Quản lý nhà nước theo lãnh thổ tại địa phương

 Cơ quan quản lý nhà nước địa phương là cơ quan nào? Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước địa phương là gì? Cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Các cơ quan quản lí nhà nước ở nước ta theo hê thống cơ quan hành chính nhà nước, bao gồm: Chính phủ; các bộ, cơ quan ngang bộ; Uỷ ban nhận dân các cấp, từ cấp tỉnh đến cấp xã.

Các cơ quan quản lí nhà nước ở nước ta theo hê thống cơ quan hành chính nhà nước, bao gồm: Chính phủ; các bộ, cơ quan ngang bộ; Uỷ ban nhận dân các cấp, từ cấp tỉnh đến cấp xã. Hệ thống cơ quan quản lí nhà nước có thể phân loại theo tiêu chí khác nhau.

+ Căn cứ vào tiêu chí vị thế thì có cấp trung ương – địa phương có các cơ quan quản lí nhà nước trung ương và các cơ quan quản lí nhà nước ở địa phương;

+ Căn cứ vào chức năng quản lí, có thể phân chia thành các cơ quan quản lí nhà nước theo ngành, lĩnh vực và cơ quan quản lí nhà nước theo lãnh thổ.

Cơ quan quản lý nhà nước địa phương là cơ quan nào?

Theo đó, Chính phủ và các bộ, các cơ quan ngang bộ được gọi là cơ quan quản lí nhà nước Ở trung ương, Uỷ ban nhân dân các cấp được gọi là cơ quan quản lí nhà nước ở địa phương. Căn cứ vào chức năng quản lí thì Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp được gọi là cơ quan quản lí nhà nước theo lãnh thổ; các Bộ, cơ quan ngang bộ được gọi là cơ quan quản lí nhà nước theo ngành hoặc theo lĩnh vực. Ở Việt Nam, Chính phủ là cơ quan quản lí nhà nước cao nhất, có chức năng thống nhất quản lí việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước. Uỷ ban nhân dân các cấp có chức năng quản lí nhà nước trên phạm vi lãnh thổ địa phương, tổ chức điều hành việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của địa phương trên cơ sở chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp.

Tuỳ thuộc vào vị trí của mình, từng cơ quan trong hệ thống cơ quan quản lí nhà nước được pháp luật giao những quyền hạn nhất định để thực hiện chức năng thay mặt nhà nước điều hành xã hội trên phạm vi lãnh thổ, ngành hoặc lĩnh vực theo thẩm quyền do luật định. Các quyền hạn và nhiệm vụ cơ bản của các cơ quan có chức năng quản lí nhà nước là: ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong phạm vi thẩm quyền do luật định; tổ chức, hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ trên các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lí, thanh tra, kiểm tra công tác của cấp dưới; xử phạt hành chính theo thẩm quyền quản lí…

Ở nước ta, Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp được gọi là cơ quan quyền lực nhà nước. Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghiã Việt Nam, có quyền ban hành, sửa đổi hiến pháp, luật; quyết định những vấn đề quan trọng nhất của đất nước và của nhân dân có ý nghĩa toàn quốc về các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội, quốc phòng, an ninh, đối nội, đối ngoại; tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước; giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước. Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, có quyền ban hành nghị quyết; quyết định các vấn đề liên quan trong địa phương trên cơ sở của pháp luật, quy định của trung ương; giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước ở địa phương; giám sát việc tuân theo pháp luật ở địa phương.

Thứ nhất, HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, tức là bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước thống nhất. Thứ hai, HĐND là cơ quan đại diện cho nhân dân, mang tính tự quản của cộng đồng dân cư một địa phương. HĐND là thiết chế, phương thức để nhân dân địa phương tổ chức ra cơ quan nhà nước trực tiếp quản lý và quyết định quá trình phát triển kinh tế, xã hội… tại địa phương.

Thẩm quyền quyết định và giám sát của HĐND đối với việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương đã được khẳng định trong Hiến pháp 2013. Điều này cho thấy giá trị về mặt pháp lý của các nghị quyết do HĐND thông qua được quy định bởi tính quyền lực nhà nước của cơ quan này. Tuy nhiên, dù ở cấp tỉnh, huyện hay xã, thì HĐND chỉ là cơ quan quyền lực nhà nước trong phạm vi được phân cấp, nên thực hiện chức năng, thẩm quyền của mình phải dựa trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật và các văn bản của các cơ quan cấp trên.

UBND là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, do Hội HĐND cùng cấp bầu ra, là cơ quan chấp hành của HĐND. UBND chịu trách nhiệm thi hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND cùng cấp.

UBND được xác định là cơ quan quản lý hành chính nhà nước ở địa phương, có trách nhiệm trực tiếp quản lý tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng… trên địa bàn địa phương. Đồng thời, UBND “chủ động đề xuất các định hướng phát triển kinh tế – xã hội để Hội đồng nhân dân xem xét”. UBND có các cơ quan chuyên môn trực thuộc, quản lý các ngành, lĩnh vực ở địa phương đảm bảo nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và lãnh thổ.

Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng gồm Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương [Ủy ban nhân dân cấp tỉnh] và Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh [sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện].

Theo quy định tại Điều 5 Thông tư liên tịch số 07/2015/TTLT-BXD-BNV thì có 2 cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về Xây dựng, quy hoạch đô thị, kiến trúc… là:

  • Phòng Quản lý đô thị [ở các quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh].
  • Phòng Kinh tế và Hạ tầng [ở các huyện].

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Cơ quan quản lý nhà nước địa phương là cơ quan nào?”. Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn về lĩnh vực hình sự, kinh doanh thương mại, hôn nhân gia đình, thành lập công ty con, mã số thuế cá nhân tra cứu…; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Vị trí pháp lý của Hội đồng nhân dân

HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, tức là bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước thống nhất. Thứ hai, HĐND là cơ quan đại diện cho nhân dân, mang tính tự quản của cộng đồng dân cư một địa phương. HĐND là thiết chế, phương thức để nhân dân địa phương tổ chức ra cơ quan nhà nước trực tiếp quản lý và quyết định quá trình phát triển kinh tế, xã hội… tại địa phương.

Vị trí pháp lý của Ủy ban nhân dân

UBND là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, do Hội HĐND cùng cấp bầu ra, là cơ quan chấp hành của HĐND. UBND chịu trách nhiệm thi hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND cùng cấp.
UBND được xác định là cơ quan quản lý hành chính nhà nước ở địa phương, có trách nhiệm trực tiếp quản lý tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng… trên địa bàn địa phương. Đồng thời, UBND “chủ động đề xuất các định hướng phát triển kinh tế – xã hội để Hội đồng nhân dân xem xét”. UBND có các cơ quan chuyên môn trực thuộc, quản lý các ngành, lĩnh vực ở địa phương đảm bảo nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và lãnh thổ.

Điều quan trọng là phải có một tổ chức lãnh đạo đủ mạnh và một sự chỉ đạo tốt để đưa đất nước ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn. Việt Nam không thể đạt được sự phát triển mạnh mẽ như ngày nay nếu không có sự lãnh đạo của bộ máy nhà nước tiến bộ. Quan điểm kết hợp quản lý nhà nước theo ngành và theo khu vực là một trong những nguyên tắc chính mà Nhà nước Việt Nam đã nhất quán tuân thủ.

Thế nào là sự cần thiết kết hợp quản lý nhà nước theo ngành và theo lãnh thổ?

Việc đưa ra các phương án, phương hướng quản lý kết hợp, đan xen giữa các đơn vị, tổ chức kinh tế, văn hóa,… trên một vùng lãnh thổ cụ thể nhằm phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước đến mức tối đa có thể là một trong những điều cơ bản các nguyên tắc tổ chức và kỹ thuật trong cơ cấu quản lý nhà nước.

Sự cần thiết kết hợp quản lý nhà nước theo ngành và theo lãnh thổ

Quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ luôn được kết hợp chặt chẽ trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Đó là, theo sự phân công, phân cấp quản lý giữa các ngành, các cấp, sự phối hợp giữa quản lý theo ngành dọc của các bộ và quản lý theo chiều ngang của chính quyền địa phương. Sự kết hợp này đã trở thành một mô hình chỉ đạo trong quản lý nhà nước. Sự kết hợp này rất quan trọng vì những lý do sau:

– Mỗi đơn vị, tổ chức ngành nằm trên lãnh thổ của một khu vực cụ thể. Tiềm năng, thế mạnh của địa phương về tài nguyên và nhân lực góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức, đơn vị. Do vậy, chỉ có sự kết hợp giữa quản lý theo ngành và lãnh thổ thì mới phát huy hết tiềm năng, thế mạnh.

– Do sự khác nhau về các yếu tố tự nhiên, văn hoá, xã hội nên những yêu cầu đặt ra đối với hoạt động của ngành, lĩnh vực chuyên môn trên một địa bàn nhất định cũng giống nhau. có những đặc điểm khác biệt Do đó, chỉ có sự kết hợp giữa quản lý ngành và lãnh thổ mới có thể nắm bắt được những phẩm chất đó và do đó, đảm bảo sự phát triển của các doanh nghiệp địa phương.

– Có hoạt động của các đơn vị, tổ chức thuộc các ngành trên địa bàn một địa phương. Yếu tố lãnh thổ quy định hành động của các đơn vị, tổ chức đó. Đồng thời, các đơn vị, tổ chức của Chi nhánh được liên kết trên cả nước theo chuỗi. Việc tách quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ chắc chắn sẽ dẫn đến tình trạng khép kín cục bộ trong một ngành hoặc một địa phương, cá nhân và địa phương, trong đó hoạt động của các ngành không được phát triển triệt để và không phù hợp với nhu cầu của Nhà nước và xã hội. Do vậy, khi giải quyết các vấn đề phát triển ngành trong quản lý hành chính nhà nước, lĩnh vực chuyên môn phải luôn tính đến lợi ích của địa phương và ngược lại. 

Biểu hiện của việc kết hợp quản lý nhà nước theo ngành và theo lãnh thổ

– Trong hoạt động quy hoạch, kế hoạch: Các Bộ, chính quyền địa phương có trách nhiệm trao đổi, phối hợp chặt chẽ các vấn đề liên kết để thiết kế và thực hiện các quy hoạch, kế hoạch ngành, lĩnh vực chuyên môn.

– Về xây dựng, chỉ đạo bộ máy chuyên môn: Các Bộ, chính quyền địa phương điều hòa, phối hợp hoạt động của các cơ quan quản lý chuyên ngành ở địa phương nhằm phát huy mọi năng lực vật chất và công nghệ trong phạm vi ảnh hưởng của mình. đất để phát triển sản xuất, bảo vệ lợi ích quốc gia và địa phương

– Ban hành và kiểm tra việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật: Các Bộ ban hành văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực đối với chính quyền địa phương trên cơ sở pháp luật và trong phạm vi thẩm quyền của mình, có thẩm quyền kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật đó. Mặt khác, dựa trên vị trí quyền lực của họ, chính quyền địa phương cũng có quyền ra các quyết định bắt buộc đối với các đơn vị của ngành ở địa phương và kiểm tra việc thực hiện đúng.

Video liên quan

Chủ Đề