Quyết định cơ bản của hội nghị ban chấp hành trung ương lần thứ 15 (1-1959) là gì?

Cuối năm 1958 đầu năm 1959, cách mạng miền nam đứng trước những thử thách ác liệt. Dưới ánh sáng các nghị quyết của Ðảng, nhân dân miền nam đã từ đấu tranh chính trị, tiến lên đấu tranh chính trị kết hợp vũ trang tự vệ, giành được nhiều thắng lợi. Song, với chính sách tố Cộng, diệt Cộng, Mỹ - Diệm đã gây cho ta những tổn thất nặng nề. Chỉ tính từ tháng  7-1955 đến tháng 2-1956, chúng đã giết hại, giam cầm 93.362 cán bộ, đảng viên. Từ 1955 đến 1958, riêng ở Nam Bộ, địch đã giết hại khoảng 68.000 cán bộ, đảng viên, bắt 446.000 người.

Tháng 12-1958, chúng đầu độc  hàng nghìn tù chính trị ở trại giam Phú Lợi, làm chết nhiều chiến sĩ cách mạng. Tháng 4-1959, Ngô Ðình Diệm tuyên bố "đặt miền nam trong tình trạng khẩn cấp". Tháng 5-1959, Quốc hội của chính quyền Sài Gòn thông qua Luật 10/59 lê máy chém đi khắp các vùng nông thôn và thành thị miền nam, công khai giết hại những người yêu nước, tàn sát đồng bào ta hết sức man rợ.

Tình hình trên chỉ ra rằng, với chính sách khủng bố, đàn áp tàn bạo của chính quyền phát-xít Ngô Ðình Diệm, nhất là với các biện pháp tố Cộng, diệt Cộng ngày càng quyết liệt, thì phương châm đấu tranh chính trị đơn thuần cũng như đấu tranh chính trị kết hợp với vũ trang tự vệ như trước đó không còn phù hợp với thực tế tình hình. Ðiều này đòi hỏi Ðảng phải có sự chuyển hướng chỉ đạo kịp thời để duy trì và phát triển phong trào cách mạng, đáp ứng đòi hỏi bức xúc của cán bộ, đảng viên và đồng bào yêu nước miền nam và cũng là đòi hỏi cấp bách của lịch sử đặt ra lúc bấy giờ, nhằm đưa sự nghiệp giải phóng miền nam, thống nhất đất nước của nhân dân ta vượt qua thử thách hiểm nghèo.

Tháng 1-1959, Ban Chấp hành Trung ương Ðảng triệu tập Hội nghị lần thứ 15. Dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hội nghị đã kiểm điểm tình hình trong nước từ khi Hiệp định Geneva được ký kết và đề ra nhiệm vụ đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà cho toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân ta. Phân tích đặc điểm, tình hình nước ta từ khi hòa bình được lập lại, Hội nghị chỉ ra hai mâu thuẫn cơ bản mà cách mạng Việt Nam phải giải quyết. Ðó là mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc, giai cấp địa chủ phong kiến, tư sản mại bản ở miền nam với dân tộc Việt Nam, nhân dân cả nước Việt Nam và mâu thuẫn giữa con đường xã hội chủ nghĩa và con đường tư bản chủ nghĩa ở miền bắc.

Từ đó, Hội nghị cho rằng: "Cách mạng Việt Nam do Ðảng ta lãnh đạo bao gồm hai nhiệm vụ chiến lược: Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền nam". Hai nhiệm vụ chiến lược đó tuy tính chất khác nhau nhưng quan hệ hữu cơ với nhau, song song tiến hành, ảnh hưởng sâu sắc lẫn nhau, trợ lực mạnh mẽ cho nhau nhằm phương hướng chung là giữ vững hòa bình, thực hiện thống nhất nước nhà, tạo điều kiện thuận lợi để đưa cả nước Việt Nam tiến lên chủ nghĩa xã hội [1].

Hội nghị đề ra nhiệm vụ chung của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện tại là: "Tăng cường đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh để giữ vững hòa bình, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, ra sức củng cố miền bắc và đưa miền bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, tích cực góp phần bảo vệ hòa bình ở Ðông-Nam Á và thế giới" [2].

Ðối với cách mạng Việt Nam ở miền nam, Hội nghị xác định: "Miền nam đã trở thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của đế quốc Mỹ. Chính quyền Ngô Ðình Diệm là chính quyền tay sai của đế quốc Mỹ, chế độ thực dân và nửa phong kiến ở miền nam là một chế độ phản động, tàn bạo và đen tối" [3]. Mâu thuẫn chủ yếu ở miền nam trong giai đoạn hiện nay là mâu thuẫn giữa dân tộc ta, nhân dân ta ở miền nam và bọn đế quốc xâm lược Mỹ cùng tập đoàn thống trị Ngô Ðình Diệm, tay sai của đế quốc Mỹ, đại diện cho bọn địa chủ, phong kiến và tư sản mại bản thân Mỹ phản động nhất. Vì vậy, nhiệm vụ cách mạng Việt Nam ở miền nam được Hội nghị đề ra là:

- Nhiệm vụ cơ bản là giải phóng miền nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền nam, góp phần xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.

- Nhiệm vụ trước mắt là đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược và gây chiến, đánh đổ tập đoàn thống trị độc tài Ngô Ðình Diệm, tay sai của đế quốc Mỹ, thành lập một chính quyền liên hiệp dân tộc dân chủ ở miền nam, thực hiện độc lập dân tộc và các quyền tự do dân chủ, cải thiện đời sống của nhân dân, giữ vững hòa bình, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, tích cực góp phần bảo vệ hòa bình ở Ðông-Nam Á và thế giới.

- Phương pháp cách mạng và phương thức đấu tranh là dùng bạo lực cách mạng từ đấu tranh chính trị tiến lên kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang; và dự kiến xu hướng phát triển từ khởi nghĩa của nhân dân có thể tiến lên cuộc đấu tranh vũ trang trường kỳ... Hội nghị chỉ rõ, con đường phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam ở miền nam là "khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. Theo tình hình cụ thể và yêu cầu hiện nay của cách mạng thì con đường đó là lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ quyền thống trị của đế quốc và phong kiến, dựng nên chính quyền cách mạng của nhân dân [4]".

Hội nghị nhấn mạnh: "Vì chế độ thống trị của Mỹ - Diệm dựa vào vũ lực để tồn tại mà chúng ta thì phải dựa vào lực lượng quần chúng, lấy lực lượng quần chúng để đánh đổ chúng, cho nên muốn đạt được mục tiêu đó, cần phải có một quá trình đấu tranh lâu dài và gian khổ" [5]. Trong quá trình đó "hình thức đấu tranh chính trị là chủ yếu. Song do quân thù quyết dìm cách mạng trong máu lửa, do nhu cầu của phong trào cách mạng ở miền nam, cho nên trong một chừng mực nhất định và ở những địa bàn nhất định đã xuất hiện những lực lượng vũ trang tự vệ và vũ trang tuyên truyền để trợ lực cho đấu tranh chính trị. Ðó là một điều cần thiết" [6].

Trên cơ sở đúc kết kinh nghiệm thực tiễn của đồng bào, chiến sĩ miền nam trong hơn bốn năm đấu tranh đầy hy sinh gian khổ và nghiên cứu cẩn trọng những kiến nghị khẩn thiết của nhiều cán bộ, đảng viên và một số cấp ủy, Bộ Chính trị đã dành nhiều công sức, trí tuệ chuẩn bị một giải pháp cơ bản cho cách mạng miền nam để trình ra Ban Chấp hành Trung ương. Do bối cảnh phức tạp, do tính chất đặc biệt quan trọng của vấn đề nghị bàn, Hội nghị đã tiến hành qua hai đợt. Ðợt 1 vào tháng 1-1959, sau đó tiếp tục nghiên cứu tình hình và họp đợt 2 vào tháng 7-1959, nhằm hoàn thiện những kết luận của đợt 1. Nghị quyết Hội nghị được chính thức thông qua trong đợt 2.

Nghị quyết Hội nghị T.Ư 15 là một mốc lịch sử vô cùng quan trọng. Nghị quyết đã đề ra một cách toàn diện đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền nam. Nó đánh dấu bước phát triển mới về tư duy lý luận và chỉ đạo thực tiễn của Ðảng ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nhằm mục tiêu chiến lược giải phóng miền nam, thống nhất đất nước. Những quyết sách về đường hướng phát triển của cách mạng miền nam mà Hội nghị đưa ra phản ánh đúng tình thế chín muồi của cách mạng miền nam, đáp ứng được yêu cầu bức thiết của thực tế tình hình cách mạng miền nam lúc bấy giờ, phù hợp với nguyện vọng tha thiết của đồng bào, cán bộ, chiến sĩ miền nam và phù hợp với xu thế phát triển tất yếu của cách mạng miền nam. 

Nghị quyết 15 như một luồng sinh khí mới thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh của quần chúng cách mạng mà đỉnh cao là phong trào đồng khởi cuối năm 1959 đầu năm 1960, đưa cách mạng miền nam vượt qua thử thách nghiêm trọng nhất, chuyển sang thế tiến công đập tan hình thức xâm lược, thống trị điển hình của chủ nghĩa thực dân mới mà đế quốc Mỹ dày công tạo dựng ở miền nam Việt Nam. Nghị quyết 15 và tiếp đó là Nghị quyết Ðại hội  toàn quốc lần thứ III của Ðảng [tháng 9-1960] đã hoàn chỉnh đường lối cách mạng Việt Nam nói chung, đường lối và phương pháp cách mạng Việt Nam ở miền nam nói riêng trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Nghị quyết cũng thể hiện tinh thần độc lập, tự chủ và sáng tạo của Ðảng ta. Nghị quyết 15 là một quyết định lịch sử.

----------------                   

[1], [2], [3]. Văn kiện Ðảng toàn tập, tập 20, NXB CTQG, H, 2002, tr 62, 63, 71.

[4], [5], [6]. Văn kiện Ðảng toàn tập, tập 20, đd, tr 82, 84.

Câu 5. Quyết định cơ bản của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 15 [1- 1959] là gì? A.Dùng đấu tranh ngoại giao để đánh đổ ách thông trị Mĩ - Diệm. B.Nhờ sự giúp đỡ của các nước ngoài để đánh Mĩ - Diệm. C.Giành chính quyền bằng con đường đấu tranh hòa bình. D.Nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ quyền Mĩ - Diệm.

Hội nghị Trung ương lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa II

Hội nghị Trung ương lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa II họp từ ngày 12 đến 22/1/1959 để kiểm điểm tình hình và đề ra nhiệm vụ đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà cho toàn Đảng và toàn dân. Hội nghị đã bàn về đường lối cách mạng Việt Nam ở miền Nam. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu đoạn trích từ Văn kiện Đảng toàn tập.

Hội nghị Trung ương lần thứ 15 do Hồ Chủ tịch chủ tọa họp tại thủ đô Hà Nội vào tháng 1-1959. Ảnh: baotanglichsu.vn


I- Những đặc điểm của tình hình miền Nam

c] Trong xã hội miền Nam thuộc địa và nửa phong kiến, có hai mâu thuẫn cơ bản:

1- Mâu thuẫn giữa nhân dân ta ở miền Nam và bọn đế quốc xâm lược, chủ yếu là đế quốc Mỹ.

2- Mâu thuẫn giữa nhân dân miền Nam, trước hết là nông dân, và giai cấp địa chủ phong kiến.

Và, trong giai đoạn hiện nay, mâu thuẫn chủ yếu ở miền Nam là mâu thuẫn giữa dân tộc ta, nhân dân ta ở miền Nam và bọn đế quốc xâm lược Mỹ cùng tập đoàn thống trị Ngô Đình Diệm, tay sai của đế quốc Mỹ, đại diện cho bọn địa chủ phong kiến và tư sản mại bản thân Mỹ phản động nhất.

II- Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam ở miền Nam

Căn cứ vào các đặc điểm tình hình hiện nay và thái độ chính trị của các giai cấp ở miền Nam, Hội nghị Trung ương lần thứ 15 đề ra nhiệm vụ cách mạng Việt Nam ở miền Nam như sau:

1. Nhiệm vụ cơ bản là giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.

2. Nhiệm vụ trước mắt là đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược và gây chiến, đánh đổ tập đoàn thống trị độc tài Ngô Đình Diệm, tay sai của đế quốc Mỹ, thành lập một chính quyền liên hợp dân tộc dân chủ ở miền Nam, thực hiện độc lập dân tộc và các quyền tự do dân chủ, cải thiện đời sống của nhân dân, giữ vững hoà bình, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, tích cực góp phần bảo vệ hoà bình ở Đông Nam á và thế giới.

Phương hướng phát triển của cách mạng ở miền Nam

Vì chế độ miền Nam là một chế độ thực dân và nửa phong kiến cực kỳ phản động và tàn bạo, vì chính quyền miền Nam là chính quyền đế quốc và phong kiến độc tài, hiếu chiến, cho nên ngoài con đường cách mạng, nhân dân miền Nam không có con đường nào khác để tự giải phóng khỏi xiềng xích nô lệ. Chỉ có sự thắng lợi của cách mạng mới chấm dứt cảnh cùng khổ của nhân dân miền Nam, mới triệt để đánh bại mọi chính sách nô dịch, chia cắt và gây chiến của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai ở miền Nam. Cách mạng Việt Nam ở miền Nam nói chung không thể đi ra ngoài quy luật chung của cách mạng ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa từ trước đến nay, cho nên con đường phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. Theo tình hình cụ thể và yêu cầu hiện nay của cách mạng thì con đường đó là lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ quyền thống trị của đế quốc và phong kiến, dựng lên chính quyền cách mạng của nhân dân.

...

Theo Văn kiện Đảng toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, 2002, tập 20, tr 81,82.

Video liên quan

Chủ Đề