Quả bòn bon có tốt không

Quả bòn bon có nhiều tên gọi khác nhau như dâu da đất, lòn bon. Không chỉ ở Việt Nam, quả bòn bon phổ biến khắp Đông Nam Á. Quả bòn bon có hình tròn, khi chín ngả vàng, đường kính khoảng 5 cm, vỏ dẻo. Cơm bòn bon có màu trắng đục, gần như trong suốt, chia thành 5-6 múi, vị hơi chua đến ngọt. Bòn bon chín vào mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10.

Thành phần dinh dưỡng trong 100 g quả bòn bon bao gồm: 

- Protein: 0,8 g

- Carb: 9,5 g

- Chất xơ: 2,3 g

- Canxi: 20 mg

- Phốt pho: 30 mg

- Vitamin A: 13 IU

- Thiamine [vitamin B1]: 89 mcg

- Riboflavin [vitamin B2]: 124 mg

- Vitamin C: 1 mg

Tác dụng của quả bòn bon

1. Chống lại ung thư

Những chất dinh dưỡng trong cả phần cơm và phần vỏ của quả bòn bon đều có công dụng chống lại ung thư bằng cách ngăn chặn sự sinh sản của các tế bào ung thư. Quả bòn bon chứa nhiều chất dinh dưỡng, khoáng chất, chất xơ và vitamin được cho là có giá trị để điều trị ung thư, chủ yếu là những chất liên quan đến hệ tiêu hóa.

2. Ngăn ngừa lão hóa

Quả bòn bon có lợi trong việc ngăn ngừa lão hóa hiệu quả. Một trong những yếu tố gây lão hóa sớm là do các gốc tự do. Trong khi đó, quả bòn bon lại chứa nhiều vitamin C và một số loại chất chống oxy hóa khác, có tác dụng chống lại các gốc tự do gây ra quá trình căng thẳng oxy hóa. Vitamin C cũng hữu ích để bảo vệ các protein lipid, axit nucleic và carbohydrate khỏi bị hư hại do các gốc tự do hoặc ô nhiễm hoặc độc tố gây ra.

3. Tốt cho xương và răng

Trong thành phần của quả bòn bon chứa nhiều canxi, là khoáng chất cần thiết cho xương và răng. Ngoài ra, quả bòn bon còn chứa nhiều vitamin A [còn được gọi là retinol hoặc carotenoid] và phốt pho. Vitamin A là một loại vitamin hòa tan trong chất béo, có vai trò quan trọng trong việc duy trì răng và hệ xương. Phốt pho cũng hữu ích như một tác nhân cho sự hình thành xương và răng.

4. Hỗ trợ tiêu hóa

Quả bòn bon chứa nhiều chất xơ nên rất tốt cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra, loại quả này còn bổ dưỡng để ngăn ngừa ung thư ở đường tiêu hóa. Hàm lượng calo, khoáng chất và sắt trong quả bòn bon nhiều hơn khi so sánh với táo hoặc cam ngọt.

5. Tăng cường hệ thống miễn dịch

Hàm lượng lớn vitamin C và nhiều chất chống oxy hóa khác trong quả bòn bon giúp loại quả này có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể, chống lại bệnh tật thông thường, phục hồi sức khỏe cho người mới ốm dậy.

5. Tốt cho bệnh nhân tiểu đường

Những bệnh nhân mắc tiểu đường có thể sử dụng quả bòn bon như một món ăn nhẹ hoặc quả tráng miệng vì hàm lượng chất xơ cao và chứa chất chống oxy hóa polyphenol, có tác dụng hỗ trợ cải thiện mức độ glucose bằng cách làm chậm sự hấp thụ đường.

6. Ngăn ngừa bệnh sốt rét

Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng quả bòn bon có tác dụng chống lại các chủng Plasmodium falciparum kháng chloroquine, một trong những động vật nguyên sinh gây bệnh sốt rét. Chiết xuất từ ​​quả bòn bon làm rối loạn chu kỳ sống của Plasmodium falciparum và hoạt động chống lại một chủng ký sinh trùng kháng chloroquine.

7. Hỗ trợ giảm cân

Ít ai biết rằng quả bòn bon cũng có tác dụng hỗ trợ giảm cân. Loại trái cây này chứa nhiều nước và chất xơ. Ngoài ra, quả bòn bon còn giúp cơ thể nhận được carnitine. Carnitine sẽ hướng phân tử chất béo đến mô đốt cháy chất béo. Đây là phương pháp giảm cân an toàn, hiệu quả mà không gây ra mệt mỏi, thiếu năng lượng.

8. Trị nhiễm giun

Quả bòn bon có công dụng trị giun sán trong đường ruột, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Các phương pháp thảo dược này dễ thực hiện hơn và an toàn hơn khi sử dụng thường xuyên so với phương pháp trị giun bằng thuốc.

9. Kiểm soát mức cholesterol

Chuyển hóa cholesterol trong cơ thể sẽ trở thành axit mật. Tiêu thụ quả bòn bon có thể giúp hạn chế quá trình này, tốt cho những người bị bệnh cholesterol.

10. Làm đẹp da

Sức khỏe làn da có thể được duy trì bằng cách thường xuyên tiêu thụ các loại thực phẩm có chứa vitamin E. Quả bòn bon cũng chứa nhiều vitamin E nên có tác dụng duy trì sức khỏe làn da như ngăn ngừa lão hóa sớm, làm mềm và mềm da, giữ ẩm cho da, giữ da khỏi tia UV và giúp chữa lành vết thương.

Sai lầm khi ăn quả bòn bon

Khi ăn quả bòn bon, nên lưu ý những điều sau:

- Không nên nhai hạt: Hạt của quả bòn bon có chứa chất xác định là cấu trúc alkaloid độc. Vì vậy, không nên nhai hạt quả bòn bon. Tuy nhiên, đối với những hạt nhỏ thì vẫn có thể nhai được.

- Không cắn vỏ: Trong vỏ quả bòn bon có chứa chất acid lansium độc đối với tim, có thể làm tim ếch ngừng đập. Do đó, nên dùng tay bóc vỏ khi ăn bòn bon chứ không nên cắn.

- Bệnh nhân tiểu đường không nên ăn nhiều bòn bon: Quả bòn bon có tác dụng hỗ trợ cải thiện mức độ glucose nhưng đồng thời cũng chứa nhiều đường, do đó bệnh nhân tiểu đường chỉ nên ăn ít, không nên ăn quá nhiều.

Ai không nên ăn bòn bon?

Tiểu đường không nên ăn nhiều: Đối với người mắc tiểu đường thì không nên ăn nhiều bởi trong bòn bon có hàm lượng đường tương đối cao. Người bình thường cũng không nên ăn nhiều vì dễ bị nặng bụng. Nhận diện bòn bon lúc chín: Nếu bòn bon chín tự nhiên thì dưới quả sẽ dấu châm kim li ti, cuống quả còn tươi.

Bòn bon có chất gì?

Bòn bon cũng chứa nhiều vitamin A, nhóm B, C và E là các vitamin được xem là những chất mang tính antioxydant giúp cơ thể loại trừ các gốc tự do gây nguy cơ dẫn đến các bệnh tim mạch, đột quỵ và ung thư. Bòn bon còn là loại trái cây giàu vitamin C và thiamin.

Quả bòn bon có vị gì?

Vị bòn bon hơi chua, khi chín thì ngọt hơn. Hột bòn bon rất đắng, khó tách khỏi cơm nên người ăn khi nuốt luôn cả múi để tránh nhằn hột.

Quả bòn bon như thế nào?

Đây là loại cây giống cây nhiệt đới, được trồng ở hầu hết các tỉnh thành ở nước ta. Quả bòn bon có hình tròn, vỏ dẻo, phần thịt có màu trắng đục, bên trong có khoảng 5 - 6 múi. Quả bòn bon có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe con người. Bòn bon có vị hơi chua, khi chín thì ngọt hơn.

Chủ Đề