Phụ cấp công vụ nghĩa là gì

Mục lục bài viết

  • 1. Mở đầu vấn đề
  • 2.Nguyên tắc và trường hợp được hưởng, thôi hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo
  • 3.Mức phụ cấp và cách trả phụ cấp
  • 4.Chủ thể được hưởng phụ cấp chức vụ
  • 5. Cách tính phụ cấp chức vụ

1. Mở đầu vấn đề

Ta có thể hiểu phụ cấp là một khoản tiền được sử dụng để bù đắp vào các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh của thang lương, bảng lương. Ngoài ra, phụ cấp còn có thể là các khoản bổ sung khác như tiền ăn ca, tiền xăng xe, tiền điện thoại,… mà doanh nghiệp trả cho người lao động.

Hay hiểu một cách đơn giản như sau, phụ cấp là khoản tiền hỗ trợ thêm mà người sử dụng lao động hay chủ doanh nghiệp thỏa thuận với người lao động và chi trả cho người lao động tính theo công việc hoặc theo chế độ quy định.

Phụ cấp chức vụ là phụ cấp lương cho công chức, viên chức hành chính sự nghiệp, người làm việc trong lực lượng vũ trang và trong doanh nghiệp do vừa làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ vừa giữ chức vụ lãnh đạo nhưng mới chỉ hưởng lương chuyên môn, nghiệp vụ.

Đối với các lao động có chức vụ trong khu Vực nhà nước nếu đã hưởng lương chức vụ thì không hưởng phụ cấp chức vụ. Đối với các lao động hợp đồng, hai khoản này vẫn có thể áp dụng đồng thời do thoả thuận của các bên. Phụ cấp chức vụ được trả cùng kì lương tháng, tính theo lương tối thiểu và hệ số phụ cấp hoặc do các bên thoả thuận. Hệ sø phụ cấp gồm rất nhiều mức, cao hay thấp phụ thuộc vào chức vụ đảm nhiệm và loại, cấp cơ quan, hạng doanh nghiệp...[Xf. Phụ cấp lương].

2.Nguyên tắc và trường hợp được hưởng, thôi hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo

a. Nguyên tắc

Cán bộ, công chức, viên chức được bầu cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức danh lãnh đạo nào thì hưởng mức phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo đó; nếu một người giữ nhiều chức danh lãnh đạo khác nhau thì hưởng mức phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cao nhất.

Người lao động được xét hưởng phụ cấp chức vụ theo các nguyên tắc cụ thể sau đây:

- Người lao động được xét hưởng phụ cấp chức vụ theo đúng chức danh được đảm nhận.

- Cán bộ, công chức, viên chức được bầu cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức danh lãnh đạo nào thì hưởng mức phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo của các cán bộ, công chức và viên chức đó.

- Đối với trường hợp một người giữ nhiều chức danh lãnh đạo khác nhau thì hưởng mức phụ cấp chức vụ của chức danh cao nhất.

- Người lao động không đồng thời hưởng lương chức vụ và phụ cấp chức vụ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

- Đối với người lao động trong cơ quan nhà nước nếu đã hưởng lương chức vụ thì không hưởng phụ cấp chức vụ.

- Đối với lao động theo hợp đồng, theo nguyên tắc tôn trọng sự tự do thỏa thuận giữa các bên, mà cá nhân đó vẫn có thể áp dụng đồng thời lương và phụ cấp chức vụ.

Lưu ý:

Đối với trường hợp một cá nhân cùng một lúc đảm nhiệm nhiều chức danh có thể đồng thời hưởng phụ cấp kiêm nhiệm và phụ cấp chức vụ nếu cá nhân đó đảm bảo đủ hai điều kiện cụ thể sau đây:

+ Cá nhân đang giữ chức danh lãnh đạo [được bầu cử hoặc bổ nhiệm] ở một cơ quan, đơn vị.

+ Chủ thể đó đang đảm nhiệm cùng lúc nhiều chức danh lãnh đứng đầu cơ quan, đơn vị mà trong đó có một chức danh lãnh đạo đứng đầu ở cơ quan, đơn vị theo cơ cấu tổ chức bộ máy được bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu nhưng hoạt động kiêm nhiệm.

b. Các trường hợp được hưởng và thôi hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo:

- Theo yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức, viên chức đang giữ chức danh lãnh đạo được luân chuyển đến giữ chức danh lãnh đạo khác, nếu có mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo mới thấp hơn thì được giữ mức phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo cũ.

- Cán bộ, công chức, viên chức được bầu cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức danh lãnh đạo khác, nếu có mức phụ cấp chức vụ mới thấp hơn mức phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cũ mà không thuộc diện luân chuyển theo yêu cầu nhiệm vụ, thì được bảo lưu mức phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cũ trong 6 tháng kể từ ngày được cấp có thẩm quyền phê chuẩn kết quả bầu cử hoặc ngày được bổ nhiệm giữ chức danh lãnh đạo mới; từ tháng thứ 7 trở đi hưởng mưc phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo mới.

- Các trường hợp thôi giữ chức danh lãnh đạo [bầu cử, bổ nhiệm]:

+ Nếu thôi giữ chức danh lãnh đạo do bị kỷ luật miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc không được bổ nhiệm lại, thì thôi hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo kể từ ngày quyết định thôi giữ chức danh lãnh đạo có hiệu lực thi hành,

+ Nếu thôi giữ chức danh lãnh đạo do được kéo dài thêm thời gian công tác khi đến độ tuổi nghỉ hưu hoặc thôi giữ chức danh lãnh đạo để nghỉ hưu theo thông báo của cơ quan có thẩm quyền, thì được bảo lưu mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo hiện hưởng.

+ Nếu thôi giữ chức danh lãnh đạo do sắp xếp tổ chức, tinh giản biên chế theo quy định của Chính phủ, thì thực hiện theo hướng dẫn riêng trong lần sắp xếp tổ chức, tinh giản biên chế đó.

+ Các trường hợp thôi giữ chức danh lãnh đạo [bầu cử, bổ nhiệm] còn lại ngoài các trường hợp tại các tiết c1, c2 và c3 nêu trên, được bảo lưu mức phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cũ trong 6 tháng kể từ ngày có quyết định thôi giữ chức danh lãnh đạo; từ tháng thứ 7 trở đi thôi hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo.

- Các trường hợp khác:

+ Nếu cơ quan, đơn vị chưa có cấp trưởng hoặc có cấp trưởng nhưng cấp trưởng không trực tiếp điều hành [do đi học, ốm đau và các nguyên nhân khác], thì người có quyết định [bằng văn bản] của cơ quan có thẩm quyền giao phụ trách hoặc giao quyền cấp trưởng [chưa phải là quyết định phê chuẩn kết quả bầu cử hoặc quyết định bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo] được hưởng mức phụ cấp chức vụ bằng mức phụ cấp chức vụ của cấp trưởng. Khi có quyết định thôi giao phụ trách hoặc thôi giao quyền cấp trưởng thì thôi hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo của cấp trưởng kể từ ngày quyết định có hiệu lực thi hành.

+ Nếu do thay đổi tổ chức mà hạng của cơ quan, đơn vị được xếp thấp hơn hạng cũ, thì những người đã giữ chức danh lãnh đạo trước ngày có quyết định của cấp có thẩm quyền thay đổi hạng tổ chức của cơ quan, đơn vị, được bảo lưu mức phụ cấp chức vụ cũ trong 6 tháng; từ tháng thứ 7 trở đi hưởng phụ cấp chức vụ theo hạng tổ chức mới.

+ Trường hợp do thay đổi địa giới hành chính, những người có quyết định của cấp có thẩm quyền chỉ định giữ chức danh lãnh đạo lâm thời, được hưởng mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo của chức danh lãnh đạo tương ứng. Khi hết thời hạn giữ chức danh lãnh đạo lâm thời được bầu cử hoặc bổ nhiệm giữ chức danh lãnh đạo nào thì hưởng phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo đó, không bảo lưu mức phụ cấp chức vụ đã được hưởng trong thời gian giữ chức danh lãnh đạo lâm thời.

3.Mức phụ cấp và cách trả phụ cấp

a. Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo

Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo được áp dụng theo quy định tại bảng phụ cấp chức vụ lãnh đạo [bầu cử, bổ nhiệm] trong các cơ quan nhà nước và trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước ban hành kèm theo Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 30 tháng 9 năm 2004 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ.

b. Cách trả phụ cấp chức vụ lãnh đạo

Phụ cấp chức vụ lãnh đạo [bao gồm cả hệ số chênh lệch đối với Trưởng đoàn, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách và Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định tại bảng phụ cấp chức vụ ban hành kèm theo Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 30 tháng 9 năm 2004 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội] được trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

4.Chủ thể được hưởng phụ cấp chức vụ

Theo quy định của pháp luật, các chủ thể được hưởng phụ cấp chức vụ bao gồm các đối tượng sau đây:

– Thứ nhất: Công chức, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập được hưởng phụ cấp chức vụ.

– Thứ hai: Người làm việc trong lực lượng vũ trang được hưởng phụ cấp chức vụ.

– Thứ ba: Các chủ thể là người làm việc trong doanh nghiệp được hưởng phụ cấp chức vụ.

Cần lưu ý rằng, phụ cấp chức vụ sẽ được trả định kì cùng lương tháng, được tính theo lương tối thiểu và hệ số phụ cấp hoặc do các bên thỏa thuận và được tính vào bảo hiểm xã hội.

Ngoài ra, hệ số phụ cấp gồm rất nhiều mức, quy định cụ thể tại bảng phụ cấp chức vụ lãnh đạo [bầu cử, bổ nhiệm] trong các cơ quan nhà nước và trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước ban hành kèm theo Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 và Nghị định số 204/2004/NĐ-CP.

Cá nhân giữ chức vụ được hưởng mức phụ cấp nào còn phụ thuộc vào chức vụ đảm nhiệm và loại, cấp cơ quan, hạng doanh nghiệp.

5. Cách tính phụ cấp chức vụ

Từ khi Nghị quyết 86/2019/QH14 được thông qua, mức lương cơ sở đã tăng từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,6 triệu đồng/tháng. Do đó, không chỉ lương mà hàng loạt phụ cấp khác của các đối tượng cán bộ, công chức, viên chức cũng tăng theo, trong đó có phụ cấp chức vụ.

Theo quy định pháp luật hiện hành, phụ cấp chức vụ được tính như sau:

Phụ cấp chức vụ được thực hiện từ 01/7/2020 = [[Mức lương thực hiện từ 01/7/2020] + Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo thực hiện từ 01/7/2020 [nếu có]] + Mức phụ cấp thâm niên vượt khung thực hiện từ 01/7/2020 [nếu có]]] x [Tỷ lệ % phụ cấp được hưởng theo quy định].

[MK LAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.]

Trên đây là nội dung Luật Minh Khuê đã sưu tầm và biên soạn. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số: 1900.6162 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khu

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng!

Luật Minh Khuê [Sưu tầm và biên tập].

Video liên quan

Chủ Đề