Polyme acrylic dạng nguyên sinh là gì

Chú giải.

1. Trong toàn bộ Danh mục khái niệm “plastic” có nghĩa là các loại nguyên liệu thuộc các nhóm 39.01 đến 39.14 có khả năng tạo thành hình dạng dưới tác động bên ngoài [thường là nhiệt độ và áp suất, nếu cần có thể thêm dung môi hay chất hóa dẻo] tại thời điểm polyme hóa hoặc tại các giai đoạn tiếp theo bằng phương pháp đúc, đổ khuôn, đùn, cán hay các quá trình tạo hình khác và giữ nguyên hình dạng khi không còn tác động bên ngoài.

Trong toàn bộ Danh mục, bất kỳ nội dung nào liên quan đến “plastic” cũng bao gồm sợi lưu hóa. Tuy nhiên, thuật ngữ này không áp dụng đối với các vật liệu được coi là vật liệu dệt thuộc Phần XI.

2. Chương này không bao gồm:

[a] Các chế phẩm bôi trơn của nhóm 27.10 hoặc 34.03;

[b] Các loại sáp thuộc nhóm 27.12 hoặc 34.04;

[c] Các hợp chất hữu cơ đã được xác định về mặt hóa học riêng biệt [Chương 29];

[d] Heparin hoặc các muối của nó [nhóm 30.01];

[e] Các dung dịch [trừ các dung dịch keo] gồm các sản phẩm bất kỳ được mô tả trong các nhóm 39.01 đến 39.13 trong các dung môi hữu cơ dễ bay hơi khi trọng lượng dung môi vượt quá 50% tính theo trọng lượng dung dịch [nhóm 32.08]; lá phôi dập thuộc nhóm 32.12;

[f] Các chất hoặc các chế phẩm hữu cơ hoạt động bề mặt thuộc nhóm 34.02;

[g] Gôm nấu chảy hoặc gôm este [nhóm 38.06];

[h] Các chất phụ gia đã điều chế dùng cho dầu khoáng [kể cả xăng] hoặc cho các loại chất lỏng khác sử dụng như dầu khoáng [nhóm 38.11];

[ij] Các chất lỏng thủy lực đã được điều chế từ các polyglycol, silicon hoặc polyme khác thuộc Chương 39 [nhóm 38.19];

[k] Chất thử chẩn đoán bệnh hoặc chất thử thí nghiệm có lớp bồi bằng plastic [nhóm 38.22];

[l] Cao su tổng hợp, như định nghĩa của Chương 40, hoặc các sản phẩm của chúng;

[m] Yên cương hoặc bộ đồ yên cương [nhóm 42.01] hay các loại hòm, vali, túi xách tay hay các vật đựng khác thuộc nhóm 42.02;

[n] Dây tết bện, các sản phẩm bằng liễu gai hoặc các sản phẩm khác thuộc Chương 46;

[o] Các loại tấm phủ tường thuộc nhóm 48.14;

[p] Các mặt hàng thuộc Phần XI [nguyên liệu dệt và các sản phẩm dệt];

[q] Các mặt hàng thuộc Phần XII [ví dụ, hàng giày dép, mũ và các vật đội đầu khác, dù, ô che nắng, ba toong, roi da, roi điều khiển súc vật kéo hay các bộ phận của các mặt hàng trên];

[r] Đồ trang sức làm bằng chất liệu khác thuộc nhóm 71.17;

[s] Các mặt hàng thuộc Phần XVI [máy và các thiết bị cơ khí hay điện];

[t] Phụ tùng phương tiện bay hoặc xe thuộc Phần XVII;

[u] Các mặt hàng thuộc Chương 90 [ví dụ, các bộ phận quang học, gọng kính đeo, dụng cụ vẽ];

[v] Các mặt hàng thuộc Chương 91 [ví dụ, vỏ đồng hồ thời gian hay vỏ đồng hồ cá nhân];

[w] Các mặt hàng thuộc Chương 92 [ví dụ, nhạc cụ hay các bộ phận của nhạc cụ];

[x] Các mặt hàng thuộc Chương 94 [ví dụ, đồ nội thất, đèn và bộ đèn, biển hiệu được chiếu sáng, nhà lắp ghép];

[y] Các mặt hàng thuộc Chương 95 [ví dụ, đồ chơi, thiết bị trò chơi, dụng cụ, thiết bị thể thao]; hoặc

[z] Các mặt hàng thuộc Chương 96 [ví dụ, bàn chải, khuy, khóa kéo, lược, ống tẩu hút thuốc lá, đót thuốc lá hay các loại tương tự, bộ phận bình chân không hoặc các loại tương tự, bút, bút chì bấm, và chân đế loại một chân [monopods], hai chân [bipods], ba chân [tripods] và các sản phẩm tương tự].

3. Các nhóm 39.01 đến 39.11 chỉ áp dụng đối với các mặt hàng được sản xuất bằng phương pháp tổng hợp hóa học, thuộc các loại sau:

[a] Các loại polyolefin tổng hợp dạng lỏng có hàm lượng dưới 60% tính theo thể tích cất, thu được bằng phương pháp chưng cất giảm áp ở nhiệt độ 300oC, áp suất 1.013 milibar [các nhóm 39.01 và 39.02];

[b] Các loại nhựa, chưa được polyme hóa ở mức độ cao, thuộc loại comarone-indene [nhóm 39.11];

[c] Các loại polyme tổng hợp khác trung bình có tối thiểu 5 đơn vị monome trong mạch;

[d] Các silicon [nhóm 39.10];

[e] Các resol [nhóm 39.09] và các tiền polyme khác.

4. Thuật ngữ “copolyme” dùng để chỉ tất cả các loại polyme trong thành phần của nó không chứa loại monome đơn nào chiếm từ 95% trở lên tính theo trọng lượng của tổng hàm lượng polyme.

Theo mục đích của Chương này, trừ khi có yêu cầu khác, các copolyme [kể cả các copolyme ngưng tụ, các sản phẩm copolyme cộng hợp, các copolyme khối và các copolyme ghép] và các hỗn hợp polyme pha trộn được xếp vào nhóm các loại polyme của đơn vị comonome nào chiếm tỷ trọng cao hơn các đơn vị comonome đơn khác. Theo mục đích của Chú giải này, các đơn vị comonome cấu thành các polyme thuộc cùng nhóm sẽ cùng được xem xét.

Nếu không có loại comonome đơn nào chiếm tỷ trọng cao hơn, các copolyme hay các hỗn hợp polyme pha trộn trong trường hợp này sẽ được xếp vào nhóm cuối cùng theo số thứ tự trong các nhóm tương đương được xem xét.

5. Các loại polyme đã biến đổi về mặt hóa học, đó là những polyme mà chỉ có phần thêm vào trong mạch chính polyme bị biến đổi do phản ứng hóa học, chúng được xếp vào nhóm cùng với các loại polyme chưa biến đổi. Quy định này không áp dụng đối với các copolyme ghép.

6. Trong các nhóm từ 39.01 đến 39.14, thuật ngữ “dạng nguyên sinh” chỉ áp dụng với những dạng sau:

[a] Dạng lỏng và dạng nhão, kể cả dạng phân tán [dạng nhũ tương và huyền phù] và dạng hòa tan;

[b] Các khối với hình dạng không đều, cục, bột [kể cả bột đúc khuôn], hạt, mảnh và các dạng khối tương tự.

7. Nhóm 39.15 không áp dụng đối với các loại phế liệu, phế thải và mảnh vụn của một loại vật liệu nhựa nhiệt dẻo đơn, đã được chuyển sang dạng nguyên sinh [các nhóm từ 39.01 đến 39.14].

8. Theo mục đích của nhóm 39.17, thuật ngữ “ống, ống dẫn và ống vòi” dùng để chỉ các sản phẩm rỗng nòng ở dạng bán thành phẩm hoặc thành phẩm, loại thường dùng để vận chuyển, dẫn hoặc phân phối khí hoặc chất lỏng [ví dụ, ống vòi có gân tưới trong vườn, ống đục lỗ]. Thuật ngữ này cũng bao gồm các vỏ xúc xích và các loại ống cuộn phẳng dẹt [lay-flat tubing] khác. Tuy nhiên, trừ những loại nêu trong phần cuối này, những sản phẩm có mặt cắt trong không phải hình tròn, ô van, chữ nhật [chiều dài không quá 1,5 lần chiều rộng] hoặc dạng hình đa giác đều sẽ không được xem là ống, ống dẫn và ống vòi, mà phải xem như là ở dạng hình.

9. Theo mục đích của nhóm 39.18, thuật ngữ “tấm phủ tường hoặc phủ trần bằng plastic” áp dụng đối với các sản phẩm ở dạng cuộn, có chiều rộng từ 45 cm trở lên, thích hợp cho việc trang trí tường hoặc trần, gồm plastic được gắn cố định trên lớp nền bằng vật liệu bất kỳ trừ giấy, lớp plastic [trên bề mặt] được sơn giả vân, rập nổi, tạo màu, in các mẫu thiết kế hoặc được trang trí bằng cách khác.

10. Trong các nhóm 39.20 và 39.21, thuật ngữ “tấm, phiến, màng, lá và dải” chỉ áp dụng cho các loại tấm, phiến, màng, lá và dải [trừ loại thuộc Chương 54] và cho các dạng khối hình học đều, đã hoặc chưa in hay được gia công bề mặt bằng cách khác, chưa cắt hay được cắt thành hình chữ nhật [kể cả hình vuông] nhưng chưa được gia công thêm [thậm chí khi cắt như vậy chúng trở thành các sản phẩm có thể dùng ngay được].

11. Nhóm 39.25 chỉ áp dụng đối với các sản phẩm sau đây, những sản phẩm không thuộc các nhóm trước của phân Chương II:

[a] Các loại thùng, bể [kể cả bể tự hoại], vại và các loại đồ chứa tương tự, có dung tích trên 300 lít;

[b] Các cấu kiện dùng trong xây dựng, ví dụ, làm sàn, tường hoặc vách ngăn, trần hoặc mái nhà;

[c] Ống máng và các phụ kiện của chúng;

[d] Cửa ra vào, cửa sổ và bộ khung của chúng và ngưỡng cửa ra vào;

[e] Ban công, lan can, hàng rào, cổng và các loại hàng rào chắn tương tự;

[f] Cửa chớp, rèm che [kể cả mành chớp lật] và các sản phẩm tương tự và các bộ phận và phụ kiện của chúng;

[g] Các giá, kệ có kích thước lớn để lắp ráp và lắp đặt cố định, ví dụ, lắp trong cửa hiệu, công xưởng, nhà kho;

[h] Các cấu kiện kiến trúc trang trí, ví dụ, nếp máng cong, vòm nhà, chuồng chim câu; và

[ij] Các phụ kiện và khung giá để lắp cố định ở trong hoặc trên cửa ra vào, cửa sổ, cầu thang, tường hoặc các bộ phận khác của nhà, ví dụ, tay cầm, quả đấm, bản lề cửa, công-xon, tay vịn lan can, thanh vắt khăn mặt, tấm bảo vệ công tắc và các loại tấm bảo vệ khác.

Chú giải phân nhóm.

1. Trong bất kỳ nhóm nào thuộc Chương này, các polyme [kể cả các copolyme] và các polyme đã biến đổi về mặt hóa học được phân loại theo các nguyên tắc sau:

[a] Khi có phân nhóm “Loại khác” trong các phân nhóm cùng cấp:

[1] Việc gọi tên một polyme trong 1 phân nhóm với tiếp đầu ngữ “poly” [ví dụ, polyetylen và polyamit -6,6] nghĩa là đơn vị monome cấu thành hoặc các đơn vị monome của polyme đã được gọi tên phải chiếm 95% trở lên tính theo trọng lượng trong tổng thành phần polyme.

[2] Các copolyme được gọi tên trong các phân nhóm 3901.30, 3901.40, 3903.20, 3903.30 và 3904.30 đuợc phân loại vào các phân nhóm đó, với điều kiện là các đơn vị comonome của copolyme được gọi tên chiếm 95% trở lên tính theo trọng lượng trong tổng thành phần polyme.

[3] Các polyme đã biến đổi hóa học được xếp vào phân nhóm “Loại khác”, với điều kiện các polyme đã biến đổi hóa học không được mô tả chi tiết hơn trong một phân nhóm khác.

[4] Các polyme không thỏa mãn các điều kiện [1], [2] hoặc [3] ở trên, sẽ được xếp vào phân nhóm, trong số phân nhóm còn lại của nhóm, bao gồm các polyme của đơn vị monome có trọng lượng cao hơn tất cả các đơn vị comonome đơn khác. Do đó, các đơn vị monome cấu thành các polyme thuộc cùng một phân nhóm sẽ được xem xét cùng nhau. Chỉ có các đơn vị comonome cấu thành các polyme trong các phân nhóm cùng cấp/trong cấp độ các phân nhóm đang xem xét mới được so sánh.

[b] Khi không có phân nhóm “Loại khác” trong các phân nhóm cùng cấp:

[1] Các polyme được phân loại vào phân nhóm bao gồm các polyme của đơn vị monome có trọng lượng cao hơn tất cả các đơn vị comonome đơn khác. Do đó, các đơn vị monome cấu thành polyme thuộc cùng một phân nhóm cũng sẽ được xem xét cùng nhau. Chỉ có các đơn vị comonome cấu thành các polyme trong các nhóm được xem xét mới được so sánh.

[2] Các polyme đã biến đổi hóa học được phân loại vào phân nhóm tương ứng với polyme chưa biến đổi.

Các hỗn hợp polyme pha trộn được phân loại vào cùng một phân nhóm như các polyme của cùng các đơn vị monome theo các tỷ lệ giống nhau.

2. Theo mục đích của phân nhóm 3920.43, thuật ngữ “chất hóa dẻo” kể cả chất hóa dẻo thứ cấp.

TỔNG QUÁT

Nhìn chung, Chương này bao gồm các chất được gọi là polyme và bán thành phẩm và các thành phẩm của chúng, với điều kiện chúng không bị loại trừ bởi Chú giải 2 thuộc Chương này.

Các polymer

Các polyme bao gồm các phân tử được đặc trưng bởi sự lặp lại của một hoặc nhiều loại đơn vị monome.

Các polyme có thể được tạo thành bằng phản ứng giữa một số phần tử giống nhau hoặc khác nhau về cấu tạo hóa học. Quá trình tạo nên các polyme đó được gọi là sự polyme hóa. Theo nghĩa rộng, thuật ngữ này bao gồm một số kiểu phản ứng cơ bản sau đây:

[1] Quá trình polyme hóa trùng hợp, trong đó các phân tử đơn có liên kết ethylene chưa bão hòa, phản ứng với nhau bằng quá trình trùng hợp đơn giản, quá trình đó không tạo ra nước hoặc các sản phẩm phụ khác, để tạo thành một mạch polyme chỉ chứa liên kết carbon-carbon, ví dụ, quá trình sản xuất polyethylene từ ethylene hoặc copolymer ethylene-vinyl acetate từ ethylene và vinyl acetate. Kiểu polyme hóa này đôi khi được gọi là quá trình polyme hóa đơn giản hoặc copolyme hóa đơn giản, tức là, polyme hóa hoặc copolyme hóa theo đúng nghĩa.

[2] Sự polyme hóa chuyển vị, trong đó các phân tử có các nhóm chức chứa các nguyên tử như oxy, nitơ hoặc lưu huỳnh phản ứng với nhau bởi trùng hợp và chuyển vị nội phân tử, mà không tạo thành nước và sản phẩm phụ, để tạo thành một mạch polymer trong đó các đơn vị monomer được nối liên tục với nhau bởi các liên kết ete [ROR], liên kết amide, liên kết urethan hoặc các liên kết khác, ví dụ quá trình sản xuất poly [oxymethylene] [polyfomandehyde] từ fomaldehyde, sản xuất polyamit-6 từ caprolactam, hoặc sản xuất polyuretan từ polyol và di-isocyanate. Kiểu polyme hóa này cũng được gọi đa trùng hợp.

[3] Sự polyme hóa ngưng tụ, trong đó các phân tử có các nhóm chức chứa các nguyên tử như oxy, nitơ hoặc lưu huỳnh, phản ứng với nhau bởi phản ứng ngưng tụ, có sự tạo thành nước hoặc các sản phẩm phụ khác, để tạo thành mạch polyme trong đó các đơn vị monome liên kết liên tục được với nhau bởi liên kết ete, liên kết este amide hoặc các liên kết khác..., ví dụ, sản xuất poly [etylen terephthaiate] từ ethylen glycol và axit terephthalic hoặc sản xuất polyamit-6, 6 từ hexametylendiamine và axit adipic. Kiểu polyme hóa này cũng được gọi là polyme hóa ngưng tụ hoặc đa ngưng tụ.

Các polyme có thể bị biến đổi về mặt hóa học, ví dụ, trong quá trình clo hóa polyetylen hoặc poly [vinyl cloride], quá trình chlorosulphonate hóa polyetylen, quá trình acetyl hóa hoặc nitrat hóa cellulose, hoặc sự thủy phân poly [vinyl acetate].

Cụm từ viết tắt cho một số polyme

Nhiều polyme được mô tả trong Chương này cũng được biết đến bởi các cụm từ viết tắt của chúng. Dưới đây là một số cụm từ viết tắt thường được sử dụng:

ABS

Acrylonitrile-butadiene-styrene copolymer

CA

Cellulose acetate

CAB

Cellulose acetate butyrate

CP

Cellulose propionate

CMC

Carboxymethyl cellulose

CPE

Chlorinated polyethylene

EVA

Ethylene-vinyl acetate copolymer

HDPE

Polyethylene tỷ trọng cao

LDPE

Polyethylene tỷ trọng thấp

LLDPE

Polyethylene cấu trúc thẳng có nhánh ngăn tỷ trọng thấp

PBT

PoIy [butylene terephthalate]

PDMS

Polydimethylsiloxane

PE

Polyethylene

PEOX

Poly [ethylene oxide] [polyoxyethylene]

PET

Poly [ethylene terephthalate]

PIB

Polyisobutylene

PMMA

Poly [methyl methacrylate]

PP

Polypropylene

PPO

Poly [phenylene oxide]

PPOX

Polypropylene oxide [polyoxypropylene]

PPS

Poly [phenylene sulphide]

PS

Polystyrene

PTFE

Polytetrafluoroethylene

PVAC

Poly [vinyl acetate]

PVAL

Poly [vinyl alcohol]

PVB

Poly [vinyl butyral]

PVC

Poly [vinyl chloride]

PVDF

Poly [vinylidene fluoride]

PVP

Poly [vinyl pyrrolidone]

SAN

Styrene-acrylonitrile copolymer

Cần lưu ý rằng các polymer thương mại đôi khi chứa nhiều đơn vị monomer hơn các polymer đó theo tên viết tắt của chúng [ví dụ, polyethylene cấu trúc thẳng có nhánh ngắn tỷ trọng thấp [LLDPE], chủ yếu là một polymer của etylen, chứa một lượng nhỏ [thường là lớn hơn 5%] các đơn vị monomer alpha-olefin]. Hơn nữa, lượng các đơn vị monomer tương ứng trong một polymer không cần thiết có trật tự giống như nó tồn tại ở dạng viết tắt của nó [ví dụ, copolymer acrylonitril - butadien - styren [ABS] chứa styrene như loại đơn vị monomer chiếm đa phần].

Do đó, cụm từ viết tắt của polyme chỉ nên được sử dụng như một chỉ dẫn. Trong tất cả các trường hợp, việc phân loại cần áp dụng Chú giải Chương và Chú giải phân nhóm liên quan và trên cơ sở của thành phần tương ứng của các đơn vị mononer trong một polyme [xem Chú giải 4 và Chú giải phân nhóm 1 thuộc Chương này].

Plastic

Thuật ngữ “plastic” được định nghĩa trong chú giải 1 thuộc Chương này có nghĩa là các vật liệu thuộc các nhóm từ 3901 đến 3914, dù đang ở hoặc có thể đã được tạo thành dưới tác động bên ngoài tại thời điểm polyme hóa hoặc tại một giai đoạn tiếp sau [thông thường tác động bên ngoài là nhiệt độ và áp suất, nếu cần thiết thì sử dụng một dung môi hoặc chất hóa dẻo] bằng phương pháp đúc, đổ khuôn, đùn, cán hay các quy trình tạo thành hình khác mà giữ nguyên hình dạng khi không còn tác động bên ngoài. Trong toàn bộ Danh mục, thuật ngữ “plastic” cũng bao gồm sợi lưu hóa.

Tuy nhiên, thuật ngữ này không ứng dụng đối với các vật liệu liên quan đến các vật liệu dệt thuộc Phần XI. Nên lưu ý rằng, định nghĩa “plastic” này được áp dụng trong toàn bộ Danh mục này.

Thuật ngữ “polymer hóa” được sử dụng trong định nghĩa này là theo nghĩa rộng và dùng để chỉ bất kỳ phương pháp nào tạo thành polymer, bao gồm sự polyme hóa trùng hợp, sự polyme hóa chuyển vị [đa trùng hợp] và sự polyme hóa ngưng tụ [đa ngưng tụ]

Nếu vật liệu thuộc Chương này có thể bị mềm hóa nhiều lần bởi quá trình xử lý nhiệt và tạo hình thành các sản phẩm, ví dụ, bằng các quá trình đúc và sau đó được làm cứng bằng cách làm lạnh, nó được đặt tên là “plastic dẻo nhiệt” [thermoplastic]. Nếu nó có thể hoặc đã bị làm biến đổi thành một sản phẩm không nóng chảy bởi các biện pháp hóa học hoặc vật lý [ví dụ, bằng nhiệt] thì nó được đặt tên là “nhựa phản ứng nhiệt”.

Plastic hầu như được ứng dụng vô cùng rộng rãi nhưng nhiều sản phẩm tạo thành từ chúng được phân loại ở nơi khác [xem Chú giải 2 thuộc Chương này].

Sự sắp xếp chung của Chương này

Chương này được chia thành hai Phân chương. Phân chương I bao gồm các polymer ở dạng nguyên sinh và Phân chương II bao gồm phế liệu, phế thải và mẩu vụn, và bán thành phẩm và thành phẩm.

Trong Phân chương I, liên quan tới các dạng nguyên sinh, các sản phẩm thuộc các nhóm từ 3901 đến 3911 thu được bằng quá trình tổng hợp hóa học và các sản phẩm thuộc các nhóm 3912 và 3913 hoặc là các polyme tự nhiên hoặc thu được từ đó nhờ xử lý hóa học. Nhóm 3914 bao gồm các nhựa trao đổi ion làm từ các polymer thuộc các nhóm từ 3901 đến 3913.

Trong Phân chương II, nhóm 3915 liên quan tới các phế liệu, phế thải và mẩu vụn từ plastic. Các nhóm từ 3916 đến 3925 bao gồm các bán thành phẩm hoặc các thành phẩm cụ thể bằng plastic. Nhóm 3926 là một nhóm còn lại bao gồm các sản phẩm chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác, bằng plastic hoặc bằng các vật liệu khác thuộc các nhóm từ 3901 đến 3914.

Phạm vi của các nhóm từ 3901 đến 3911

Phạm vi của các nhóm này được thực hiện theo Chú giải 3 thuộc Chương này. Các nhóm này chỉ áp dụng đối với các loại hàng hóa loại được sản xuất bởi quá trình tổng hợp hóa học, thuộc các loại sau:

[a] Các polyolefin tổng hợp dạng lỏng, chúng là các polymer thu được từ ethylene, propene, butene hoặc các olefin khác. Chúng được phân loại trong nhóm 3901 hoặc 3902 với điều kiện có hàm lượng dưới 60% tính theo thể tích cất thu được bằng phương pháp chưng cất giảm áp ở 300 °C, áp suất 1.013 milibar.

[b] Các loại nhựa, chưa được polyme hóa ở mức độ cao, thuộc loại coumarone-indene thu được nhờ quá trình copolyme hóa hỗn hợp monomer [kể cả coumarome hoặc indene] có nguồn gốc từ hắc ín than [nhóm 3911].

[c] Các loại polyme tổng hợp khác trung bình có tối thiểu 5 đơn vị monome trong mạch được cấu thành chuỗi liên tục. Các sản phẩm này bao gồm các plastic như đã định nghĩa trong Chú giải 1 thuộc Chương này.

Với mục đích tính toán số lượng trung bình của các đơn vị monome theo Chú giải Chương 3[c], các polyme của quá trình polyme hóa đa ngưng tụ và một số polymer chuyển vị nhất định có thể có nhiều hơn một đơn vị monome trở lên và mỗi một đơn vị monome đó có cấu tạo hóa học khác nhau. Một đơn vị monome là đơn vị cấu thành lớn nhất được tạo nên bởi một phân tử monome đơn trong quá trình polyme hóa. Không nên nhầm lẫn với đơn vị cấu thành lặp lại, đó là đơn vị cấu thành nhỏ nhất, mà bằng sự lặp lại, mô tả polymer đó, hoặc nhầm lẫn với thuật ngữ monomer, đó là một phân tử đơn lẻ mà từ đó có thể hình thành nên các polyme.

Ví dụ:

[a] Poly [vinyl chloride]

Mạch polyme sau tồn tại 3 đơn vị monome:

[Trong trường hợp này đơn vị monomer và đơn vị cấu thành lặp lại là như nhau].

[b] Polyamide-6,6

Mạch polyme sau tồn tại 4 đơn vị monomer:

[Trong trường hợp này có 2 đơn vị monome khác nhau và đơn vị cấu thành lặp lại được sinh ra từ một trong mỗi monomer đó]

[c] Copolyme etylen-vinyl acetat

Mạch polyme tồn tại 6 đơn vị như sau:

[*] Trong trường hợp này, các đơn vị monome được định vị ngẫu nhiên và không áp dụng khái niệm các đơn vị cấu thành lặp lại.

[d] Các Silicon là các sản phẩm chưa được xác định về mặt hóa học trong phân tử chứa hơn một liên kết silic-oxy-silic, và chứa các nhóm hữu cơ liên kết với các nguyên tử silic bởi các liên kết trực tiếp silic-carbon [nhóm 3910].

[e] Các resol [nhóm 3909] và các tiền polyme khác. Các tiền polyme là các sản phẩm được đặc trưng bởi một số quá trình lặp lại của các đơn vị monome mặc dù chúng có thể chứa các monomer không phản ứng. Các tiền polyme thường không được sử dụng như các polyme thông thường nhưng chúng được dùng để biến đổi thành các polyme có trọng lượng phân tử cao hơn bởi quá trình polymer hóa tiếp theo. Vì vậy thuật ngữ này không bao gồm những sản phẩm hoàn chỉnh, như là di-isobutylene [nhóm 2710] hoặc poly [oxyethylene] [polyetylen glycol] có trọng lượng phân tử thấp [nhóm 3824]. Các ví dụ về các tiền polyme là các epoxit dựa trên bisphenol - A hoặc phenol-formaldehyde, được epoxit hóa bằng epiclorohydrin, và các polymeric isocyanate.

Các copolyme và các polyme pha trộn

Thuật ngữ “copolyme” được định nghĩa ở Chú giải 4 thuộc Chương này, chúng là các loại polyme trong thành phần của nó không chứa loại monome đơn nào chiếm từ 95% trở lên tính theo trọng lượng của tổng hàm lượng polyme.

Do vậy, ví dụ, một polymer chứa 96% đơn vị monome propylene và 4% các đơn vị monome olefin khác không được xem như một copolyme.

Các copolyme bao gồm sản phẩm copolyme đa ngưng tụ, các sản phẩm copolyme đa trùng hợp, các copolyme khối và các copolyme ghép.

Các copolyme khối là các copolyme được cấu tạo nên từ ít nhất 2 nhánh polyme được liên kết với nhau, có sự hợp lại của đơn vị monome khác nhau [ví dụ, copolyme của etylen và propylen chứa các phân đoạn xen kẽ của polyethylen và polypropylene].

Các copolyme ghép là các copolyme cấu thành từ những mạch polyme chính có các mạch polyme phụ với sự hợp lại của đơn vị monome khác nhau. Các ví dụ là styrene-butadiene copolymer- graft-polystyrene [một polystyren ghép với một copolyme styren - butadien] và polybutadiene-graft-styrene-acrylonitrile copolymer.

Việc phân loại các copolyme [bao gồm copolyme đa ngưng tụ, các sản phẩm copolyme đa trùng hợp, các copolyme khối và các copolyme ghép] và các hỗn hợp polyme pha trộn được thực hiện theo Chú giải 4 thuộc Chương này. Trừ khi có yêu cầu khác, các sản phẩm này phải được phân loại vào nhóm bao gồm các polymer của đơn vị comonome trội hơn mỗi đơn vị comonome đơn khác tính theo trọng lượng. Với mục đích này, các đơn vị comonome cấu thành của các polyme nằm cùng một nhóm được cùng xem xét, như thể chúng là một đơn vị comonome đơn.

Nếu không có loại comonome đơn nào [hoặc nhóm các đơn vị comonome cấu thành mà các polyme chúng thuộc cùng một nhóm] chiếm tỷ trọng cao hơn, các copolyme hay hỗn hợp polyme pha trộn trong trường hợp này sẽ được xếp vào nhóm cuối cùng theo số thứ tự trong các nhóm tương đương được xem xét.

Như vậy, ví dụ, một copolyme vinyl chloride-vinyl acetate chứa 55% đơn vị monome vinyl chloride thuộc nhóm 3904, nhưng một copolyme chứa 55% đơn vị monome vinyl acetate thì thuộc nhóm 3905.

Tương tự, một copolyme gồm các đơn vị monomer 45% etylen, 35% propylene và 20% isobutylene được phân loại vào nhóm 3902 bởi vì các đơn vị monome propylen và isobutylen, mà các polyme của chúng thuộc nhóm 3902, cấu thành nên 55% copolyme trên và, khi được xem xét cùng nhau, vượt trội hơn đơn vị monome ethylen.

Một polyme pha trộn hợp thành từ 55% polyurethane dựa trên toluen diisocyanate và một polyete polyol, và 45% poly [oxyxylylene] được phân loại vào nhóm 3909 bởi vì các đơn vị monome của polyurethan vượt trội hơn các đơn vị monome của polyete poly [oxyxylylene]. Theo định nghĩa của polyurethan, tất cả các đơn vị monome của một polyurethan, kể cả các đơn vị monomer của polyete polyol mà tạo thành hợp phần của polyurethan, được cùng xem xét như các đơn vị monomer thuộc nhóm 3909.

Các polyme đã bị biến đổi về mặt hóa học

Các loại polyme đã biến đổi về mặt hóa học, đó là những polyme mà chỉ có phần thêm vào trong mạch chính polyme bị biến đổi do phản ứng hóa học, chúng được xếp vào nhóm cùng với các loại polyme chưa biến đổi [xem Chú giải 5 của Chương này]. Quy định này không áp dụng đối với các copolyme ghép.

Vì vậy, ví dụ, polyetylene đã bị clo hóa và polyetylene đã bị clorosulphonat hóa được phân loại vào nhóm 3901.

Các polyme đã bị biến đổi về mặt hóa học để tạo ra các nhóm epoxy hoạt động, chúng trở thành nhựa epoxy [xem Chú giải chi tiết nhóm 3907] thì được phân loại vào nhóm 3907. Ví dụ, các nhựa phenol đã bị biến đổi về mặt hóa học bởi epichlorohydrin được phân loại như nhựa epoxy và không được phân loại như nhựa phenol đã bị biến đổi về mặt hóa học thuộc nhóm 3909.

Một polyme pha trộn trong đó bất kỳ một trong các polyme cấu thành nào đã bị biến đổi về mặt hóa học thì được coi như đã bị biến đổi về mặt hóa học hoàn toàn.

Dạng nguyên sinh

Các nhóm 3901 đến 3914 chỉ gồm những hàng hóa ở dạng nguyên sinh. Thuật ngữ “dạng nguyên sinh” được định nghĩa trong Chú giải 6 của Chương này. Nó chỉ áp dụng đối với các dạng sau:

[1] Dạng lỏng và bột nhão. Chúng có thể là một polyme cơ sở được “xử lý” bằng nhiệt hoặc bằng phương pháp khác để tạo ra vật liệu cuối cùng, hoặc có thể ở dạng phân tán [nhũ tương và huyền phù] hoặc ở dạng hòa tan của những vật liệu chưa được xử lý hoặc đã xử lý một phần. Ngoài những chất cần thiết để “xử lý” [như là các chất làm cứng [các tác nhân có liên kết ngang] hoặc là những chất cùng phản ứng khác và những chất xúc tiến], những chất lỏng hoặc bột nhão này có thể chứa các vật liệu khác như là chất hóa dẻo, chất làm ổn định, chất làm đầy [chất độn] và chất màu, chủ yếu nhằm làm cho sản phẩm cuối cùng có những tính chất vật lý đặc biệt hoặc các đặc tính mong muốn khác. Các chất lỏng và bột nhão này được sử dụng để đúc, ép đùn...,và cũng được dùng như các vật liệu thấm, chất phủ bề mặt, các thành phần cơ bản cho vecni và sơn, hoặc như keo, hồ, chất làm tăng độ dày, chất tạo bông...

Khi thêm vào một vài chất thì những sản phẩm tạo ra phải đáp ứng sự mô tả ở một nhóm cụ thể hơn ở nơi khác trong Danh mục, chúng bị loại trừ khỏi Chương 39; ví dụ, đó là trường hợp với:

[a] Keo đã điều chế xem loại trừ [b] ở phần cuối của Chú giải tổng quát này.

[b] Các phụ gia đã điều chế cho dầu khoáng [nhóm 3811].

Cần phải lưu ý rằng các dung dịch [trừ các chất keo] bao gồm bất kỳ các sản phẩm được chi tiết trong các nhóm 3901 đến 3913 trong các dung môi hữu cơ dễ bay hơi, khi trọng lượng của dung môi vượt quá 50% so với trọng lượng của dung dịch thì bị loại trừ khỏi Chương này và thuộc nhóm 3208 [xem Chú giải 2[e] của Chương này].

Các polyme dạng lỏng không có dung môi, được nhận biết một cách rõ ràng nhằm sử dụng một cách độc lập như vecni, [trong đó sự tạo ra một lớp màng phụ thuộc vào nhiệt độ, độ ẩm không khí hoặc oxy trong không khí và không phụ thuộc vào việc thêm chất làm cứng], thì được phân loại vào nhóm 3210. Khi không thể nhận biết như trên thì được xếp vào Chương này.

Các polyme ở dạng nguyên sinh được bổ sung thêm các chất phụ gia, làm cho sản phẩm phù hợp để sử dụng như ma tít, được phân loại vào nhóm 3214.

[2] Dạng bột, hạt và mảnh. Trong những dạng này, chúng được dùng để đúc, để sản xuất vecni, keo, hồ,... và cũng được sử dụng như chất làm tăng độ dày, chất tạo bông... Chúng có thể gồm các vật liệu chưa được plastic hóa, mà trở thành plastic trong quá trình xử lý và đúc, hoặc gồm các vật liệu đã được thêm các chất hóa dẻo; những vật liệu này có thể kết hợp với chất độn [ví dụ, bột gỗ, cellulose, sợi vải, các chất khoáng, tinh bột], chất màu hoặc những chất khác đã trích dẫn tại Điểm [1] ở trên. Các loại bột có thể được sử dụng, ví dụ, để phủ những đối tượng bằng cách sử dụng nhiệt có hoặc không có tĩnh điện.

[3] Các khối [block] hình dạng không đều, cục và các dạng khối tương tự, có hoặc không chứa chất độn, chất màu hoặc những chất khác được trích dẫn tại Điểm [1] ở trên. Các khối có hình dạng hình học đều nhau thì không phải ở dạng nguyên sinh và được bao gồm trong các thuật ngữ “tấm, phiến, màng, lá và dải” [xem Chú giải 10 của Chương này].

Phế liệu, phế thải và mảnh vụn từ vật liệu plastic dẻo nhiệt đơn đã được chuyển thành các dạng nguyên sinh thì được phân loại vào các nhóm 3901 đến 3914 [theo vật liệu] và không thuộc nhóm 3915 [xem Chú giải 7 của Chương này].

Ống, ống dẫn và ống vòi

Thuật nhữ “ống, ống dẫn, và ống vòi”, được sử dụng trong nhóm 3917, được định nghĩa ở Chú giải 8 của Chương này.

Tấm, phiến, màng, lá và dải của nhóm 3920 hoặc 3921.

Thuật ngữ “tấm, phiến, màng, lá và dải”, sử dụng trong các nhóm 3920 và 3921, được định nghĩa ở Chú giải 10 của Chương này.

Những tấm, phiến,... này, đã hay chưa được gia công bề mặt [kể cả hình vuông và các hình chữ nhật khác được cắt ra từ chúng], có các cạnh được mài, được khoan, khắc cạnh, tạo viền, xoắn, tạo khung hay được gia công cách khác hoặc cắt thành hình dạng trừ hình chữ nhật [kể cả hình vuông], thì thường được phân loại vào các nhóm 3918, 3919 hoặc 3922 đến 3926.

Plastic loại xốp

Plastic loại xốp là các plastic có nhiều lỗ [hoặc hở, hoặc kín hoặc cả hai], rải rác trong cả khối. Chúng bao gồm plastic bọt, plastic đàn hồi và plastic xốp mịn hoặc vi xốp. Chúng cũng có thể mềm hoặc cứng.

Plastic loại xốp được sản xuất bởi nhiều phương pháp khác nhau. Chúng bao gồm việc kết hợp một chất khí vào plastic [ví dụ, bằng cách trộn cơ học, làm bay hơi một dung môi có điểm sôi thấp, phân hủy vật liệu tạo ra khí], trộn các plastic với các quả cầu cực nhỏ có lỗ [ví dụ, bằng thủy tinh hoặc bằng nhựa phenol], thiêu kết các hạt plastic và trộn plastic với nước hoặc vật liệu có thể hòa tan trong dung môi mà được lọc khỏi plastic để lại các lỗ rỗng.

Các sản phẩm kết hợp của plastic với vật liệu dệt

Các tấm phủ tường hoặc trần tuân theo Chú giải 9 thuộc Chương này thì được phân loại trong nhóm 3918. Mặt khác, việc phân loại các sản phẩm kết hợp của plastics với vật liệu dệt về cơ bản được thực hiện theo Chú giải 1[h] thuộc Phần XI, Chú giải 3 thuộc Chương 56 và Chú giải 2 thuộc Chương 59. Các sản phẩm dưới đây cũng nằm trong Chương này:

[a] Ni, phớt được ngâm tẩm, tráng, phủ hoặc ép plastic, chiếm 50% hoặc ít hơn tính theo trọng lượng của vật liệu dệt hoặc nỉ, phớt được bọc hoàn toàn bằng plastic;

[b] Vải dệt và vải không dệt, được bọc hoàn toàn bằng plastic hoặc tráng hoặc phủ trọn vẹn cả hai mặt với vật liệu đó, với điều kiện sự tráng và phủ đó có thể nhìn thấy bằng mắt thường mà không cần quan tâm đến sự thay đổi về màu sắc;

[c] Vải dệt, đã được ngâm tẩm, tráng, phủ hoặc ép bằng plastic, mà không thể bị bẻ cong bằng tay xung quanh một hình trụ có đường kính 7 mm, ở nhiệt độ giữa 15 °C và 30 °C mà không bị nứt;

[d] Những tấm, phiến và dải bằng plastic xốp kết hợp với vải dệt [như đã định nghĩa tại Chú giải 1 của Chương 59], phớt, nỉ hoặc vải không dệt, trong trường hợp vật liệu dệt chỉ đơn thuần là vật liệu để gia cố.

Trong phương diện này, vải dệt, phớt, nỉ hoặc vải không dệt không có hoa văn, chưa tẩy trắng, đã tẩy trắng hoặc đã nhuộm đồng nhất, khi gắn vào chỉ một mặt của những tấm, phiến và dải này thì được coi như chỉ đơn thuần nhằm mục đích gia cố. Các vật liệu dệt đã có hoa văn, đã in hoặc gia công kỹ lưỡng [ví dụ, làm nhung] và các sản phẩm đặc biệt, như vải lông mịn, vải tuyn, dải ăngten và các sản phẩm dệt thuộc nhóm 5811, được coi là có chức năng vượt quá chức năng chỉ đơn thuần gia cố.

Những tấm, phiến và dải bằng plastic xốp được kết hợp với vải dệt ở cả hai mặt, bất kể bản chất vải, bị loại trừ khỏi Chương này [thường thuộc nhóm 5602, 5603 hoặc 5903].

Các sản phẩm kết hợp của plastic và các loại vật liệu trừ vật liệu dệt

Chương này cũng bao gồm các sản phẩm sau, dù chúng thu được từ một công đoạn đơn lẻ hoặc bởi nhiều công đoạn nối tiếp nhau, với điều kiện chúng vẫn giữ được các đặc tính cơ bản của các mặt hàng bằng plastic:

[a] Các tấm, phiến,..., kết hợp với lớp gia cố, tăng cường hoặc lưới đỡ bằng một vật liệu khác [sợi kim loại, sợi thủy tinh,...] được bọc plastic.

[b] Các tấm, phiến,... bằng plastic, được phân cách bởi một lớp làm từ một vật liệu khác như lá kim loại, giấy, bìa.

Các sản phẩm gồm giấy hoặc bìa giấy được bao phủ bởi một tấm bảo vệ mỏng bằng plastics ở cả hai mặt bị loại trừ khỏi Chương này với điều kiện chúng vẫn giữ được những đặc trưng cơ bản của giấy hoặc bìa giấy [thường thuộc nhóm 4811].

[c] Tấm plastic phân tầng được gia cố bằng giấy, và các sản phẩm gồm một lớp giấy hoặc bìa được tráng hoặc phủ một lớp plastic, lớp plastic này dày hơn 1/2 tổng bề dày, trừ các tấm phủ tường thuộc nhóm 4814.

[d] Các sản phẩm bao gồm các sợi thủy tinh hoặc các tấm giấy, được tẩm plastic và nén chặt với nhau, với điều kiện chúng có tính chất cứng, bền. [Nếu có đặc trưng của giấy nhiều hơn hoặc đặc trưng của sợi thủy tinh nhiều hơn thì chúng được phân loại ở Chương 48 hoặc 70, tùy theo trường hợp cụ thể].

Các quy định của đoạn trước cũng được áp dụng, với những sửa đổi thích đáng về chi tiết, đối với các sợi monofilament, các sản phẩm dạng roi, que, các sản phẩm dạng hình, các loại ống, ống dẫn và ống vòi và các thành phẩm.

Lưu ý rằng lưới thép mịn và lưới kim loại cơ bản được nhúng một cách đơn giản trong plastic thì bị loại trừ [Phần XV], ngay cả khi các mắt lưới bị làm đầy trong quá trình nhúng.

Trong trường hợp các tấm hoặc phiến được tạo thành từ các lớp gỗ và plastic, trong đó các lớp gỗ chỉ đóng vai trò gia cố hoặc tăng cường cho lớp plastic, thì chúng được phân loại trong Chương này; trong trường hợp plastic chỉ có chức năng phụ [ví dụ, khi làm nền cho lớp gỗ bề mặt] thì bị loại trừ [Chương 44]. Lưu ý rằng về mặt này các tấm panel xây dựng tạo ra từ các lớp gỗ và các lớp plastic được phân loại, như quy tắc chung, vào Chương 44 [xem Chú giải tổng quát thuộc Chương đó].

Ngoài các trường hợp được loại trừ như đã đề cập ở Chú giải 2, Chương này không bao gồm:

[a] Dạng phân tán cô đặc của chất màu trong các plastic có các tính chất của các sản phẩm thuộc Chương 32; ví dụ, xem các Chú giải của nhóm 3204 [đoạn [I][C] liên quan tới dạng phân tán cô đặc của chất màu trong plastic, và đoạn [II][2] liên quan đến các chất phát quang hữu cơ, ví dụ, chất rhodamine B trong plastic], nhóm 3205 [đoạn thứ 7 đề cập đến các chất màu [colour lakes] phân tán cao trong plastic] và nhóm 3206 [Phần [A], đoạn thứ 6, phân đoạn [I] liên quan đến các chất màu khác phân tán cao trong plastic].

[b] Các chế phẩm được chế tạo một cách đặc biệt để sử dụng như các chất dính, bao gồm các polyme hoặc hỗn hợp của nó thuộc các nhóm từ 3901 đến 3913 mà, ngoài các chất phụ gia được phép thêm vào các sản phẩm thuộc Chương này [các chất độn, các chất hóa dẻo, các dung môi, các thuốc màu...], chứa các chất phụ gia được thêm vào khác không thuộc Chương này [ví dụ, các sáp] và các sản phẩm thuộc các nhóm 3901 đến 3913 được đóng gói để bán lẻ như các chất keo hoặc các chất dính, trọng lượng tịnh không quá 1 kg [nhóm 3506].

[c] Plastic và các sản phẩm khác của plastic [loại trừ các hàng hóa thuộc nhóm 3918 hoặc 3919], được in motip, ký tự hoặc các biểu tượng tranh ảnh, không chỉ đơn thuần phục vụ cho công dụng chính của sản phẩm [Chương 49].

Chú giải phân nhóm.

Chú giải phân nhóm 1

Chú giải này điều chỉnh việc phân loại các polyme [kể cả các cololyme], các polyme đã bị biến đổi về mặt hóa học và các polyme pha trộn ở cấp độ phân nhóm. Tuy nhiên, trước khi các sản phẩm này có thể được phân loại ở cấp độ phân nhóm, đầu tiên chúng phải được phân loại vào nhóm thích hợp theo các quy định của các Chú giải 4 và 5 thuộc Chương này [xem Chú giải tổng quát thuộc Chương này].

Sự phân loại các polyme [kể cả các copolyme] và các polyme đã bị biến đổi về mặt hóa học

Theo Chú giải phân nhóm 1, các polyme [kể các các copolyme] và các polyme đã bị biến đổi về mặt hóa học được phân loại phù hợp với các quy định của phân đoạn [a] của Chú giải này hoặc phân đoạn [b] của Chú giải này, tùy theo trường hợp có hay không có phân nhóm gọi tên là “Loại khác” trong các phân nhóm cùng cấp.

Một phân nhóm tên gọi là “Loại khác” không bao gồm các phân nhóm chẳng hạn như “Các polyeste khác” và “Từ các plastic khác”.

Thuật ngữ “cùng cấp” áp dụng đối với các phân nhóm cùng cấp, cụ thể, các phân nhóm một gạch [cấp 1] hoặc các phân nhóm hai gạch [cấp 2] [xem Chú giải chi tiết của Quy tắc tổng quát 6].

Lưu ý rằng một số nhóm [ví dụ, nhóm 3907] bao gồm cả hai loại cấp phân nhóm.

[A] Việc phân loại khi có phân nhóm “Loại khác” trong các phân nhóm cùng cấp

[1] Phân đoạn [a] [1] thuộc Chú giải phân nhóm 1 định nghĩa các polyme với tiếp đầu ngữ “poly” [ví dụ, polyetylen và polyamide -6,6] là những loại mà trong đó đơn vị monome cấu thành hoặc các đơn vị monome của polyme được gọi tên cộng lại chiếm từ 95% trở lên tính theo trọng lượng trong tổng hàm lượng polyme. Trong trường hợp các loại polyme được gọi tên với tiếp đầu ngữ “poly” [ví dụ, các polyterpene thuộc phân nhóm 391110], tất cả các đơn vị monome thuộc cùng một loại [ví dụ, những đơn vị monome của terpene khác nhau trong trường hợp polyterpene] phải chiếm từ 95% trở lên tính theo trọng lượng của polyme.

Cần nhấn mạnh rằng định nghĩa này chỉ áp dụng đối với các polyme thuộc các phân nhóm mà chúng có một phân nhóm gọi là “Loại khác” trong cùng cấp.

Do đó, ví dụ, một polyme gồm 96% đơn vị monome etylen và 4% đơn vị monome propylen và có trọng lượng riêng từ 0,94 trở lên [là một polyme thuộc nhóm 3901 theo Chú giải 4 thuộc Chương này] thì nên được phân loại như polyetylen trong phân nhóm 390120 bởi vì đơn vị monome etylen chiếm trên 95% tổng hàm lượng của polyme và có một phân nhóm tên là “Loại khác” cùng cấp.

Định nghĩa trên về các polyme có tiếp đầu ngữ “poly”, khi áp dụng đối với poly [vinyl alcohol], không đòi hỏi là chúng phải chứa từ 95% trở lên tính theo trọng lượng là các đơn vị monome được gọi tên là “vinyl alcohol”. Tuy nhiên, nó đòi hỏi là các đơn vị monome của vinyl acetate và của vinyl alcohol cộng lại chiếm từ 95% trở lên trọng lượng của polyme.

[2] Phân đoạn [a][2] của Chú giải phân nhóm 1 đề cập đến việc phân loại các sản phẩm của các phân nhóm 390130, 390320, 390330 và 390430.

Các copolyme được phân loại trong bốn phân nhóm này phải có các đơn vị monome cấu thành chiếm từ 95% trở lên tính theo trọng lượng của các polyme được gọi tên trong phân nhóm này.

Do đó, ví dụ, một copolyme gồm các đơn vị monome 61% vinyl chloride, 35% vinyl acetate và 4% maleic anhydride [là một polyme thuộc nhóm 3904] cần được phân loại như một copolyme vinyl chloride-vinyl acetate thuộc nhóm 390430 bởi vì các đơn vị monome vinyl chloride and vinyl acetate cộng lại chiếm 96% tổng hàm lượng của polyme.

Mặt khác, một copolyme bao gồm các đơn vị monome 60% styren, 30% acrylonitrile và 10% của vinyl toluen [là một polyme của nhóm 3903] cần được phân loại trong phân nhóm 390390 [tên là “Loại khác”] và không thuộc phân nhóm 390320 bởi vì các đơn vị monome styrene và acrylonitrile cộng lại chỉ chiếm 90% tổng hàm lượng polyme.

[3] Phân đoạn [a] [3] của Chú giải phân nhóm 1 đề cập đến việc phân loại các polyme đã biến đổi về mặt hóa học. Các polyme này được phân loại trong phân nhóm được gọi tên là “Loại khác”, với điều kiện là các polyme đã bị biến đổi về mặt hóa học chưa được chi tiết hơn ở một phân nhóm khác. Hệ quả của Chú giải này là các polyme đã bị biến đổi về mặt hóa học không được phân loại trong cùng phân nhóm như các polyme chưa biến đổi, trừ khi polyme chưa biến đổi này chính nó có thể được phân loại trong một phân nhóm được gọi là “Loại khác”.

Do vậy, ví dụ, polyetylen đã bị clorua hóa hoặc clorosulphonat hóa, là polyetylen đã bị biến đổi về mặt hóa học thuộc nhóm 3901, cần được phân loại vào phân nhóm 390190 [“Loại khác”].

Mặt khác, poly [vinyl alcohol], thu được từ sự thủy phân poly [vinyl acetate], cần được phân loại vào phân nhóm 390530 là phân nhóm chi tiết cụ thể nó.

[4] Phân đoạn [a] [4]: Các polyme không thể phân loại theo các quy định của các đoạn [a] [1], [a] [2] hoặc [a] [3] thì được phân loại trong phân nhóm được gọi là “Loại khác”, trừ khi có một phân nhóm chi tiết hơn trong cấp đang xem xét, mà bao gồm các polyme của đơn vị monome đó có trọng lượng vượt trội so với mỗi đơn vị monome khác. Với mục đích này, các đơn vị monome cấu thành của các polyme thuộc cùng phân nhóm sẽ được cộng lại. Chỉ các đơn vị monome cấu thành các polyme trong các phân nhóm cùng cấp đang xem xét mới được so sánh.

Phần mô tả của các phân nhóm chi tiết đó có dạng “các polyme từ x” “các copolyme x” hoặc “các polyme x” [ví dụ, các copolyme propylen [phân nhóm 390230], các fluoro-polymer [các phân nhóm 390461 và 390469].

Để được phân loại trong các phân nhóm này đơn vị monome được đặt tên trong phân nhóm chỉ cần vượt trội hơn mỗi đơn vị monome đơn lẻ khác trong cùng cấp đang xem xét. Đó là, đơn vị monome được đặt tên trong phân nhóm không chiếm hơn 50% tổng hàm lượng của polyme của cấp đang xem xét.

Do đó, ví dụ, một copolyme etylene -propylen gồm các đơn vị monome 40% etylen và 60% prolylen [là một polyme thuộc nhóm 3902] cần được phân loại trong phân nhóm 390230 như một copolyme propylen bởi vì propylen là đơn vị monome cấu thành duy nhất được xem xét.

Cũng như vậy, một copolyme chứa các đơn vị monome gồm 45% etylen, 35% propylen và 20% isobutylen [là một polyme thuộc nhóm 3902] thì được phân loại trong phân nhóm 390230 bởi vì chỉ có các đơn vị monome của propylen và isobutylen là cần phải so sánh [không xem xét đơn vị monome etylen] và đơn vị monomer propylene vượt trội hơn đơn vị monomer isobutylene.

Mặt khác, một copolyme gồm các đơn vị monome 45% etylen, 35% isobutylen và 20% propylen [là một polyme thuộc nhóm 3902] được phân loại trong phân nhóm 390290 bởi vì chỉ có các đơn vị monome isobutylen và propylen là cần được so sánh và đơn vị monome isobutylen trội hơn đơn vị monome propylen.

[B] Việc phân loại khi không có phân nhóm nào tên là “Loại khác” cùng cấp

[1] Phân đoạn [b] [1] thuộc Chú giải phân nhóm 1 hướng dẫn việc phân loại các polyme vào phân nhóm chi tiết các polyme của đơn vị monome mà trội hơn mỗi đơn vị monome đơn lẻ khác về mặt trọng lượng, khi không có phân nhóm tên là “Loại khác” cùng cấp. Với mục đích này, thì các đơn vị monome cấu thành các polyme thuộc cùng phân nhóm được cùng xem xét.

Phương pháp này tương tự như phương pháp phân loại được ghi trong Chú giải 4 thuộc Chương này đối với việc phân loại các polyme ở cấp độ nhóm.

Khái niệm về tính vượt trội của một đơn vị monome áp dụng, trừ khi các polyme chứa các đơn vị monome không thuộc các phân nhóm đang xem xét. Trong các trường hợp đó, chỉ các đơn vị monome có liên quan đến các polyme trong cấp phân nhóm đang xem xét mới được so sánh.

Dó đó, ví dụ, các polyme đa ngưng tụ của ure và phenol với formaldehyde [là các polyme thuộc nhóm 3909] thì được phân loại trong phân nhóm 390910 nếu đơn vị monome của ure trội hơn đơn vị monome phenol, và thuộc phân nhóm 390940 nếu đơn vị monome phenol vượt trội, bởi vì không có phân nhóm tên là “Loại khác” trong các phân nhóm cùng cấp.

Nên nhớ rằng định nghĩa về các polyme với tiêp đâu ngữ “poly” theo đoạn [a] [1] thuộc Chú giải phân nhóm 1 không áp dụng đối với các phân nhóm thuộc loại này.

Do đó, ví dụ, các copolyme có các đơn vị monome cấu thành từ cả polycarbonate và poly [ethylene terephthalate], được phân loại vào phân nhóm 390740 nếu đơn vị monomer polycarbonate trội hơn và vào phân nhóm 390760 nếu đơn vị monomer poly [ethylene terephthalate] vượt trội, vì không có phân nhóm tên là “Loại khác” trong các phân nhóm cùng cấp.

[2] Phân đoạn [b] [2] thuộc Chú giải phân nhóm 1 đề cập đến việc phân loại các polyme đã bị biến đổi về mặt hóa học. Các polyme này được phân loại trong cùng phân nhóm như polyme chưa bị biến đổi khi không có phân nhóm được tên là “Loại khác” trong các phân nhóm cùng cấp đang xem xét.

Do đó, ví dụ, nhựa phenolic đã acetyl hóa [là các polyme thuộc nhóm 3909] được phân loại trong phân nhóm 390940 như các loại nhựa phenolic, bởi vì không có phân nhóm tên là “Loại khác” cùng cấp.

Sự phân loại các polyme pha trộn

Đoạn cuối cùng của Chú giải phân nhóm 1 hướng dẫn việc phân loại các polyme pha trộn. Các polyme pha trộn này được phân loại trong cùng phân nhóm nếu như chúng là các polyme có cùng các đơn vị monome với tỷ lệ như nhau.

Các ví dụ sau đây minh họa sự phân loại các polyme pha trộn:

- Một polyme pha trộn có trọng lượng riêng lớn hơn 0,94 bao gồm 96% polyetylen và 4% polypropylen thì được phân loại trong phân nhóm 390120 như polyetylen vì đơn vị monome etylen chiếm hơn 95% hàm lượng polyme.

- Một polyme pha trộn bao gồm 60% polyamit - 6 và 40% polyamit-6,6 được phân loại vào phân nhóm 390890 [“Loại khác”] bởi vì những đơn vị monome cấu thành của các polyme này không chiếm từ 95% trở lên tổng hàm lượng polyme tính theo trọng lượng.

- Một polyme pha trộn gồm polypropylene [45%], polybutylene terephthalate [42%] và polyethylene isophthalate [13%] được phân loại trong nhóm 3907 bởi vì những đơn vị monome cấu thành của hai polyeste cộng lại vượt quá đơn vị monome propylene. Các đơn vị monome poly [butylene terephthalate] và poly [etylen isophthalate] được xem xét mà không quan tâm đến việc chúng có thể kết hợp trong các polyme riêng biệt trong hỗn hợp pha trộn như thế nào. Trong ví dụ này, một trong số các đơn vị monomer của poly [ethylene isophthalate] và một đơn vị monomer khác trong số các đơn vị monomer của poly [butylene terephthalate] là các đơn vị monomer tương tự như các đơn vị monome cấu thành của poly[ethylene terephthalate]. Tuy nhiên, polyme pha trộn trên được phân loại vào phân nhóm 390799 bởi vì, khi chỉ xem xét các đơn vị monome polyeste, các đơn vị monome cấu thành của “polyeste khác”, trong tỷ lệ đúng của phản ứng, vượt trội hơn các đơn vị monome của poly [ethylene terephthalate].

Video liên quan

Chủ Đề