Quy trình xử lý nước thải tinh bột sắn

1718 Lượt xem - Update nội dung: 11-12-2019 10:33

Ở Việt Nam, ngành chế biến tinh bột sắn hầu như có bước phát triển toàn diện từ Bắc vào Nam với gần 70 nhà máy, cơ sở chế biến tinh bột sắn với hơn 4.000 cơ sở chế biến quy mô vừa và nhỏ. Đây là nhóm ngành có thời gian phát triển nhanh nhất, đạt hiệu quả cao nhất và đóng góp to lớn vào tỷ trọng GDP cả nước.

Vì sao xử lý nước thải tinh bột sắn rất khó xử lý?

Nước thải này xuất phát từ quá trình rửa sắn, sàng loại sơ, khử nước kéo theo các chất bám, cặn lơ lửng, tinh bột; theo đó 10% nước thải phát sinh trong quá trình rửa củ và 90% từ gia đoạn ly tâm, sàng lọc, khử nước. Với sản lượng trung bình 10 – 20 m3/tấn sản phẩm thì lượng nước thải kéo theo bao gồm protein, chất béo, chất khoáng, tinh bột không thu hồi được,… ngoài ra còn chứa [SO3]2-, [SO4]2-, nước có màu trắng đục, mùi chua tanh nồng gây ô nhiễm trực tiếp môi trường xung quanh.

  • Nồng độ COD trong nước quá cao thường >3000 mg/l
  • Tinh bột sắn rất khó phân hủy vì thế mà diện tích xây dựng các bể xử lý đòi hỏi phải có diện tích lớn.
  • Tinh bột nếu lưu lâu trong nước thải tạo ra nồng độ pH bất thường cho toàn bộ thể tích bể
  • Tinh bột sắn còn tạo ra độ nhớt cao trong nước thải, khiến công tác xử lý nước thải vật bị gián đoạn
  • Tinh bột sắn rất khó keo tụ

Hiện trạng gây ô nhiễm từ nước thải chế biến tinh bột sắn

Nhà máy chế biến tinh bột sắn ở Làng Mấy [tỉnh Yên Bái] khiến hàng chục hộ dân sinh sống ở đây phải sống trong tình trạng thiếu nước sạch trầm trọng. Theo lời người dân, người dân “buộc” phải sử dụng nguồn nước giếng khoan màu vàng đục, cặn và có mùi hôi tanh. Nhiều người mắc các bệnh ngoài da, đau mắt vì sử dụng nguồn nước ô nhiễm. Chưa kể, Nhà máy này được xây dựng sát khu dân cư Làng Mấy, nước giếng ở đây thường xuyên có hiện tượng sủi bọt, mùi hôi tanh nồng nặc nên không ai dám sử dụng nguồn nước ở đây. Vì thế mà nước sạch trở nên khan hiếm, nhiều hộ dân phải mua nước lọc quanh năm để sinh hoạt.

Tình trạng ô nhiễm do Nhà máy sản xuất tinh bột mì Quảng Ngãi kéo dài trong 2 năm khiến con suối bản Thuyền bị ô nhiễm trầm trọng. Nền kinh tế ở đây bị ảnh hưởng nặng nề như hiện tượng cá chết hàng loạt, nước trong xanh biến thành nguồn nước đen kịt, bột đóng thành từng lớp, dùng nước này tưới cho cây trồng khiến hoa quả, cây màu khô héo và chết dần. Mặc dù Nhà máy sản xuất tinh bột mì Quảng Ngãi đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải nhưng vì hoạt động sản xuất quá lớn khiến lưu lượng nguồn nước ngày càng tăng cao nên khả năng xử lý chưa đạt hiệu quả cao.

Nhà máy chế biến tinh bột sắn của Công ty TNHH MTV 365 [tỉnh Hà Giang] trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng của người dân thôn Tân Mỹ và Thượng Mỹ. Trong thời gian đầu đi vào hoạt động chính thức, nhà máy chế biến khoảng 9.000 tấn sắn nguyên liệu/năm và trở thành niềm vui của người dân ở đây vì tạo được nguồn thu nhập ổn định cho nhiều người, phát triển sản xuất hàng hóa, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động khác nhau.

Ấy vậy mà chỉ sau 1 tuần đi vào hoạt động chính thức, Nhà máy trở thành đề tài bàn tán của nhiều người vì tình trạng ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến tất cả hoạt động sinh hoạt và sản xuất của người dân ở đây. Điển hình như dòng suối Cầu Bị với dòng nước ngầu đục, bốc mùi hôi thối, nước suối lúc thì chuyển màu trắng bệt lúc thì chuyển màu xám xịt, phá hủy môi trường sống của tôm, cá đầu nguồn. Chất bột sắn màu trắng tuông thẳng ra nguồn suối vón cục hai bên bờ suối tạo nên mùi hôi thối khó chịu.

Xử lý nước thải tinh bột sắn bằng phương pháp nào?

Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học được sử dụng phổ biến và ứng dụng rộng rãi nhất. Giai đoạn xử lý này chủ yếu diễn ra tại bể sinh học kỵ khí. Nhờ hệ thống ống khép kín mà nước thải được chuyển về bể biogas.

Bể biogas là nơi vi sinh vật sinh trưởng bằng cách phân hủy các chất hữu cơ nguồn nước trong điều kiện không có oxy. Hệ thống hiếu khí là nơi tiếp nhận nguồn nước tiếp theo, có lắp đặt hệ thống sục khí nhằm cung cấp oxy liên tục để VSV oxy hóa chất hữu cơ còn lại. Sau đó, nước thải được dẫn qua bể lắng để loại bỏ các tạp chất lơ lửng, chất cặn bẩn và thu hồi bùn. Tiếp theo, nước thải di chuyển đến hồ sinh học để khử nito, photpho, BOD5, COD, TSS. Nước thải sau xử lý phải đạt chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT [cột B].

Ưu điểm của phương pháp:

  • Đơn giản, chi phí đầu tư thấp nhờ nguồn vi sinh vật có sẵn
  • Khả năng xử lý hàm lượng BOD, COD cao
  • Lượng khí biogas thu được có thể tái sử dụng cho mục đích sản xuất năng lượng sạch

Công ty xử lý nước thải chuyên dịch vụ xử lý nước thải, chất lượng dịch vụ của chúng tôi được đánh giá dựa trên nguyên tắc uy tín – trung thực – niềm tin. Ngoài xử lý nước thải tinh bột sắn, chúng tôi còn xử lý nước thải chăn nuôi, nước thải nhiễm dầu, nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp,… luôn luôn đảm bảo đạt tiêu chuẩn nhà nước. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi theo Hotline 0938 089 368 để được tư vấn miễn phí!

Chủ Đề