việc truyền bá tư tưởng Mác - Lênin vào Việt Nam.

Lênin tuyên bố thành lập Nhà nước Xô viết

Trả lời câu hỏi Sử 9 Bài 15 trang 59

[trang 59 sgk Lịch Sử 9]:-Tình hình thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã ảnh hưởng tới cách mạng Việt Nam như thế nào?

Trả lời:

- Sự thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga đã có tác động gắn phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông với phong trào công nhân ở các nước phương Tây cùng đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc. Sự thành lập Quốc tế Cộng sản [3-1919] đánh dấu một giai đoạn mới trong sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới. Những sự kiện này đã tác động mạnh mẽ đến sự lựa chọn con đường giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc.

- Sự ra đời của hàng loạt các đảng cộng sản như : Đảng Cộng sản Pháp [1920], Đảng Cộng sản Trung Quốc [1921]... tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam.

[trang 60 sgk Lịch Sử 9]:-Hãy cho biết mục tiêu và tính chất của các cuộc đấu tranh trong phong trào dân tộc, dân chủ công khai.

Trả lời:

- Chống cường quyền, áp bức, đòi các quyền tự do, dân chủ, mang tính chất yêu nước, dân chủ rõ nét.

- Nhìn chung, phong trào phát triển mạnh mẽ, lôi cuốn mọi tầng lớp tham gia với nhiều hình thức đấu tranh phong phú, sôi nổi.

[trang 60 sgk Lịch Sử 9]:-Trình bày những điểm tích cực và hạn chế của phong trào trên.

Trả lời:

- Tích cực: mang tính chất dân chủ, yêu nước, tranh thủ sự ủng hộ của quần chúng gây áp lực với thực dân Pháp, chống sự cạnh tranh, chèn ép của tư sản nước ngoài.

- Hạn chế: giai cấp tư sản sẵn sàng thỏa hiệp với thực dân Pháp khi được chúng cho một số quyền lợi.

[trang 61 sgk Lịch Sử 9]:-Phong trào công nhân nước ta trong mấy năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã phát triển trong bối cảnh nào?

Trả lời:

- Hoạt động của tổ chức Công hội do Tôn Đức Thắng thành lập năm 1920 ở Sài Gòn.

- Các cuộc đấu tranh của công nhân, thủy thủ Pháp và công nhân thuỷ thủ Trung Quốc ở các bến cảng lớn như Hương Cảng, Thượng Hải...

- Những sự kiện này có tác dụng cổ vũ, động viên công nhân Việt Nam đấu tranh và là nguyên nhân làm cho phong trào công nhân nước ta phát triển lên một bước cao hơn sau chiến tranh.

Câu 1 [trang 61 sgk Sử 9]:Căn cứ vào đâu để khẳng định phong trào công nhân nước ta phát triển lên một bước cao hơn sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

Lời giải:

Qua các cuộc đấu tranh cụ thể nổ ra từ Bắc chí Nam và mục đích đấu tranh, cho thấy ý thức giai cấp của phong trào công nhân đang phát triển nhanh chóng. Điều đó chứng tỏ bước phát triển cao hơn của phong trào công nhân sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Câu 2 [trang 61 sgk Sử 9]:Cuộc bãi công Ba Son [8-1925] có điểm gì mới trong phong trào công nhân nước ta sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

Lời giải:

Phong trào công nhân nước ta sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, cuộc bãi công Ba Son [8 – 1925] có điểm mới là công nhân đấu tranh không chỉ vì quyền lợi của mình mà còn thể hiện tình đoàn kết với công nhân và nhân dân lao động Trung Quốc. Nó chứng tỏ giai cấp công nhân nước ta từ đây bước đầu đi vào đấu tranh tự giác.

Bài tập Sách bài tập

Bài tập 1 trang 47-48 VBT Lịch Sử 9:

Lời giải:

a.Hãy hoàn thiện sơ đồ dưới đây để thể hiện ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga đến phong trào cách mạng thế giới.

b.Quốc tế cộng sản được thành lập trên cơ sở những yếu tố nào dưới đây? Hãy đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời mà em cho là đúng.

xLàn sóng cách mạng dâng cao trên toàn thế giới
xGiai cấp vô sản các nước đã bắt đầu bước lên vũ đài chính trị
xNhững lực lượng cách mạng của giai cấp vô sản tập hợp lại thành một tổ chức theo đường lối của chủ nghĩa quốc tế vô sản.

Bài tập 2 trang 48 VBT Lịch Sử 9:Hãy điền các sự kiện về quá trình phát triển của phong trào cộng sản thế giới vào ô bên phải sao cho phù hợp với niên đại ở ô bên trái của bảng dưới đây.

Lời giải:

Niên đạiSự kiện
Tháng 3/1919Quốc tế cộng sản được thành lập tại Mát-xcơ-va
Năm 1920Đảng Cộng sản Pháp được thành lập.
Năm 1921Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập

Bài tập 3 trang 48-49 VBT Lịch Sử 9:

Lời giải:

a.Nêu đặc điểm của phong trào dân tộc, dân chủ công khai ở nước ta sau chiến tranh thế giới thứ nhất.

Các đặc điểm của phong trào dân tộc dân chủ công khai:

- Mục tiêu đấu tranh: chống cường quyền, áp bức, đòi các quyền tự do, dân chủ.

- Lực lượng tham gia: đông đảo các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là bộ phận Tư sản dân tộc và tầng lớp trí thức tiểu tư sản.

- Phạm vi: diễn ra trên phạm vi cả nước, song quy tụ chủ yếu ở các thành phố lớn, như: Hà Nội, Sài Gòn,...

- Hình thức đấu tranh: phong phú, đa dạng. Ví dụ như: Mít ting, biểu tình; dùng báo chí làm vũ khí tư tưởng; thành lập các tổ chức chính trị [Đảng Lập hiến, Hội Phục Việt, Đảng Thanh niên,...].

.

- Các phong trào đấu tranh tiêu biểu: Phong trào chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa [1919]; đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn và độc quyền xuất khẩu lúa gạo Nam Kì của Pháp [1923]; đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu [1925],...

b.Em hãy đánh dấu X vào ô trống trước câu trả lời đúng, thể hiện các hình thức đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế của giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam trong những năm 1919 – 1925.

xPhát động các phong trào chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa.
xĐấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn.
xĐấu tranh chống độc quyền xuất khẩu lúa gạo Nam Kì của tư bản Pháp.

Lịch sử lớp 9

Phong trào công nhân [1919 - 1925]

Mục 1

1. Hoàn cảnh:

- Năm 1920, công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn thành lập Công hội [bí mật].

- Các cuộc đấu tranh của công nhân, thủy thủ Pháp và Trung Quốc ở Hương Cảng, Áo Môn, Thượng Hải đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào công nhân Việt Nam.

Tôn Đức Thắng [1888 - 1980]

Mục 2

2. Các cuộc đấu tranh tiêu biểu

- Năm 1922, công nhân viên chức các sở công thương Bắc Kì đấu tranh đòi nghỉ ngày chủ nhật có lương.

- Năm 1924, diễn ra nhiều cuộc bãi công của công nhân ở Nam Định, Hà Nội, Hải Dương,…

- Tháng 8 - 1925, cuộc bãi công của công nhân Ba Son ở cảng Sài Gòn nhằm ngăn cản Pháp chở binh lính sang đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân, thủy thủ Trung Quốc.

=> Đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam - giai cấp công nhân đi vào đấu tranh có tổ chức và mục đích rõ ràng.

Công nhân Ba Son - tranh vẽ của học sĩ Huỳnh Phương Đông

ND chính

Nét chính về phong trào công nhân [1919 - 1925]: hoàn cảnh và các cuộc đấu tranh tiêu biểu.

Sơ đồ tư duy

Sơ đồ tư duy Phong trào công nhân [1919 - 1925]

Loigiaihay.com

  • Căn cứ vào đâu để khẳng định phong trào công nhân nước ta phát triển lên một bước cao hơn sau Chiến tranh thế giới thứ nhất ?

    Nếu như trước chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp công nhân chủ yếu tham gia phong trào đấu tranh của các giai cấp-tầng lớp.

  • Tình hình thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã ảnh hưởng tới cách mạng Việt Nam như thế nào?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 59 SGK Lịch sử 9

  • Lý thuyết Phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất [1919 - 1925]

    Lý thuyết Phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất [1919 - 1925]

  • Hãy cho biết mục tiêu và tính chất của các cuộc đấu tranh trong phong trào dân tộc, dân chủ công khai

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 60 SGK Lịch sử 9

  • Trình bày những điểm tích cực và hạn chế của phong trào trên

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 60 SGK Lịch sử 9

Phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất [1919 – 1926]

I. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA VÀ PHONG TRÀO CÁCH MẠNG THẾ GIỚI

- Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào cách mạng thế giới phát triển mạnh mẽ.

- Cách mạng tháng Mười Nga thành công [1917] đã thức tỉnh nhân dân Việt Nam, làm cho phong trào giải phóng dân tộc và phong trào công nhân các nuớc tư bản gắn bó với nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc.

- Trong cao trào cách mạng 1918-1923, giai cấp vô sản thế giới bắt đầu bước lên vũ đài chính trị. Tháng 3-1919, Đệ tam quốc tế [Quốc tế Cộng sản] ra đời. Nhiều đảng cộng sản được thành lập: Đảng Cộng sản Pháp [1920], Đảng Cộng sản Trung Quốc [1921]

- Đánh dấu một giai đoạn mới cúa phong trào cách mạng thế giới.

- Phong trào cách mạng thế giới có ảnh hưởng tích cực tới phong trào cách mạng Việt Nam, thúc đẩy cách mạng Việt Nam chuyển sang một thời kì mới: Tạo điều kiện cho việc truyền bá tư tường Mác - Lê-nin vào Việt Nam.

II. PHONG TRÀO DÂN TỘC, DÂN CHỦ CÔNG KHAI [1919 -1925]

- Giai cấp tư sản dân tộc đã dấy lên phong trào “chấn hưng nội hóa”, “bài trừ ngoại hoá” [1919] và tổ chức Đảng Lập hiến [muốn lợi dụng sự ủng hộ của quần chúng làm áp lực với Pháp, khi Pháp nhượng bộ thì sẵn sàng thoả hiệp với Pháp].

- Tầng lớp tiểu tư sản tri thức: Tập hợp trong những tổ chức chính trị như Hội Phục Việt, Hội Hưng Nam, Việt Nam nghĩa đoàn, Đảng Thanh niên... với nhiều hoạt động phong phú, sôi nổi:

+ Mít tinh, biểu tình, bãi khoá....

+ Xuất bản những tờ báo tiến bộ để cổ vũ tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

+ Tiếng bom của Phạm Hồng Thái ở Sa Diện [Quảng Châu -Trung Quốc - tháng 6-1924] mở màn cho thời kỳ đấu tranh mới của dân tộc.

+ Đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả Phan Bội Châu [1925] và đám tang Phan Chu Trinh [1926] ….

III. PHONG TRÀO CÔNG NHÂN [1919 – 1925]

- Do bị áp bức bóc lột nặng nề, lại được sự cổ vũ từ các cuộc đấu tranh của công nhân, thủy thủ Pháp và Trung Quốc ở Hải Phòng, Sài Gòn, Hương Cảng, Thượng Hải, phong trào công nhân có hước phát triển mới.

- Cuộc đấu tranh cùa công nhân thời kì này tuy còn lẻ tẻ, tự phát, nhưng ý thức giai cấp phát triển nhanh chóng làm cho các cơ sở tổ chức và phong trào chính trị cao hơn về sau.

- Đáng kể nhất là bãi công của thợ máy xưởng Ba Son [Sài Gòn 1925]. Giai cấp công nhân Việt Nam bước đầu đi vào đấu tranh tự giác, đánh dấu một bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam. Giai cấp công nhân nước ta từ đây bước đầu đi vào đấu tranh có tổ chức và có mục đích chính trị rõ ràng.

Luyện bài tập vận dụng tại đây!

Tổng ôn tập MÔN SỬ Lớp 9

CHƯƠNG I. LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI

  • A.1. Liên Xô và các nước Đông Âu từ 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX
  • A.2. Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX

CHƯƠNG II. CÁC NƯỚC Á, PHI, MĨ- LATINH TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY

  • B.1. Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa.
  • B.2. Các nước Châu Á
  • B.3. Các nước Đông Nam Á
  • B.4. Các nước Châu Phi
  • B.5. Các nước Mĩ La – tinh

CHƯƠNG III. MĨ, NHẬT BẢN, TÂY ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY

  • C.1. Nước Mĩ
  • C.2. Nhật Bản
  • C.3. Các nước Tây Âu

CHƯƠNG IV: QUAN HỆ QUỐC TẾ TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY

  • D.1. Trật tự thế giới mới sau chiến tranh

CHƯƠNG V. CÁCH MẠNG KHOA HỌC – KĨ THUẬT TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY

  • E.1. Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học – kĩ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai
  • E.2. Tổng kết lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay

CHƯƠNG VI. VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1919 - 1930

  • F.1. Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất
  • F.2. Phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất [1919 – 1926]
  • F.3. Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 – 1925
  • F.4. Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời

CHƯƠNG VII. VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1930 - 1939

  • G.1. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
  • G.2. Phong trào cách mạng trong những năm 1930 - 1935
  • G.3. Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936 – 1939

CHƯƠNG VIII. CUỘC VẬN ĐỘNG TIỀN TỚI CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945

  • H.1. Việt Nam trong những năm 1939 – 1945
  • H.2. Cao trào cách mạng tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945
  • H.3. Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành lập nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà.

CHƯƠNG IX. VIỆT NAM TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM ĐẾN TOÀN QUỐC KHÁNG CHIẾN

  • I.1. Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân [1945 – 1946]

CHƯƠNG X. VIỆT NAM TỪ CUỐI NĂM 1946 ĐẾN NĂM 1954

  • J.1. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp [1946 – 1950]
  • J.2. Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp [1950 – 1953]
  • J.3. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc [1953 – 1954]

CHƯƠNG XI. VIỆT NAM TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1975

  • BA.1. Tình hình nước ta sau Hiệp định Giơnevơ. Miền Bắc hoàn thành cải cách ruộng đất [1954 – 1960]
  • BA.2. Miền Nam đấu tranh chống chế độ Mĩ – Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng, tiến tới Đồng khởi
  • BA.3. Miền Bắc xây dựng bước đầu cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội [1961 – 1965]
  • BA.4. Miền Nam chiến đấu chống chiến lược "Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ [1961 – 1965]
  • BA.5. Miền Bắc vừa sản xuất vừa làm nghĩa vụ hậu phương, chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất [1965 – 1973] và chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ [1969 – 1973]
  • BA.6. Miền Nam chống chiến lược “chiến tranh cục bộ” [1965 – 1968] và Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” [1969-1 973]. Hiệp định Pari [1973]
  • BA.7. Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

CHƯƠNG XII. VIỆT NAM TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 2000

  • BB.1. Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng mùa Xuân 1975
  • BB.2. Việt Nam trên đường đổi mới đi lên Chủ nghĩa xã hội từ 1986-2000
  • BB.3. Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000
LuyenTap247.com

Học mọi lúc mọi nơi với Luyện Tập 247

© 2021 All Rights Reserved.

Tổng ôn Lý Thuyết
  • Ôn Tập Lý Thuyết Lớp 12
  • Ôn Tập Lý Thuyết Lớp 11
  • Ôn Tập Lý Thuyết Lớp 10
  • Ôn Tập Lý Thuyết Lớp 9
Câu hỏi ôn tập
  • Luyện thi đại học môn toán
  • Luyện thi đại học môn văn
  • Luyện thi vào lớp 10 môn toán
  • Lớp 11
Luyện Tập 247 Back to Top

Phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất [1919 - 1925]

Lý thuyết Phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất

I. Ảnh hưởng của cách mạng tháng mười nga và phong trào cách mạng thế giới

- Dưới ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga, phong trào giải phóng dân tộc ở phương Đông và phong trào công nhân ở các nước tư bản phương Tây gắn bó chặt chẽ trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc.

- Làn sóng cách mạng dâng cao trên toàn thế giới.

- Tháng 3 – 1919, Quốc tế Cộng Sản được thành lập, đánh dấu một giai đoạn mới trong quá trình phát triển của cách mạng thế giới.

- Sự ra đời của Đảng Cộng sản Pháp [1920], Đảng Cộng sản Trung Quốc,.. tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê-nin vào Việt Nam.

II. Phong trào dân tộc, dân chủ công khai

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào dân tộc dân chủ nước ta phát triển mạnh mẽ, thu hút nhiều tầng lớp tham gia với hình thức phong phú.

- Các phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc:

+ Năm 1919, phong trào chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa.

+ Năm 1923, đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn và độc quyền xuất cảng lúa gạo Nam Kì của Pháp.

+ Thành lập Đảng Lập hiến.

Bùi Quang Chiêu – Người thành lập Đảng Lập Hiến

- Phong trào đấu tranh của tầng lớp tiểu tư sản trí thức:

Bảng tóm tắt phong trào dân tộc, dân chủ công khai

Đặc điểm

Giai cấp tư sản

Tầng lớp tiểu tư sản

Mục tiêu

Đòi một số quyền lợi kinh tế.

Đòi các quyền tự do dân chủ.

Tính chất

Yêu nước, dân chủ

Yêu nước, dân chủ.

Tích cực

Chống sự cạnh tranh, chèn của tư bản nước ngoài.

Thức tỉnh lòng yêu nước, truyền bá tư tưởng tự do, dân chủ.

Hạn chế

Dễ thỏa hiệp, phục vụ quyền lợi của giai cấp.

Mang tính chất cải lương, giới hạn trong khuôn khổ chủ nghĩa thực dân

III. Phong trào công nhân [1919 – 1925]

a. Hoàn cảnh:

- Năm 1920, công nhân Sài Gòn – Chợ Lớn thành lập Công hội [bí mật].

Tôn Đức Thắng [1888 – 1980]

- Các cuộc đấu tranh của công nhân, thủy thủ Pháp và Trung Quốc ở Hương Cảng, Áo Môn, Thượng Hải đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào công nhân Việt Nam.

b. Các cuộc đấu tranh:

- Năm 1922, công nhân viên chức các sở công thương Bắc Kì đấu tranh đòi nghỉ ngày chủ nhật có lương.

- Năm 1924, diễn ra nhiều cuộc bãi công của công nhân ở Nam Định, Hà Nội, Hải Dương,…

+ 8 – 1925, cuộc bãi công của công nhân Ba Son ở cảng Sài Gòn nhằm ngăn cản Pháp chở binh lính sang đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân, thủy thủ Trung Quốc.

=> Đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam – giai cấp công nhân đi vào đấu tranh có tổ chức và mục đích rõ ràng.

Tính chất: Phong trào công nhân từ tự phát tiến dần đến tự giác [ ý thức giai cấp, chính trị ngày càng cao hơn].

Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam [phần 1]

Người đăng: Admin Công đoàn Ngày đăng: 9:51 | 16/01 Lượt xem: 9521

Video liên quan

Chủ Đề