Phương án nào sau đây đúng nhất với quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân

Quản lý nhà nước được hiểu là hoạt động quản lý của Nhà nước. Khác với quản lý của khu vực tư, quản lý của nhà nước là hoạt động quản lý đặc biệt, được thực hiện bằng quyền lực nhà nước. Quản lý xã hội là sự quản lý tổng thể xã hội chứ không phải là quản lý khía cạnh xã hội của sự phát triển. Vậy quyền tham gia quản lý nhà nước quản lý xã hội của công dân như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn quy định của pháp luật liên quan đến nội dung nêu trên. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích cho bạn đọc

Căn cứ pháp lý

Hiến pháp năm 2013

– Quản lý Nhà nước là hoạt động quản lý Nhà nước, khác với quản lý của khu vực tư, quản lý Nhà nước là hoạt động quản lý đặc biệt được thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

– Quản lý xã hội là sự quản lý tổng thể xã hội chứ không phải là quản lý khía cạnh xã hội của sự phát triển.

– Quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội là quyền cơ bản của công dân về lĩnh vực chính trị được ghi nhận trong đạo luật cơ bản của Nhà nước. Theo đó, nhà nước bảo đảm cho công dân có quyền tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào việc quản lý nhà nước và xã hội.

Căn cứ quy định tại Điều 28 – Hiến pháp năm 2013, quy định về quyền này như sau:

“ Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan Nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước.”

– Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.

Việc làm nào dưới đây là thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và quản lý xã hội của công dân ?

  • A. Tham gia tuyên truyền phòng, chống tệ nạn xã hội.
  • B. Kiến nghị với Ủy ban nhân dân xã về phát triển sản xuất ở xã mình.
  • C. Đóng góp tiền ủng hộ nhân dân vùng lũ lụt.
  • D. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong trường học.

Đáp án đúng là phương án B

Điều kiện tham gia quản lý nhà nước và xã hội

Độ tuổi tham gia quản lý nhà nước và xã hội: Hiến pháp 2013 quy định, công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân . Việc thực hiện các quyền này do luật định. Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân. Để thống nhất thực hiện, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân xác định rõ “Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp”. Luật Trưng cầu ý dân cũng quy định “Công dân nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên tính đến ngày trưng cầu ý dân có quyền bỏ phiếu để biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân”, trừ trường hợp không được ghi tên, bị xóa tên trong danh sách cử tri.

Trường hợp hạn chế quyền tham gia quản lý bao gồm:

– Trường hợp không được bầu cử, ứng cử đại biểu quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân: Luật Bầu cử đại biểu quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân quy định một số trường hợp không được bầu cử, không được ứng cử đại biểu quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân khi có hành vi vi phạm pháp luật hình sự. Theo đó, có năm nhóm trường hợp không được ứng cử đại biểu quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân: Người đang bị tước quyền ứng cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người đang chấp hành hình phạt tù, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; Người đang bị khởi tố bị can; Người đang chấp hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án; Người đã chấp hành xong bản án, quyết định hình sự của Tòa án nhưng chưa được xóa án tích; và Người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

– Những trường hợp không được bỏ phiếu để biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân bao gồm: Người bị kết án tử h́ình đang trong thời gian chờ thi hành án; Người đang phải chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo; nếu đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ mà được trả tự do thì những người này được bổ sung tên vào danh sách cử tri và nhận thẻ cử tri để bỏ phiếu trưng cầu ý dân; Người đã có tên trong danh sách cử tri nếu đến thời điểm bắt đầu bỏ phiếu bị kết án tử hình, phải chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo thì Ủy ban nhân dân xã xóa tên người đó trong danh sách cử tri và thu hồi thẻ cử tri.

– Những trường hợp không được làm việc trong cơ quan nhà nước: Luật Cán bộ, công chức quy định người có hành vi vi phạm pháp luật hình sự không được tuyển dụng, làm việc trong cơ quan nhà nước. Thêm vào đó, Luật cũng đề cập điều kiện dự tuyển công chức và xử lý kỷ luật cũng loại trừ những người đang làm việc có vi phạm pháp luật ra khỏi bộ máy nhà nước.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Quyền tham gia quản lý nhà nước quản lý xã hội của công dân″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo sổ xác nhận tình trạng hôn nhân; tìm hiểu luật xin phép bay flycam; cách tra cứu quy hoạch xây dựng, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

FaceBook: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: //www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: //www.youtube.com/Luatsux

Các hình thức tham gia quản lý nhà nước và xã hội là gì?

Hình thức tham gia quản lý nhà nước và xã hội là: trực tiếp hoặc gián tiếp

Tham gia quản lý nhà nước và xã hội theo hình thức trực tiếp như thế nào?

Công dân thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của mình bằng cách tham gia ứng cử đại biểu quốc hội hoặc ứng cử vào Hội đồng nhân dân các cấp. Khi trúng cử, trở thành đại biểu quốc hội hoặc đại biểu Hội đồng nhân dân, công dân có thể trực tiếp tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội thông qua việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình. Công dân có thể tham gia hoạt động trong các cơ quan nhà nước thông qua cơ chế tuyển dụng.

5 ra khỏi 5 [1 Phiếu bầu]

Câu 1: Công dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của mình thông qua việc: 

  • A. tham gia tuyên truyền bảo vệ môi trường ở cộng đồng
  • B. tham gia lao động công ích ở địa phương.
  • D. viết bài, đăng báo quảng bá cho đu lịch địa phương

Câu 2: Việc làm nào sau đây là thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân?

  • B. Tham gia giữ gìn trật tự, an toàn giao thông tại địa phương
  • C. Tuyên truyền phòng chống dịch bệnh ở khu dân cư.
  • D. Tham gia lao động công ích ở địa phương

Câu 3: Người giải quyết khiếu nại là cơ quan, tổ chức, cá nhân

  • A. bất kỳ.
  • B. có thẩm quyền giải quyết, khiếu nại.
  • D. thuộc ngành Thanh tra.

Câu 4: Việc làm nào dưới đây là thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và quản lý xã hội của công dân?

  • A. Tham gia tuyên truyền phòng, chống tệ nạn xã hội.
  • C. Đóng góp tiền ủng hộ nhân dân vùng lũ lụt.
  • D. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong trường học.

Câu 5: Nhân dân biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín tại các hội nghị để quyết định về những vấn đề liên quan ở địa phương là thực hiện quyền nào dưới đây của công dân ?

  • A. Quyền tự do ngôn luận.
  • C. Quyền tự do bày tở ý kiến, nguyện vọng.
  • D. Quyền công khai, minh bạch.

Câu 6: Những ai được thực hiện quyền tố cáo?

  • A. Mọi cá nhân, tổ chức.
  • C. Những người không vi phạm pháp luật.
  • D. Những công dân từ đủ 18 tuổi trởlên

Câu 7: "Quyền bầu cử và quyền ứng cử được thể hiện một cách khái quát là: Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân." là một nội dung thuộc:

  • A. Ý nghĩa quyền bầu cử, ứng cử
  • C. Khái niệm quyền bầu cử, ứng cử
  • D. Bình đẳng trong thực hiện quyền bầu cử, ứng cử

Câu 8: Ở bước đầu tiên, người tố cáo cần gửi đơn đến cơ quan, cá nhân, tổ chức nào dưới đây ?

  • B. Cơ quan công an.
  • C. Ủy ban nhân dân các cấp.
  • D. Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

Câu 9: Ở phạm vi cơ sở, dự thảo qui hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của xã, phường là

  • A. Những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện
  • C. Những việc dân đuợc thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã, phường quyết định
  • D. Những việc nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra

Câu 10: Trước khi được ban hành, Hiến pháp năm 2013 đã được đưa ra thảo luận, lấy ý kiến trong nhân dân. Việc nhân dân tham gia góp ý kiến vào Dự thảo Hiến pháp năm 2013 là thực hiện quyền nào dưới đây của công dân ?

  • B. Quyền tự do dân chủ.
  • C. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
  • D. Quyền tham gia xây dựng đất nước.

Câu 11: B phát hiện thấy người lấy trộm tài sản của cơ quan, B cần phải làm gì để thực hiện quyền của công dân ?

  • A. Lờ đi coi như không biết.
  • B. Truy bắt người ăn trộm.
  • D. Báo cho bố mẹ và bạn bè biết.

Câu 12: Công dân được quyền khiêu nại khi thấy

  • A. hành vi gây hại cho lợi ích công cộng.
  • B. hành vi gây hại cho tài sản của nhà nước.
  • C. hành vi gây hại cho tài sản của người khác.

Câu 13: Ở phạm vi cơ sở, xây dựng hương ước, qui ước ... là:

  • A. Những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện
  • B. Những việc dân bàn và quyết định trực tiếp
  • D. Những việc nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra

Câu 14: Người khiếu nại có các quyền và nghãi vụ do luật nào quy định ?

  • B. Luật Hành chính.
  • C. Luật báo chí.      
  • D. Luật tố cáo.

Câu 15: Công dân được quyền tô cáo khi phát hiện

  • A. Quyết định kỉ luật của công ty quá nặng với mình
  • C. Cán bộ thu thuế áp mức thuế cao hơn so với thực tế kinh doanh của công ty
  • D. Quyết định xử phạt hành chính xâm phạm lợi ích hợp pháp của mình.

Câu 16: Bà H vì đau chân nên không đến được nơi bầu cử. Vì vậy tổ bầu cử đã mang hòm phiếu đến tận nhà bà để bà bỏ phiếu bầu đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Việc làm của tổ bầu cử là để đảm bảo quyền bầu cử nào dưới đây của bà H ?

  • A. Bình đẳng.      
  • B. Phổ thông.
  • D. Tự nguyện.

Câu 17: Chị L là nhân viên Công ty X có hai lần đi làm muộn nên bị Giám đốc Công ty ra quyết định kỷ luật với hình thức hạ bậc lương. Không đồng ý với quyết định của Giám đốc, chị L có thể làm gì trong các cách dưới đây để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình ?

  • A. Viết đơn đề nghị giám đốc xem lại.
  • C. Gửi đơn tố cáo đến cơ quan cấp trên.
  • D. Gửi đơn khiếu nại đến Giám đốc Công ty.

Câu 18: Quyên khiếu nại, tổ cáo là công cụ thực hiện

  • A. dân chủ gián tiếp để bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp của công dân.
  • B. dân chủ trực tiếp để bảo vệ mọi lợi ích của công dân.
  • D. công bằng xã hội chọ mọi công dân.

Câu 19: Cho rẳng quyết đinh của Giám đốc Công ty kỷ luật mình với hình thức “Chuyển công tác khác” là trái pháp luật, chị D làm đơn khiếu nại quyết định này. Chị D có thể gửi đơn khiếu nại đến ai dưới đây ?

  • A. Gửi đến cơ quan cấp trên của Công ty.
  • B. Gửi cơ quan công an.
  • C. Gửi đến Giám đốc Công ty.

Câu 20: Việc nào sau đây không thuộc quyển tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân?

  • A. Thảo luận, biểu quyết các vấn đề trọng đại khi nhà nước trưng cầu dân ý.
  • C. Góp ý kiến cho dự thảo quy hoạch sử dụng đất của xã.
  • D. Kiến nghị với Ủy ban nhân dân xã về bảo vệ môi trường ở địa phương.

Câu 21: Bà L bị Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện ra quyết định buộc tháo dỡ công trình xây dựng nhà ở. Khi cho rẳng quyết định xây dựng trên là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bà L cần làm đơn gì và gửi đến chủ thể nào dưới đây cho đúng pháp luật ?

  • A. Đơn tố cáo, gửi cơ quan công an phường, nơi có công trình bị tháo dỡ.
  • B. Đơn tố cáo, gửi Thanh tra xây dựng huyện.
  • D. Đơn khiếu nại, gửi đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện.

Câu 22: Công dân được góp phần thúc đây sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước thông qua:

  • A. quyền tự do kinh doanh
  • B. việc tham gia các hoạt động xã hội
  • D. quyền tham gia lao động công ích.

Câu 23: Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội có ý nghĩa rất lớn với công dân, vì đó là:

  • A. Quyền tự do kinh doanh
  • C. Cơ sở để công dân thực hiện các quyền tự do của mình
  • D. Cơ sở để công dân tham gia lao động công ích góp phần xây dựng đất nước

Câu 24: Công dân được đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính xâm phạm lợi ích hợp pháp của mình bằng quyền

  • B. tố cáo
  • C. tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội
  • D. tự do ngôn luận.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề