Proof-of-concept là gì

Proof of Concept [PoC] hay còn được gọi là bằng chứng về khái niệm, là việc thực hiện một phương pháp hay một ý tưởng nào đó để chứng minh tính khả thi, thực tiễn của một lí thuyết nào đó. Một PoC thường nhỏ hoặc không phải một công việc hoàn thiện. 

Sự ra đời của PoC

Cụm từ Proof of Concept ra đời khá sớm, được đề cập trong từ điển Oxford English vào tháng 1/1976 bởi Los Angeles Times. Nhưng một trong những cách dùng ban đầu của PoC được đề xuất trong bài báo của Bruce Carsten trên tạp chí Conversion and Interlligent Motion.

Ban đầu PoC là một thuật ngữ thường được dùng trong giới kỹ thuật nhằm để chứng minh, thử nghiệm các giả thuyết, xem xét tính khả thi của ý tưởng trong việc phát triển phần cứng và phần mềm.

Hiện tại, thuật ngữ này không còn bị bó hẹp trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật mà còn được mở rộng và ứng dụng trong nhiều ngành nghề khác.

Các đặc điểm nổi bật của Proof of Concept

Ứng dụng PoC vào thực tế mang lại những lợi ích đáng kể cho các bên tổ chức liên quan, dưới đây là những đặc điểm nổi bật của PoC:

  • Tiết kiệm thời gian và tránh mất nhiều công sức, tiền bạc vào các ý tưởng không khả thi. Từ đó các công ty tập trung nguồn lực vào các ý tưởng khả thi và tăng khả năng thành công khi triển khai trong thực tế.
  • Giúp bạn có căn cứ và cơ sở để có thể tranh luận với nhà đầu tư hay các bên liên quan về ý tưởng hay giả thuyết của mình. Điều này giúp cho bạn tranh luận và biện chứng về tính khả thi của ý tưởng.

Ứng dụng của PoC

  • Phát triển kinh doanh: Trong lĩnh vực phát triển kinh doanh và bán hàng, nhà cung cấp có thể cho phép khách hàng tiềm năng thử nghiệm một sản phẩm nào đó. Việc sử dụng PoC giúp thiết lập khả năng tồn tại, tách biệt các vấn đề kỹ thuật và đề xuất hướng tổng thể, cũng như cung cấp phản hồi về ngân sách và các quy trình để đưa ra quyết định nội bộ khác. Nếu sản phẩm không đạt được những lợi nhuận như dự tính, nó có thể bị ngừng lại và tiết kiệm được rất nhiều tiền.
  • Bảo mật: Trong bảo mật và mã hóa máy tính, PoC đề cập đến một luận chứng về nguyên tắc cho thấy một hệ thống có thể được bảo vệ hoặc bị xâm phạm như thế nào. Winzapper là một PoC sở hữu tối thiểu các khả năng cần thiết để chọn lọc loại bỏ một mục khỏi nhật ký bảo mật của windows nhưng nó lại không được tối ưu theo bất kì cách nào.
  • Phát triển phần mềm: nhằm không ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường. PoC thường được thực hiện để chứng minh ứng dụng, phần mềm đó có thể được thực hiện với mức giá hợp lý hoặc tìm ra công nghệ thích hợp để triển khai ứng dụng.
  • Phát triển thuốc: Trước khi thuốc được sử dụng rộng rãi thì đều phải trải qua các giai đoạn thử nghiệm trên một bộ phận nhỏ. Sau đó, một quyết định sẽ được đưa ra là thuốc có an toàn và hiệu quả không? Nếu có thì đơn được cấp cho cơ quan quản lý để nhận thuốc cho phép được tiếp thị để sử dụng ngoài các thử nghiệm lâm sàng. Các thử nghiệm lâm sàng có thể tiếp tục sau khi nhận được ủy quyền, ví dụ như để phân định rõ hơn về an toàn, xác định việc sử dụng thích hợp cùng với các loại thuốc khác hoặc để điều tra bổ sung. Điều này giúp giảm rủi ro nếu như thuốc có tác dụng phụ, tối ưu hóa việc tiếp thị thuốc.
  • Công nghiệp điện ảnh: Các đạo diễn thường làm những thước phim ngắn để thử nghiệm một số tính năng nhất định như quần áo, một số cảnh đặc biệt mà họ muốn giới thiệu nhưng lại không chắc rằng những cảnh đó có phù hợp với phần còn lại của phim hay không. Nó cho phép các đạo diễn thử nghiệm mà không sợ gây nguy hiểm cho toàn bộ nội dung phim.
  • Kỹ thuật: bằng chứng khái niệm thuật ngữ thường được dùng cho mộ nguyên mẫu rất thô cho những ý tưởng cụ thể, vì nó có thể được sử dụng như một phương tiện để thu thập một số tiền cho các nghiên cứu cần thiết và các giai đoạn cụ thể của sản phẩm.

Lợi ích của PoC

  • Tránh việc sử dụng tiền và nguồn lực vào những thứ không có tính khả thi.
  • Có bằng chứng thực tiễn khi tranh luận với chủ đầu tư, những người đưa ra ý kiến trái chiều, tiêu cực về một ý tưởng .

Kết luận

Phía trên là bài viết phân tính về chủ đề PoC. Ứng dụng của nó trong tương lai sẽ được áp dụng rộng rãi bởi những lợi ích hấp dẫn.

Proof of Concept viết tắt POC là một trong những thuật ngữ đang được sử dụng phổ biến từ rất lâu rồi, có lẽ là vào những năm 1967, bởi nó mang lại khá nhiều lợi ích đối với đời sống cũng như công việc của chúng ta. Thực chất, POC là thuật ngữ được sử dụng để nói đến một ý tưởng hay một thử nghiệm về một Method [phương pháp để làm một việc nào đó] để minh chứng rằng nó có tính khả thi cũng như thực tiễn. Thông thường thì một POC có quy mô bình thường, nhỏ mà đôi khi nó cũng có thể không thể hoàn thành được.

Mọi thông tin xung quanh về POC là gì?

Ngoài ra cũng có nhiều tổ chức gọi POC là bằng chứng khái niệm, và định nghĩa này được xuất hiện từ rất lâu trước, đó là năm 1969 nó được định nghĩa là một quá trình của sự phát triển, trong đó những phần cứng của thử nghiệm sẽ được xây dựng dựa trên sự khám phá và chứng minh tính thực tiễn và khả thi của khái niệm mới. Chính vì vậy khi được nghe đến thuật ngữ này, định nghĩa như vậy thì các bạn cũng có thể hiểu nó chính là Proof of Concept.

Để hiểu được dễ hơn thì các bạn cũng có thể liên hệ thực tế với đời sống của chúng ta hiện nay, ví dụ như một cửa hàng đang muốn thêm một món ăn mới vào menu và đương nhiên họ cũng cần áp dụng ứng dụng POC để thử xem món ăn đó có thực sự khả thi, và phù hợp để thêm vào hay không. Hoặc khi doanh nghiệp bạn cho ra thêm một sản phẩm mới thì đương nhiên cũng cần phải nó có mang lại hiệu quả kinh tế hay không thì mới cung cấp ra thị trường, đúng không nào?

1.2. Lợi ích của Proof of Concept

Sau khi các bạn tham khảo nội dung ở trên thì có lẽ vẫn còn nhiều thắc mắc cũng như đặt ra dấu hỏi vì sao Proof of Concept/ Poc lại thu hút được nhiều người như vậy đúng không. Thực ra thì một ứng dụng hay bất cứ một phương tiện nào cũng vậy, phải mang lại được nhiều lợi ích, thuận lợi, tiện ích thì mới thu hút được sự quan tâm của cộng đồng. Proof of Concept/ Poc cũng vậy, cụ thể là:

Lợi ích của Proof of Concept

- Lợi ích đầu tiên mà Proof of Concept mang lại cho chúng ta chính là giúp các tổ chức, doanh nghiệp có thể giảm bớt hay thậm chí là tránh được việc mất tiền, thời gian đầu tư vào ý tưởng không có tính thực tiễn, khả thi.

- Lợi ích thứ hai mà Poc mang lại chính là giúp cho quá trình tranh luận với khách hàng, nhà đầu tư, đối tác thuận lợi hơn vì đã có bằng chứng thực tiễn để chứng minh. Điều này cũng sẽ cải thiện được phần nào kết quả của cuộc tranh luận, thậm chí bạn còn thuyết phục được những đối tượng đang có ý kiến trái chiều về một ý tưởng, sản phẩm/ dịch vụ mà doanh nghiệp bạn đang cung cấp.

Các bạn có biết trong tiếng Anh có một câu nói nổi tiếng được các chuyên gia sử dụng để nói về sự phù hợp của một ý tưởng giống như hiệu ứng của Proof of Concept vậy, đó là: Show me your data. Các bạn có thể hiểu nôm na nó có nghĩa là có bằng chứng thì mới có thể tiếp tục cuộc tranh luận được, hoặc dịch sát nghĩa thì nó là “Cho tôi xem dữ liệu của bạn”.

2. Ứng dụng của Proof of Concept

2.1. Poc trong việc thử thị trường [market]

Trên thực tế thì trước khi bắt đầu thành lập công ty thì chắc chắn ứng dụng Proof of Concept sẽ được sử dụng, bởi các tổ chức này sẽ phải thử nghiệm sản phẩm/ dịch vụ hoặc một ý tưởng kinh doanh để biết rằng nó có thực sự khả thi cũng như tiềm năng để thực hiện hay không. Và có cần phải có phương án hợp lý đưa ra trong những trường hợp riêng biệt như vậy.

Và theo như bản chất của ứng dụng này đối với thử nghiệm trên thị trường thì sẽ cần phải trải qua các khâu như: phân tích/ nghiên cứu thị trường, tổng hợp và đưa ra đánh giá, tìm hiểu đối thủ và thử phản ứng thị trường… Đó cũng chính là điều cơ bản đối với bất cứ một doanh nghiệp nào cũng cần thực hiện, đặc biệt là đối với những doanh nghiệp mới, quy mô nhỏ mà lại có nhiều đối thử cạnh tranh. Vừa tối giản vừa tránh được những chi phí rủi ro có thể xảy ra trong quá trình tham gia vào thị trường.

Poc trong việc thử thị trường [market]

2.2. Poc là gì trong công nghiệp phát triển phần mềm?

Nhu cầu sử dụng phần mềm của chúng ta ngày càng tăng, đó là lý do vì sao hằng ngày đều có những ứng dụng phần mềm mới được tung ra thị trường, nhưng bạn có biết rằng chỉ trong đó bao nhiêu phần mềm có thể tồn tại và phát triển được không. Rất ít. Tức là ứng dụng Poc chưa được họ sử dụng hoặc chưa sử dụng triển để nên không thể tránh được điều đó. Khi ứng dụng, phần mềm được phát triển nham nhảm thì cần phải có được điểm mạnh, thì mới có thể đưa phần mềm đó vào con đường thành công.

Và các bạn cần phải chứng minh được ứng dụng/ phần mềm đó có thực sự khả khi không? Có thể thực hiện lập trình phần mềm đó được không? Mức giá sẽ là bao nhiêu thì hợp lý?

Tôi sẽ đưa ra một ví dụ điển hình để bạn có thể đưa ra được câu trả lời chính xác: Proof of Concept trong xây dựng ứng dụng mobile, ý tưởng của bạn là đưa ra phần mềm ứng dụng đặt món ăn. Nhưng trên thị trường đã có khá nhiều ứng dụng đó rồi và đây không còn là một ý tưởng mới mẻ nữa. Bạn cần phải chứng minh được rằng ứng dụng này có thể vượt qua các đối thủ khác và tổn tại, phát triển được. Và lúc này bạn cần sử dụng ứng dụng Poc để tìm kiếm công nghệ tối ưu cho việc tạo ứng dụng đó, tiếp theo sau đó là những chiến thuật thu hút khách hàng.

2.3. Poc trong làm phim

Có lẽ khi đọc đến phần này bạn cũng cảm thấy hơi lạ đúng không, thực tế thì không phải nhà sản xuất nào cũng cần phải thực hiện hay sử dụng ứng dụng này Bởi mỗi nhà sản xuất họ đều có những cách xác định được tính hiệu quả của bộ phim, Tuy nhiên có ba bộ phim: Thế giới ngày mai, Sky Captain, 300 và Sin City đã rất thành công và một phần đều nhờ vào việc sử dụng Proof-of-Concept/ Poc bằng cách làm bằng chứng về khái niệm cho các kỹ thuật mới. Sau đó sử dụng chính những kỹ xảo đã được chứng minh đó để áp dụng vào cảnh quay của bộ phim.

2.4. Poc trong các ngành kỹ thuật

Poc trong các ngành kỹ thuật

Trong các ngành kỹ thuật, Proof of Concept/ bằng chứng của khái niệm được sử dụng mỗi khi có ý tưởng mới về một sản phẩm nào đó. Hay nói một cách dễ hiểu hơn thì một khái niệm của một trang thiết bị hay sản phẩm điện nào được xây dựng thì cần phải được chứng minh được chức năng của nó trước khi thực hiện triển khai. Ngoài ra, khi các thiết bị đó đã được chứng minh về tính khả thi thì chắc chắn cũng sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư hơn vì họ đã có bằng chứng về việc thiết bị đó có triển vọng và tiềm năng phát triển trong tương lai.

2.5. Poc trong phát triển kinh doanh

Nói về lĩnh vực kinh doanh thì có lẽ các bạn cũng đã biết rằng, thị trường hoạt động của nó rất khắc nghiệt và bất cứ một sản phẩm/ dịch vụ nào được kinh doanh đều cần phải có tính mới, thực tiễn và khả thi với người tiêu dùng thì mới có thể tồn tại cũng như phát triển được. Và đương nhiên ứng dụng POC cũng rất được ưa chuộng trong lĩnh vực này. Một trong những điểm đặc biệt của ứng dụng này trong kinh doanh đó là các bạn có thể cho khách hàng dùng thử sản phẩm. Từ đó sẽ lấy được ý kiến, sự phản hồi của khách hàng. Như vậy khi đã có được những thông tin đó thì cũng sẽ tối ưu về sản phẩm, dịch vụ được hiệu quả hơn.

2.6. Poc trong phát triển thuốc

Ngoài Proof of Concept [Poc] là gì thì trong lĩnh vực phát triển thuốc, vẫn còn một số thuật ngữ khác được sử dụng như: Bằng chứng nguyên tắc/ Proof  of  Princuctor [PoP] và Bằng chứng cơ chế/ Proof  of  Mechanism [PoM]. Bởi thuốc là sản phẩm được sử dụng trực tiếp nên cần phải được trải qua nhiều giai đoạn mới có thể đưa ra thị trường để tiêu thụ.

Tham khảo thêm: Phương pháp xây dựng quy trình làm việc giữa các phòng ban

3. 5 bước thực hiện POC hiệu quả!

5 bước thực hiện POC hiệu quả!

Bước 1: Xác định cơ hội: Cân nhắc đối thủ, tìm hiểu cách giải pháp, làm việc với các chuyên gia đầu ngành kết hợp với kĩ năng và kinh nghiệm của nguồn nhân lực sẵn có.

Bước 2: Mô tả vấn đề và dữ liệu: Sau khi đã xác định cơ hội thì cần phải hiểu rõ và tổng, phân loại chúng thành những hạng mục một cách khoa học: nhận thức, lập luận, hoặc thị giác máy tính.

Bước 3: Xây dựng và triển khai giải pháp: Xây dựng mô hình bằng cách sử dụng dữ liệu đào tạo để tiến hành thử nghiệm. Từ đó có thể kiểm tra độ chính xác ban đầu của mô hình để có thể đưa ra được quyết định chính xác cho việc có thể tiếp tục đào tạo hoặc điều chỉnh sâu hơn. Sau đó là Đào tạo và điều chỉnh.

Bước 4: Thẩm định giá trị doanh nghiệp: Với các yếu tố thẩm định với các kỹ sư là: thiết kế, đo lường, và thử nghiệm liên tục. Ngoài ra những yếu tố thẩm định: Mức độ hoàn thiện; Tính chính xác; và Thời điểm. Sau đó sẽ là những yếu tố sau áp dụng và giải pháp: Quy mô; Độ linh hoạt; Độ tương thích;Kỹ thuật.

Cuối cùng,Thiên lệch; Công bằng; Hệ quả; Minh bạch và An toàn chính là những giải pháp cần được đánh giá dựa trên chất lượng quyết định.

Bước 5: Muốn mở rộng quy mô của PoC: Mở rộng khả năng suy luận/ viễn cảnh cho doanh nghiệp/ cơ sở vật chất; Điều chỉnh và tối ưu hoá giải pháp PoC; Lập kế hoạch quản lí và vận hành.

Như vậy, POC là gì các bạn đã hiểu rồi chưa? Để tham khảo được thêm nhiều thông tin hữu ích khác thì đừng ngại mà hãy truy cập vào địac hỉ Timviec365.vn nhé!

Proof of Concept Study là gì?

1. PoC là gì? PoC là việc hiện thực hóa một phương pháp hoặc một ý tưởng nhằm chứng minh tính khả thi của giải pháp và tiềm năng của nó trong thực tế. Một PoC thường nhỏ và có thể hoàn thành hoặc không, vì đơn giản, nó chỉ một thử nghiệm để khẳng định tính khả thi, để biết dừng sớm nếu thất bại.

Proof of Concept Engineer là gì?

POC là tên viết tắt của một thuật ngữ trong tiếng Anh, Proof of Concept. Hiểu đơn giản, nó thực chất một ứng dụng được sử dụng để chứng minh tính khả thi và thực tiễn của ý tưởng hay phương pháp nào đó. Các POC được triển khai trong quy mô nhỏ hoặc cũng có thể không hoàn thành được.

Pocc là gì?

POC hay còn được biết tới Proof of Concept [Bằng chứng về khái niệm], thuật ngữ POC được dùng nhiều cho các doanh nghiệp hiện nay. Nó một hình thức tiến hành thử một phương pháp hoặc một ý tưởng nào đó để chứng minh được nó thực sự khả thi.

POC trong blockchain là gì?

Nói một cách đơn giản, blockchain PoC là quá trình xác minh rằng ý tưởng có tiềm năng trong tình huống thực tế hay không. Mục đích của nó xác định xem dự án có khả thi và sẽ hoạt động như kế hoạch hay không. Điều này có thể được triển khai dưới dạng nguyên mẫu hoặc Sản phẩm khả thi tối thiểu.

Chủ Đề