Phương pháp xây dựng ngân sách marketing

Hướng dẫn phân bổ ngân sách khi triển khai chiến lược Marketing

Marketing là hoạt động quan trọng để thương hiệu có thể tiếp cận và phát triển danh sách khách hàng tiềm năng cũng như quảng bá các sản phẩm, dịch vụ mới của công ty. Tuy nhiên, để làm được điều đó, việc xác định ngân sách Marketing cho thương hiệu là vô cùng cần thiết, bởi vì không ai muốn “mất tiền” một cách vô ích.

Vì sao doanh nghiệp cần xác định ngân sách Marketing?

Việc xác định ngân sách Marketing không phải là điều đơn giản. Thậm chí, nó được xem là thách thức đối với những người trong ngành Marketing.

Việc phân bổ ngân sách cần được phác thảo nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh trong một thời điểm hoặc thời gian cụ thể. Các doanh nghiệp B2B nên lập kế hoạch marketing, mục tiêu kinh doanh cho cả quý, cả năm hoặc theo lộ trình dài hạn từ 3 đến 5 năm. Để xác định ngân sách tiếp thị B2B dựa trên mục tiêu nhà quản lý có thể xem xét các yếu tố sau đây:

  • Vị trí của doanh nghiệp trên thị trường
  • Cơ hội lớn nhất trong ngành của doanh nghiệp
  • Mục tiêu doanh thu hàng năm của doanh nghiệp
  • Doanh thu hàng tháng cần đạt được để hoàn thành mục tiêu
  • Doanh số trung bình trên mỗi khách hàng
  • Số lần bán hàng cần thiết để đạt được doanh thu hàng tháng
  • Số lượng khách hàng tiềm năng trung bình trước khi giao dịch kết thúc 
  • Chi phí cho mỗi lần tiếp thị khách hàng tiềm năng đủ điều kiện

Ngân sách Marketing là gì? Những gì bạn cần để xác định ngân sách Marketing

Ngân sách Marketing [Marketing Budget] là khoảng tiền mà bạn có sẵn để chi trả cho tất cả các chi phí về Marketing của mình và nên được liệt kê chi tiết từng khoảng cho từng kênh mà bạn sử dụng.Thông thường, việc xác định ngân sách Marketing cho doanh nghiệp của bạn bao gồm những hạng mục sau:

  • Chi phí liên quan đến chiến dịch đang chạy: là những chi phí cho các chiến dịch PPC hoặc các khoản thanh toán cho các influencers để họ đăng về các sản phẩm của mình.
  • Các dịch vụ tiếp thị, quảng cáo và tư vấn: bao gồm thiết kế đồ họa, viết nội dung [copywriting], chuyên gia tối ưu hóa SEO và phát triển chiến lược.
  • Chi phí phần mềm: những phần mềm được sử dụng để cải thiện hoặc tối ưu các chiến dịch tiếp thị [phần mềm thiết kế đồ họa, phần mềm quản lý, các công cụ nghiên cứu từ khóa]
  • Đào tạo: có thể là các khóa học trực tuyến, các buổi hội thảo/ hội nghị để bổ sung thêm kiến thức/ kinh nghiệm cho nhân viên hoặc cả chính bạn.

Ngoài ra, tùy thuộc vào chiến lược và mục tiêu của doanh nghiệp, bạn cũng có thể cần phải chi trả cho nhân viên chịu trách nhiệm quản lý các chiến dịch Marketing của mình. 

Dự toán chi phí marketing được xác định dựa theo một trong bốn cách sau:

Cách 1: Xác định ngân sách cân xứng với đối thủ: Cách xác định này dựa trên lập luận là “nếu sử dụng ngân sách thấp hơn đối thủ thì doanh nghiệp có thể bị mất đi khách hàng” hoặc giảm doanh số và lợi nhuận

Cách 2: Xác định theo một tỷ lệ nhất định: Ngân sách này được ban quản trị công ty xác định sau khi đã cân nhắc kỹ lưỡng về các nguồn lực, ngân sách quảng cáo của các năm trước và mục tiêu ưu tiên của doanh nghiệp trong năm nay.

Cách 3: Dựa theo phần trăm doanh thu: Theo phương pháp này thi ngân sách danh cho marketing sẽ được xác định dựa theo tỷ lệ doanh thu bán hàng của công ty. Đây là phương pháp rất phổ biến hiện này vì việc tính toán đơn giản và dễ thực hiện.

Cách 4: Dựa trên kì vọng của công ty: Ngân sách này sẽ được xác định nhằm hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp. Ví dụ: doanh nghiệp muốn tăng doanh số bán hàng thêm 50% thì việc tăng ngân sách cho marketing là điều tất yếu.

Nên chi bao nhiêu cho chiến dịch Marketing 

Các doanh nghiệp kinh doanh hàng tiêu dùng nên dành 6-12% doanh thu cho Marketing. Còn các doanh nghiệp B2B nên chi khoảng 2-6% doanh thu cho Marketing. Một báo cáo Hội đồng Giám đốc Marketing [CMO] năm 2010 chỉ ra rằng 16% các doanh nghiệp chi 5-6% doanh thu cho Marketing, và 23% doanh nghiệp dành hơn 6% cho hoạt động này.

Các doanh nghiệp đang giới thiệu sản phẩm hoặc thương hiệu mới, hay thâm nhập thị trường mới thường chi đến 20% doanh thu [đôi khi là cao hơn] cho Marketing, việc chi tiêu mạnh tay hơn để xây dựng vào mở rộng thêm thị phần là đều tất yêu mà các doanh nghiệp mới thâm nhập thị trường nên làm. Với nhiều thương hiệu cao cấp, thậm chí họ còn chi tiêu mạnh tay hơn cho hoạt động Marketing của mình để tiếp tục xây dựng và gìn giữ thương hiệu.

Một ngân sách marketing phù hợp sẽ là lộ trình cho bạn hướng đến tương lai. Điều này rất quan trọng trong trong việc đóng góp vào thành công của công ty. Để sử dụng sản phẩm dịch vụ tại Noka Marketing quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi.

Một số câu hỏi giúp nhà quản trị đưa ra quyết định về ngân sách marketing:

1. Trong năm trước hoặc đến thời điểm này của năm nay, bạn đã tiêu tiền vào các hạng mục marketing nào? 

2. Hoạt động marketing nào có tác dụng và hoạt động nào không? 

3. Bạn sẽ lặp lại hoạt động nào và lập ngân sách cho nó ra sao? 

4. Bạn đang lên kế hoạch giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ mới nào?

5. Sẽ cần phải lên ngân sách cho các hoạt động marketing nào cho những sản phẩm hoặc dịch vụ này? 

6. Kế hoạch mở rộng hay cải tiến nào của bạn sẽ cần marketing [con người/cơ sở vật chất/sản phẩm/dịch vụ?] 

7. Bạn sẽ chi 10% doanh số bán hàng năm trước như thế nào vào các hoạt động marketing của năm tới? 

8. Bạn có thể sử dụng bao nhiêu ý tưởng hay vũ khí marketing mà không tốn kém gì? 

9. Bạn có thể sử dụng phần chính của hoạt động marketing cho các lợi ích nào khác nữa? 

10. Đâu là phương thức marketing đem lại lợi nhuận [trên đầu tư] cao nhất cho bạn? 

11. Khảo sát [điều tra] các đối thủ cạnh tranh trong một khu vực địa lý khác so với nơi bạn đang hoạt động để biết ngân sách marketing của họ chiếm bao nhiêu phần trăm doanh thu? 

12. Bạn đánh giá lại ngân sách marketing của bạn như thế nào? 

13. Có nên Đưa ngày đánh giá vào lịch marketing không?

Thông tin liên hệ:

NOKA MARKETING

SĐT/ Zalo: 0901 634 434

Mail:

Fanpage: Dịch Vụ Quảng Cáo Marketing

Website: Nokamarketing.com

Video liên quan

Chủ Đề