Phu nhân trần đại quang là ai

Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Nhà vua Nhật Bản Akihito duyệt Đội danh dự Quân đội Nhân dân Việt Nam

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân, Nhà vua Nhật Bản Akihito và Hoàng hậu thực hiện chuyến thăm cấp Nhà nước lần đầu tiên tới Việt Nam từ ngày 28/2-5/3.

Chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản là một sự kiện quan trọng, mang ý nghĩa biểu tượng, một dấu mốc lịch sử trong quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa hai nước.

Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản là biểu tượng cao quý của đất nước và khối đoàn kết toàn dân Nhật Bản. Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản chỉ thực hiện các chuyến thăm nhân dịp kỷ niệm đặc biệt đối với các đối tác có quan hệ thân thiết với Nhật Bản. Nhà vua Akihito là người có tình cảm tốt đẹp với Việt Nam, ủng hộ các thành viên Hoàng gia Nhật Bản tăng cường giao lưu với Việt Nam.

Lịch sử quan hệ Việt Nam-Nhật Bản đã lưu lại nhiều dấu ấn trong hành trình gắn kết, giao lưu giữa hai dân tộc từ nhiều thế kỷ trước. Việt Nam và Nhật Bản là hai dân tộc giàu truyền thống, chia sẻ nhiều nét tương đồng về văn hóa, giá trị nhân văn, tinh thần tự lực, tự cường.

Những phát hiện khảo cổ cho thấy những dấu tích gốm sứ của Việt Nam thế kỷ 15-17 ở Okinawa và nhiều địa phương khác của Nhật Bản và đồ gốm Nhật Bản cũng được phát hiện trong khu di tích Hoàng thành Thăng Long.

Ngôi chùa Jomyo ở thành phố Nagoya hiện vẫn còn lưu giữ bức tranh Giao Chỉ quốc mậu dịch độ hải đồ được vẽ trước năm 1640 của dòng họ Chaya mô tả một phần thương cảng Faifo-Hội An ngày nay của Việt Nam và thương thuyền của các nhà buôn Nhật Bản đến từ Nagasaki hồi thế kỷ 17 như một minh chứng sinh động cho sự khởi đầu giao thương giữa hai dân tộc.

Một số bậc chí sỹ yêu nước của Việt Nam hồi đầu thế kỷ 20 cũng đã sang Nhật Bản tìm đường cứu nước và học hỏi những tiến bộ trong cải cách thời Minh Trị. Về văn hóa, Nhã nhạc cung đình Huế và Nhã nhạc cung đình Nhật Bản có mối liên hệ mật thiết.

Việt Nam và Nhật Bản đã xây dựng được mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp nhất từ trước đến nay, tin tưởng về chính trị, tăng cường hợp tác và hỗ trợ kinh tế, hợp tác tại các diễn đàn quốc tế và khu vực. Đó là nhận định chung được lãnh đạo hai nước đưa ra khi đánh giá về mối quan hệ đã có bề dày gần 45 năm phát triển.

Sáng 1/3, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân đã chủ trì lễ đón Nhà vua Nhật Bản Akihito và Hoàng hậu với nghi thức trọng thể.

Tham gia lễ đón, về phía Việt Nam có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng; Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Đào Việt Trung, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung; Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Nguyễn Quốc Cường và Phu nhân. Về phía Nhật Bản có các đoàn viên chính thức tháp tùng Nhà vua và Hoàng hậu.

Sau lễ đón chính thức, sáng cùng ngày, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân đã hội kiến với Nhà vua Nhật Bản Akihito và Hoàng hậu.

Trong bầu không khí thắm tình hữu nghị và ấm cúng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân nhiệt liệt chào mừng Nhà vua Akihito và Hoàng hậu lần đầu tiên có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam trong những ngày đầu Xuân mới, coi đây là chuyến thăm có ý nghĩa lịch sử trong quan hệ hai nước; bày tỏ tin tưởng rằng chuyến thăm của Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản sẽ góp phần tăng cường sự tin cậy, hiểu biết và tình cảm giữa nhân dân hai nước, qua đó phát triển hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam-Nhật Bản trong thời gian tới.

Thay mặt Nhà nước và nhân dân Việt Nam, Chủ tịch nước Trần Đại Quang trân trọng cảm ơn sự quan tâm và tình cảm của Nhà vua Akihito, Hoàng hậu, Hoàng gia, Chính phủ và nhân dân Nhật Bản dành cho nhân dân Việt Nam trong thời gian qua. Nhà vua Akihito và Hoàng hậu bày tỏ vui mừng lần đầu tiên thăm Việt Nam; cảm ơn sự đón tiếp trọng thị, nồng ấm của Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Phu nhân, Nhà nước và nhân dân Việt Nam.

Hai nhà Lãnh đạo cùng nhau điểm lại lịch sử giao lưu lâu dài giữa nhân dân hai nước có từ thế kỷ thứ 8 khi Đại sư Phật Triết của Việt Nam sang Nara - kinh đô đương thời của Nhật Bản để giao lưu Phật giáo, âm nhạc và các thuyền buôn của thương gia Nhật Bản tới phố cảng Hội An để giao thương vào thế kỷ 16-17. Hai nhà Lãnh đạo bày tỏ hài lòng và phấn khởi trước những bước phát triển nhanh chóng và tốt đẹp của quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản trong gần 45 năm qua và mong muốn thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước trong thời gian tới.

Nhà vua Nhật Bản Akihito cho rằng sự giao lưu trong lịch sử là nền tảng quan trọng để hai nước thúc đẩy hợp tác vì sự phát triển của mỗi nước và quan hệ hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản.

Cũng tại buổi hội kiến, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân đã giới thiệu với Nhà vua Akihito và Hoàng hậu về nền văn hóa Việt Nam đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu các tinh hoa của văn hóa thế giới; bày tỏ mong muốn được đón nhiều thành viên Hoàng gia Nhật Bản thăm Việt Nam vào năm 2018 - dịp hai nước kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và cùng phía Việt Nam tham dự các sự kiện kỷ niệm.

Cũng trong sáng 1/3, Nhà vua Akihito và Hoàng hậu đã tới đặt vòng hoa và viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh./.

Nhận lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Ấn Độ Ram Nath Kovind, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và phu nhân, cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Ấn Độ từ ngày 2 đến 4-3.

Tham gia Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đi thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Ấn Độ có: Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Đào Việt Trung, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An Nguyễn Đắc Vinh, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Nguyễn Mạnh Hiển, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh.

Tham gia đoàn còn có Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Tôn Sinh Thành, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đặng Đình Quý, Thứ trưởng Bộ Công an Bùi Văn Thành, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đặng Thị Bích Liên, Trợ lý Chủ tịch nước Trần Quang Tiệp.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang và phu nhân.

Chuyến thăm cấp Nhà nước của Chủ tịch nước Trần Đại Quang và phu nhân tới Cộng hòa Ấn Độ diễn ra trong bối cảnh quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Ấn Độ tiếp tục phát triển sâu rộng, đặc biệt kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược vào năm 2007 và nâng cấp lên Đối tác chiến lược toàn diện năm 2016.

Chuyến thăm khẳng định Việt Nam kiên trì đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, trong đó luôn coi trọng tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác nhiều mặt với Ấn Độ. Việt Nam và Ấn Độ có mối quan hệ hữu nghị truyền thống, gắn bó lâu đời, được các thế hệ lãnh đạo hai nước gìn giữ, vun đắp và liên tục phát triển.

Từ những năm 50 của thế kỷ trước, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Jawaharlal Nehru đã khẳng định tình hữu nghị thủy chung giữa hai dân tộc. Ấn Độ tích cực ủng hộ Việt Nam trong các cuộc kháng chiến giành độc lập, thống nhất trước đây, cũng như trong sự nghiệp đổi mới và phát triển sau này.

Kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược năm 2007, hai bên đã mở rộng, triển khai tất cả các lĩnh vực hợp tác từ kinh tế, thương mại, đầu tư đến hợp tác trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng, khoa học giáo dục, văn hóa, du lịch, nông nghiệp… Trong đó, quan hệ kinh tế, thương mại được Chính phủ hai nước xác định là một trong những trụ cột của mối quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam - Ấn Độ.

Ấn Độ hiện là một trong 10 đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, trong khi đó Việt Nam cũng là đối tác ưu tiên hàng đầu trong Chính sách hướng Đông của Ấn Độ. Kim ngạch thương mại song phương tăng bình quân 16%/năm trong giai đoạn 2008 - 2013.

Năm 2017, kim ngạch thương mại ước đạt 7,5 tỷ USD [tăng 37,7% so với 2016]. Đến hết tháng 11-2017, tổng vốn đăng ký đầu tư của Ấn Độ vào Việt Nam đạt 756 triệu USD, với 168 dự án đầu tư tại 24 tỉnh/thành phố, đứng thứ 28/126 quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Việt Nam hiện có 7 dự án đầu tư sang Ấn Độ với tổng vốn đăng ký là 6,15 triệu USD, chủ yếu trong lĩnh vực phân phối các sản phẩm thức ăn gia súc, phân phối vật liệu xây dựng, xuất khẩu mỹ phẩm, các sản phẩm tin học…

Ấn Độ đang giúp Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trên nhiều lĩnh vực như công nghệ thông tin, kinh tế, luật, tiếng Anh… thông qua nhiều học bổng ngắn hạn và dài hạn [khoảng 150 suất]. Những năm gần đây, lượng khách Ấn Độ đến Việt Nam đã có mức tăng ấn tượng, trung bình 17%/năm trong giai đoạn 2010 - 2016; năm 2016 tăng 30% [85.000 lượt].

Hai bên phối hợp chặt chẽ và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương, nhất là trong khuôn khổ Liên Hợp Quốc. Trong vai trò là điều phối viên quan hệ Ấn Độ - ASEAN [giai đoạn 2015 - 2018], Việt Nam ủng hộ Ấn Độ thực hiện Chính sách “Hành động hướng Đông”, các sáng kiến kết nối khu vực, hỗ trợ phát triển Tiểu vùng Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam [CLMV], sông Hằng - sông Mekong [MGC].

* Chiều tối 2-3, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã tiếp Bộ trưởng Nông Nghiệp Bang Bihar Pr Kumar, Ấn Độ.

Phạm Miên

Video liên quan

Chủ Đề