Quang hải vì sao chưa xuất ngoại

Quang Hải nỗ lực tìm vị trí chính thức tại Pau FC - Ảnh: FC

Câu hỏi được đặt ra là liệu Quang Hải có được ra sân thi đấu? Và nếu được ra sân, anh sẽ thể hiện như thế nào? Dù rất chờ đợi sự tỏa sáng của Quang Hải ở trời Âu nhưng các CĐV cần phải kiên nhẫn.

Vấn đề ngoài chuyên môn

Trên thế giới, rất nhiều ngôi sao cần hơn một mùa giải mới có thể thích nghi và chơi tốt ở đội bóng mới. Thậm chí có những người đang thi đấu rất hay ở đội bóng cũ nhưng mất hút khi chuyển sang đội bóng mới. 

Quang Hải cũng không phải là ngoại lệ. Anh cần thời gian để hòa nhập với đồng đội, môi trường cũng như văn hóa bóng đá ở Pau FC. Với cầu thủ xuất phát từ nền bóng đá thấp và có lần đầu tiên xuất ngoại như Quang Hải, thời gian thích nghi có thể còn lâu hơn.

Ngoài ra, Quang Hải còn phải đối mặt với cuộc cạnh tranh vị trí quyết liệt tại Pau FC. Trước mùa giải mới, Quang Hải đã cùng Pau FC thi đấu 4 trận giao hữu. Anh đá chính, ghi bàn và kiến tạo trong trận thắng 5-0 của Pau FC trước CLB St Paul-les-Dax. 

Sau đó, Quang Hải vào sân hiệp 2 các trận Pau FC thua Toulouse 0-2, Chamois Niortais 0-1. Trong trận Pau FC thua Angouleme Charente 0-1, Quang Hải được tung vào sân trong hiệp 1.

Dấu ấn của Quang Hải ở những trận đấu nói trên dù không quá lớn nhưng anh phần nào chứng tỏ khả năng và mang đến những điều tích cực cho Pau FC. HLV Didier Tholot của Pau FC không ít lần khen ngợi và cho rằng đội bóng chơi tốt hơn mỗi khi Quang Hải vào sân thi đấu. 

Trong những phát biểu mới nhất, HLV Tholot bày tỏ mong muốn sẽ bổ sung thêm 2 cầu thủ chạy cánh để tăng tốc độ cho lối chơi của Pau FC.

Quang Hải là lựa chọn số 3?

Như vậy, HLV Tholot có lẽ đã hài lòng với những cầu thủ chơi ở trung tâm. Dù vậy, Quang Hải cũng chưa thể chắc suất được ra sân tại Pau FC. Quan sát những trận giao hữu đã qua, HLV Tholot dường như ưu tiên vị trí số 10 cho Eddy Sylvestre [22 tuổi, Pháp]. 

Vị trí số 10 tốt nhất tại Pau FC thuộc về cựu cầu thủ Newcastle Henri Saivet [31 tuổi] - cầu thủ người Senegal này đang dính chấn thương. Những điều này cho thấy Quang Hải chỉ là sự lựa chọn thứ 3 cho vị trí số 10 tại Pau FC.

Nếu đặt lên bàn cân so sánh, Quang Hải sẽ rất khó để cạnh tranh với Saivet hay Sylvestre. Rất khó để HLV Tholot đặt niềm tin vào một cầu thủ mới và có xuất phát điểm từ nền bóng đá ở vũng trũng của bóng đá thế giới. 

Có lẽ điều Quang Hải cần làm lúc này là tập luyện tích cực, cố gắng hòa nhập thật nhanh với Pau FC, chắt chiu cơ hội ra sân để gây ấn tượng với HLV Tholot rồi mới dần dần nghĩ đến suất đá chính. 

Trong những chuyến xuất ngoại, muốn thành công thì ngoài chuyên môn, các cầu thủ cần phải có nghị lực và ý chí mạnh mẽ. Quang Hải là cầu thủ như vậy, và trước mắt các CĐV hãy ủng hộ Quang Hải bằng thái độ bình tĩnh và kiên nhẫn.

CĐV Việt "tràn ngập" fanpage của Pau FC

Kể từ khi Quang Hải gia nhập Pau FC, trang Facebook của đội bóng này nhận được lượt tương tác cao đột biến.

Cụ thể, chỉ vài ngày sau khi Quang Hải ký hợp đồng chính thức với CLB, trang fanpage của họ đã có thêm tới 330.000 lượt like [thích]. Cho tới hôm 27-7, số lượt like trang này hiện đang ở mức trên 384.000.

Tương tác trên các bài đăng [post] của Pau FC cũng tăng đáng kể, mà chiếm phần lớn là từ các CĐV Việt Nam.

Một bài đăng hôm 26-7 của đội bóng này nhận tới hơn 11.000 lượt like và hơn 280 bình luận [comment], trong đó rất nhiều bình luận tiếng Việt. Nhiều người vào đây để chúc mừng Pau FC sẽ thi đấu tốt cũng như chúc cho Quang Hải tỏa sáng.

Christophe Cantegrel, một nickname hiếm hoi thuộc về người Pháp trong phần bình luận, tỏ ra bất ngờ trước điều này. Anh đã viết một cách bông đùa: "Có lẽ Pau FC nên đổi tên, một cái tên nào đó của Việt Nam.

Những người Việt Nam thật cuồng nhiệt". Một nickname khác là Pierre viết: "Quang Hải đã mang thật nhiều người Việt đến đây. Tôi hy vọng cậu ấy sẽ có một mùa giải thật tốt".

[Đ.K.]

Cựu cầu thủ Newcastle ở Pau FC: ‘Quang Hải có cái chân trái rất khéo’

HOÀI DƯ

Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận đây chỉ là tín hiệu tích cực đầu tiên, chưa phải là kết quả sau cùng của chuyến “phiêu lưu” của Quang Hải tại châu Âu, bởi mọi thứ vẫn tùy vào năng lực thể hiện của Quang Hải. Ngay cả khi cựu cầu thủ CLB Hà Nội thành công, thì đó là một dấu ấn cá nhân, mở ra một triển vọng, hơn là một điều gì đó lớn lao đến sớm dành cho cả nền bóng đá.

Vì có một thực tế là không phải cứ có nhiều cầu thủ xuất ngoại thì sẽ kéo theo sự phát triển nhanh chóng về đẳng cấp của một nền bóng đá. Thái Lan là ví dụ điển hình.

Trong 5 năm trở lại đây, cầu thủ Thái Lan đang dần quen thuộc trên thị trường chuyển nhượng châu Á, đặc biệt là Nhật Bản. Họ đang có hơn 20 cầu thủ chơi bóng ở Nhật Bản, bao gồm 6 người đá ở J-League 1, và có ngôi sao Chanathip được sánh ngang với những cầu thủ tốt nhất tại giải đấu này. Đây là giai đoạn được đánh giá huy hoàng nhất của bóng đá Thái Lan, thế nhưng thành tích của đội tuyển lại đi xuống. Họ thất bại ở AFF Cup 2018, Assian Cup 2019 và vòng loại World Cup 2022. 

Chiến thắng tại AFF Cup 2020 cũng không giúp người Thái lấy lại vị thế số 1 Đông Nam Á. Mới đây nhất, người hâm mộ của họ phẫn nộ khi đội nhà để thua Uzbekistan với tỷ số 0-2 ở vòng loại Asian Cup 2023 dù có đầy đủ những cầu thủ đang chơi bóng ở nước ngoài. Trận thua đó không ảnh hưởng đến chiếc vé dự vòng chung kết Asian Cup, nhưng nó cho thấy “Voi chiến” vẫn còn nhiều việc phải làm nếu muốn lật đổ vị trí số 1 của Việt Nam. 

Không chỉ ở đội tuyển, tại giải U23 châu Á vừa qua, Thái Lan triệu tập đến 9 cầu thủ trẻ đang thi đấu ở nước ngoài, và vẫn bị loại tại vòng bảng. Đây là lứa cầu thủ U23 được đánh giá cao nhất của Thái Lan, nhưng ngay ở trận đối đầu với U23 Việt Nam, họ cũng chẳng có sự khác biệt đáng kể nào so với đội Thái Lan đã thua trong trận chung kết SEA Games 31. Xem ra, việc đá ở nước ngoài không phải là ưu thế.

Bóng đá Việt Nam cũng đã có nhiều bài học về xuất ngoại cầu thủ. Nhìn nhận một cách công bằng, thì những Công Phượng, Đoàn Văn Hậu, Xuân Trường hay trước đó là Công Vinh đều không tiến bộ hơn sau khi trở về từ nước ngoài. Việc ngồi ở ghế dự bị quá nhiều khiến cho họ mất luôn chỗ đứng trên đội tuyển quốc gia vào tay các đồng nghiệp chỉ chơi bóng trong nước.

Nói cách khác, xuất ngoại là một con dao 2 lưỡi, có mặt tốt nhưng cũng có thể sẽ ảnh hưởng xấu đến cá nhân cầu thủ lẫn nền bóng đá. Chúng ta hay nói đến những điều tích cực khi cầu thủ xuất ngoại, nhưng các khía cạnh tiêu cực cũng nên được đánh giá đầy đủ trước khi đưa ra sự ủng hộ.

Dù việc xuất ngoại là quyết định cá nhân của cầu thủ, nhưng rõ ràng, không nên tìm cách ra nước ngoài bằng mọi giá theo các hợp đồng cho mượn hoặc kèm điều khoản thương mại. Tình trạng chấn thương của Đoàn Văn Hậu sau khi sang Hà Lan ngồi ghế dự bị 9 tháng rồi trở về cho thấy những hậu quả mà ít ai lường trước.

YẾN PHƯƠNG

Xuất ngoại rủi ro Nguyễn Quang Hải

TPO - Nổi tiếng ở Việt Nam, được nhiều đội bóng nước ngoài đánh tiếng nhưng Nguyễn Quang Hải chưa thể rời CLB Hà Nội.

Cơ hội rõ nhất đến với Quang Hải năm 2019 sau khi anh vừa cùng đội tuyển Việt Nam vô địch AFF Cup 2018 và chơi nổi bật tại Asian Cup 2019 [UAE]. Quang Hải khi đó đã được CLB Deportivo Alaves [Tây Ban Nha] “mở cửa” để trải nghiệm không khí bóng đá La Liga trong 2 tuần.

Trong trường hợp thể hiện được năng lực, Quang Hải có thể được đội bóng Tây Ban Nha tạo điều kiện thử sức mình ở La Liga, một trong những giải đấu hấp dẫn hàng đầu châu Âu. Tuy nhiên, kế hoạch trên phút chót đổ bể vì các bên không đạt được sự nhất trí.

Từ đó tới nay, Quang Hải chưa có thêm cơ hội nào để ra nước ngoài thực sự rõ rệt. Mới đây, Giám đốc J-League Kei Koyama đánh giá, Quang Hải và Hùng Dũng có khả năng thi đấu ở giải đấu cao nhất Nhật Bản. Theo ông Koyama, J-League gần đây đã chứng kiến một số cầu thủ Thái Lan thi đấu rất nổi bật, như Chanathip Songkrasin hay Theerathorn Bunmathan.

So sánh của ông Koyama càng làm những người yêu mến Quang Hải “sốt ruột” bởi từ lâu, anh đã được đưa ra so sánh với Chanathip, ngôi sao số 1 Thái Lan. So với Quang Hải, Chanathip rõ ràng đang được đánh giá cao hơn khi đã chứng minh được đẳng cấp của mình ở giải đấu tốp đầu châu Á. Trong khi đó nếu vẫn tiếp tục sự nghiệp ở CLB Hà Nội, Quang Hải khó lòng nâng tầm ảnh hưởng cũng như trình độ của mình. Anh cũng không có “cửa” để cạnh tranh với Chanathip.

Quang Hải liệu có thể nối gót Văn Hậu ra nước ngoài thi đấu?

Vì sao Quang Hải chưa thể xuất ngoại chơi bóng, chí ít là tới Hàn Quốc hay Nhật Bản? Ở đây ngoài vấn đề chuyên môn chưa chắc chắn, còn một lý do khác khiến Quang Hải sẽ khó rời CLB Hà Nội. Đó là anh hiện đang là một trong những cầu thủ có sức hút lớn nhất tới các CĐV. Từ trước 2018, CLB Hà Nội từng đoạt vô số danh hiệu nhưng bầu Hiển và đội bóng vẫn không được các CĐV yêu mến, ủng hộ.

Phải chờ tới hiệu ứng U23 Việt Nam ở VCK U23 châu Á 2018, Hà Nội mới thu hút được nhiều “fan” trẻ, những người đến với bóng đá vì tình yêu dành cho Quang Hải và những cầu thủ trẻ khác như Văn Hậu, Duy Mạnh, Đình Trọng...Văn Hậu đã chuyển tới SC Heerenveen và có khả năng sẽ tiếp tục được ở lại đội bóng Hà Lan ít nhất 1 năm. Phía trước nếu thiếu Quang Hải, CLB Hà Nội sẽ mất đi sức hấp dẫn.

Quang Hải cũng là cầu thủ đang rất đắt giá với các thương hiệu, nhãn hàng. CLB Hà Nội vừa qua đã ban hành quy định ăn chia tiền quảng cáo với các cầu thủ, trong đó Quang Hải dĩ nhiên là người có nguồn thu lớn nhất. Không phải ngẫu nhiên, anh được ví như “gà đẻ trứng vàng” với đội bóng của bầu Hiển.

Thế nên, thật khó để CLB Hà Nội để Quang Hải chuyển sang đội bóng khác, ít nhất là ở thời điểm hiện tại.

Tiểu Phùng

Video liên quan

Chủ Đề