Quy trình thực hiện sáng kiến kinh nghiệm

Có thể nói, sáng kiến kinh nghiệm là một hoạt động thực tiễn luôn được ủng hộ, khuyến khích ở tất cả các lĩnh vực ngành nghề. Đặc biệt không thể bỏ qua đó chính là trong lĩnh vực giáo dục. Phong trào viết sáng kiến không những được hoan nghênh mà còn trở thành một trong những tiêu chí đánh giá, xếp loại giáo viên, công chức ở tất cả các cấp học: Mầm non, tiểu học, THCS, THPT… Vậy bản chất thực sự của sáng kiến kinh nghiệm là gì? Hướng dẫn viết sáng kiến kinh nghiệm năm 2020 sẽ được đề cập trong bài viết này!

Sáng kiến kinh nghiệm là gì?

Khái niệm sáng kiến kinh nghiệm

Để giúp bạn có cái nhìn chính xác nhất đối với khái niệm “sáng kiến kinh nghiệm là gì” chúng ta sẽ cùng “mổ xẻ” ý nghĩa của hai yếu tố chính cấu thành sáng kiến kinh nghiệm, bao gồm:

  • “Sáng kiến”: Theo từ điển Tiếng Việt, sáng kiến là những giải pháp, ý kiến đóng góp nhằm cải thiện hiệu quả của một hoạt động nào đó tốt hơn.
  • “Kinh nghiệm”: Kinh nghiệm là những tri thức của con người được tổng hợp, tích lũy thông qua những trải nghiệm thực tế, hệ thống hóa, trở thành kinh nghiệm, vốn sống, thực tế của mỗi cá nhân.

Kết hợp và suy rộng ra, ta có thể định nghĩa Sáng kiến kinh nghiệm [trong lĩnh vực giáo dục] là những tri thức, kỹ năng, sáng tạo, kinh nghiệm mà công viên chức, giáo viên có được từ quá trình làm việc thực tế, dựa trên những so sánh, trải nghiệm trong công tác giảng dạy. Từ đó khắc phục những khó khăn, hạn chế mà các biện pháp thông thường không thể giải quyết được. Đem lại thành công cho cá nhân, nhà trường, địa phương hay cao hơn nữa là cho toàn ngành giáo dục.

Sáng kiến kinh nghiệm là gì?

Tầm quan trọng của sáng kiến kinh nghiệm là gì?

  • Thúc đẩy việc nghiên cứu, sáng tạo trong quá trình làm việc.
  • Hỗ trợ, chia sẻ những kinh nghiệm có được cho những đồng nghiệp.
  • Biết cách khắc phục những khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất để hoàn thành công tác quản lý, giáo dục học sinh tốt nhất.
  • Thúc đẩy tinh thần thi đua, sáng tạo của giáo viên, cải thiện điều kiện làm việc và nâng cao hiệu quả làm việc.
  • Tạo điều kiện để đúc kết những trải nghiệm trong quá trình giảng dạy, từ đó có những kinh nghiệm cho bản thân.

Có thể bạn quan tâm:

➢ 145 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm mầm non mới nhất 2020

Sáng kiến kinh nghiệm cần đảm bảo những yếu tố gì?

Yếu cầu về nội dung

Một bài sáng kiến kinh nghiệm [SKKN] cần phải làm rõ mục đích, tính sáng tạo và mới mẻ, khả năng áp dụng vào thực tiễn và nhân rộng của nó. Cụ thể:

Mục đích:

  • Bài viết đã giải quyết được những vấn đề hay khó khăn thực tế gì trong công việc. Những giải pháp được đưa ra là gì?
  • Tác giả viết bài viết nhằm mục đích gì? [ Để rút ra kinh nghiệm cho bản thân, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp, đưa ra những giải pháp đối với vấn đề đang xảy ra]

Tính sáng tạo và mới mẻ:

  • SKKN được đưa ra phải đảm bảo tính mới mẻ, độc nhất không trùng lặp với những nội dung trước đó.
  • Tác giả phải trình bày được cơ sở lý luận thực tiễn làm chỗ dựa cho nội dung sáng kiến mình đưa ra. Phải có số liệu, tư liệu, ví dụ thực tiễn chứng minh tính chính xác và làm bậc lên tác dụng của bài báo cáo.

Khả năng áp dụng vào thực tiễn và mở rộng:

  • Trình bày, làm rõ những hiệu quả khi áp dụng SKKN vào thực tế.
  • Đưa ra những điều kiện để áp dụng SKKN đồng thời chứng minh được triển vọng mở rộng của nó trong thực tế [Cần sử dụng các số liệu, tư liệu để dẫn chứng những nội dung đã đưa ra trong bài]

Hình thức trình bày sáng kiến kinh nghiệm chuẩn

Thông thường, sáng kiến kinh nghiệm được soạn thảo trên MS Word, in, đóng thành quyển với độ dài tối thiểu 10 trang, tối đa không quá 30 trang. Trong đó: 

  • Khổ giấy A4 [21.0 x 29.7 cm]
  • Phông chữ : Time New Roman [14pt]
  • Căn lề trái: 2,5cm, căn lề phải: 2,5cm
  • Căn lề trên: 3cm, căn lề dưới: 2,5cm
  • Khoảng cách dòng: 1,5 cm
  • Số trang đánh ở trung tâm lề dưới

Cấu trúc một bài sáng kiến kinh nghiệm chuẩn

Bìa

Trang phụ bìa

Mục lục

Danh mục chữ cái viết tắt [ nếu có ]

1.Đặt vấn đề [ Lý do chọn đề tài ]

2.Giải quyết vấn đề [ Nội dung sáng kiến kinh nghiệm ]

2.1 Cơ sở lý luận của vấn đề

2.2 Thực trạng của vấn đề

2.3 Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề

2.4 Hiệu quả của SKKN

Tài liệu tham khảo

Phụ lục [ nếu có ]

Hướng dẫn viết sáng kiến kinh nghiệm năm 2020 - 2021

Trong phần này, chúng ta sẽ tập trung đi sâu làm rõ những nội dung chính của một bài sáng kiến kinh nghiệm

1. Đặt vấn đề [Lý do chọn đề tài]

Trong phần này, tác giả chủ yếu trình bày lý tại sao chọn đề tài này? Xuất phát từ những thực trạng, vấn đề nào? Tác giả cần nêu lên được:

  • Vấn đề trong thực tiễn làm việc, quản lý, giảng dạy,...
  • Ý nghĩa và tác dụng của vấn đề đó trong thực tiễn làm việc
  • Những khó khăn trong quá trình làm việc, quản lý, giảng dạy dẫn đến cần phải được giải quyết, đổi mới.

2. Giải quyết vấn đề [ Nội dung sáng kiến kinh nghiệm] 

Trong sáng kiến kinh nghiệm, giải quyết vấn đề là phần quan trọng nhất, tập trung phân tích đưa ra những giải pháp nhằm tối ưu công việc một cách tốt nhất.  Để giải quyết vấn đề một cách cụ thể và toàn diện cần là rõ các yếu tố sau:

2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề:

Những cơ sở liên quan đến lý thuyết, lý luận, kiến thức liên quan đến vấn đề được trình bày trong sáng kiến kinh nghiệm phải được trình bày một cách khái quát. Mục đích chính của những cơ sở lý luận này là định hướng việc phân tích, nghiên cứu, tìm kiếm những giải pháp khắc phục vấn đề đã đưa ra.

2.2. Thực trạng của vấn đề:Tác giả cần nêu lên những thuận lợi và khó khăn đang xảy ra dẫn đến phải làm bài báo cáo này tìm ra giải pháp

Tác giả cần nên bật những khó khăn, mâu thuẫn mà tác giả đang tìm cách cải tiến, thay đổi.

2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:

Những biện pháp mà tác giả đưa ra để giải quyết vấn đề. Trong đó, cần nêu ra các bước tiến hành cụ thể, nhận xét hiệu quả, vai trò của từng bước.

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:

  • Tác giả cần thể hiện rõ kết quả của sáng kiến kinh nghiệm, trong đó nêu rõ:
  • SKKN đã được ứng dụng ở đâu, bằng cách nào? [đối tượng nào, lớp nào,...]
  • kết quả đạt được khi sử dụng SKKN, so sánh với kết quả khi vẫn dừng theo cách cũ.

3. Kết luận

Đây là phần tóm tắt lại toàn bộ bài sáng kiến, tác giả phải nêu được:

  • Ý nghĩa của sáng kiến khoa học đối với vấn đề được nêu ra
  • Đánh giá của tác giả về hiệu quả quả và tính nhân rộng của giải pháp
  • Bài học kinh nghiệm từ quá trình thực hiện giải pháp
  • Những ý kiến, đề xuất đối với ban lãnh đạo, cấp trên

Những lưu ý khi viết sáng kiến kinh nghiệm

  • Việc đặt tên tiêu cần cân nhắc sao cho diễn đạt được ý muốn mà tác giả muốn trình bày.
  • Để đạt được hiệu quả tốt nhất, tác giả cần thực hiện theo quy trình: chọn đề tài - viết đề cương chi tiết - tiền hành thực hiện đề tài - viết bản thảo sáng kiến kinh nghiệm
  • Tác giả cần phải có có những trải nghiệm thực tế những vấn đề trên tiến hành thực nghiệm những giải pháp đưa ra với điều kiện thực tế. Có cơ sở lý luận cho việc tìm tòi ra giải pháp, vấn đề đang mắc phải.

Có thể nói, viết sáng kiến kinh nghiệm cũng là một dạng nghiên cứu khoa học. Người thực hiện phải có sự kiên nhẫn, tìm tòi và say mê với việc này thì kết quả hiệu quả. Hy vọng những gợi ý trên sẽ giúp bạn hoàn thành tốt bài sáng kiến kinh nghiệm của mình thành công.

3. Cấu trúc của đề tài.

1. Đặt vấn đề1. 1. Lý do chọn đề tài: Lý luận, thực tiễn.

1.2. Xác định mục đích nghiên cứu.

1.3. Đối tượng nghiên cứu.

1.4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm.

1.5. Phương pháp nghiên cứu.

1.6. Phạm vi và thời gian nghiên cứu [bắt đầu, kết thúc].

Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn thực hiện quy trình xét công nhận Sáng kiến kinh nghiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

SỞ GD&ĐT BÌNH ĐỊNH TRƢỜNG THPT NGÔ LÊ TÂN Số: .../HD-THPT.NLT V/v hướng dẫn thực hiện quy trình xét công nhận Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016-2017 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Phù Cát, ngày 15 tháng 12 năm 2017 Thực hiện hướng dẫn số 2110/HD-SGDĐT ngày 02 tháng 12 năm 2016 của Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Định về việc hướng dẫn quy trình xét công nhận Sáng kiến tại các cơ sở giáo dục. Trường THPT Ngô Lê Tân hướng dẫn các giáo viên thực hiện công tác sáng kiến kinh nghiệm [SKKN] trong năm học 2016- 2017 như sau: I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN. 1. Sáng kiến Sáng kiến là giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý, giải pháp tác nghiệp, hoặc giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật [gọi chung là giải pháp], được cơ sở công nhận nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: 1.1. Có tính mới trong phạm vi cơ sở đó. 1.2. Đã được áp dụng hoặc áp dụng thử tại cơ sở đó và có khả năng mang lại lợi ích thiết thực. 1.3. Không thuộc đối tượng bị loại trừ sau đây: - Giải pháp mà việc công bố, áp dụng giải pháp trái với trật tự công cộng hoặc đạo đức xã hội; - Giải pháp là đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật tính đến thời điểm xét công nhận sáng kiến 2. Các yêu cầu cơ bản của sáng kiến 2.1 Tính mới Một giải pháp được coi là có tính mới trong phạm vi một cơ sở nếu tính đến trước ngày nộp đơn yêu cầu công nhận sáng kiến hoặc ngày bắt đầu áp dụng thử hoặc áp dụng lần đầu [tính theo ngày nào sớm hơn], trong phạm vi cơ sở đó, giải pháp đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây : - Không trùng với nội dung của giải pháp trong đơn đăng kí sáng kiến nộp trước; - Chưa bị bộc lộ công khai trong các văn bản, sách báo, tài liệu kỹ thuật đến mức căn cứ vào đó có thể thực hiện ngay được; - Không trùng với giải pháp của người khác đã được áp dụng hoặc áp dụng thử hoặc đưa vào kế hoạch áp dụng, phổ biến hoặc chuẩn bị các điều kiện để áp dụng, phổ biến; - Chưa được quy định thành tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm bắt buộc phải thực hiện. 2.2 Tính khoa học Nội dung, hình thức không sai phạm về khoa học. 2.3 Tính hiệu quả Một giải pháp được coi là có khả năng mang lại lợi ích thiết thực nếu việc áp dụng giải pháp đó có khả năng mang lại hiệu quả kinh tế [ví dụ : nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí mua sắm thiết bị, nâng cao chất lượng dạy học, nâng cao hiệu quả kỹ thuật] hoặc lợi ích xã hội [ví dụ: nâng cao điều kiện an toàn lao động, cải thiện điều kiện sống, làm việc, bảo vệ môi trường, sức khỏe con người]. 2.4 Tính khả thi. Giải pháp có thể áp dụng rộng rãi trong thực tế. II. NỘI DUNG, HÌNH THỨC, CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN 1. Nội dung : Nội dung nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm cần tập trung sâu vào 17 nhóm đề tài sau: TT Nhóm đề tài TT Nhóm đề tài 1 Toán 10 Công nghệ Sinh 2 Vật lý 11 Giáo dục thể chất 3 Hóa học 12 Âm nhạc 4 Sinh học 13 Mỹ thuật 5 Ngữ văn 14 Tiếng Anh 6 Lịch sử 15 Tin học 7 Địa lý 16 Quản lí giáo dục 8 Giáo dục công dân 17 Công tác đoàn thể 9 Công nghệ Lý 2. Hình thức: - Mỗi sáng kiến kinh nghiệm viết tối thiểu 25 trang, tất cả được đóng thành tập. - Các sáng kiến kinh nghiệm cần đánh máy vi tính được in một mặt trên giấy trắng khổ giấy A4 [210 x 297]: + Sử dụng font chữ Times New Roman, bảng mã Unicode. + Cỡ chữ [size] 14. + Canh lề: Lề trên 2cm, lề dưới 2cm, lề trái 3cm, lề phải 2cm. + Khoảng cách giữa các dòng đặt ở chế độ single. + Số trang được đánh góc dưới phía bên phải trang: Trang bìa sáng kiến kinh nghiệm in trên bìa cứng. Trang 1 : Trang bìa phụ [không đánh số trang] Trang 2 : Mục lục Từ trang 3 về sau : Nội dung sáng kiến kinh nghiệm. Trang cuối: Phụ lục, tài liệu tham khảo [nếu có] 3. Cấu trúc của đề tài. 1. Đặt vấn đề 1. 1. Lý do chọn đề tài: Lý luận, thực tiễn. 1.2. Xác định mục đích nghiên cứu. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. 1.4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm. 1.5. Phương pháp nghiên cứu. 1.6. Phạm vi và thời gian nghiên cứu [bắt đầu, kết thúc]. 2. Nội dung [Qua trang mới] 2.1. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu. 2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu . 2.3. Mô tả, phân tích các giải pháp [hoặc biện pháp, các cách ứng dụng, cách làm mới] mà tác giả đã thực hiện, đã sử dụng nhằm làm cho công việc có hiệu quả cao hơn. Phần nội dung lý luận và thực trạng có thể trình bày kết hợp. Khi trình bày các giải pháp mới, tác giả có thể liên hệ với giải pháp cũ đã thực hiện hoặc những thử nghiệm nhưng chưa thành công nhằm nêu bật tính sáng tạo của giải pháp. 2.4. Kết quả thực hiện: Thể hiện bằng tổng hợp kết quả, số liệu minh họa, đối chiếu so sánh. 3. Kết luận và khuyến nghị [Qua trang mới] 3.1. Những kết luận đánh giá cơ bản nhất về sáng kiến [nội dung, ý nghĩa, hiệu quả] 3.2. Các đề xuất khuyến nghị Phụ lục: Cung cấp các minh chứng cho kết quả nghiên cứu trong quá trình thực hiện đề tài như phiếu hỏi, câu hỏi điều tra, kế hoạch bài học, tư liệu dạy học, bài tập mẫu, các biểu thống kê. Tài liệu tham khảo [nếu có] - Tên tác giả, nhóm tác giả, năm xuất bản, tên tác phẩm, nhà xuất bản. - Nếu không có tên tác giả xếp theo tài liệu. PHÓ HIỆU TRƢỞNG PT [Đã kí] Nguyễn Văn Mừng

Tài liệu đính kèm:

  • THPT_NGO_LE_TAN_QUY_DINH_SANG_KIEN_KINH_NGHIEM_NAM_20162017.pdf

Video liên quan

Chủ Đề